Các chiến lược marketing của Vinamilk

19 1.5K 3
Các chiến lược marketing của Vinamilk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các chiến lược marketing của Vinamilk

Mục lục Lời nói đầu Chương I : Đôi nét về thương hiệu Vinamilk tại Việt Nam 1. Đôi nét về công ty 2. Lịch sử hình thành 3. Những danh hiệu Vinamilk đã đạt được 4. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý 5. Chính sách kinh doanh, chính sách chất lượng và nhãn hiệu Chương II: Mục tiêu kinh doanh của công ty, dựa vào phân tích swot chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vinamilk 1. Mục tiêu 2. Phân tích SWOT Chương III : Các chiến lược marketing của Vinamilk 1.Chiến lược Marketing là gì? Tại sao phải có chiến lược Marketing? 2. Các chiến lược marketing cụ thể của Vinamilk Chương IV: Các thành tựu đạt được sau khi thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả từ năm 2005-2008 Kết luận Tài liệu tham khảo Lời mở đầu 1 Trong thời kì mở cửa của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của các chiến lược marketing giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt xu thế đó, trong những năm qua, mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam (Do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức), Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 30%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOP TEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền 1997-2004. Để đạt được những thành tựu như trên, không phải bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng dễ dàng đạt được. Chắc chắn các nhà lãnh đạo của thương hiệu nổi tiếng Vinamilk đã phải thực hiện khâu marketing hết sức thành công.Vậy những chiến lượcVinamilk đã sử dụng là gì để khiến thương hiệu của mình trở nên thành công đến vậy???? Dưới đây em xin phân tích một vài chiến lược marketing đã giúp Vinamilk đứng vững trên thị trường trong suốt 30 năm qua. Em xin cảm ơn cô giáo Nguyễn Thanh Bình , giảng viên bộ môn Marketing quốc tế, đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong có sự đóng góp của cô để bài viết của em thêm hoàn chỉnh. Chương I : Đôi nét về thương hiệu Vinamilk tại Việt Nam 1. Đôi nét về công ty 2 1. Được hình thành từ năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam.( số vốn điều lệ hiện tại là 1.590.000.000.000 đồng) 2. Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Tên đăng ký hợp pháp của Công ty bằng tiếng Anh là Vietnam Dairy Products Joint-Stock Company. Tên viết tắt là Vinamilk. 3. Công ty được thành lập theo phương thức chuyển từ một doanh nghiệp nhà nước thành một công ty cổ phần, được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Theo đó, Công ty có tư cách pháp nhân kể từ Ngày Thành lập, và các Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. 4. Trụ sở đăng ký của Công ty là: Địa chỉ: 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (848) 9300 358 Fax: (848) 9305 206 E-mail: vinamilk@vinamilk.com.vn Website: www.vinamilk.com.vn 5. Tổng Giám đốc sẽ là đại diện theo pháp luật của Công ty. 6. Công ty có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại Địa bàn Kinh doanh để hỗ trợ các mục tiêu của Công ty phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng quản trị và trong phạm vi Pháp luật cho phép. 7. Trừ khi chấm dứt hoạt động trước thời hạn theo Điều 43.2 và 44 hoặc gia hạn hoạt động theo Điều 45, Thời hạn của Công ty là 50 năm kể từ Ngày Thành lập. 2. Lịch sử hình thành Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: 3 Sữa đặc Sữa bột Bột dinh dưỡng Sữa tươi Kem Sữa chua Phô – mai Và các sản phẩm khác như: Sữa đậu nành. Sữa Nước ép trái cây. Bánh. Cà phê hòa tan Nước uống đóng chai. Trà, chocolate hòa tan . Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước. Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk đã được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Balan, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Lào, Campuchia … Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Năm 1976, lúc mới thành lập, Công Ty Sữa Việt Nam ( VINAMILK) có tên là Công Ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục thực phẩm và bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm: Nhà máy sữa Thống Nhất. Nhà máy sữa Trường Thọ. 4 Nhà máy sữa Dielac. Nhà máy Cà Phê Biên Hoà. Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I . Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là: Nhà máy bánh kẹo Lubico. Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi ( Đồng Tháp). Năm 1989, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chỉ còn 3 nhà máy trực thuộc: Nhà máy sữa Thống Nhất. Nhà máy sữa Trường Thọ. Nhà máy sữa Dielac. Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công Ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) - trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Năm 1994, Công Ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy: Nhà máy sữa Thống Nhất. Nhà máy sữa Trường Thọ. Nhà máy sữa Dielac. Nhà máy sữa Hà Nội. Năm 1996, Xí Nghiệp liên doanh sữa Bình Định tại Qui Nhơn ra đời, góp phần thuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến người tiêu dùng khu vực miền Trung. Năm 2000, công ty đã tiến hành xây dựng thêm: Nhà máy sữa Cần Thơ. 5 Xí nghiệp Kho Vận. Năm 1999, Công ty đã áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002” và hiện nay Vinamilk đang áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000” là phiên bản mới nhất trên thế giới hiện nay. Điều này đảm bảo rằng VINAMILK luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, sẵn sàng thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước và giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Năm 2002, công ty xây dựng thêm: Nhà máy cổ phần sữa Sài Gòn. Nhà máy sữa Nghệ An. Tháng 11/2003, công ty chuyển thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) 3. Những danh hiệu Vinamilk đã đạt được Trải qua quá trình hoạt động và phát triển suốt 30 năm qua, Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam, Những danh hiệu cao qúy mà Vinamilk đã được nhận là: Huân chương độc lập hạng nhì. Danh hiệu Anh Hùng Lao Động. Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba. Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng Việt Nam Chất lượng cao“ từ 1997 – 2005 (bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn). Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng tiêu dùng Việt Nam” từ 1995 – 2004 (bạn đọc báo Đại đoàn kết bình chọn). 4.Cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý 6 5. Chính sách kinh doanh, chính sách chất lượng và nhãn hiệu 7 Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ý nghĩa biểu tượng : - 2 điểm lượn trên và dưới của logo tượng trưng 2 giọt sữa trong dòng sữa. - Biểu tượng trung tâm : + Nghĩa của chữ : (VINA) :Việt nam + Nghĩa của chữ : (M) : Milk (sữa) + Nghĩa của chữ : (V) : Victory (Thắng lợi, chiến thắng và tiến lên) + Màu xanh nền : Biểu tượng đồng cỏ, thiên nhiên, nguồn dinh dưỡng… 8 Chính sách chất lượng của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam: Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, với giá cả cạnh tranh và tuân theo luật định. Tổng Giám Đốc MAI KIỀU LIÊN Logo VINAMILK dạng đứng Logo VINAMILK dạng ngang Chương II: Mục tiêu kinh doanh của công ty, dựa vào phân tích swot chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vinamilk 1. Mục tiêu 9 a/. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là: - Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác; - Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát; - Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu; - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của Pháp luật. - Sản xuất và kinh doanh bao bì - In trên bao bì - Sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải nhựa) b/. Mục tiêu của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận có thể có được của Công ty cho các Cổ đông, nâng cao giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Bên cạnh đó, Vinamilk gắn kết công nghiệp chế biến với phát triển vùng nguyên liệu nhằm tăng tính độc lập về nguồn nguyên liệu trong hiện tại và tương lai. c/ Mục tiêu: Người Việt Nam sẽ được sử dụng các sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam do chính doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất với những điều kiện ưu đãi nhất. Để đạt được mục tiêu đó, Vinamilk tiếp tục tăng cường đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng kênh phân phối ở các tỉnh, thành, chọn đơn vị, cá nhân làm nhà phân phối có khả năng kinh doanh và tài chính dồi dào, có mạng lưới bán hàng rộng và mối quan hệ tốt, tổ chức lực lượng nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, tận tâm, hỗ trợ tốt cho công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm 2. Phân tích SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) - Hệ thống phân phối sâu rộng, thương hiệu mạnh, tiềm lực tài chính vững chắc, quy mô sản xuất lớn, đội ngũ lãnh đạo là những - Khâu marketing yếu, dẫn đến chưa tạo được một thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh của công ty 10 [...]... vốn tín dụng, vốn thuộc các chương trình của Nhà nước, huy động từ việc bán trái phiếu, cổ phiếu, vốn FDI, ODA cho việc đầu tư các dự án chế biến sữa cũng như các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên 11 liệu 12 Chương III : Các chiến lược marketing của Vinamilk 1 .Chiến lược Marketing là gì? Tại sao phải có chiến lược Marketing? a/ Chiến lược Marketing là gì ?Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp... vi của nó bị bó hẹp Chính vì vậy các chiến lược Marketing ra đời chính là để giúp các doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng Vinamilk đã nắm bắt được yếu tố trên và đã thực hiện nó một cách hết sức khôn ngoan Qua hoạt động marketing của Vinamilk qua từng giai đoạn , thực tế cho thấy Vinamilk đã thực hiện các chiến lược marketing đúng thời cơ và đã rất thành công Các. .. hoá 13 2 Các chiến lược marketing cụ thể của Vinamilk Quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, PR mạnh mẽ, tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng Ngoài việc sản xuất kinh doanh, Vinamilk là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc hướng về cộng đồng Vừa qua tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Vinamilk đã tổ chức khánh thành Trường Mẫu giáo ấp Hòa Lợi do Vinamilk. .. sản xuất bia lớn thứ hai thế giới Năm 2006, dự kiến doanh thu nội địa và xuất khẩu của Vinamilk tăng 50% so với năm 2005 (năm 2005, Vinamilk đạt doanh thu 5.667 tỉ đồng) 16 Chương IV: Các thành tựu đạt được sau khi thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả từ năm 2005-2008 Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của Vinamilk đạt trên 3.500 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước Tổng doanh thu đạt... sữa tươi cho nông dân Đến 15 nay ,Vinamilk đã đầu tư trên 20 tỉ đồng, xây dựng các trạm trung chuyển, bồn lạnh chứa, hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, góp phần đưa đàn bò sữa cả nước lên 107.000 con Biến đối thủ thành đối tác Đây là chiến lược mới nhất của Vinamilk để tiếp tục vững vàng trước “cơn sóng thần hội nhập” Với nguyên tắc hai bên cùng có lợi, Vinamilk sẽ hợp tác với các tập đoàn quốc tế lớn trên lĩnh... càng tăng của người tiêu dùng 14 Trong chiến lược phát triển công ty, Vinamilk đã triển khai xây dựng hệ thống kho tại xí nghiệp kho vận, tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 nhà máy bia, Nhà máy sữa Đà Nẵng, Nhà máy sữa Tuyên Quang và Nhà máy sữa Tiên Sơn (Bắc Ninh) Đột phá về công nghệ Cách đây 5 năm, bà Mai Kiều Liên đã đưa ra chiến lược “Đi tắt đón đầu công nghệ mới” Đó là việc tranh thủ tối đa các nguồn... nhiều năm liền, khi phong trào liên doanh với nước ngoài nở rộ, nhiều hãng sữa lớn của thế giới chào mời, nhưng Vinamilk vẫn nói không Gắn với chiến lược phát huy nội lực, là việc “phủ” các nhà máy và thực hiện “cuộc cách mạng trắng”- hình thành các vùng nguyên liệu trên toàn quốc Từ chỗ chỉ có 3 nhà máy ở phía Nam, năm 2005, Vinamilk đã có 8 nhà máy hiện đại cả Bắc - Trung - Nam, mạng lưới 1.400 đại lý... marketing đúng thời cơ và đã rất thành công Các doanh nghiệp khác nên lấy trường hợp của Vinamilk làm bài học cho sự phát triển thương hiệu của mình Tuy nhiên cũng cần xem xét các điểm yếu của Vinamilk để qua đó rút kinh nghiệm cho bản thân doanh nghiệp mình, tránh đi vào “ vết xe đổ” của họ 18 Tài liệu tham khảo http:/ /vinamilk. com.vn/ http://www.vntrades.com/tintuc/modules.php?name=News&file=article&sid=2756... Họ phải biết làm thế nào để làm giá cho giải pháp của mình một cách hấp dẫn và hợp lý, và làm thế nào để chọn và quản trị kênh phân phối để đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng một cách có hiệu quả Họ cần phải biết làm thế nào để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình, để khách hàng biết và mua Không chỉ thế, họ cần phải biết áp dụng chiến lược thị trường và phương pháp quản trị phù hợp với... Promotion (hay còn được gọi là communication): chính sách chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng, internet v.v b/ Tại sao phải có chiến lược Marketing : “Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi . Các chiến lược marketing của Vinamilk 1 .Chiến lược Marketing là gì? Tại sao phải có chiến lược Marketing? 2. Các chiến lược marketing cụ thể của Vinamilk. III : Các chiến lược marketing của Vinamilk 1 .Chiến lược Marketing là gì? Tại sao phải có chiến lược Marketing? a/ Chiến lược Marketing

Ngày đăng: 04/04/2013, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan