TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

19 2.4K 21
TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HOC    Bài tiểu luận môn triết học: TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa Học viên thực hiện: Nguyễn Lê Duyên STT: 25 Lớp: cao học khóa 23 – Đêm 1 Nhóm: 3 TP.HCM, tháng 12/2014 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA 2 1. Tư tưởng âm dương 2 1.1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng âm dương 2 1.2. Nội dung tư tưởng âm dương 3 2. Tư tưởng về Ngũ Hành 4 2.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Ngũ hành 4 2.2 Nội dung chính của thuyết ngũ hành 5 2.2.1 Sơ lược về Ngũ hành 5 2.2.2 Nội dung thuyết Ngũ hành 6 3. Mối quan hệ giữa hai học thuyết Âm Dương và Ngũ hành 6 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM 7 1. Sự hòa hợp âm dương của thức ăn 7 2.Sự hòa hợp âm dương của thức uống – nhai – hút 9 3. Sự hài hợp âm dương của con người 10 4. Sự hài hòa âm dương của con người với môi trường tự nhiên 11 5. Sự hài hòa âm dương giữa con người với mùa 13 6. Sự hài hòa âm dương giữa con người với công việc 14 Kết luận 15 Tài liệu tham khảo 16 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Người Trung Quốc cổ đại đã dùng triết lý âm dương để giải thích vũ trụ và vạn vật trong nó đều được tạo thành bởi hai thái cực đối lập nhau là âm và dương. Nhưng triết lý âm dương gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó, nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích sự sinh hóa của vạn vật theo hai nguyên lý tương sinh và tương khắc. Vì vậy, kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý. Chính vì thế, thuyết âm dương và ngũ hành đã chi phối mọi mặt của cuộc sống ở các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng không tránh khỏi điều này, nó là sự hòa quyện của sự cân bằng âm dương, hàn nhiệt. Hầu như các đồ ăn thức uống của người Việt ở bất cứ đâu, vùng miền nào cũng thể hiện cho triết lý này. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đồ ăn thức uống phong phú, đa dạng, con người hưởng thụ tốt hơn và quan niệm triết lý âm dương, ngũ hành càng được quan tâm hơn để đảm bảo sức khỏe của con người. Xuất phát từ thực tế đó em đã chọn đề tài “ Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam”. 2. Kết cấu đề tài: Bài tiểu luận gồm 2 nội dung chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về triết học âm dương gia Chương 2: Ảnh hưởng của học triết học Âm dương gia đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Do giới hạn về trình độ và thời gian, vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn. Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA Triết học âm dương gia không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tâm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này. Triết học âm dương gia bao gồm hai hệ tư tưởng lớn là: âm dương và ngũ hành. 1. Tư tưởng âm dương 1.1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng âm dương Theo nghiên cứu, học thuyết âm dương xuất hiện đầu tiên trong "Kinh Dịch". Tương truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt ( ) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm. Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ". Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược Sau này, các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng "khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam" ("Phương Nam" ở đây bao gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam). Trong quá trình nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân phương nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục làm cho triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân phương nam. Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 2 1.2. Nội dung tư tưởng âm dương Nội dung cơ bản của lí luận âm dương chủ yếu thể hiện trong nguyên lí âm dương bao gồm: - Âm là phạm trù đối lập với dương bao gồm các yếu tố như: mẹ, số chẵn, hình vuông, tĩnh, chậm, hướng nội, ổn định, mùa đông, phương bắc, lạnh… - Dương là phạm trù đối lập với âm bao gồm các yếu tố như: cha, số lẻ, hình tròn, động, hướng ngoại, phát triển, mùa hạ, phương nam, nóng… Triết lý âm dương gồm hai quy luật cơ bản: - Quy luật về thành tố (tính phân chia vô cùng): Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm, không ngừng phân chia một thành hai, cho đến vô cùng. Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa, trong cái mưa tiềm ẩn cái nắng, trong lòng đất âm chứa cái dương nóng. Quy luật này cho thấy rằng một vật âm hay dương chỉ là tương đối trong sự so sánh với một vật khác. - Quy luật về quan hệ (tính tương hỗ chuyển hóa): Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm thịnh thì dương suy, dương thịnh thì âm suy. Nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được. Nếu một mặt mất đi thì mặt kia cũng mất theo, "dương cô thì âm tuyệt", âm dương phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. Chẳng hạn: ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh… luôn đổi chỗ cho nhau. Ở xứ nóng (dương) phát triển nghề trồng trọt, ở xứ lạnh (âm) phát triển nghề chăn nuôi, cây từ đất (âm) mọc lên lá xanh chuyển sang vàng rồi hóa đỏ (dương) sau đó lại quay về với mặt đất thành đen. Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 3 và ngược lại. Từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Sự vận động của hai mặt âm dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương". Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi. Đó chính là quá trình vận động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương. Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và phát triển của một dạng vật chất, âm dương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến hóa của vũ trụ. Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương. Điều kiện của sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dương giao hòa cảm ứng là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan. 2. Tư tưởng về Ngũ Hành Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bản thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành. Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương thêm hoàn bị. 2.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Ngũ hành: Cũng như Âm dương, chưa có một tài liệu nào ghi chép rõ nguồn gốc hình thành ra đời của “Ngũ hành”. Qua nghiên cứu, con người chỉ ghi nhận lại thuyết “Ngũ hành” được nhắc đến ở đâu và nội dung như thế nào. Đầu tiên, học thuyết này được đề cập đầu tiên trong tác phẩm “Kinh thư” ở chương “Hồng phạm”. Trong tác phẩm đề cập, ngũ hành về mặt tự nhiên gồm Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 4 năm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), về mặt thiên thời có ngữ “ kỷ” (một là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số). Sau đó, thuyết “Ngũ hành” được làm rõ hơn trong sách “Thập nhị xuân thu”, tác phẩm làm rõ nét hơn về mối quan hệ của ngũ hành với giới tự nhiên. Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư. Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành thủ, đất lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành. Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Những lời bản trong bộ sách này đã khẳng định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền Trung Quốc. 2.2 Nội dung chính của thuyết ngũ hành 2.2.1 Sơ lược về Ngũ hành Ngũ hành được xây dựng dựa trên mô hình 5 yếu tố về cấu trúc vũ trụ. Các hành được sắp xếp theo thứ tự: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Trong đó: • Mộc: gỗ, có tính chất động, khởi đầu (sinh), mùa xuân, phương đông, màu xanh, vị chua… • Hỏa: lửa, có tính chất nhiệt, phát triển (trưởng), mùa hạ, phương nam, màu đỏ, vị đắng… • Thổ: đất, có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (hóa), giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngọt… • Kim: kim khí, có tính chất thu lại (thu), mùa thu, phương tây, màu trắng, vị cay… Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 5 • Thủy: nước, có tính chất tàng chứa (tàng), mùa đông, phương bắc, mà đen, vị mặn … 2.2.2 Nội dung thuyết Ngũ hành Quy luật tương sinh: tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau, xúc tiến, nương tựa lẫn nhau để sinh trưởng, giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau. Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển. Đó gọi là ngũ hành tương sinh. Người ta quy ước thứ tự của Ngũ hành tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Sự tương sinh này cứ lặp đi lặp lại không ngừng. Trong quan hệ tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Quy luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau, làm thiệt hại nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành. Quan hệ Tương khắc được thể hiện như sau: thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ. Tương sinh và tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Quy luật tương sinh tương khắc là chỉ vào quan hệ của ngũ hành dưới trạng thái bình thường. Còn nếu giữa ngũ hành với nhau mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân đối mà xảy ra trạng thái trái thường thì gọi là "tương thừa", "tương vũ". 3. Mối quan hệ giữa hai học thuyết Âm Dương và Ngũ hành Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa. Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý. Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 6 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM Trong bữa ăn truyền thống và hiện đại, người Việt không chỉ chú ý tới yếu tố đảm bảo dinh dưỡng mà còn đảm bảo hài hòa âm dương theo các yếu tố sau đây: 1. Sự hòa hợp âm dương của thức ăn Để tạo nên những món ăn có sự hài hòa âm dương, người Việt Nam phân biệt thức ăn theo năm mức âm dương, ứng với ngũ hành: hàn (lạnh, âm nhiều = Thủy); nhiệt (nóng, dương nhiều = Hỏa); ôn (ấm, dương ít = Mộc); lương (mát, âm ít = Kim), và bình (trung tính = Thổ). Theo đó, người Việt có truyền thống tuân thủ nghiêm nhặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi chế biến. Chẳng hạn, lá chanh hay chanh mang tính ôn, hơi hàn một chút, có thể trung hòa tính âm của thịt gà. Ớt thuộc loại có tính nhiệt, tính bình, có tác dụng giải độc được dùng với nhiều món ăn mang tính hàn và bình như cá, cua, mắm, nem chua. Tỏi có tính âm, hơi nhiệt, nên ăn với thịt trâu, thịt vịt, mang tính bình, hơi hàn, gừng có tính nhiệt ( dương) nên kết hợp với thịt trâu, thịt bò, thịt vịt, rau cải, cải bắp, bí đao… (mang tính hàn)…Những câu ca dao nổi tiểng để nói về sự kết hợp theo luật âm dương đã được lưu truyền đến bây giờ như “con gà cục tác lá chanh; con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi; con chó khóc đứng khóc ngồi, mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng; con trâu ngó ngó nghiêng nghiêng, mình đã có riềng, để tỏi cho tôi” Ngoài ra, người Việt Nam còn có thói quen dùng gia vị đã từ lâu đời, gia vị ngoài tác dụng làm dậy mùi thơm của thức ăn, kích thích ăn ngon miệng, chứa kháng sinh thực vật hạn chế sự phát triển của vi sinh vật bảo quản thức ăn còn có tác dụng đặc biệt là điều hòa âm dương, hàn nhiệt của thức ăn. Năm loại vị cơ bản trong ẩm thực Việt là: chua (Mộc), cay (Kim), mặn (Thủy), ngọt (Thổ), đắng (Hỏa). Triết lý ngũ vị trong ẩm thực Việt cũng tuân thủ rất khéo triết lý âm dương ngũ hành trong quan niệm chung về con người và vũ trụ theo cách nghĩ thuần phác của người dân Việt. Người Việt Nam chế biến món ăn không quá cay, Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 7 [...]... nhiều nước (âm) và vị chua (âm) vừa dễ ăn, dễ tiêu, vừa nhẹ, vừa gia i nhiệt Mùa thu là mùa vạn vật thành thục, cây trái và mùa màng đến kỳ thu hoạch âm khí từ từ tăng trưởng, thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, là giai đoạn quá Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 13 độ của dương tiêu âm trưởng” Lúc này, mưa ít gió nhiều, độ ẩm trong không... cốt) Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 14 KẾT LUẬN Bữa ăn truyền thống của người Việt Nam là sản phẩm của truyền thống nông nghiệp lúa nước, nó chứa đựng những tư duy, triết lý sâu sắc trong việc nhận thức về vũ trụ Người Việt Nam đã biết vận dụng những nguyên lý ấy để làm cho bữa ăn của mình đa dạng, giàu dinh dưỡng, có ích đối với sức khỏe Tùy vào con... thịt heo (âm – dương) , đậu – thịt heo (âm – dương) , nếp – đậu (âm – dương) , nếp được trồng dưới nước là âm, đậu trồng trên cạn là dương Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 8 Sự hài hòa âm dương còn được thể hiện ở việc người Việt rất thích ăn các dạng bao tử trong quá trình âm dương chuyển hóa nên chúng là những thức ăn giàu chất dinh dưỡng Động vật thì có... tượng của chất đất ( âm) , dây trầu mọc từ đất quấn quýt lấy thân cây, biểu tượng cho sự trung gian hòa hợp Sự tổng hợp của âm dương ấy tạo nên sự kết hợp hết sức hài hòa Miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ… tất cả tạo nên chất kích thích, làm cho thơm nồng, đỏ môi và khuôn mặt hồng hào Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa. .. bảo cho sức khỏe Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006 2 Dinh dưỡng (2010), Triết lý ngũ vị, tại http://dinhduong.com.vn/node/74735 truy cập ngày 30/11/2012 3 Nguyễn Văn Luật ( 2006), Hài hòa âm dương trong ẩm thực Việt, http://sgtt.vn/Huong-vi-que-nha/Am-thuc/97155/Hai-hoa-am-duong-trong-amthuc-Viet.html... 1999: Cơ sở văn hoá Việt Nam - Trường Đại học Tổng hợp Tp HCM / NXB Tp Hồ Chí Minh 7 Trần Thị Huyền, Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc, Tạp chí Triết học Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 16 ... 3 Sự hòa hợp âm dương của con người Các nhà y học cổ truyền với thuyết âm - dương cho rằng, khi ăn vào, thức ăn sẽ tạo ra những biến đổi trong cơ thể, như làm cho cơ thể nóng/ấm lên tạo cảm giác hưng phấn, hay làm cho cơ thể mát mẻ, dễ chịu Ngược lại, thức ăn có thể làm cho người ta cảm thấy bức rứt khó chịu, hay cảm giác bị ức chế, nặng nề Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm. .. tính âm/ dương khác nhau và do vậy đòi hỏi đồ ăn cũng phải mang tính âm/ dương phù hợp Việt Nam nằm ở Đông Nam Á thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm phù hợp cho việc phát triển mạnh các loài thực vật và thủy sản (âm) Chính vì vậy, để tạo nên sự cân bằng giữa con người với môi trường, phần lớn thức ăn của người Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn. .. hiện triết lý âm dương trong cách bố trí hình thể và nhân chiếc bánh Bánh chưng hình vuông (âm) , bên trong nhân bánh hình tròn (dương) Cùng bao bọc của nhân đậu, thịt heo (âm – dương) là màu trắng của nếp Nếp – đậu – thịt heo (âm – dương – âm, thực vật – động vật – thực vật) tạo thành tam tài Tam tài với 3 cặp phạm trù âm – dương: nếp – thịt heo (âm – dương) , đậu – thịt heo (âm – dương) , nếp – đậu (âm. .. vật) chính là một Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 12 cách để thông qua chế độ dinh dưỡng tạo nên những con người âm tính, hiền hòa Hiện nay, trên cơ sở những nghiên cứu khoa học, các tổ chức y tế ở nhiều nước phương Tây cũng đang tuyên truyền cho tháp dinh dưỡng thiên về thực vật để đảm bảo sức khỏe của mỗi người hạn chế . giữa hai học thuyết Âm Dương và Ngũ hành 6 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM 7 1. Sự hòa hợp âm dương của thức ăn 7 2 .Sự hòa hợp âm dương của thức. nếp – đậu (âm – dương) , nếp được trồng dưới nước là âm, đậu trồng trên cạn là dương. Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang 8 Sự hài hòa âm dương còn. Huyền, Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc, Tạp chí Triết học Triết học âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa ẩm thực Việt Nam Trang

Ngày đăng: 13/04/2015, 20:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan