Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này tại địa phương

20 2.8K 11
Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này tại địa phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này tại địa phương

Phần 1 Giới thiệu về chuyên đề: Trong những năm gần đây hòa chung với xu thế hội nhập và phát triển của đất nước tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lạng Giang nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực ví như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nhân dân được cải thiện và đảm bảo hơn trước.Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển về kinh tế trên địa bàn huyện tệ nạn xã hội cũng gia tăng,tình hình tội phạm diễn biến khá phức tạp đặc biệt là tình hình trộm cắp tài sản. Đây là vấn đề nhức nhối của địa phương vì không những loại tội này thuyên giảm mà ngày càng gia tăng, diễn ra một cách thường xuyên, tinh vi trên các xã, thôn của huyện. Nhận thức được tính thời sự đó nên từ khi được phân công về Toà án nhân dân huyện Lạng Giang thực tập em đã định hướng ngay cho mình đề tài “Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này tại địa phương” làm chuyên đề thực tập. Vì mới được va chạm với thực tế, trong khi kiến thức và kinh nghiệm còn thiếu và hạn chế, việc nghiên cứu thu thập tài liệu có giới hạn nên đề tài này sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót, nên em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè để đề tài này của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1 Phần 2 Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin: 1. Thời gian thu thập thông tin: Được sự giới thiệu của trường Đại học Luật Hà Nội, sự phân công của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, em về thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang từ ngày 04/01/2010 đến 23/4/2010. Ngay từ những ngày đầu của khoá thực tập em đã chú trọng việc thu thập, nắm bắt những thông tin về tình hình tội trộm cắp tài sản tại địa phương như đọc hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đọc các số liệu báo cáo thống kê cũng như tham dự các phiên toà. Mặc dù khoảng thời gian thực tập không phải là dài nhưng cũng đủ để em nắm bắt được một cách khá đầy đủ những thông tin để lấy số liệu cho chuyên đề thực tập nói riêng và phục vụ cho việc học tập nói chung. 2. Phương pháp thu thập thông tin Để có được những thông tin, những ví dụ thực tế và những con số thống kê cụ thể về tội trộm cắp tài sản nhằm phục vụ cho việc hoàn thành tốt chuyên đề trên, trong bài viết của mình em đã sử dụng một số phương pháp cơ bản như: nghiên cứu lý thuyết; điều tra xã hội học, thống kê, phân tích và tổng hợp cùng một số phương pháp khác để tất cả các thông tin được đầy đủ, khách quan và bao quát mọi vấn đề cần nêu. 2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Với lượng thời gian ngắn em đó tập trung vào nghiên cứu những hồ sơ vụ án trộm cắp tài sản đã có hiệu lực; xem xét báo cáo tổng kết các năm, báo cáo thi đua của ngành toà án năm 2007, năm 2008, năm 2009 để từ đó nắm bắt được những số liệu sát thực, bản chất và thực tiễn xét xử tội phạm này trên địa bàn huyện. Đây là một phương pháp quan trọng giúp em nhanh chóng hoàn thành chuyên đề của mình. 2.2. Phương pháp điều tra xã hội học Em sử dụng chủ yếu là cách thức phỏng vấn, tọa đàm, trực tiếp tìm hiểu ý kiến đề xuất từ những người trực tiếp thụ lý, giải quyết các vụ án trộm cắp tài 2 sản cũng như các đối tượng phạm tội nhằm củng cố và bổ sung thêm các thông tin đảm bảo tính khách quan trong chuyên đề thực tập. 2.3. Phương pháp thống kê Thông qua phương pháp lý thuyết em đó rút ra được các hành vi, đối tượng, tính chất…của từng vụ trộm cắp tài sản và trên cơ sở đó tiến hành thống kê cụ thể từng vụ việc một cách rõ ràng. Thu thập các tài liệu cần thiết về loại tội phạm này xảy ra theo thời gian và lãnh thổ từ đó phân loại các dấu hiệu đặc điểm, nhân thân người phạm tội. Tiến hành phân loại thành từng nhóm như: Thời gian phạm tội; đặc điểm phạm tội; phương pháp và cách thức phạm tội… Với cách làm như vậy giúp em nhận biết rừ diễn biến và tính chất của từng vụ án trộm cắp tài sản. 2.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp Trên cơ sở của sự phân loại tội phạm thành các nhóm tương đối cụ thể qua phương pháp thống kê em đó tiến hành phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu và số liệu đó thu thập được. Qua phương pháp này các số liệu cần thiết đó được cụ thể hoá giúp em nhận xét tình hình phạm tội trộm cắp tài sản được khách quan, chính xác và đúng đắn hơn khi vận dụng những thông tin thu thập vào bài viết. 2. Nguồn thu thập tư liệu Được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang, em đã tiếp cận và tìm hiểu hồ sơ các vụ án được xét xử từ năm 2007-2009 về tội trộm cắp tài sản nói riêng và các số liệu thống kê tình hình xét xử của đơn vị nói chung. Bên cạnh đó, các báo cáo thống kê của ngành cũng như các bài báo liên quan đến hoạt động xét xử cũng là những nguồn tư liệu quan trọng. 3. Các thông tin thu thập được * Tại sổ thụ lý sơ thẩm các vụ án hình sự trong 3 năm 2007, 2008, 2009 của Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang cho thấy: - Đối với năm 2007: 3 + Tòa án đã thụ lý mới 88 vụ án hình sự với 136 bị cáo trong đó trộm cắp tài sản là 22 vụ với 46 bị cáo chiếm 25% số vụ, 33,8% số bị cáo và đã giải quyết đủ số vụ trên. + Về mức hình phạt áp dụng với các vụ trộm cắp tài sản: Chủ yếu là án treo có 30 bị cáo, tù dưới dưới 7 năm có 16 bị cáo. Không có bị cáo nào phải chịu mức án trên 7 năm. + Trong số 46 bị cáo có 5 bị cáo tái phạm, 3 bị cáo từ 16 đến 18 tuổi, 38 bị cáo từ 18 đến 30 tuổi. - Đối với năm 2008: + Tòa án đã thụ lý mới 97 vụ án hình sự với 138 bị cáo trong đó trộm cắp tài sản là 33 vụ với 50 bị cáo chiếm 34% số vụ, 36,2% số bị cáo và đã giải quyết đủ số vụ trên. + Về mức hình phạt áp dụng với các vụ trộm cắp tài sản: Án treo có 35 bị cáo, tù dưới 3 năm 11 bị cáo, tù dưới 7 năm có 4 bị cáo. + Trong số 50 bị cáo 13 bị cáo từ 16 đến 18 tuổi, 37 bị cáo từ 18 đến 30 tuổi, không có ai tái phạm. - Đối với năm 2009: + Tòa án thụ lý mới 100 vụ án hình sự với 154 bị cáo trong đó trộm cắp tài sản là 38 vụ với 54 bị cáo chiếm 38 % số vụ, 35% số bị cáo và đã giải quyết đủ số vụ trên. + Trong số 54 bị cáo 16 bị cáo từ 16 đến 18 tuổi, 33 bị cáo từ 18 đến 30 tuổi, 5 bị cáo tái phạm. + Trong số 38 vụ án có 2 vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung. 4 Phần 3 Kết quả xử lý thông tin I. Tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự “trộm cắp tài sản” xét tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra chúng ta thấy rằng: Mọi hành vi xâm phạm đến tài sản riêng của công dân nếu không được pháp luật cho phép đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, có như vậy mới không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh xã hội, trật tự công cộng tại địa phương và đồng thời sẽ tạo cho người dân tâm lý yên tâm lao động sản xuất … 1. Một số nhận xét chung: 1.1. Đặc điểm địa bàn huyện Lạng Giang Lạng Giang là một huyện miền núi của tỉnh Bắc giang , có 20 xã và 2 trị trấn. Với tổng diện tích là 28.710 ha, dân số 182.788 nghìn người (số liệu năm 2009). Nhân dân nơi đây sống chủ yếu là nhờ vào sản xuất nông nghiệp và dường như không có nghề phụ, chính vì vậy mà nơi đây được biết đến là một huyện nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với những chính sách về kinh tế xã hội đúng đắn của Đảng và Nhà nước Lạng Giang đã từng bước đổi mới và phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá tiến kịp xu hướng phát triển của cả nước, từ đó đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy vậy, địa phương còn phải đối diện với rất nhiều khó khăn thử thách đó là: Tỷ lệ thất nghiệp cao, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, số dân sống ngụ cư trên địa bàn còn khá nhiều…(trong số đó chủ yếu là thanh niên). Đó là một trong những điều kiện phát sinh tội phạm. Vấn đề đặt ra với chính quyền nơi đây cần phải tích cực phát huy những lợi thế của huyện và đề ra những biện pháp đúng đắn khắc phục khó khăn để quản lý trật tự an toàn xã hội được tốt nhất và giải quyết triệt để những tồn tại. 1.2 Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Lạng Giang Nhìn chung trong những năm gần đây tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Lạng Giang ngày càng tăng và phức tạp hơn.(bảng 1). Nhìn vào số liệu trong bảng 1 ta thấy từ năm 2007 đến năm 2009 số lượng vụ án, bị cáo tăng 5 lên. (năm 2007 là 88 vụ, 136 bị cáo đến năm 2008 là 97 vụ, 138 bị cáo. Tăng 9 vụ, 2 bị cáo, đến năm 2009 là 100 vụ,154 bị cáo. Tăng 3 vụ, 16 bị cáo). Nguyên nhân là do một bộ phận trong nhân dân suy đồi đạo đức, nghiện hút, có lối sống không lành mạnh, không được học hành đã tham gia vào các tệ nạn xã hội. Số vụ án tập trung chủ yếu vào các tội: Đánh bạc điều 248; vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ điều 202…; Tội trộm cắp tài sản điều 138; Tội cố ý gây thương tích điều 104…. * Bảng 1: Năm Mới thụ lý Vụ án bị cáo 2007 88 136 2008 97 138 2009 100 154 * Tổng số các vụ án hình sự trên địa bàn huyện Lạng Giang từ năm 2007 đến năm 2009 (Báo cáo công tác Toà án và Hội thẩm nhân dân huyện Lạng Giang). 2. Tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang 2.1. Tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang Qua số liệu thu thập trong thời gian thực tập tại Toà án nhân dân huyện Lạng Giang, em thấy tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện không có chiều hướng giảm mà ngày càng gia tăng (bảng 2). Từ số liệu trên bảng ta có thể thấy tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn có những biến đổi khá rõ nét số vụ án và số bị cáo tăng lên một cách rõ rệt ( năm 2007 là 22 vụ, 46 bị cáo đến năm 2008 đã là 33 vụ, 50 bị cáo; tăng 10 vụ, 4 bị cáo. Năm 2009 là 38 vụ, 54 bị cáo tăng 5 vụ, 4 bị cáo). Tính chất của tội trộm cắp tài sản ở một số vụ án trên địa bàn ngày càng phức tạp, tội phạm hoạt động ngày một tinh vi hơn trước. Tuy vậy nhìn chung tội trộm cắp tài sản nơi đây tương đối giản đơn, bởi lẽ loại tội phạm này chủ yếu là lợi dụng sơ hở của người dân để phạm tội và những tài sản trộm cắp có giá trị không lớn. Dẫu vậy nó cũng gây không ít 6 những khó khăn cho hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm của các cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. *Ví dụ: Tại bản án số 40/2007/HSST ngày 06/12/2007. Bị cáo Đào Ngọc Khanh, sinh ngày 27/01/1983; Trú tại Thôn Sơn Lập,Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đã bị Viện kiểm sát truy tố cùng một lúc nhiều tội: Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trộm cắp tài sản. áp dụng khoản 1 điều 140, khoản 1 điều 139, khoản 1 điều 138, điểm g khoản 1 điều 48, điểm h, p khoản 1 điều 46 BLHS. Xử phạt Đào Ngọc Khanh: 9 (chín) tháng tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; 15 (mười lăm) tháng tù về tội về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 9 (chín) tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Tổng hình phạt áp dụng đối với Đào Ngọc Khanh cho cả 3 tội là 33 (ba mươi ba) tháng tù …. Bảng 2: Năm Mới thụ lý Vụ án Bị cáo 2007 22 46 2008 33 50 2009 38 54 * Tổng số vụ án mới thụ lý về tội trộm cắp tài sản của TAND huyện Lạng Giang từ năm 2007 đến năm 2009. 2.2. Đặc điểm của đối tượng Đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang chủ yếu là người trong địa bàn huyện. Hơn nữa các bị cáo hầu hết ở độ tuổi 18 đến 30 tuổi. Những đối tượng phạm tội này chủ yếu có trình độ văn hoá và địa vị xã hội thấp, thường không có nghề nghiệp hoặc có nhưng không ổn định dẫn đến không có thu nhập hoặc thu nhập thấp, trong khi rất cần tiền để phục vụ nhu cầu, cho các tệ nạn xã hội… Có nhiều vụ án mà tuổi đời của bị cáo còn trẻ, một số vụ án tội phạm là những học sinh, thích ăn chơi đua đòi, lười lao động, đã liên tục phạm tội, có nhiều tiền án. Đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến hành vi trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện. 7 Chẳng hạn như tên Hoàng Thanh Lâm sinh năm 1990 trú tại: Thị trấn Kép, Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang.Tuy là học sinh nhưng do bản tính lười nhác, lại thích ăn chơi, đua đòi đã nên có hai tiền án về tộiTrộm cắp tài sản”. Tại bản án số 06/2008/HSST ngày 29/03/2008, Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang đã tuyên phạt Hoàng Thanh Lâm 15 tháng tù treo về tộiTrộm cắp tài sản” thời gian thử thách 24 tháng. Tại bản án số 20/2009/HSST ngày 28/09/2009, Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang đã tuyên phạt Hoàng Thanh Lâm 30 tháng tù giam. Tổng hợp với 15 tháng tù treo tại bản án số 06/2008/HSST ngày 29/03/2008, Tòa án nhân dân huyện Lang Giang, buộc Lâm phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 bản án là 45 tháng tù. 2.3. Về thời gian, địa điểm, phương pháp, thủ đoạn của trộm cắp tài sản Các bị cáo thường lợi dụng vào ban đêm khi mọi người đã yên giấc ngủ hoặc ban ngày các gia đình đi vắng cậy cửa trộm cắp tài sản. Chúng theo dõi, tiếp cận tài sản, thủ đoạn chủ yếu là phá cửa, cắt phá khoá, trèo tường vào nhà… Hoạt động theo tổ chức, liên kết nhau để dễ bề thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Trong vụ án hình sự thụ lý số 08/HSST ngày 21/03/2008, các tên Nguyễn Duy Dần, Nguyễn Viết Sơn, Nguyễn Viết Nam, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn Liên, Phan Hữu Linh, Hoàng Anh Ngọc đã lợi dụng đêm khuya, nhân dân mất cảnh giác để phá khoá, cạy cửa, đột nhập các ki ốt đại lý bánh kẹo lấy đi của anh Nguyễn Văn Trà 10 triệu đồng, anh Nguyễn Văn Tuấn 16 triệu đồng . 2.4. Nguyên nhân thực trạng Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình hình loại tội phạm này ngày càng gia tăng. Mỗi vụ án, mỗi bị cáo lại có một đặc điểm riêng về nhân thân, động cơ, mục đích phạm tội. Không trường hợp nào hoàn toàn giống trường hợp nào. Tuy nhiên, nhìn một cách khái quát, ta có thể nhận thấy một số nguyên nhân chung sau đây: 8 - Thứ nhất, sự giáo dục của gia đình và xã hội chưa tốt. Lối sống buông thả, không quan tâm, chăm sóc con cái của nhiều gia đình đã dẫn đến tình trạng con em họ lớn lên có những suy nghĩ lệch lạc, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội, coi thường pháp luật. - Thứ hai, tình hình kinh tế của huyện Lạng Giang trong mấy năm gần đây có tốc độ phát triển cao nhưng chưa đồng đều, số lượng người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm vẫn còn ở mức lớn. Một bộ phận nhân dân có trình độ văn hóa thấp, không nghề nghiệp, lại khó khăn về kinh tế . cũng là những nguyên nhân dễ dẫn đến họ coi thường pháp luật, thực hiện các hành vi phạm tội. - Thứ ba, do địa phương có tốc độ đô thị hoá mạnh, sự du nhập của nhiều lối sống lệch lạc như nghiện hút cờ bạc, mại dâm cùng với sự phức tạp về thành phần dân cư . khiến cho nguy cơ dẫn đến hành vi phạm tội là rất cao. - Thứ tư, do có sự sơ suất của chủ sở hữu. Nhiều vụ án, kẻ gian tuy không có ý thức trộm cắp từ đầu nhưng khi phát hiện tài sản được cất giữ, trông coi sơ sài đã nảy sinh ý định phạm tội. - Thứ năm, sự quản lý của chính quyền địa phương còn chưa thật hiệu quả, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những vi phạm pháp luật như cờ bạc, ma túy . Đây là những hành vi thường dẫn đến ý thức phạm tội trộm cắp tài sản để có tiền mua ma tuý sử dụng, chơi cờ bạc. Thêm vào đó, chính quyền địa phương còn chưa quản lý tốt các loại hình dịch vụ mua bán các đồ cũ, cầm đồ .ở một mức độ nào đó, các cơ sở này đã tiếp tay cho những hành vi trộm cắp bằng cách mua lại những tài sản do đối tượng trộm cắp được. II. Thực tiễn xét xử và các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang 1. Thực tiễn xét xử các vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang 1.1. Thực tiễn xét xử các vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang 9 Trong những năm gần đây tuy số lượng các vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện tăng lên, nhưng nhìn chung công tác xét xử của Toà án nhân dân huyện Lạng Giang đã có những thành công nhất định. Qua số liệu trong các bản báo cáo tổng kết hàng năm của cơ quan Toà án năm 2007, năm 2008, năm 2009 cho thấy số án trộm cắp tài sản mỗi năm xét xử đạt từ 96,9 % đến 98,9 %, số các vụ án trả lại Viện kiểm sát điều tra bổ sung cũng có nhưng có rất ít chỉ từ 1 vụ đến 2 vụ. Đặc biệt là năm 2008 tổng có 33 vụ trộm cắp tài sản, Toà án nhân dân huyện Lạng Giang đã xét xử 33 vụ, đạt tỷ lệ 100 %. Sở dĩ tỷ lệ giải quyết các vụ án của Toà án nhân dân huyện Lạng Giang tăng lên đáng kể là do có sự tập trung, chỉ đạo giải quyết nhanh chóng các vụ án và là kết quả của sự sáng suốt, đoàn kết, cố gắng của hội đồng xét xử. Với mỗi vụ án cụ thể họ luôn luôn xem xét mọi vấn đề, đưa ra những đánh giá khách quan, xét xử công khai và áp dụng hình phạt đúng người, đúng tội và tuân theo pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó thì trong những năm qua Toà án huyện Lạng Giang vẫn còn từ 1 đến 2 vụ án chưa xét xử. Nguyên nhân là do: Các vụ án này vẫn còn có những tình tiết chưa rõ ràng; Chứng cứ vụ án cần được làm rõ…nên cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ chân tướng các vụ án và bảo vệ quyền lợi cho các đương sự. * Về việc áp dụng hình phạt đối với các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang nhìn chung là hình phạt tù cho hưởng án treo ngoài ra còn có các hình phạt khác được áp dụng như: Cải tạo không giam giữ; hình phạt tù có thời hạn .Ở đây không có hình phạt chung thân. Lý giải vấn đề này là do trên thực tế các vụ án trên địa bàn huyện hầu hết các loại tài sản trộm cắp không có giá trị lớn và nhân thân người phạm tội không có tính chuyện nghiệp mà chủ yếu là phạm tội lần đầu. * Về thủ tục tố tụng: Qua sự tìm hiểu thực tế tại Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang nhận thấy tất cả các vụ án trộm cắp tài sản khi đưa ra xét xử đều được tiến hành khá chặt chẽ kể từ khâu bắt đầu phiên toà cho đến khâu tuyên án. Hầu hết các án đã xét xử sơ thẩm không có kháng cáo và kháng nghị. 10 [...]... phạt chưa đích đáng, xử nhẹ so với hành vi đã phạm tội 2 Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang: 2.1 Các biện pháp kinh tế Thực chất mà nói để phòng ngừa được loại tội phạm này các biện pháp kinh tế là rất quan trọng, bởi lẽ hầu hết các vụ án trộm cắp tài sản đều xuất phát từ sự thiếu thốn kinh tế, trộm cắp chỉ để phục vụ sinh hoạt cá nhân Như vậy... sinh tội phạm, để từ đó kết hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật loại trừ chúng ra khỏi đời sống xã hội, đồng thời có những chính sách động viên bà con nhân dân đấu tranh, phòng ngừa tội phạm xảy ra 2 Một số kiến nghị về việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang: Qua thực tế nghiên cứu việc đấu tranh, phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản. .. Lạng Giang đã tổ chức được nhiều phiên toà xét xử lưu động các vụ án hình sự về tội trộm cắp tài sản Toà án huyện đã phát hiện ra các nguyên nhân, điều kiện phát sinh của tội Trộm cắp tài sản để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tiến hành hạn chế, loại trừ để phòng ngừa tội Trộm cắp tài sản phát sinh trong tương lai 1.2 Đối với công tác giám sát và thi hành án hình... luôn giám sát để án được thực hiện đầy đủ, chính xác Nhìn chung việc ra quyết định thi hành án đều tuân thủ đúng trình tự theo quy đinh của Bộ luật hình sự 1.3 Đối với công tác tổng kết thực tiễn Đối với Toà án nhân dân huyện Lạng Giang sau mỗi năm xét xử luôn tổng kết thực tiễn về tình hình trộm cắp tài sản, số lượng các vụ trộm cắp tài sản mà Toà án đã xét xử Thông qua việc làm này nhằm để tìm ra những... tệ nạn xã hội (trong đó có hành vi trộm cắp tài sản) nó đã tác động rất lớn đến sự phát triển của kinh tế xã hội đất nước nói chung cũng như huyện Lạng Giang nói riêng.Vì những lẽ đó khi lựa chọn và nghiên cứu đề tài này em thiết nghĩ nó luôn mang tính chất cấp thiết và sát thực với thực tiễn cuộc sống, bởi nếu như không nắm chắc tình hình tội phạm, nguyên nhân phạm tội thì không thể có những biện pháp... chế tối đa các hành vi phạm tội nói chung và trộm cắp tài sản nói riêng len lõi vào đời sống nhân dân 2.3 Các biện pháp về tổ chức và quản lý xã hội Đây là biện pháp đòi hỏi phải có tính thống nhất giữa các cơ quan chức năng rất cao, vì nó chính là giải pháp để cải tạo, giáo dục người phạm tội, quản lý người phạm tội là không đơn giản Chính vì vậy cơ quan Công an, chính quyền địa phương, các tổ chức xã... Nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân trên địa bàn Để hạn chế tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thì việc nâng cao vai trò của quần chúng nhân là vấn đề hết sức quan trọng Thực tế trên địa bàn huyện Lạng Giang cho thấy hầu như nhân dân nơi đây còn rất nhiều hạn chế về những kiến thức pháp luật, nguyên nhân là do đa số các đối tượng phạm tội đều không được học hành và có sự giáo dục... án và tham gia tố tụng tại phiên toà, vì vậy mà tỉ lệ giải quyết án của Toà án nhân dân huyện Lạng Giang đã vượt chỉ tiêu đề ra và chất lượng ngày một nâng lên Nhờ có sự nghiên cứu kỹ và đầy đủ hồ sơ vụ án trộm cắp tài sản về các đặc điểm, tính chất và tình tiết tội phạm và từ đó đã nắm bắt được các hành vi cụ thể của từng tội phạm để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Tại phiên toà xét xử,... những con người có ích cho xã hội Như vậy, ta có thể khẳng định trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay trên địa bàn huyện Lạng Giang Nó đòi hỏi cần có sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và đặc biệt là vai trò của mỗi người dân nơi đây Mỗi cá nhân làm tốt là xã hội sẽ trong sạch,... chiến sĩ mang tính thiết thực trong xã hội hiện nay Từ những chuyên môn, nghiệp vụ được trang bị họ luôn đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa với cách thức tập trung, rà soát, tuần tra, trinh sát…để nắm chắc tình hình hoạt động, phương thức hoạt động, thủ đoạn, đặc điểm của từng thủ phạm, có như vậy mới giảm thiểu sự phát triển của tình hình tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng 2.5 Nâng . Lạng Giang thực tập em đã định hướng ngay cho mình đề tài Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này tại địa phương làm chuyên đề thực tập.. tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang 1. Thực tiễn xét xử các vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang 1.1. Thực tiễn

Ngày đăng: 04/04/2013, 10:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan