Đề tài CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

19 547 0
Đề tài CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 LỚP: ĐH23NH13 NHÓM 16 BÀI TIỂU LUẬN Môn: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2 Đề tài: CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. Nghiệp vụ tín dung: 1.Khái niệm về tín dụng: Là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả.Quan hệ tín dụng dựa trên nền tảng sự tin tưởng nhau giữa các chủ thể. -Tín dụng ngân hàng: là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. 2.Vai trò của tín dụng: - Tín dụng góp phần phát triển kinh tế - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả - Mở rộng và phát triển mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế 3.Chức năng của tín dụng: - Chức năng tập trung và phân phối lại tài nguyên theo nguyên tắc có hoàn trả - Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông. - Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế 4.Nguyên tắc tín dụng: -Vốn vay phải hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi: tính hoàn trả là thuộc tính vốn có của tín dụng, sự hoàn trả là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng khi cho vay, thu hồi nợ đúng hạn là cơ sở để các ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển. Để thực hiện được nguyên tắc này trong quản lý tín dụng ngân hàng phải xác định thời hạn cho vay và các kỳ hạn nợ cho từng khoản vay, đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ, -Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích có hiệu quả: theo nguyên tắc này thì mọi khoản vay đều phải được xác định trước về mục đích kinh tế. Bởi vậy, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn, trước khi vay phải trình bày mục đích của việc vay vốn, phải nộp cho ngân hàng các kế hoạch hay dự án sản xuất kinh doanh, các hợp đồng cung cấp và tiêu thụ sản phẩm, các tài liệu kế toán để ngân hàng xem xét, trên cơ sở đó xác định kế hoạch cho vay. Khi cho vay, ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng vay vốn và khách hàng phải cam kết sử dụng tiền vay đúng mục đích và điều này được ghi trong hợp đồng tín dụng đó. -Vốn vay phải đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hóa tương đương 5.Lãi suất tín dụng: 5.1khái niệm và ý nghĩa: -Lãi suất chính là biểu hiện của giá cả khoản tiền mà người cho vay đòi hỏi khi tạm thời trao quyền sử dụng khoản tiền của mình cho người khác. ĐH23NH13 1 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 -Người đi vay coi lãi suất như một khoản chi phí phải trả cho nhu cầu sử dụng tạm thời tiền của người khác -Lãi suất tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ % trên số tiền vay mà người đi vay phải trả cho người cho vay trong một khoảng thời gian nhất định Lợi tức tín dụng LSTD = ×100% ∑ Tiền vay Đứng về phía ngân hàng: -Lãi suất tiền gửi là giá mua -Lãi suất cho vay là giá bán 5.2Giải thích lãi suất bằng lý thuyết vốn có thể cho vay: Lý thuyết vốn có thể cho vay cho rằng lãi suất được xác định bởi hoạt động của cơ chế cung và cầu.Cung vốn có được chủ yếu từ các khoản tiết kiệm của dân chúng và lượng vốn được cung ứng phụ thuộc nhiều vào giá cả (lãi suất) 5.3 Lý thuyết có thể cho vay: 5.4 Căn cứ vào kỹ thuật tính toán ĐH23NH13 Lượng vốn Cung vốn Lãi suất cân bằng 2 Lãi suât % Cầu vốn Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 -Lãi suất đơn: Vn = Vo ( 1 + n Li) Vốn và lãi vay vốn vay số chu kỳ vay lãi suất Lãi vay = Vi ==========> Vn = Vo + Vi Vi = Vo × nLi -Lãi suất kép: Vn = Vo × ( 1 + Li) n 5.5 Căn cứ vào hoạt động kinh doanh: - Lãi suất huy động:tiền gửi cá nhân, tiền gửi doanh nghiệp - Lãi suất cho vay khách hàng: lãi suất cho vay cá nhân, lãi suất cho vay doanh nghiệp + Lãi suất cho vay ngắn hạn + Lãi suất cho vay trung hạn + Lãi suất cho vay dài hạn - Lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu 5.6 Căn cứ vào loại tiền: - Lãi suất đồng nội tệ - Lãi suất đồng ngoại tệ - Lãi suất cơ bản: Là lãi suất mà ngân hàng cần phải tính cho người đi vay để trang trải phần lớn chi phí hoạt động của ngân hàng trong khi vẫn đảm bảo thu hút tiền gửi một cách có hiệu quả. Lãi suất cơ bản sẽ rất sát với lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ vì vậy rất dễ thay đổi. 5.7 Nguyên tắc xây dựng lãi suất: -Trên cơ sở cung cầu tín dụng -Được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát +LSHD – tỷ lệ LP + lãi suất thực +LSCV = LS huy động + CP + Thuế + LN +LSCV > LS huy động > tỷ lệ LP -Được điều chỉnh tùy theo mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn + Rủi ro càng cao ==> LSTD càng cao - LSCV ngắn hạn < LSCV trung và dài hạn 5.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất: - Cung và cầu vốn vay:sự tăng hay giảm của mức cung hoặc cầu vốn sẽ làm thay đổi lãi suất - Mức độ rủi ro - Số lượng và thời hạn vốn vay - Yếu tố lạm phát 5.8 Vai trò của lãi suất tín dụng: - Là công cụ để kích thích tiết kiệm - Là công cụ để tiến hành nền kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát. ĐH23NH13 3 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 - Là công cụ thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, sử dụng vốn thận trọng hơn. - Là phương tiện để các ngân hàng cạnh tranh lẫn nhau, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. 6. Các loại tín dụng ngân hàng: 6.1 Căn cứ vào mục đích cho vay: - Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc - Cho vay du học, cho vay mua xe: là loại cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền. 6.2 Căn cứ vào thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn: là loai cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. + Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn , cho vay ngắn hạn được chia thành:  Cho vay kinh doanh: Ngân hàng cho vay cung ứng vốn ngắn hạn cho khách hàng như: cho vay công nghiệp và thương mại; nông nghiệp; cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng; cho vay các tổ chức tín dụng; cho vay chứng khoán…  Cho vay tiêu dùng: nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống tiêu dùng của khách hàng như: sửa chữa nhà, mưa sắm tài sản… + Căn cứ phương pháp cho vay gồm: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay khác + Căn cứ vào loại đồng tiền cho vay gồm: cho vay ngoại tệ, cho vay nội tệ. + Căn cứ vào tính chất cung ứng gồm: cho vay bổ sung vốn; cho vay trên tài sản (chiết khấu, bao thanh toán) + Căn cứ vào đảm bảo tiền vay: cho vay có đảm bảo bằng tài sản; cho vay có đảm bảo không bằng tài sản (tín chấp, bảo lãnh bằng tín chấp). + Căn cứ vào phương thức trả nợ gồm: cho vay hoàn trả 1 lần; cho vay hoàn trả nhiều lần. - Cho vay trung dài hạn: theo quy định hiện nay của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cho vay trung dài hạn có thời gian từ 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu để sử dụng để đầu tư mua sắm TSCĐ, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. ĐH23NH13 4 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 -Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. + Đặc điểm của cho vay trung và dài hạn: Vốn trong nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn gắn liền với quá trình luân chuyển vốn cố định của doanh nghiệp hay tín dụng trung dài hạn tài trợ thiếu hụt về vốn cố định cho doanh nghiệp. Tín dụng trung dài hạn đáp ứng nhu cầu mua sắm TSCĐ của doanh nghiệp (mua , nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ). Vốn trung dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nên việc hoàn trả được thực hiện trong nhiều chu kỳ ứng với nợ trả gốc, chủ yếu là khấu hao. Tuy nhiên, trên thực tế, khi đầu tư vào dự án mới thì doanh nghiệp cũng có như cầu gia tăng vốn lưu động (vào thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động), để dáp ứng nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu, thuê nhân công, vốn để bán trả chậm hàng hóa. Vì vậy ngân hàng cũng có thế cho vay trung dài han để đáp ứng nhu cầu khách quan về vốn lưu động của doanh nghiệp. Nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn gắn liền với các dự án đầu tư của doanh nghiệp do đó có quy mô và thời gian thực hiện kéo dài và tính chất phức tạp cao. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp quản lý phù hợp. Tín dụng trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thường có lãi suất cao. 6.3 Căn cứ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: - Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín bản thân khách hàng. Khách hàng có uy tín là khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, trung thực trong kinh doanh, quản trị kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong sử dụng vốn vay, hoàn trả nợ cả gốc và lãi. Trong lĩnh vực sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp theo qui định hiện hành của tổ chức tín dụng có quyền và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đến 30 triệu đồng đối với hộ nông dân, chủ trang trại, sản xuất hàng hóa: đến 100 triệu đồng đối với hợp tác xã làm dịch vụ cung ứng vật tư con giống và tới 500 triệu đồng đối với hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu (nếu có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi) - Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở có đảm bảo như thế chấp, cầm cố, hoặc đảm bảo của người thứ ba. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản của khách hàng vay chủ yếu được thực hiện bằng các hình thức sau đây: + Cho vay cầm cố bằng chứng khoán: là hình thức cho vay mà khách hàng có thể dung một hay nhiều chứng khoán để đảm bảo cho một khoản nợ. Những chứng khoán mà ngân hàng nhận cầm cố là những chứng khoán có thể lưu thông tự do được và giá cả tương đối ổn định. + Cho vay cầm cố băng thương phiếu: khách hàng có thương phiếu nhưng không muốn chiết khấu hoặc không nhận chiết khấu, trong trường hợp này khách hàng có thể xin vay có cầm cố bằng thương phiếu. + Cho vay cầm cố bằng hợp đông thầu khoán: các công ty xây dựng hoặc các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác sau khi trúng thầu ĐH23NH13 5 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 đòi hỏi phải ứng ra vốn ban đầu với một khối lượng lớn để tiến hành xây lắp hay cung cấp máy móc, thiết bị và các loại hàng hóa theo hợp đồng thầu khoán. Sau khi hoàn thành toàn bộ hay từng hạng mục thì họ sẽ được cơ quan tổ chức thầu khoán thanh toán. Trong trường hợp này các doanh nghiệp đó có thể cầm cố hợp đông thầu khoán – như một vật đảm bảo – để vay vốn ngân hàng. + Cho vay bằng cầm cố hàng hóa: đây là hình thức tín dụng ngắn hạn mà việc cấp tín dụng được xác định căn cứ vào giá trị của hàng hóa thuộc quyền sở hữu của người vay vốn đã được cầm cố cho ngân hàng. Cho vay có cầm cố bằng hàng hóa là một nghiệp vụ tín dụng có đảm bảo được áp dụng phổ biến ở các ngân hàng thương mại. Để đựoc chấp nhận là vật đảm bảo các hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu của người vay vốn, phải có đầy đủ giá trị và giá trị sử dụng, phải có tính thị trường tức là hiện tại và trong tương lai hàng hóa đó có thể tiêu thụ dễ dàng đồng thời giá cả tương đối ổn định, hợp lý, mặt khác hàng hóa ấy phải được bảo hiểm. Như vậy những vật tư hàng hóa chuyên dùng; những sản phẩm tươi sống, dễ hư hỏng thường không được chấp nhận làm vật đảm bảo + Cho vay thế chấp bằng bất động sản: là hình thức cho vay mà khách hàng phải dùng tài sản là các bất động sản để đảm bảo cho khoản nợ, những tài sản do khách hàng giữ và có trách nhiệm quản lý còn ngân hàng chỉ gửi giấy tờ xác nhận quyền sở hữu và văn tự thế chấp tài sản đó. Những tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng vay vốn vì tài sản phải có tính thị trường tức là tài sản ấy có thể bán bất cứ lúc nào trên thị trường với một giá tương đối ổn định. 6.4 Căn cứ xuất xứ tín dụng: - Cho vay trực tiếp: NH cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mau lại các khế ước hoăc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. 7. Điều kiện cho vay: - Khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý: quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là quan hệ được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, nó phải được lập trên cơ sở qui định của luật pháp. Do đó, các chủ thể tham gia quan hệ phải có đủ tư cách pháp lý. Hơn thế trong quan hệ tín dụng sẽ phát sinh sự chuyển giao và giao dịch về tài sản do đó cần có sự xác nhận của các bên tham gia theo đúng qui định của luật pháp. Như vậy, khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý để thực hiện các giao dịch trên. - Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp: tức là không vi phạm pháp luật và mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. - Khách hàng phải có năng lực tài chính đủ mạnh để hoàn trả tiền vay đúng hạn đã cam kết: tài chính lành mạnh được thể hiện bao gồm: + Có khả năng thanh toán tốt vì ngân hàng cho vay với kỳ vọng thu hồi được cả gốc và lãi + Kinh doanh hiệu quả trong 1 khoảng thời gian nhất định + Chấp hành tốt các qui định về chế độ kế toán ĐH23NH13 6 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 Lý do khách hàng phải có tài chính lành mạnh có thể được hiểu như sau: (1) doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh tức là doanh nghiệp đó có khả năng quản lý tốt. (2) Chứng minh sự phát triển ổn định của khách hàng. (3) Đảm bảo cho khách hàng có cơ sở vững chắc về tài chính để đảm bảo cho cam kết hoàn trả tiền vay đúng hạn - Khách hàng phải có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả (đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh): bản chất của ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong đó việc vay phải đảm bảo các nguyên tắc sinh lời cơ bản. Do đó dự án và phương án mà ngân hàng tài trợ vốn phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, nguồn thu từ phương án và dự án vay vốn được coi là nguồn thu “thứ nhất” đảm bảo cho việc an toàn vốn cũng như phát triển liên tục của khách hàng và ngân hàng - Khách hàng phải thực hiện đảm bảo quyền vay theo qui định. Ngân hàng thương mại quan tâm đến đảm bảo tiền vay vì: Đảm bảo tiền vay là công cụ đảm bảo trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của khách hàng trong quan hệ tín dụng. Đảm bảo tiền vay cũng cung cấp nguồn thanh toán “thứ hai” cho ngân hàng thương mại (trong trường hợp khách hàng không trả được khoản vay) 8. Quy trình cấp tín dụng: 8.1. Quy trình cấp tín dụng: - Là tổng hợp các nguyên tắc quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng - Đây là một quá trình nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. ĐH23NH13 7 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 Bảng tóm tắt các quy trình tín dụng 8.2.Ý nghĩa của việc xây dựng quy trình tín dụng: - Làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạncủa từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. ĐH23NH13 Các giai đoạn của quy trình Nguồn và nơi cung cấp thông tin Nhiệm vụ của ngân hàng ở mỗi giai đoạn Kết quả của mỗi giai đoạn Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Khách hàng đi vay cung cấp thông tin Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau Phân tích tín dụng Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn trước chuyển sang Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ,… Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định chovay Quyết định tín dụng Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn trước chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định Các thông tin bổ sung Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả phân tích Quyết định cho vay hoặc từ chối tùy theo kết quả thẩm định Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng công chứng, và các loại hợp đồng khác Giải ngân Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan Các chứng từ làm cơ sở giải ngân Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi phát tiền vay Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng Giám sát và thanh lý tín dụng Các thông tin từ nội bộ ngân hàng. Các báo cáo tài chính theo định kỳ của khách hàng Các thông tin khác Phân tích hoạt động tài khoản, báo cáo tài chính, kiểm tra mục đính sử dụng vốn vay. Tái xét và xếp hạng tín dụng.Thanh lý hợp đồng tín dụng Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng 8 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 - Làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. - Chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. 8.3. Hướng dẫn lập hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Một hồ sơ tín dụng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: - Các thông tin cơ bản về khách hàng xin vay - Thông tin tài chính hiện tại của khách hàng xin vay - Thông tin về mục đích vay vốn - Phương hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai của khách hàng - Đánh giá nhận xét của ngân hàng về khách hàng - Thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc vay vốn và trả nợ - Những thông báo của ngân hàng cho khách hàng - Báo cáo về kết quả kiểm tra về tình hình sử dụng vốn vay Tùy vào từng loại cho vay, kỹ thuật cho vay va quy mô của các khoản cho vay mà ngân hàng thương mại quy định việc thiết lập bộ hồ sơ cho vay thường bao gồm các loại sau  Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng: khi có nhu cầu vay vốn, tùy theo yêu cầu từng loại khách hàng phải gửi đến ngân hàng cho vay các giấy tờ sau:  Đối với pháp nhân và doanh ngiệp tư nhân: - Hồ sơ pháp lý ( là hồ sơ chứng minh cho ngân hàng biết về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn) bao gồm: Quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp, điều lệ của doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc ( Giám đốc, kế toán trưởng), quyết định công nhận Ban quản trị, Chủ nhiệm HTX, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy phép hành nghề, giấy phép đầu tư (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh), quyết định giao vốn và các văn bản bàn giao tài sản của cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp Nhà nước); biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (nếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn); giấy chứng nhận vốn đầu tư ban đầu (nếu là doanh nghiệp tư nhân). - Hồ sơ dự án (đối với cho vay trung và dài hạn), bao gồm: quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; luận chứng kinh tế kỹ thuật và phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyện; ý kiến của cơ quan quản lý ngành, cơ quan chuyên môn, chính quyền sở tại và của Chính phủ về ĐH23NH13 9 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 dự án; các hồ sơ liên quan khác như: quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án, giấy phép xây dựng, văn bản chấp thuận của Bộ, Sở Khoa học công nghệ môi trường về phương án xử lý chất thải và tác động môi trường của dự án, các báo cáo về khối lượng, chất lượng của các nguồn nguyên liệu cho dự án sẽ khai thác trong tự nhiên và giấy phép khai thác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, hợp đồng nhập khẩu thiết bị và giấy phép của Bộ Thương Mại, kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu về toàn bộ khối lượng xây lắp - Hồ sơ kinh tế bao gồm: kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước liền kề với kì vay vốn, báo cáo thực hiện sản xuất kinh doanh kỳ trước liền kề với kỳ vay vốn. - Hồ sơ vay vốn cho mỗ lần vay: giấy đề nghị vay vốn, dự án, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống, bản sao hợp đồng mua hàng hoặc báo giá, phiếu nhập kho, các chứng từ thanh toán (nếu có), hồ sơ đảm bảo tiền vay như: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý, năng lực tài chính của người bảo lãnh.  Đối với gia đình, cá nhân, tổ hợp tác - Hồ sơ pháp lý bao gồm: các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự: xác nhận hộ khẩu đối với gia đình cá nhân ở nông thôn, sổ hộ khẩu đối với gia đình, cá nhân ở đô thị; giấy phép kinh doanh được cấp có thẩm quyền cấp; giấy tờ hợp pháp hợp lệ được giao cho thuê quyền sử dụng đất, mặt nước (đối với hộ nông, lâm, ngư nghiệp),… - Hồ sơ vay vốn có 2 loại: + Đối với hộ vay không phải thực hiện thế chấp cầm cố bảo lãnh thì hồ sơ vay gồm có: giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh + Đối với hộ phải thực hiện thế chấp cầm cố bảo lãnh thì hồ sơ vay gồm có: giấy đề nghị vay vốn, dự án, phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ đảm bảo tiền vay theo qui định. - Hồ sơ do ngân hàng lập gồm: các báo cáo về thẩm định, tái thẩm đinh; các thông báo như: thông báo từ chối cho vay, thông báo cho vay, thông báo gia hạn nợ,…; báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, báo cáo phân tích tình hình tài chính; sổ theo dõi cho vay và thu nợ. - Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập: hợp đồng tín dụng hoặc sổ vay vốn; hợp đông bảo đảm tiền vay như: hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản, hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng… 8.4 Phân tích tín dụng: ĐH23NH13 10 [...]... lãnh II Nghiệp vụ đầu tư: 1 .Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại: A Mục đích của đầu tư và các loại chứng khoán ngân hàng đầu tư: ĐH23NH13 12 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 16 Nhóm 1.1 Mục đích đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại Trong thời đại ngày nay, các ngân hàng thương mại được các cơ quan chức năng của chính phủ cấp phép hoạt động kinh doanh là để cung cấp các tiện... vốn của ngân hàng thuơng mại vào các hạt động: cho vay, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ… nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng thuơng mại gồm: Nghiệp vụ ngân quỹ Ngân hàng thuơng mại phải sử dngj một phần các nguồn vốn của mình để trang trải các nhu cầu thanh toán thuờng xuyên của khách hàng và phục vụ cho các hoạt động kinh doanh cùa bản than ngân hàng Tiền dự trữ của ngân hàng thuơng mại gồm: - Tiền mặt tại... ngân hàng và tiền kim loại, tùy thuộc vào quy mô hoạt động của tưng ngân hàng thuơng mại vào các nhu cầu thuờng xuyên cũng như nhu cầu thời vụ của các khoản chi tiêu tiền mặt mà ĐH23NH13 18 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 16 Nhóm ngân hàng thuơng mại để tồn quỹ tiền mặt cho hợp lý Tồn quỹ tiền mặt có khả năng thanh toán kịp thời nhất, nhưng tiền này không sinh lời cho ngân hàng Vì vậy ngân hàng. .. chóng nhằm mục đích tái cơ cấu các tài sản của ngân hàng để phù hợp với điều kiện thị trường hiện tại - Tăng cường hiệu quả của ngân hàng: Những chứng khoán có chất lượng ngân hàng đang nắm giữ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của ngân hàng 1.2 Các chứng khoán ngân hàng đầu tư Nhằm tăng cường hiệu quả tài chính và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng nên danh mục chứng khoán của ngân hàng ngày càng tăng nhanh Hơn... các trái phiếu đô thị chính phủ và có nghĩa vụ bao quát, mặc dù một số ngân hàng được bao tiêu những chứng khoán do công ty tư nhân phát hành và được ngân hàng trung ương chấp thuận 5 Rủi ro lạm phát ĐH23NH13 16 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 16 Nhóm Rủi ro lạm phát là rủi ro về khả năng tăng giá phổ biến của các loại hàng hoá và dịch vụ và dẫn đến hậu quả làm giảm giá trị của các tài sản tài. .. với các khoản tín dụng của ngân hàng, điều này cho phép ngân hàng đa dạng hóa đầu tư và lợi nhuận của nó trên phương diện địa lý một cách có hiệu quả hơn ĐH23NH13 13 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 16 Nhóm - Cung cấp dự trữ cho ngân hàng: Vì chứng khoán có thể dễ chuyển hoá thành nguồn tiền để thoả mãn nhu cầu thanh khoản hiện thời, hoặc có thể được dùng để cầm cố để vay vốn bổ sung cho ngân hàng. .. tích chi tiết về lỗ, lãi + Các tài liệu liên quan đến đảm bảo tín dụng - Các nguồn thông tin có thể xem xét như sau + Thông tin phi tài chính: các mục thông báo trên báo, các tạp chí thương mại, các báo cáo cổ đông, các báo cáo tình báo kinh tế,… + Thông tin tài chính: báo cáo kế toán thương niên, báo cáo kế toán tạm thời, hoạt động kế toán ngân hàng (cho các ngân hàng) , các dự báo về vốn luân chuyển,... cũng vay vốn trực tiếp của ngân hàng nhưng họ cũng là những người hưởng lợi gián tiếp từ hoạt động cho vay của ngân hàng Tuy vậy, không phải tất cả nguồn vốn của ngân hàng đều được đầu tư vào các khoản tín dụng vì có nhiều lý do, cụ thể là: - Không dễ dàng bán chúng trước khi đáo hạn một khi ngân hàng cần tiền khẩn cấp - Những khoản vay là loại tài sản có nhiều rủi ro nhất của ngân hàng, chứa đựng trong... thể ĐH23NH13 17 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 16 Nhóm phát hành các chứng khoán mới có lãi suất thấp hơn), ngân hàng đang đầu tư vào chứng khoán có tính chất nói trên sẽ phải tiếp nhận rủi ro mất mát lợi nhuận bởi vì họ phải tái đầu tư nguồn vốn vừa mới thu hồi ở các mức lãi suất thấp hơn hiện thời Nói chung, các ngân hàng cố gắng để tối thiểu hóa rủi ro thu hồi bằng cách mua các chứng khoán... Vì vậy ngân hàng thuơng mại cần phải tính toán duy trì cho hợp lý - Tiền gởi ở các ngân hàng khác: có tác dụng trang trải nhu cầu thực tế teo yêu càu của khách hàng hoặc là để nhờ các ngân hàng thực hiện một số dịch vụ như: mua chứng khaón, chuyển tiền, bảo lãnh tín dụng,… Số tiền này đựoc tính toán theo mức độ của quan hệ đại lý giữa các ngân hàng thuơng mại - Tiền gởi ở ngân hàng Trung ương bao gồm: . Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 LỚP: ĐH23NH13 NHÓM 16 BÀI TIỂU LUẬN Môn: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2 Đề tài: CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. Nghiệp vụ tín dung: . khoán của ngân hàng thương mại: A. Mục đích của đầu tư và các loại chứng khoán ngân hàng đầu tư: ĐH23NH13 12 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 1.1. Mục đích đầu tư chứng khoán của ngân. động của tưng ngân hàng thuơng mại vào các nhu cầu thuờng xuyên cũng như nhu cầu thời vụ của các khoản chi tiêu tiền mặt mà ĐH23NH13 18 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Nhóm 16 ngân hàng

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan