bài tiểu luận nhà nước tuđor3

5 481 0
bài tiểu luận nhà nước tuđor3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ : BỘ MÁY NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ANH THẾ KỈ XV-XVI MỤC LỤC : Contents Lời mở đầu: Sự hình thành, phát triển cũng như suy tàn của phong kiến Châu âu là cả một quá trình dài, từ giữa thế kỉ V đến khi bùng nổ các cuộc cách tư sản. Cách thức tổ chức quyền lực của nhà nước phong kiến Châu Âu luôn phù hợp tùy theo từng thời kì phát triển, hình thức Nhà nước như quân chủ phân quyền cát cứ, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, nền quân chủ chuyên chế. Ra đời sau cùng vào giai đoạn chế độ phong kiến suy yếu ( thế kỉ XV –XVI ) là chế độ quân chủ chuyên chế, tiến bộ hơn nhiều so với hai nền quân chủ kia. Để thấy rõ hơn sự tiến bộ của hình thức quân chủ chuyên chế, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bộ máy nhà nước phong kiến Anh thế kỉ XV-XVI, Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế Tuđor đây cũng chính là chủ đề ngày hôm nay của nhóm em. Với kiến thức còn hạn chế, hiểu biết chưa nhiều của chúng em nên không thể tránh khỏi việc sai sót, mong cô và các bạn quan tâm, đóng 1 góp để bài tập của nhóm em có thể hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG: Trong thời kì đầu của chế độ phong kiến, nạn cát cứ ở Anh không trầm trọng như nhiều nước Tây Âu. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chính thể quân chủ trung ương tập quyền cuối thế kỉ XV thành quân chủ chuyên chế. Từ thế kỉ XV-XVI chính thể quân chủ chuyên chế được xác lập ở Anh cụ thể hơn là ở triều đại Tuđor. I)Lịch sử triều đại Tuđor( 1485- 1603 ): Nhà vua đầu tiên của nhà nước Tuđor là Henry VII. Ông trở thành vua sau cuộc chiến thực địa Bosworth kết thúc cuộc chiến hoa hồng. Tiếp sau đó là con trai ông Henry VIII lên trị vì, người nổi tiếng với việc kết hôn sáu lần và chặt đầu 2 bà vợ. sau Henry con trai duy nhất của ông lả Eward VI lên ngôi, nhung không có nổi trội so với hai ông và cha của mình, Eward VII băng hà khi mới 15 tuổi. Sau Eward VI đến triều đại của Mary chị gái ông là người theo đạo cơ đốc giáo đã hỏa thiêu 300 người. Sau Mary, em của bà là Elizabeth I – người thành công trong thế giới như một người đàn ông - lên trị vì. Henry VII mang lại hòa bình và ổn định, thành lập nhà nước quân chủ chuyên chế Tuđor sau gần 150 năm chiến tranh liên miên, dưới sự trợ giúp của các tầng lớp tư sản và tầng lớp quý tộc mới (quý tộc tư sản hóa ) đấu tranh không khoan nhượng với bọn đại quý tộc phong kiến. Các cuộc đấu tranh bạo loạn đều bị đập tan. Henry VII cho lập tòa án đặc biệt, giải tán lực lượng vũ trang của quý tộc lớn, làm suy yếu nền kinh tế của chúng bằng việc nộp cống phú nặng nề. Henry VIII con của Henry VII thích săn bắn hơn cai trị đất nước. Suy nghĩ của Henry V dược thể hiện ở ông khi nghĩ đến việc sẽ giành lại đất của nước anh bị nước Pháp xâm lược trước đó. Dưới thời Henry VIII con của Henry VII, cuộc cách mạng Anh bắt đầu được tiến hành. Ông cắt đứt mọi mối quan hệ với giáo hội La Mã, giải tán tu viện, cải cách lại giáo hội ở Anh lúc bấy giờ và thành lập ra giáo hội riêng của nước Anh do ông đứng đầu. Henry VIII có quyền bổ nhiệm các chức vị tôn giáo cũng như đặt ra các giáo điều. Có thể thấy Henry VIII nắm trong tay cả vương quyền lẫn thần quyền, dẫn đến chế độ quân chủ chuyên chế từ thế kỉ XVI đã được củng cố rất nhiều. Trong 45 năm dưới sự trị vì của Elizabeth I con của Henry VIII chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh bước vào giai đoạn cực thịnh. Thế lực thiên chúa giáo bị đánh bại hoàn toàn, Anh giáo trở thành một bộ phận của nhà nước quân chủ chuyên chế. Năm 1603 Elizabeth I chết, do không có con nối dõi, bà truyền ngôi cho cháu là Jame I đặt dấu chấm cho cho thời kì thống trị của triều đại Tuđor . 2 II)Bộ máy nhà nước : Vua đứng đầu bộ máy nhà nước. Những chức vụ quan trọng ở các quận, thành thị đều do giai cấp tiểu quý tộc và tiểu tư sản những người ủng hộ chế độ quân chủ chuyên chế nắm giữ. => Nhờ chính sách này, đến các biên khu phía đông và các quận phía bắc ít liên hệ với chính quyền trung ương, đầu thế kỉ XVI cũng phải ngoan ngoãn phục tùng nhà vua. Đứng đầu các quận là trung úy : Dưới triều đại của Henry VII, nước Anh không có cảnh sát hay quân đội. Henry VII đã khôi phục quyền lực và uy tín hoàng gia bằng cách ban phát rộng rãi đất đai và tài sản cho những người tuân theo mình. Bộ máy nhà nước Tuđor gồm nhiều cơ quan nhà nước nhưng tập trung chủ yếu vào: hội đồng cơ mật, tòa án, nghị viện, … 1) Hội đồng cơ mật :  Hội đồng là cơ quan đầu não của bộ máy nhà nước Tuđor. , mà chính nó cũng phát triển không ngừng trong thế kỷ thứ mười sáu. Vào cuối những năm 30 của thế kỷ XVI, bộ máy của Hội đồng Hoàng gia theo kiểu cũ, bao gồm hàng chục quý tộc, giáo sĩ, và các luật sư, cũng như các cố vấn của hoàng gia; hội đồng đã quá lớn và không hiệu quả. Vì vậy đã phát sinh ra một Hội đồng mới 'cơ mật' gồm chỉ hai mươi các lãnh đạo cao cấp của các văn phòng và các bộ trưởng của hoàng gia, với đặc trưng và thể chế riêng của nó.  Các chức năng của Hội đồng rất đa dạng: trung tâm thông tin cho các hoạt động của hoàng gia và vì vậy hồ sơ của nó ghi nhận một loạt các vấn đề đáng kinh ngạc. Ví dụ về một ngày làm việc của nó: vào ngày 05 tháng 7 năm 1574 của Hội đồng đã viết một bức thư cho Regent của Scotland, đã ra lệnh chuẩn bị sẵn sàng của quân đội, từ London đến Ireland, và đã hành động hoặc can thiệp vào các vấn đề như vu khống chống lại Bá tước của Arundel, những mất mát của một thương gia người Bồ Đào Nha, bảo hiểm của một thương gia Anh, Musters ở Worcester.  Một trong những chức năng quan trọng nhất của Hội đồng là để giám sát việc thực hiện các chính sách đối nội. Nó cung cấp cầu nối giữa trung tâm và địa phương, được tiến hành bởi các quan chức địa phương ở nơi họ quản lí. 2) Tòa án : Là nhánh quyền lực quan trọng trong nhà nước Tudor. Dưới sự triều đại của Herry VII đã cho lập tòa án đặc biệt gồm một số đại thần tin cậy, chuyên xử các vụ bạo loạn. Tổng trưởng của Henry VIII là Thomas Cromwell, lập ra các tòa án chuyên xét xử các vụ liên quan đến thu nhập và quản trị hành chính làm cho nền tài chính Anh trở nên ổn định hơn. 3) Nghị viện : 3 Khác với Pháp và Tây Ban Nha, khi chế độ quân chủ chuyên chế ra đời thì cơ quan đại diện đẳng cấp phải dừng hoạt động, nhà nước quân chủ chuên chế ở Anh vẫn duy trì nghị viện và biến nó thành công cụ để tăng cường quyền lực nhà nước. Nghị viện Là cơ quan lập pháp, được triệu tập theo ý muốn nhà vua; các đạo luật chỉ có hiệu lực khi đã được nhà vua phê chuẩn. Hoàng gia liên kết với nghị viện xác lập quyền làm luật không bị giới hạn. Nghị viện bao gồm: - Thượng nghị viện(viện nguyên lão)là cơ quan có thẫm quyền xây dựng dự án luật và cũng là chỗ dựa vững chắc của nhà vua. Đại biểu của thượng nghị viện do vua chỉ định và được cha truyền con nối. Những đại biểu này thường là những quý tộc lớn. - Hạ viện gồm đại biểu của quý tộc vừa và nhỏ được lựa chọn thông qua bầu cử. Hạ nghị viện có quyền thông qua các đạo luật về thuế khóa, nhờ đó kiểm soát được việc chi tiêu của nhà vua. Dần dần, hạ nghị viện trở thành nơi đấu đá gay gắt giữa các thế lực tiến bộ ( tư sản, quý tộc tư sản hóa ) chống lại nhà vua cùng tập đoàn phong kiến phản động. III. Đánh giá chung: Ở Anh nghị viện vẫn tồn tại trong thời kì chế độ quân chủ chuyên chế. Sự tồn tại của nền quân chủ chuyên chế nhờ vào sự liên minh tạm thời giữa nhà nước phong kiến mà đại diện là nhà vua, với giai cấp tư sản. Tính chất chuyên chế của nền quân chủ ở Anh không cao, và có nhiệm vụ bảo tồn chế độ phong kiến. Bộ máy nhà nước phong kiến Anh thế kỉ XV-XVI chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Danh mục tài liệu tham khảo: - Tài liệu học tập : Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, nxb đại học Huế, Huế - 2010;Thạc sĩ Lê Thị Nga. - Giáo trình đại học luật Hà Nội, giáo trình lịch sử và pháp luật thế giới, nxb CAND, Hà Nội - 2008. - Phác thảo lịch sử nhân loại, nxb thế giới, Hà Nội -2001; Mai Quảng – Đỗ Đức Thịnh. - Lịch sử Châu Âu, nxb thế giới, Hà Nội -2001; Đỗ Đức Thịnh. - Bài tiểu luận của Ts. Neil Younger. - Cùng một số tài liệu trên mạng. 4 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 LỚP K38A- LUẬT HỌC  Trần Minh Thiện  Hoàng Quốc Nguyên  Nguyễn Tấn Kha  Nguyễn Thị Oanh  Cao Thị Dung  Nguyễn Văn Sang  Nguyễn Thị Ánh Nguyệt  Dương Thị Kim Nhàn  Nguyễn Thị Thu Thiên  Trần Thị Thùy Linh  Mai Thảo Nguyễn  Hoàng Tuấn Anh 5 . Cách thức tổ chức quyền lực của nhà nước phong kiến Châu Âu luôn phù hợp tùy theo từng thời kì phát triển, hình thức Nhà nước như quân chủ phân quyền cát cứ, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền,. trị của triều đại Tuđor . 2 II)Bộ máy nhà nước : Vua đứng đầu bộ máy nhà nước. Những chức vụ quan trọng ở các quận, thành thị đều do giai cấp tiểu quý tộc và tiểu tư sản những người ủng hộ chế. mình. Bộ máy nhà nước Tuđor gồm nhiều cơ quan nhà nước nhưng tập trung chủ yếu vào: hội đồng cơ mật, tòa án, nghị viện, … 1) Hội đồng cơ mật :  Hội đồng là cơ quan đầu não của bộ máy nhà nước Tuđor.

Ngày đăng: 13/04/2015, 20:06

Mục lục

    I)Lịch sử triều đại Tuđor( 1485- 1603 ):

    II)Bộ máy nhà nước :

    1) Hội đồng cơ mật :

    Danh mục tài liệu tham khảo:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan