Các dạng đề văn ôn thi Đại học bài ĐẤT NƯỚC của Nguyễn Khoa Điềm

41 19.2K 74
Các dạng đề văn ôn thi Đại học bài ĐẤT NƯỚC của Nguyễn Khoa Điềm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẤT NƯỚC Nguyễn Khoa Điềm Đề 1: Phân tích đoạn thơ mở đầu đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó”. MỞ BÀI 1. Dẫn dắt vào vấn đề: - “Có mối tình nào cao hơn là Tổ quốc?” - Trần Mai Ninh. Bằng tình cảm yêu thương sâu nặng ấy, các nhà thơ - chiến sĩ đã có biết bao bài thơ rất hay về Tổ quốc, đất nước Việt Nam thương yêu. - Nếu như các nhà thơ khác thường dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ mang tính biểu tượng, tạo ra một khoảng cách để cảm nhận, chiêm ngưỡng về đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm lại cảm nhận về đất nước qua những gì hết sức gần gũi, đơn sơ, bình dị . 2. Tác giả, tác phẩm: - Vị trí: Nguyễn Khoa Điềm là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Phong cách điển hình: + Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư, ý thức của một công dân yêu nước về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong cuộc chiến đấu chung của cả dân tộc + Thơ ông còn thể hiện những nhận thức sâu sắc về nhân dân, đất nước qua những trải nghiệm của chính mình. 3. Vấn đề nghị luận: - Xuất xứ, vị trí của đoạn thơ: Đoạn trích mang tên Đất Nước thuộc phần đầu chương V, trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm viết ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu 1974. - Nội dung cơ bản: + Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị bị tạm chiếm miền Nam, + mở rộng ra là sự tự ý thức của tuổi trẻ Việt Nam, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Nội dung đoạn trích: + Đất nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệt là trong thơ ca hiện đại. + Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận, suy tư của mình về đất nước một cách thật độc đáo. + Đoạn thơ mở đầu được xem là những cảm nhận riêng của tác giả về đất nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động, gợi cảm với một giọng thơ thiết tha, sôi nổi. THÂN BÀI: 1. Đất Nước có từ bao giờ? - Nguyễn Khoa Điềm tập trung thể hiện những khám phá mới mẻ về đất nước trên ba phương diện: chiều dài của thời gian lịch sử, chiều rộng của không gian địa lí và chiều sâu của truyền thống văn hóa dân gian. - Khi khám phá đất nước ở chiều dài miên viễn của thời gian lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm không dựa vào sử liệu hay những khái niệm trừu tượng mà chọn những hình ảnh tự nhiên, bình dị để cảm nhận về đất nước. Đất Nước, hai chữ thiêng liêng cao cả ấy chẳng phải ở đâu xa mà ở ngay trong mỗi gia đình chúng ta: từ lời kể chuyện của mẹ, miếng trầu của bà, đến phong tục tập quán quen thuộc, tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hạt gạo, hòn than, cái kèo, cái cột trong nhà… - Bằng giọng tâm tình, dịu ngọt như lời kể truyện cổ tích, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận, suy tưởng của mình về cội nguồn sâu xa của đất nước. “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa…" mẹ thường hay kể” + Lịch sử sâu thẳm của đất nước ta được tác giả cắt nghĩa không phải bằng sự nối tiếp của các vương triều hay các sự kiện lịch sử trọng đại như Nguyễn Trãi đã từng viết trong “Bình Ngô Đại Cáo”: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc – Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương” mà bằng những hình ảnh gần gũi, thân quen, bằng cách nói rất dung dị. + Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi. Hình như nhà thơ không cố tình làm thơ. Nhà thơ như chỉ muốn nói lên điều mà bất kì ai cũng có thể nói lên. Nhà thơ nói lên cho mình mà cũng cho tất cả mọi người, cho tất cả bạn bè cùng trang lứa với mình. + Lắng nghe cho kĩ, người đọc có thể nghe xôn xao trong câu thơ là cả một niềm tự hào mãnh liệt và niềm biết ơn mênh mông. . “Lớn lên” thì “Đất Nước đã có rồi”, Đất Nước có trong lịch sử hàng ngàn năm, điều mà không phải bất kì Đất Nước nào trên mặt đất này cũng có được. . “Đất Nước đã có rồi”: bất cứ con người Việt Nam khi sinh ra ngay lập tức đã được bao bọc, đã được nâng niu, chở che trong một cái nôi ấm áp, thân yêu vô cùng là Đất Nước. . “Lớn lên” thì “Đất Nước đã có rồi”, ta đang có được Đất Nước từ công lao của hàng ngàn thế hệ con người, với bao nhiêu hi sinh xương máu, bao nhiêu nước mắt và mồ hôi. + Từ cảm xúc tự hào và biết ơn của mình, nhà thơ tìm cho mình những điều khẳng định: “Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể” + Giản dị và bất ngờ quá, Đất Nước bắt đầu từ “ngày xửa ngày xưa…” có nghĩa là Đất Nước được bắt nguồn từ những câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Từ chuyện Lạc Long Quân dựng nên Đất Nước, chuyện Thánh Gióng đánh giặc… Ngoài ra, hình ảnh “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể” gợi hình ảnh đất nước thanh bình trong những câu chuyện cổ tích. Có tâm hồn Việt Nam nào mà không được nuôi dưỡng từ những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” ấy. + Nhưng thử hỏi: nếu không có Đất Nước từ “ngày xửa ngày xưa”, thì làm sao có được những câu chuyện để cho bây giờ “mẹ thường hay kể”? Mà “ngày xửa ngày xưa” là lúc nào? Là mấy trăm năm, mấy ngàn năm trước, từ thuở đất trời còn hồng hoang. - Đất nước còn được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân, văn hoá và lịch sử : “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” + Trong khoảng thời gian mênh mông của Đất Nước, nhà thơ muốn tìm đến những thuở đầu tiên khi Đất Nước tượng hình. Thì cũng giản dị vô cùng: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” + Phát hiện thật bất ngờ nhưng cũng thật chính xác. Không biết ngày xưa, ai là người đầu tiên ăn miếng trầu để rồi có “miếng trầu bây giờ bà ăn” . Có lẽ con người không hề nghĩ rằng với miếng trầu ấy, cũng bắt đầu một tập tục Việt Nam, một nét văn hóa Việt Nam. Bắt đầu tạo dựng văn hóa, cũng là bắt đầu tạo nên Đất Nước. Bởi nếu không có nền văn hóa thì làm sao có thể gọi là Đất Nước. + Qua phát hiện đó, ta thấy Đất Nước còn là những gì gần gũi, thân quen ngay trong đời sống con người. Hình ảnh “miếng trầu bây giờ bà ăn” gợi ta nhớ đến câu chuyện cổ tích “Trầu cau”. . Qua câu chuyện cổ tích ấy, ta thấy được những nét đẹp trong phong tục tập quán của dân tộc: phong tục nhuộm răng ăn trầu, phong tục ăn trầu giao tiếp của nhân dân “miếng trầu là đầu câu chuyện”, phong tục cưới hỏi “miếng trầu nên dâu nhà người”. . Đất Nước thật lớn lao kì vĩ nhưng chẳng phải bắt đầu từ những điều bé nhỏ đó sao! + Đất Nước còn lớn lên cùng truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc. “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” + Nhà thơ thật sâu sắc khi nói đến việc “dân mình đánh giặc” mà nhắc đến việc “trồng tre”. . Từ muôn đời nay, con người Việt Nam trồng tre là để có lũy tre bao bọc làng quê, để có bóng tre xanh mát rượi con đường làng, để lấy cây tre làm nên nhà cửa, làm nên những dụng cụ sinh hoạt hàng ngày như chiếc đòn gánh tre, cái cối xay tre, cái chõng tre, chiếc nôi tre, con sáo diều tre lơ lửng lưng trời… . Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết: “Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” + Con người Việt Nam trồng nên cây tre còn để khi cần thì biến cây tre thành vũ khí đánh giặc. . Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm phải chăng gợi lên truyền thuyết Thánh Gióng - Hình ảnh cậu bé vươn vai thành tráng sĩ nhổ tre đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi là tinh thần yêu nước kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc hơn bốn ngàn năm lịch sử. . Truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân đã trở thành bài ca giữ nước hào hùng của nhân dân ta, đã trở thành lịch sử đất nước: “Ta như thuở xưa thần Phù Đổng Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt Chí căm thù ta rèn thép làm roi Lửa chiến đấu ta phun vào mặt Lũ sát nhân cướp nước hại nòi” (Tố Hữu) + Như vậy, lịch sử lâu đời của đất nước được kết tinh trong từng câu chuyện kể, trong miếng trầu bà ăn thường ngày, trong “cây tre đánh giặc” thân quen quanh ta. Với cái nhìn độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước đã nằm sâu trong tiềm thức mỗi chúng ta, mỗi người dân; trong đời sống tâm hồn của nhân dân từ thế hệ này qua thế hệ khác. - Đất nước còn là phong tục búi tóc thành cuộn sau gáy rất quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay: “Tóc mẹ thì bới sau đầu” + Bắt đầu tạo dựng, rồi Đất Nước lớn lên, trong khoảng thời gian đằng đẵng mấy nghìn năm. Đất Nước đã làm nên biết bao điều, tạo nên biết bao giá trị từ vật chất cho đến tinh thần. Những chuyện ấy hôm nay vẫn còn đó. Có những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ: “Tóc mẹ thì bới sau đầu”. + “Thì bới sau đầu”, hóa ra cái bới tóc sau đầu ấy là một một nét đẹp tự nhiên của người mẹ Việt Nam, của người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp cần thiết bởi “cái răng cái tóc là góc con người”. + Nét đẹp ấy cũng là nét đẹp góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. “Tóc ngang lưng vừa chừng em búi Để chi dài bối rối lòng anh” (Ca dao cổ) - Đất nước Việt Nam còn mang vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam: tình nghĩa đậm đà, thuỷ chung son sắt của cha mẹ: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Ý thơ được toát lên từ những câu ca dao đẹp: “Tay bưng đĩa muối chén gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” Hay: “Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta tình nặng nghĩa đầy Dù ba vạn sáu ngàn ngày cũng chẳng xa” Gừng bao giờ cũng cay, muối bao giờ cũng mặn. Đó là một giá trị, một đạo lí của gia đình Việt Nam. Ý thơ nhằm ca ngợi lối sống giàu tình nghĩa và tấm lòng thuỷ chung son sắt của người Việt Nam. - Tiếp tục suy nghĩ về những giá trị mà các thế hệ cha anh đã tạo dựng nên, đến đây nhà thơ lại có một phát hiện bất ngờ mà thú vị: “Cái kèo, cái cột thành tên” + “Cái kèo, cái cột” là tên gọi những bộ phận quan trọng trong cấu trúc ngôi nhà truyền thống Việt Nam: “Có cây thì dây mới leo, Có cột có kèo mới có đòn tay” (Ca dao) + Như vậy là, từ thuở xa xưa, con người Việt Nam, không chờ ai dạy bảo, đã biết tự mình làm nên nhà cửa để che mưa trú nắng, ổn định nơi ăn chốn ở để có thể tồn tại vững bền trên dải đất bên bờ biển Đông quanh năm đầy nắng mưa giông bão này. + Lại còn chuyện này nữa: “Cái kèo, cái cột thành tên”, bởi đó là những tên gọi quen thuộc mà người Việt Nam ngày trước đã dùng để đặt tên cho con cái mình, những tên gọi hồn nhiên lấy từ những sự vật quen thuộc, như tên Cột, Kèo, Chanh, Khế, Nụ, Búp, Khoai, Sắn… Đó là những tên gọi không thể viết bằng chữ Hán, những tên gọi hoàn toàn Việt Nam. Như thế là từ mấy nghìn năm trước, không đợi tới người Hán đến đây, dân tộc ta đã có tiếng nói riêng mà bây giờ ta gọi là tiếng mẹ đẻ. - Tạo nơi ăn chốn ở, tạo nên tiếng nói, tạo nên Đất Nước, tổ tiên ta còn tạo nên một điều vô cùng quan trọng: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng” + Với người Việt Nam vốn gắn bó lâu đời với nền văn minh lúa nước, hạt gạo trở thành gia bảo vô cùng cần thiết cho cuộc sống. Cho nên ngay khi còn là đứa trẻ mới lớn, cảm nhận về vật chất đầu tiên phải là hạt gạo trải qua một quá trình lam lũ, vất vả kết tinh mồ hôi, nước mắt của người lao động. + Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm như gói gọn cả quy trình lao động vất vả của con người Việt Nam để làm nên hạt gạo qua nghìn đời nay. Để từ đất mà làm nên hạt lúa, phải “một nắng hai sương”, bao nhiêu khó nhọc. Rồi từ hạt lúa mà có được hạt gạo để có bát cơm ăn, còn bao nhiêu công việc phải đổ mồ hôi: “xay, giã, giần, sàng…”, phải suốt ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, “dầm mưa dãi nắng”. + Hình ảnh thơ của Nguyễn Khoa điềm làm ta gợi nhớ tới câu ca dao mẹ ru thuở nào: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” + Như vậy thì rõ ràng là từ mấy nghìn năm trước, con người ở đây đã biết tự mình làm nên hạt gạo để có miếng ăn hàng ngày cho mình, để cho các thế hệ con cháu vững vàng mà làm nên Đất Nước, để tạo dựng cho mình một nền văn minh riêng mà các nhà nghiên cứu ngày nay gọi là “nền văn minh sông Hồng”! - Kết lại đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm khẳng định: “Đất Nước có từ ngày đó”. + Đất Nước của bây giờ là “Đất Nước có từ ngày đó”, thuở đó. - Cách cảm nhận cội nguồn đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thật gần gũi, thân quen mà cũng không kém phần thi vị, độc đáo, dễ làm lay động trái tim hàng triệu độc giả. - Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng khéo léo các kiểu cấu trúc thơ “Đất nước đã có…”, “Đất nước bắt đầu…”, “Đất nước lớn lên…”, “Đất nước có từ…” đã giúp cho ta hình dung được cả quá trình hình thành và phát triển của đất nước trong trường kì lịch sử nằm sâu trong tâm thức của con người Việt Nam qua bao thế hệ. - Trường từ vựng: ông, bà, cha, mẹ gợi về tình cảm gia đình ruột thịt thân thương. + Đất Nước hiện ra trong mối quan hệ với mẹ, với những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” mà mẹ kể cho chúng ta nghe. Đất Nước hiện ra trong mối quan hệ với người bà, với hình ảnh “miếng trầu bà ăn” hàng ngày. Đất Nước hiện ra trong mối quan hệ nghĩa tình của cha mẹ “thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. + Đất Nước luôn hiện hữu trong hình ảnh của ông bà, cha mẹ, cháu con. Đó cũng là khởi nguồn cho đất nước. Bởi nói như nhân vật chú Năm “con sông gia đình cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, rộng bằng nước ta” (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi). KẾT LUẬN - Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc thường ngày, bằng chất liệu văn hoá dân gian, truyền thuyết, cổ tích, chỉ qua một đoạn thơ ngắn, Nguyễn Khoa Điềm đã trình bày được một ý niệm về đất nước thật độc đáo, hấp dẫn; vừa thiêng liêng, vừa hiện hữu rõ ràng, vừa có chiều sâu văn hoá lịch sử , vừa bình dị thân quen với cuộc sống nhân dân hàng ngày. - Đó là một đóng góp quan trọng của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu thêm ý niệm về đất nước của nhân dân cho thơ ca hiện đại. RA: Phân tích o n th sau trong bài th t N c c a Nguy nĐỀ đ ạ ơ ơ Đấ ướ ủ ễ KHoa i m.Đề Khi ta l n lên t N c ã có r iớ Đấ ướ đ ồ t N c có trong nh ng cái “ngày x a ngày x a” m th ng hay k .Đấ ướ ữ ử ư ẹ ườ ể t N c b t u v i mi ng tr u bây gi bà nĐấ ướ ắ đầ ớ ế ầ ờ ă t N c l n lên khi dân mình bi t tr ng tre mà ánh gi cĐấ ướ ớ ế ồ đ ặ Tóc m thì b i sau uẹ ớ đầ Cha m th ng nhau b ng g ng cay mu i m nẹ ươ ằ ừ ố ặ Cái kèo, cái c t thành tênộ H t g oạ ạ ph i m t n ng hai s ng xay, giã, gi n, sàngả ộ ắ ươ ầ t N c có t ngày ó…Đấ ướ ừ đ H NG D N PHÂN TÍCHƯỚ Ẫ I. M BÀIỞ t N c là ngu n c m h ng b t t n c a th ca và ngh thu t. M i nhà Đấ ướ ồ ả ứ ấ ậ ủ ơ ệ ậ ỗ th u có nh ng c m nh n r t riêng v t N c, b i th t N c, ơ đề ữ ả ậ ấ ề Đấ ướ ở ế Đấ ướ T qu c hi n lên muôn màu muôn v . N u nh các nhà th cùng th i ổ ố ệ ẻ ế ư ơ ờ th ng ch n i m nhìn v t N c b ng nh ng hình nh k v , m l ườ ọ để ề Đấ ướ ằ ữ ả ỳ ĩ ỹ ệ hay c m h ng v l ch s qua các tri u i thì Nguy n Khoa i m l i ả ữ ề ị ử ề đạ ễ Đề ạ ch n i m nhìn g n g i, quen thu c bình d miêu t v t N c. ọ đ ể ầ ũ ộ ị để ả ề Đấ ướ n v i bài th t N c c a Nguy n Khoa i m ta nh ng tr c Đế ớ ơ Đấ ướ ủ ễ Đề ư đứ ướ muôn màu v n hóa, truy n th ng, phong t c t i p vô ng n. V p ă ề ố ụ ươ đẹ ầ ẻ đẹ y c hi n lên sâu s c nh t qua chín câu th u.ấ đượ ệ ắ ấ ơ đầ Khi ta l n lên t N c ã có r iớ Đấ ướ đ ồ t N c có trong nh ng cái “ngày x a ngày x a” m th ng hay k .Đấ ướ ữ ử ư ẹ ườ ể t N c b t u v i mi ng tr u bây gi bà nĐấ ướ ắ đầ ớ ế ầ ờ ă t N c l n lên khi dân mình bi t tr ng tre mà ánh gi cĐấ ướ ớ ế ồ đ ặ Tóc m thì b i sau uẹ ớ đầ Cha m th ng nhau b ng g ng cay mu i m nẹ ươ ằ ừ ố ặ Cái kèo, cái c t thành tênộ H t g oạ ạ ph i m t n ng hai s ng xay, giã, gi n, sàngả ộ ắ ươ ầ t N c có t ngày ó…Đấ ướ ừ đ II. THÂN BÀI 1. Khái quát tr c khi phân tích:ướ t n c là ngu n c m h ng b t t nĐấ ướ ồ ả ứ ấ ậ c a th ca. bài th này, Nguy n Khoa i m ã ch n i m nhìn g n ủ ơ Ở ơ ễ Đề đ ọ đ ể ầ g i miêu t m t t n c t nhiên, bình d mà không kém ph n ũ để ả ộ đấ ướ ự ị ầ thiêng liêng, t i p. Hình nh t n c trong o n th u hi n lên ươ đẹ ả đấ ướ đ ạ ơ đầ ệ muôn màu muôn v , sinh ng l th ng, l ng ng trong tâm t ng ta ẻ độ ạ ườ ắ đọ ưở qua nh ng nét p v phong t c, t p quán, v n hóa, truy n th ng mang ữ đẹ ề ụ ậ ă ề ố m d u n con ng i Vi t.đậ ấ ấ ườ ệ 2. Câu th m u c vi t theo th câu kh ng nhơ ở đầ đượ ế ể ẳ đị “Khi ta l n ớ lên t N c ã có r i”. V i cách vào u r t t nhiên y, nhà th kh ngĐấ ướ đ ồ ớ đầ ấ ự ấ ơ ẳ nh: t N c ã có t r t lâu, có tr c khi ta sinh ra vì th khi ta l n đị Đấ ướ đ ừ ấ ướ ế ớ lên thì ta ã th y t N c.đ ấ Đấ ướ B n ch cu i c a câu th vang lên y t ố ữ ố ủ ơ đầ ự hào “ t N c ã có r i”Đấ ướ đ ồ . ó là l i kh ng nh ch c n ch v s tr ng Đ ờ ẳ đị ắ ị ề ự ườ t n c a t n c qua m y ngàn n m l ch s d ng n c và gi n c.ồ ủ đấ ướ ấ ă ị ử ự ướ ữ ướ 3. Hai câu th ti p theo nhà th di n t c th v s ra i c a t ơ ế ơ ễ ả ụ ể ề ự đờ ủ đấ n cướ . [...]... đẹp của một Đất Nước giàu văn hóa cổ truyền Đất Nước của truyền thống, phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng Đất Nước của nhân dân ĐẤT NƯỚC Nguyễn Khoa Điềm Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ tư tưởng Đất Nước của nhân dân” trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Người học. .. thể sự “hoá thân” của nhân dân vào đất nước muôn đời THÂN BÀI Trọng tâm của đoạn thơ nằm ở phần lí giải: “Ai làm nên Đất Nước? ” và bằng lí giải đầy sức thuyết phục của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định: Nhân dân làm nên đất nước, Đất Nước này là đất nước của nhân dân” a Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về thi n nhiên địa lí của đất nước: - Để nói lên công lao to lớn của nhân dân trong... trong đọan trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm : “ Trong anh và em hôm nay, ……………………………… Làm nên Đất Nước muôn đời” Hướng dẫn làm bài I/ Mở bài: - Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông - Đất nước là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác... truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước đánh giặc của dân tộc và khẳng định, bộc lộ tư tưởng Đất Nước của nhân dân Đề ra: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Đất Nước của NGuyễn KHoa Điềm: "Đất là nơi anh đến trường Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ" BÀI LÀM Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Ông từng là Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin nay đã nghỉ hưu Các tác... hiện tư tưởng Đất Nước của nhân dân” qua các bình diện chủ yếu: Đất Nước trong chiều dài thời gian lịch sử, Đất Nước trong chiều rộng không gian lãnh thổ địa lý, Đất Nước trong bề sâu truyền thống văn hoá, phong tục, lối sống tâm hồn, cốt cách dân tộc - Tư tưởng đất nước của nhân dân” là một tư tưởng rất tiến bộ của thơ ca thời đại Cách mạng Đoạn trích bình giảng trên đây đã thể hiện một cách sâu sắc... Bình Trị Thi n - Đọan thơ sau đây là những lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người với đất nước : “ Trong anh và em hôm nay, Đều có một phần Đất Nước ……………………………… Làm nên Đất Nước muôn đời” II/ Thân bài : - Thật vậy, sau những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về đất nước qua những phương diện không gian- địa lý,thời gian- lịch sử,phong tục- văn hóa …, Nguyễn Khoa Điềm đã... nay, Đều có một phần Đất Nước + Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy .Đất nước đã hóa thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng, cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lên trên đất nước này.Mỗi người Việt Nam đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm,nếp nghĩ và cách sống của mình - Từ việc khẳng định: đất nước. .. lí giải của Nguyễn Khoa Điềm Ai ngờ những điạ danh, thắng cảnh quá thân quen lại có khả năng nói được nhiều điều sâu xa như thế Số phận, cảnh ngộ, công lao của mỗi người đã đóng góp, hoá thân vào Đất Nước Đất Nước thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt của nhân dân b Từ đó, Nguyễn Khoa Điềm đi đến kết luận mang tính khái quát sâu sắc giàu chất suy tư và triết luận về sự hoá thân của nhân dân vào đất nước: -... sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng , gò bãi… đều mang đậm “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha” + Chính cuộc đời của cha ông ta – những người dân không tên tuổi – đã làm nên Đất Nước Tất cả đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh từ công sức và khát vọng của nhân dân - những con người bình thường, vô danh + Nhưng tầm vóc của Đất Nước và nhân dân không chỉ trên bình diện địa lí "mênh mông"... xứng về ngôn từ (“Khi /Khi; Đất Nước / Đất Nước) ,nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng -Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân, giữa tình yêu cá nhân với tình yêu lớn của đất nước; nhà thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước : . ĐẤT NƯỚC Nguyễn Khoa Điềm Đề 1: Phân tích đoạn thơ mở đầu đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày. dân.ủ ĐẤT NƯỚC Nguyễn Khoa Điềm Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ tư tưởng Đất Nước của nhân dân” trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước. dân làm nên đất nước, Đất Nước này là đất nước của nhân dân”. a. Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về thi n nhiên địa lí của đất nước: - Để nói lên công lao to lớn của nhân dân

Ngày đăng: 13/04/2015, 14:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan