RÈN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC TỪ LOẠI

17 739 4
RÈN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC TỪ LOẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

RÈN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC TỪ LOẠI I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong suốt chương trình học ở Tiểu học, đa phần các em đều gặp khó khăn về môn Tiếng Việt, trong đó phân môn Luyện từ và câu là phân môn mà các em gặp khó khăn nhất. Luyện từ và câu lớp 4 có nội dung kế thừa chương trình lớp 3 và có phát triển và mở rộng kiến thức mới cao hơn, phù hợp với lứa tuổi và để chuẩn bị cơ sở cho học sinh học lên lớp 5. Bên cạnh đó, Luyện từ và câu được luyện tập trong tất cả các phân môn Tiếng Việt (Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn) và các môn học khác, đặc biệt nó hỗ trợ tích cực cho phân môn Tập làm văn giúp học sinh nói viết rõ ràng, mạch lạc. Hiện nay, học sinh lớp 4 nhìn chung khả năng xác định từ loại chưa vững, các em hay bị nhầm. Trước thực trạng trên, đòi hỏi người giáo viên cần phải trang bị cho các em vốn kiến thức về từ loại, đồng thời rèn cho các em kĩ năng xác định từ loại. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : 1. Vai trò : Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giáo dục được xem là quốc sách hang đầu. Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Riêng bậc Tiểu học được coi là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục phổ thong tùy thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở bậc Tiểu học. Vì thế, giáo dục tiểu học phải chuẩn bị thật tốt về mọi mặt để học sinh tiếp tục học lên. Đồng thời, giáo dục Tiểu học có trách nhiệm xây dựng một nền dân trí tối thiểu cho cả dân tộc. Chương trình giáo dục Tiểu học phải xây dựng một cách khoa học để có thể hình thành kiến thức cơ bản ban đầu hết sức quan trọng trong nhân cách con người Việt Nam. Mỗi tri thức, kĩ năng, năng lực học sinh được rèn luyện ở bậc Tiểu học sẽ hình thành những phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Chính vì thế bậc giáo dục Tiểu học là một nền giáo dục toàn diện. Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện thì Tiếng Việt là một môn học chiếm vị trí hết sức quan trọng. Nó là trong những môn học thiết yếu giúp học sinh học tốt các môn học khác. Môn Tiếng Việt rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, sang tạo, hình thành phẩm chất, trí tuệ của con người. Vì lẽ đó, nó đã trở thành một thành phần không thể thiếu của nền văn hóa phổ thong. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có vị trí rất đặc biệt. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán… ) Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó: - Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, long trung thực, long tốt, lẽ phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. 1 - Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Với mục tiêu dạy học Tiếng Việt như trên, nên môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục, làm cơ sở ban đầu cho trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, có được năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng thành thạo Tiếng Việt, cùng các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Là người Việt Nam, mỗi chúng ta ai cũng tự nhận thấy rằng ngôn ngữ chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đến tuổi đi học đệu hình thành cho mình vốn ngôn từ Tiếng Việt, quy tắc giao tiếp nhất định. Bởi vậy, để tăng nhanh được vốn từ, để chính xác hóa nội dung nghĩa của từ cũng nhu7thu1c đẩy việc hình thành kĩ xảo ngữ pháp diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi không thể không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi cho các em vốn kiến thức về Tiếng Việt qua phân môn luyện từ và câu. Với mục đích như vậy, việc dạy học Luyện từ và câu chiếm vị trí hết sức to lớn trong nhà trường cũng như cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để đi sâu vào tìm hiểu các lĩnh vực khác. Trong phân môn Luyện từ và câu thì từ loại: Danh từ, động từ, tính từ chiếm vị trí vô cùng quan trọng, đòi hỏi người giáo viên lớp 4 phải có những biện pháp hữu hiệu, sang tạo để giúp các em học sinh học tốt phân môn này. 2. Thực trạng: * Học sinh chưa nắm vững từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái,miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái mặc dù đã được học. * Tìm nhầm qua từ loại khác do chưa tìm hiểu kĩ ngữ cảnh. 3. Biện pháp cần giải quyết : Đối với danh từ - Ôn lại những từ chỉ sự vật các em đã được học từ lớp dưới: + Dùng hệ thống câu hỏi để hỏi các em về những người thân trong gia đình, họ hàng, những người quen, bạn bè, thầy cô…. Hỏi về những đồ vật ở nhà, ở lớp, đồ dùng cá nhân, cây cối xung quanh. VD: Em hãy kể những người thân trong gia đình, họ hàng? Người thân trong gia đình: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cậu, dì, anh, chị, em…. Em hãy liệt kê những đố vật ở nhà, ở lớp, đồ dùng cá nhân? Những đồ dùng đó là: bàn, ghế, giường, tủ, quần áo, bảng, phấn, …… + Hình thức: . Cho học sinh trả lời tiếp nối . Thảo luận nhóm . Trò chơi. 2 - Hướng dẫn học sinh không tìm nhầm qua từ loại khác (động từ, tính từ). + Học sinh phải xác định rõ danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, đơn vị, khái niệm) và cho được ví dụ cụ thể từng trường hợp. VD:  Người: ông bà, cha, mẹ, anh, chị, thầy giáo, cô giáo ,…  Vật: đồ vật (sách, tập, viết, …), cây cối, con vật, ….  Hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão, lũ lụt, ….  Đơn vị: những học sinh, cả thung lũng, con sông, ….  Khái niệm: truyện cổ, tình cảm, đạo đức, lòng thương người,…. + Giúp học sinh xem kĩ ngữ cảnh. VD: Anh ấy vác cuốc ra đồng để cuốc đất.  Giải thích cho học sinh hiểu rõ tiếng “cuốc” trong từ “vác cuốc” là chỉ vật. Còn tiếng “cuốc” trong từ cuốc đất là chỉ hoạt động cuốc đất.  Giáo viên chốt lại tiếng “cuốc” trong từ “vác cuốc” mới chính là danh từ. VD: Anh ấy mượn cưa để cưa gỗ. Yết Kiêu dùng dùi sắt để dùi thủng thuyền giặc Giáo viên giải thích tương tự. VD: Công việc của anh ấy tiến hành rất thuận lợi. (1) Những thuận lợi ấy làm anh ta rất phấn khởi. (2)  Giáo viên giải thích thuận lợi (1) là tính từ vì nó là từ miêu tả tính chất của công việc.  Từ thuận lợi (2) là danh từ vì nó chỉ sự vật.  Để học sinh không bị nhầm lẫn ở trường hợp này, học sinh phải xem ngữ cảnh thật kĩ. VD: Hôm ấy, chúng tôi đi cắm trại thật vui. Niềm vui đến thật bất ngờ.  Giáo viên giải thích tương tự. VD: Điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chí Minh lòng thương người. (1) Hôm nay em làm bài tốt, nên được cô giáo cho điểm mười. (2)  Giáo viên giải thích từ điểm (1) là ưu điểm trong con người của Bác Hồ. Ta chỉ có cảm nhận được trong nhận thức, chứ không cảm nhận được bằng các giác quan.  Từ điểm (2) nó có hình thù cụ thể, ta có thể cảm nhận bằng các giác quan (thị giác, xúc giác,…) 3 - Hướng dẫn học sinh viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. VD: Tên người: Lép Tôn-xtôi ; Tô-mát Ê-đi-xơn Tên địa lí nước ngoài: Hi-ma-lay-a ; Niu Di-lân + Hình thức: . Giáo viên đưa ngữ cảnh, đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. Đối với động từ: - Ôn lại những từ chỉ hoạt động, trạng thái các em đã được học từ lớp dưới: + Yêu cầu học sinh viết tên các hoạt động em thường làm ở nhà và ở trường. VD: học bài, ăn, ngủ, quét nhà, rửa chén, làm bài, nghe giảng, phát biểu,…. + Yêu cầu học sinh tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu văn hoặc đoạn văn. VD: Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười, ưng thuận . Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sướng hơn thế nữa ! + Tổ chức cho học sinh trò chơi mô tả động tác, cử chỉ. VD: Mô tả động tác trong học tập: mượn sách, đọc bài, viết bài, …. Mô tả động tác trong sinh hoạt: đánh răng, rửa mặt, chải tóc… - Tìm nhầm qua từ loại khác. Chưa tìm hiểu kĩ ngữ cảnh. VD: Yết Kiêu dùng dùi để dùi thủng thuyền giặc. Hết hè, cháu vẫn đang xa Chào mào vẫn hót. Mùa na đã tàn. + Hình thức: . Cho học sinh trả lời tiếp nối. . Thảo luận nhóm. . Trò chơi (chia thành 2 nhóm, nhóm thể hiện động tác, cử chỉ, nhóm kia nêu tên hoạt động và ngược lại). Đối với tính từ: - Ôn lại những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái mà các em đã được học từ lớp dưới: + GV yêu cầu học sinh tìm một sự vật hoặc một hoạt động, rồi từ đó miêu tả sự vật, hoạt động ấy bằng nhiều cách khác nhau. VD: * Học sinh tìm từ chỉ sự vật: bạn ấy. Rồi dùng từ miêu tả đặc điểm của bạn ấy là : 4 cao hiền Bạn ấy đẹp tốt ngoan * Học sinh tìm từ chỉ hoạt động: đi. Rồi dùng từ miêu tả đặc điểm của hoạt động ấy là: nhanh Đi chậm từ từ - Cho một câu văn hoặc một đoạn văn, yêu cầu học sinh tìm từ miêu tả đặc điểm, tính chất, của sự vật hoặc hoạt động. VD: Thầy Rơ – nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn. + Hình thức: . Trò chơi. . Thảo luận nhóm. 3. Kết quả đánh giá: a. Mục tiêu đánh giá: - Đánh giá đầy đủ về kiến thức, kĩ năng cơ bản đúng phân môn. - Khuyến khích học sinh học tập chủ động, tích cực và sáng tạo theo năng lực của bản thân, tránh gây căng thẳng làm mất tự tin của học sinh. b. Nội dung đánh giá: - Đánh giá toàn diện chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản. - Đánh giá cả ba mức độ: Nhận biết, hiểu và tận dụng. c. Hình thức đánh giá Kiểm tra thực hành, vấn đáp, tự đánh giá lẫn nhau của học sinh. d. Kế hoạch đánh giá: - Giáo viên trực tiếp ra nội dung kiểm tra dựa vào các kiến thứcđã học. - Kiểm tra định kì. Qua nhiều năm giảng dạy lớp 4, đã áp dụng biện pháp này, tôi thấy học sinh của mình đều học tốt phân môn này. 5 Cụ thể trong năm học 2009-2010 vừa qua như sau: Lớp Sĩ số Giai đoạn ĐIỂM Dưới 5 5-6 7-8 9-10 Trên 5 4A1 46 CKI 6 20 10 10 40 GKII 1 10 15 20 45 CKII 0 6 10 30 46 III. KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM: - Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về từ chỉ sự vật, hoạt động trạng thái, tính chất. - Cần chú trọng và tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn phát biểu, bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc, đúng ngữ pháp. - Để giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ, giáo viên cần đặt từ đó vào trong ngữ cảnh, một câu văn cụ thể cho học sinh dễ hiểu. - Khuyến khích học sinh cho nhiều ví dụ về từ loại và đặt câu với từ tìm được. - Dung hình thức trò chơi để học sinh khắc sâu kiến thức. - Chú trọng việc động viên khuyến khích, tuyên dương. IV. KẾT LUẬN: Để nâng cao hiệu qủa giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, đặc biệt là từ loại: danh từ, động từ, tính từ. Trước hết giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ Tiếng Việt rất lí thú và bổ ích. Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt, nâng coa cảm thụ thẩm mĩ. Với vai trò quan trọng như vậy, bản than tôi trong quá trình làm đề tài cũng có nhiều trăn trở, tìm tòi để có được phương pháp tối ưu nhất giúp nâng cao hiệu quả dạy và học ở phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4. Đây còn là vấn đề bức thiết để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh ngay từ bậc học đầu tiên, các em mới bước vào ngưỡng cửa văn hóa giáo dục, phải trang bị cho các em vốn từ phong phú, chính xác để giúp các em đi vào cuộc sống, tạo cho các em thói quen biết sử dụng Tiếng Việt có văn hóa. Tiếng Việt rất giàu và rật đẹp có thể diễn tả được tất cả các sắc thái, tình cảm rất tinh tế trong suy nghĩ của mỗi người. Chúng ta sẽ không hài long khi đọc một đoạn văn, một suy nghĩ, ý kiến của các em mà vốn từ còn nghèo nàn, cách diễn đạt thiếu trôi chảy, mạch lạc. Trách nhiệm đó một phần thuộc về người giáo viên Tiểu học. V. ĐỀ TÀI NĂM SAU: Rèn cho học sinh học tốt văn miêu tả. 6 Ban giám hiệu Bình Thủy, ngày 29 tháng 9 năm 2011 Người thực hiện Lê Hoàng Hồng Quế Chúng ta đã trải qua 6 năm đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Cùng với việc đổi mới các môn học khác thì đổi mới trong Tiếng Việt đã tạo ra tâm thế mới 7 trong công tác giảng dạy. Với chương trình SGK mới thì mục tiêu của môn Tiếng Việt cũng có sự thay đổi, chương trình tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học là : (1)Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học tiếng Việt nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng tiếng Việt để học tập ở tiểu học và các cấp học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. (2)Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán…) (3)Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó: -Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. -Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: Có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Với mục tiêu dạy học Tiếng Việt như trên, ta thấy thì môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục làm cơ sở ban đầu cho trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, có được năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng thành thạo Tiếng Việt, cùng các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. SGK mới, phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp được giọi bằng tên mới là Luyện từ và câu. Đây là môn học đóng vai trò quan trọng hàng đầu bởi nó dạy cho học sinh, cung cấp cho các em vốn tri thức Tiếng Việt ban đầu nhằm phục vụ cho việc tiếp thu các môn học khác một cách dễ dàng hơn. Vì vậy học Luyện từ và câu sẽ giúp cho các em hình thành, phát triển vốn ngôn ngữ của mình. Hằng ngày việc tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, cha mẹ cũng như với mọi người đòi hỏi các em phải có vốn ngôn ngữ đồng thời qua việc tiếp xúc đó các em cũng bổ sung thêm cho mình những gì bị thiếu hụt. Hay khi tiếp xúc với một số tác phẩm văn học ta phải biết những từ ngữ tác giả sử dụng trong đó với dụng ý gì, cấu trúc câu trong đó như thế nào hay từ láy từ ghép đó dược dùng để làm gì… Với vai trò vị trí của bộ môn Tiếng Việt cùng với phân môn Luyện từ và câu trong hệ thống các môn học, tôi nghĩ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và nâng cao hiệu quả giảng dạy Luyện từ và câu là một vấn đề liên tục. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 8 Thực hiện đề tài này, bản thân có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn việc tổ chức dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4. Từ đó là cơ sở để tôi dạy tốt phân môn Luyện từ và câu. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. a. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, SGK, SGV Tiểu học. b. Hệ thống hóa những vấn đề có liên quan đến phân môn Luyện từ và câu 2. Phương pháp điều tra, khảo sát. a. Thực trạng Luyện từ và câu ở Tiểu học. b. Trực tiếp đối thoại với học sinh Tiểu học ở lớp 4. 3. Thực nghiệm sư phạm. Trực tiếp dạy và dự giờ Luyện từ và câu. 4. Tổng kết kinh nghiệm. B. PHẦN NỘI DUNG I . CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Mục đích, ý nghĩa và tác dụng của phân môn Luyện từ và câu trong nhà trường và ngoài xã hội Là người Việt Nam, mỗi chúng ta ai cũng tự nhận thấy rằng ngôn ngữ chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đến tuổi đi học đều hình thành cho mình vốn ngôn từ Tiếng Việt, quy tắc giao tiếp nhất định. Bởi vậy, để tăng nhanh được vốn từ, để chính xác hóa nội dung ngữ nghĩa của từ cũng như thúc đẩy việc hình thành kĩ xảo ngữ pháp diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi không thể không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi cho các em vốn kiến thức về Tiếng Việt qua phân môn Luyện từ và câu. Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình cũ đồng thời cũng để tạo ra phong thái mới trong dạy và học hiện nay, chương trình SGK mới ra đời với mong muốn sẽ giúp cho học sinh tiếp cận một cách dễ dàng hơn với môn tri thức mới. Với phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh: a. Mở rộng hệ thông hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. b. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. c. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; rèn luyện ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp. Với mục đích như vậy, việc dạy học Luyện từ và câu chiếm vị trí hết sức to lớn trong nhà trường cũng như cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để đi sâu vào tìm hiểu các lĩnh vực khác. 9 2. Cùng với sự thay đổi về chương trình SGK thì việc đổi mới về phương pháp dạy học cũng là điều tất yếu. Sự đổi mới này phải theo hương tăng cường tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình Tiểu học mới Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK lần này là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học trong đó người dạy đóng vai trò tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển. Đó cũng chính là bản chất của phương pháp dạy học mới. Theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, SGK Tiếng Việt 4 nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tự học, tự thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. 3. Một số nhận xét về phân môn luyện từ và câu hiện nay. 3.1. Phương pháp dạy học Luyện từ và câu hiện nay kế thừa và phát huy các ưu điểm của cách dạy Từ ngữ - Ngữ pháp trước đây. 3.2. Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo phương pháp day học hiện nay có nhiều điểm mới. Đó là tăng cường luyện tập thực hành, tổ chức nhiều hình thức làm bài tập khác nhau. 3.3. Học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực, khả năng sử dụng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp. 3.4. Học sinh là người đóng vai trò chủ đạo, làm trung tâm, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. 3.5. Mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển. 3.6. Học sinh được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. 3.7. Học sinh được rèn luyện thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hóa. 3.8. Trang bị cho học sinh phương pháp học tập để học sinh có thể tự học sau này. II. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 4 1. Lập kế hoạch bài học Việc lập kế hoạch bài học tức là tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc dạy học. Vì vậy, việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các nội dung dạy học ở trong đó, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như quy trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. Khi lập kế hoạch 10 [...]... viên và học sinh đã quen với chương trình mới Học sinh đã biết sử dụng từ điển Tiếng Việt một cách thành thạo * Khả năng dùng từ, mở rộng vốn từ Tỉ lệ học sinh dùng từ chính xác, hay tăng lên rõ rệt, số học sinh dùng từ chưa chính xác giảm dần Giáo viên đã theo dõi quan sát các em trong giao tiếp hàng ngày từ đó sửa chữa cho học sinh Số lượng học sinh dùng từ hay tăng, các em đã mạnh dạn hơn trong các. .. chỉnh cho học sinh trong hoạt động giao tiếp 6 Giáo viên phải biết linh hoạt phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học cũng như thay đổi các phương pháp đó trong các giờ học để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập Mặt khác giáo viên cần hạn chế bớt phương pháp dạy học cũ là thuyết giảng từ một phía - Giao việc cho học sinh : + Cho học sinh trình bày yêu cầu, câu hỏi, bài tập + Cho học sinh. .. vào dạy học Luyện từ và câu Kết quả cho thấy bước đầu học sinh đã có những chuyển biến về tâm lý, khả năng nhận diện, tiếp thu kiến thức của các em tăng lên rõ rệt 15 * Khả năng hiểu nghĩa của từ Tỉ lệ học sinh hiểu nghĩa từ sâu sắc và tương đối sâu sắc tăng lên, học sinh hiểu nghĩa từ còn hời hợt giảm Số lượng học sinh hiểu nghĩa từ sâu sắc và tương đối tăng do các em đã nắm bắt được cách học, giáo... còn có thể cho thi đua giữa các nhóm -Trao đổi với học sinh sửa đổi cho học sinh hoặc tổ chức cho các em góp ý đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài -Sơ kết tổng kết ý kiến, ghi bảng nếu cần thiết 5 Hoạt động ngoài giờ Ngoài việc dạy học ở trên lớp nên tổ chức cho học sinh những giờ học ngoại khóa thật bổ ích như tổ chức các trò chơi đố vui để học các hội thi tìm từ nhanh, đặt câu đúng…để các em tăng... Giáo viên chú ý cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, để được thể hiện phát biểu trên lớp 10 Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực tự học của học sinh Tổ chức hướng dẫn học sinh cách tự học, cách đọc sách, cách lấy thông tin, cách phân tích và hiểu thông tin, cách quan sát hiện tượng xung quanh 11.Tổ chức hoạt động khám phá bằng cách đưa ra một hệ thống các câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm ra được... tích cực của học sinh Chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa sưu tầm hoặc tự làm đồ dùng dạy học đơn giản nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và tích cực tham gia vào hoạt động luyện tập thực hành, luyện tập về các kĩ năng: Mở rông vốn từ, phân tích cấu tạo tiếng, từ, nhận biết danh từ chung, nhận biết danh từ riêng, cách viết hoa, dùng các dấu câu, các kiểu câu III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong... trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa Việc học Tiếng Việt sẽ giúp cho học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ, tạo vốn từ của học sinh Qua đó làm cho học sinh nắm vững phạm vi sử dụng chúng nắm tính nhiều nghĩa và sự chuyển đổi nghĩa của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa Phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp các em hình thành căn bản về từ và câu tiếng Việt để các em ứng dụng trong các phân môn khác như: Tập... dẫn học sinh tìm ra được kết quả Giáo viên phải biết kĩ năng đặt câu hỏi: Sau đây là một số kĩ năng: 14 1 Đặt những câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được 2 Có thể để cho học sinh có thời gian trả lời 3 Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (ánh mắt, nụ cười…) để khuyến khích học sinh trả lời 4 Khen ngợi hay ghi nhận câu trả lời đúng của học sinh 5 Tránh cho học sinh ngại ngùng với câu trả lời của mình 6 Nếu không... đặt ra là khó hoặc mới sau khi học sinh làm thử cần tổ chức chữa bài để các em nắm được cách làm + Tóm tắt nhiệm vụ, nêu những điểm cần chú ý khi làm bài - Kiểm tra học sinh: Trong quá trình học sinh làm bài tập, giáo viên cần tới từng bàn để kiểm tra công việc của các em + Xem học sinh có làm việc không + Xem học sinh có hiểu việc phải làm không + Trả lời thắc mắc của học sinh - Tổ chức báo cáo làm việc... … 9 Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng Điều này có ý nghĩa là phải tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực Học sinh là người tham gia các hoạt động ấy, tự tìm tòi khám phá dưới sự hướng dẫn của giáo viên Ví dụ: Học sinh phải trao đổi, thảo luận để giải quyết nhiệm vụ, học sinh được đóng vai tham gia vào trò chơi học tập, đóng . vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. b. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. c. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng,. RÈN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC TỪ LOẠI I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong suốt chương trình học ở Tiểu học, đa phần các em đều gặp khó khăn về môn Tiếng Việt, trong đó phân môn Luyện từ. thực hành, luyện tập về các kĩ năng: Mở rông vốn từ, phân tích cấu tạo tiếng, từ, nhận biết danh từ chung, nhận biết danh từ riêng, cách viết hoa, dùng các dấu câu, các kiểu câu III. KẾT QUẢ

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan