Nâng cao hiệu quả sử dựng vốn ODA của nhật bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố hồ chí minh

65 570 5
Nâng cao hiệu quả sử dựng vốn ODA của nhật bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước cũng như bạn bè quốc tế. Là một thành phố trẻ, năng động cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay do quy mô dân số ngày càng tăng nhanh, mật độ dân số ngày càng cao đã gây sức ép lớn cho hệ thống giao thông vận tải của thành phố, đặc biệt là giao thông đường bộ. Bởi vậy việc mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ hiện đại là tất yếu để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nơi đây. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vốn ODA đặc biệt là ODA của Nhât Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh còn gặp nhiều vướng mắc gây trở ngại cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Do đó cần phải nâng cao hiệu quả các dự án sử dụng ODA của Nhật Bản.

SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ STT Tên bảng biểu và hình vẽ Trang 1 Bảng 2.1: Tình hình cam kết và giải ngân viện trợ phát triển của Nhật Bản trong giai đoạn 1998 – 2009 19 2 Hình 2.1: Tình hình cam kết và giải ngân viện trợ phát triển của Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 1992 – 2008 19 3 Hình 2.2: Cơ cấu vốn ODA được Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam từ 1993 – 2008 20 4 Bảng 2.2: Cơ cấu ODA Nhật Bản phân theo lĩnh vực cho TPHCM ( 1993 – nay) 25 5 Hình 2.3: Cơ cấu ODA Nhật Bản theo lĩnh vực cho TPHCM (1993 – nay) 26 6 Bảng 2.4: Các dự án giao thông đường bộ tại TPHCM sử dụng ODA Nhật Bản ( 2002 – nay) 27 7 Bảng 2.5: Phân bổ chi phí 30 8 Bảng 2.6: Tóm tắt tình hình giải ngân qua các năm của dự án Đại lộ Đông - Tây 33 9 Bảng 2.7: Kế hoạch tài chính 35 Học Viện Tài Chính 1 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 10 Bảng 2.8: Kế hoạch đầu tư và phân bổ vốn vay 36 11 Bảng 2.9: Tóm tắt tình hình giải ngân dự án đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây tính đến hết quý I/2011 37 Học Viện Tài Chính 2 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á DAC Uỷ ban phối hợp tài trợ phát triển FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GPMB Giải phóng mặt bằng GTVT Giao thông vận tải IMF Qũy tiền tệ quốc tế IBRD Ngân hàng tái thiết và phát triển JBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản KFW Ngân hàng tái thiết Đức NGO Tổ chức phi Chính Phủ NSNN Ngân sách Nhà nước ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển QLDA Quản lý dự án TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc WB Ngân hàng thế giới Học Viện Tài Chính 3 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những mục tiêu quan trọng mà các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam đang theo đuổi là tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội như : Xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng trong đó có giao thông . . . Nhưng có thể thấy khó khăn lớn nhất mà Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát triển nói chung gặp phải là thiếu vốn. Bởi vậy cần có những nguồn vốn từ bên ngoài bù đắp phần nào sự thiếu hụt đó nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của một quốc gia. Một trong những nguồn vốn quan trọng và đã phát huy hiệu quả là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ). Đây là nguồn vốn có nhiều ưu điểm so với những nguồn vốn khác như : thời gian vay vốn và thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp . . . Việt Nam đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nước, các tổ chức quốc tế như UN, WB, IMF, ADB, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển . . . Trong đó Nhật Bản là đối tác đặc biệt quan trọng – là nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất cho Việt Nam. Nguồn vốn ODA mà Nhật Bản cung cấp nhằm mục đích giúp Việt Nam tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Trong đó giao thông vận tải là lĩnh vực được Nhật Bản chú trọng và quan tâm nhiều nhất, chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu ODA phần theo lĩnh vực ma Việt Nam nhận được từ Nhật Bản. Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước cũng như bạn bè quốc tế. Là một thành phố trẻ, năng động cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay do quy mô dân số ngày càng tăng nhanh, mật độ dân số ngày càng cao đã gây sức ép lớn cho hệ thống giao Học Viện Tài Chính 4 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 thông vận tải của thành phố, đặc biệt là giao thông đường bộ. Bởi vậy việc mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ hiện đại là tất yếu để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nơi đây. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vốn ODA đặc biệt là ODA của Nhât Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh còn gặp nhiều vướng mắc gây trở ngại cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Do đó cần phải nâng cao hiệu quả các dự án sử dụng ODA của Nhật Bản. Xuất phát từ lý do trên, em đã lựa chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử dựng vốn ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh ”. 2.Mục đích của đề tài - Làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm của ODA, các tiêu thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam. - Phân tích tình hình thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực giao thông đường bộ của thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Là vấn đề sử dụng ODA của Nhật Bản, tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu : Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992 tới nay. Học Viện Tài Chính 5 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 4. Bố cục chuyên đề Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt thì chuyên đề gồm có 3 chương : - Chương 1: Tổng quan về ODA và hiệu quả sử dụng vốn ODA - Chương 2 : Thực trạng sử dụng vốn ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh - Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh Sau đây là nội dung chi tiết các chương : Học Viện Tài Chính 6 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA 1.1. Tổng quan về ODA 1.1.1. Khái niệm về ODA Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước Châu Âu, Châu Á,các nước thắng trận cũng như các nước bại trận đều đứng trước cảnh đổ nát, hoang tàn, chỉ có Châu Mỹ nói chung và nước Mỹ nói riêng là không sứt mẻ gì, mà ngược lại nhờ vào chiến tranh đã phất lên nhanh chóng. Trước tình hình đó để cứu vớt các đồng minh Tây Âu, đồng thời nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa ( XHCN ) mới hình thành, Mỹ đã triển khai “ Kế hoạch Marshall”, thông qua ngân hàng thế giới ( WB ), mà chủ yếu là Ngân hàng tái thiết và phát triển ( IBRD ) thực hiện viện trợ ồ ạt cho Tây Âu với tên gọi là khoản “ Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA ( Official Development Assistance ) ’’ được ví là “ trận mưa dollar ” khổng lồ cho Châu Âu. Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch Marshall, các nước Châu Âu đã đưa ra một chương trình phục hồi kinh tế có sự phối hợp và thành lập Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD. Trong khuôn khổ hợp tác và phát triển các nước OECD đã lập ra nhiều ủy ban chuyên môn, trong đó có ủy ban phối hợp tài trợ phát triển ( DAC ) nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế của họ. Trong ODA gồm có hai phần : Phần viện trợ không hoàn lại và phần vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp. Từ năm 1960 trở đi, ODA được coi là khoản tài trợ quốc tế ưu đãi cho các nước chậm và đang phát triển.Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về ODA vì vậy có nhiều khái niệm khác nhau về ODA, cụ thể : Học Viện Tài Chính 7 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 Theo ủy ban viện trợ phát triển, ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi của các Chính phủ, các Tổ chức phi Chính phủ dành cho các nước đang và kém phát triển. Theo chương trình phát triển Liên hợp quốc ( UNDP ) ODA bao gồm các khoản cho không và các khoản cho vay. Đó là các nguồn vốn do các bộ phận chính thức cam kết ( nhà tài trợ chính thức ), nhằm mục đích cơ bản là phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội, và được cung cấp bằng điều khoản tài chính ưu đãi có yếu tố không hoàn lại ít nhất bằng 25%. Theo ngân hàng thế giới thì “ Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức là một bộ phận của tài chính phát triển chính thức, trong đó các khoản vay cần đạt ít nhất 25% yếu tố cho không ”. Đứng dưới góc độ nước tiếp nhận ODA, ở Việt Nam theo Nghị định 131/2006/NĐ – CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ thì “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ ”. 1.1.2. Đặc điểm của ODA ODA thực chất cũng là một khoản vay nhưng nó không hoàn toàn giống với các khoản vay khác bởi một số đặc điểm riêng biệt sau :  ODA mang tính ưu đãi : Đây là một đặc trưng quan trọng để phân biệt ODA với các khoản vay khác. Tính chất ưu đãi thể hiện ở chỗ : - Ưu đãi về thời gian cho vay: ODA có thời gian cho vay dài, thời gian ân hạn lâu. Thường thì thời gian cho vay của ODA từ 30 – 40 năm và thời gian ân hạn từ 5 – 10 năm. Điều này làm giảm áp lực trả nợ của khoản viện trợ. Học Viện Tài Chính 8 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 - Ưu đãi về nguồn vốn: ODA là khoản vay kết hợp giữa một phần cho vay ưu đãi và một phần cho không. Trong đó yếu tố cho không là phần mà nước nhận tài trợ không có nghĩa vụ phải trả nợ. Đây là một ưu đãi đặc biệt hỗ trợ rất nhiều đối với các nước nhận viện trợ. - Ưu đãi về lãi suất vay: So với các khoản tín dụng thương mại khác thì ODA có mức lãi suất thấp hơn nhiều, thường là 0 – 3% /năm.  ODA mang tính ràng buộc : Ràng buộc có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi có thể khẳng định rằng không có sự cho không hoàn toàn, cho bao giờ cũng đi kèm với nhận. Đối với các nước tài trợ, ODA được sử dụng như một công cụ gây sức ép chính trị, kinh tế hay vì mục tiêu khác. Điều đó dẫn tới ODA có tính chất ràng buộc. Các nước viện trợ khi cung cấp ODA thường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình vào nước tiếp nhận viện trợ. Nước nhận viện trợ còn phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ như việc thay đổi chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế, thay đổi thể chế chính trị . . . cho phù hợp với mục đích của bên tài trợ. Với đặc điểm này của ODA, khi nhận viện trợ các nước tiếp nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của nhà tài trợ, không vì giải quyết những lợi ích trước mắt mà đánh mất quyền lợi lâu dài. Đồng thời các nước viện trợ cần tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nước tiếp nhận nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi.  ODA có khả năng gây nợ : Hầu hết các khoản vay nói chung đều đi kèm với lãi suất, kể cả vay ưu đãi. Tuy ODA có mức ưu đãi nhưng vẫn có khả năng gây nợ, tuy mức nợ nần giảm xuống song thời gian trả nợ dài dẫn tới có thể gây gánh nặng nợ trong tương lai. Do nguồn vốn ODA được sử dụng trong lĩnh vực phi sản xuất vật Học Viện Tài Chính 9 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 chất như phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục nên hiệu quả mà nó mang lại là gián tiếp, có tính chất hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước. Trong khi đó nợ ODA tiếp tục dồn lại càng ngày càng làm tăng gánh nặng nợ của nước tiếp nhận viện trợ. Do đó cần quản lý tốt khoản vay này kết hợp với các nguồn vốn khác để tăng khả năng trả nợ. 1.1.3. Phân loại ODA Có nhiều cách phân loại nguồn vốn ODA khác nhau căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, cụ thể :  Căn cứ vào tính chất tài trợ ODA gồm có: - Viện trợ không hoàn lại : Nước tiếp nhận không có nghĩa vụ phải hoàn trả . Loại ODA này chủ yếu dành cho các nước chậm và đang phát triển với mục đích ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực không có khả năng thanh toán vốn như : phục vụ xã hội, nghiên cứu chính sách . . . - Viện trợ có hoàn lại : Là các khoản vay ưu đãi. Thường người ta phải tính được mức độ không hoàn lại (hoặc thành tố ưu đãi ) lớn hơn 25% vốn vay mới được coi là ODA ưu đãi. - Viện trợ hỗn hợp : Là khoản viện trợ gồm một phần cho không và một phần cho vay (có thể có ưu đãi hoặc không ưu đãi ), nhưng tổng các thành tố ưu đãi phải trên 25%.  Căn cứ vào mục đích sử dụng ODA gồm có : - ODA hỗ trợ cơ bản : Là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Thường là các khoản vay ưu đãi. - ODA hỗ trợ kỹ thuật : Là khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, xây dựng thể chế, nghiên cứu tiền Học Viện Tài Chính 10 [...]... của phía Việt Nam, đặc biệt các dự án ODA không hoàn lại (đấu thầu hạn chế giữa các công ty Nhật Bản ) 2.2 Thực trạng sử dụng ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1 Tình hình thu hút ODA Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua 2.2.1.1.Thực trạng giao thông đường bộ của thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố. .. ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ của thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2 Học Viện Tài Chính 22 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ODA NHẬT BẢN CHO LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Giới thiệu về nhà tài trợ Nhật Bản và ODA Nhật Bản cho Việt Nam 2.1.1 Nhà tài trợ Nhật Bản và mối quan hệ với Việt Nam Kể từ năm 1986, với chính sách... Đông – Tây : Đây là dự án giao thông đường bộ của thành phố Hồ Chí Minh sử dụng vốn ODA của Nhật Bản lớn nhất Đây là dự án trọng điểm góp phần giải quyết nhu cầu đi lại của người dân từ phía Đông sang phía Tây của thành phố và ngược lại mà không phải đi vào trung tâm thành phố Vì vậy những con đường ở trung tâm thành phố sẽ giảm thiểu được sức épgiao thông đang đè nặng - Đường cao tốc TPHCM – Thủ Dầu... thận trọng khi sử dụng ODA 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn ODA 1.2.1.Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn ODA Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA là những kết quả đạt được theo những mục tiêu, kế hoạch, chương trình đã vạch sẵn, trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA Chính vì vậy, khi sử dụng nguồn vốn ODA thường đi kèm với các điều kiện ràng buộc nhất định như: Sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng của dự án, các... xây dựng mạng lưới đường bộ hiện đại, đáp ứng nhu Học Viện Tài Chính 30 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 cầu đi lại của người dân thì Chính phủ và Uỷ ban nhân dân TPHCM cần có những biện pháp cụ thể, tích cực hơn nữa để thu hút nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ, đặc biệt là ODA của Nhật Bản và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này 2.2.1.2.Thực trạng thu hút ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường. .. mạnh lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Nhưng hiện nay mạng lưới đường bộ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nên Chính phủ và các nhà tài trợ ưu tiên ODA để phát triển giao thông đường bộ Trong đó Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất Bảng 2.2: Cơ cấu ODA Nhật Bản phân theo lĩnh vực cho TPHCM ( 1993 - nay) Phân theo lĩnh vực Giao thông vận... hiện 1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA các nhà quản lý cũng như các cơ quan liên quan cần nắm vững những tác nhân có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, từ đó kịp thời có những biện pháp để quản lý và sử dụng vốn ODA một cách có hiệu quả nhất Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án ODA thì cần thiết phải xây dựng các chỉ tiêu Các chỉ tiêu... của thành phố trong thời gian tới GTVT nói chung và giao thông đường bộ nói riêng cũng là lĩnh vực dành được nhiều sự quan tâm của nhà tài trợ Nhật Bản Với sự giúp đỡ quý báu đó mà nhiều con đường khang trang, hiện đại đã hoàn thành và góp phần giảm ùn tắc giao thông trong thành phố Bảng 2.4: Các dự án giao thông đường bộ tại TPHCM sử dụng ODA Nhật Bản (giai đoạn 2002 – nay) STT Tên dự án Thời gian... thông đường bộ thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút FDI lẫn vốn ODA của Nhật Bản Tính đến tháng 8 năm 2010, trên địa bàn thành phố có gần 400 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 2,015 tỷ USD, riêng trong tám tháng đầu năm 2010 có 20 dự án với tổng vốn hơn 80 triệu USD TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta vì vậy hệ thống giao thông đường bộ phát... có vốn đầu tư lớn mà NSNN thì có hạn do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ tạo lòng tin của nhà tài trợ đối với khả năng hấp thụ vốn của nước tiếp nhận Từ đó góp phần tăng cường thu hút ODA cho quốc gia Học Viện Tài Chính 21 SV: Nguyễn Thị Uyên Lớp CQ 45/08.01 Nội dung chương 1 đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về ODA và hiệu quả sử dụng vốn ODA Tiếp theo em xin trình bày sâu hơn về vốn ODA của Nhật . lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh - Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh Sau đây. chọn đề tài : Nâng cao hiệu quả sử dựng vốn ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh ”. 2.Mục đích của đề tài - Làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm của ODA, các tiêu. nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Là vấn đề sử dụng ODA của Nhật

Ngày đăng: 13/04/2015, 15:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1.2.3.1. Các nhân tố từ phía nhà tài trợ

    • 1.2.3.2. Các nhân tố từ phía nhận tài trợ

    • 2.1.2.2.Cơ cấu viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam

    • * Ưu điểm

    • * Nhược điểm

    • 2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan

    • 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan