Tiểu luận môn Quản trị học Cơ sở văn hóa Việt Nam và tác động của văn hóa tới các công tác quản trị doanh nghiệp

37 1.1K 5
Tiểu luận môn Quản trị học Cơ sở văn hóa Việt Nam và tác động của văn hóa tới các công tác quản trị doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP LỜI MỞ ĐẦU Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền văn hoá Việt Nam đã hình thành và phát triển. Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường, nhân dân ta đã xây dựng nên một nền văn hoá kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn bản sắc của dân tộc. Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhờ nền tảng sức mạnh văn hoá ấy mà dù có nhiều thời kỳ bị đô hộ, dân tộc ta vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình, không những không bị đồng hoá, mà chúng ta còn biết tiếp nhận có chọn lọc, làm cho nền văn hóa nước nhà phong phú và có bản sắc riêng. Trong công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Điều đó khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm cả văn hóa cá nhân, xã hội và tổ chức. Trong thời kì hội nhập kinh tế, các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn, tầm quan trọng của việc xây dựng được một văn hóa riêng cho tổ chức, cho doanh nghiệp cần được hiểu đúng và đủ. Văn hóa tổ chức là vũ khí tinh thần, là sợi dây kết nối tất cả các nguồn lực trong tổ chức tạo ra sức mạnh giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Muốn như thế, chúng ta cần hiểu những khái niệm chung nhất, cơ bản nhất về văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức và những ảnh hưởng của mỗi loại hình văn hóa dân tộc lên tổ chức, để làm tiền đề cho các hoạch định xa hơn trong công tác xây dựng, giữ gìn, và phát huy văn hóa dân tộc, cũng như văn hóa của tổ chức mình. Với những lý do trên, nhóm chúng tôi viết tiểu luận về “Cơ sở văn hóa Việt Nam và tác động của văn hóa tới các công tác quản trị doanh nghiệp”. Bài tiểu luận gồm 3 phần chính thể hiện bằng 3 chương: Chương 1: Văn hóa dân tộc Chương 2: Văn hóa tổ chức Chương 3: Tác động của văn hóa lên các chức năng của quản trị. CAO HỌC QTKD KHÓA 04 1 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP CHƯƠNG 1. VĂN HÓA DÂN TỘC 1.1. Định nghĩa văn hóa Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra. Từ “Văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống Theo đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam - Bộ giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”. Trong từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, do nhà xuất bản Đà Nẵng và trung tâm từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra nhiều quan niệm về văn hóa: Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội. Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần; Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn. Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: “Văn hóa – Vô sở bất tại”, tức là “Văn hóa - Không nơi nào không có!”. Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa, nơi nào có con người nơi đó có văn hóa. Trong cuốn sách: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS. VS Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. CAO HỌC QTKD KHÓA 04 2 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia”. Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. 1.2. Tính chất và chức năng của văn hóa 1.2.1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau. Do đó, văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Ta cần nghiên cứu văn hóa như một đối tượng riêng biệt trên cơ sở những tư liệu do các ngành khác như dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học, tôn giáo học cung cấp với mục đích phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển để tìm ra bản sắc, đặc trưng riêng của từng nền văn hóa. Nghiên cứu văn hóa dân tộc theo lối này không chỉ là tìm hiểu "Cái gì?", mà chủ yếu là tìm hiểu "Tại sao?" và "Như thế nào?". Nhờ đi vào bề sâu, tìm những mối liên hệ có tính bản chất giữa các sự kiện, văn hóa học sẽ cho phép ta, chẳng hạn, nếu biết được một dân tộc sống ở đâu, ăn như thế nào, có thể nói được rằng dân tộc đó mặc và ở ra sao, suy nghĩ và ứng xử như thế nào Tính hệ thống của văn hóa thể hiện sự tác động qua lại, ảnh hưởng nhau lên các phương diện khác của xã hội, từ đó lấy văn hóa làm cơ sở cho việc nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau, các quốc gia khác nhau sẽ có tầm nhìn đa dạng và bao quát hơn nhưng vẫn theo một hệ thống chặt chẽ, hợp lý của từng giai đoạn. Văn hóa gắn liền với các giai đoạn lịch sử, nhờ nghiên cứu văn hóa ta có thêm cơ sở lý giải nhiều sự vật, hiện tượng khác. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội, nhiều mặt của đời sống xã hội mang đậm dấu ấn của văn hóa qua từng thời kỳ, tác động đến lối sống, tư duy, cách ứng xử xã hội Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. 1.2.2. Tính giá trị và chức năng thúc đẩy xã hội vận động đi lên Tính chất quan trọng thứ hai của văn hóa là giá trị. Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong quá trình trưởng thành, con người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội và thông qua đó xác định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong một nền văn hóa, có những giá trị mà đại đa số các thành viên đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do, bình đẳng, tiến bộ, v.v Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột về giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân CAO HỌC QTKD KHÓA 04 3 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP từng cá nhân cũng có xung đột về giá trị, chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân mình với tinh thần cộng đồng. Các giá trị văn hóa theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất, phục vụ cho nhu cầu vật chất, và giá trị tinh thần, phục vụ cho nhu cầu tinh thần. Theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ. Các giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ đều thuộc phạm trù giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần còn bao gồm các tư tưởng có giá trị sử dụng như khoa học, giáo dục trong đó có cả bản thân cách thức sáng tạo ra các giá trị mà qua kinh nghiệm ngàn đời, con người đã tích lũy được. Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người quyết định, chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội. Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai của mình là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động của mình, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường nhằm tự bảo vệ để tồn tại và phát triển. Từ việc điều chỉnh xã hội, văn hóa có chức năng bộ phận là định hướng các chuẩn mực, điều chỉnh các ứng xử của con người. Từ việc điều chỉnh xã hội, văn hóa có chức năng phái sinh là động lực cho sự phát triển của xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà UNESCO nhấn mạnh rằng văn hóa chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết của phát triển. Một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người: văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong quản lý, văn hóa trong lối sống, văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình, ngoài xã hội, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế… Nói cách khác, hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu. Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ, văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền. Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội; mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái hàng hóa, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng hóa và đồng tiền “xuất hiện CAO HỌC QTKD KHÓA 04 4 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con người, cũng như những mối liên hệ khác”. Hạn chế những tiêu cực này chỉ có thể là văn hóa và chủ yếu bằng văn hóa. Văn hóa truyền thống Việt Nam hướng dẫn và cổ vũ một lối sống hòa hợp, hài hòa với thiên nhiên. Nó đưa ra mô hình ứng xử có văn hóa của con người đối với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững của thế hệ hiện nay và các thế hệ con cháu mai sau. Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác. Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng ta xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt; Xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa được xác định là phải “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững. 1.2.3. Tính lịch sử và truyền thống có chức năng giáo dục, duy trì cộng đồng Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; và chính nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Văn hoá bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử và tạo cho văn hoá một bề dày, một chiều sâu. Nó được duy trì bằng truyền thống văn hoá, tức là cơ chế tích luỹ và truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian. Nó là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận… Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị ổn định mà còn bằng những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và các giá trị đang hình thành tạo nên một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ đó, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trồng người, dưỡng dục nhân cách. Một đứa trẻ được sống với cha mẹ sẽ được giáo dục theo truyền thống văn hoá trong gia đình mình được sinh ra; còn nếu bị rơi vào CAO HỌC QTKD KHÓA 04 5 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP rừng, đứa trẻ ấy sẽ mang hành vi, tính nết của loài thú. Không phải ngẫu nhiên mà trong trong các ngôn ngữ phương Tây khác nhau, thuật ngữ “văn hoá” (cultura, culture) đều có chứa một nghĩa chung là chăm sóc, giáo dục, vun trồng… Chức năng giáo dục của văn hoá sẽ đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nếu gien sinh học di truyền lại cho các thế hệ sau hình thể con người thì văn hoá được coi là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau. Do là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người, văn hoá có tính nhân sinh đậm nét và trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng thông qua ngôn ngữ. Nếu như ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hoá là nội dung của nó. Điều đó đúng với giao tiếp giữa cá nhân trong một dân tộc, lại càng đúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và sự giao tiếp giữa các nền văn hoá khác nhau. Bằng chức năng giáo dục, văn hoá tạo cho lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi dân tộc một sự phát triển liên tục. Chức năng tổ chức xã hội và sự phát sinh của chức năng này là văn hoá có chức năng điều chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực, các cách ứng xử của con người. Gần đây, UNESCO cũng như Đảng và Nhà nước ta cho rằng văn hoá là động lực của phát triển, chính là đề cập đến chức năng này. 1.2.4. Tính dân tộc tạo nên cá tính, bản sắc riêng, phân biệt với dân tộc khác Tính chất dân tộc của nền văn hóa là cái “cốt”, cái tinh tuý bên trong rất đặc trưng của nền văn hoá dân tộc. Nó là “căn cước” của một dân tộc, để phân biệt không nhầm lẫn với văn hoá của dân tộc khác. Để được như vậy, phải “trau dồi cho văn hóa, văn nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam”, phải “lột tả cho hết tinh thần dân tộc”. Đó là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng độc lập, tự lực tự cường, đoàn kết, nhân nghĩa… của dân tộc. Bác Hồ đã chỉ ra rằng, “nếu dân tộc hóa mà phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa nó, vì lúc bấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa của mình sẽ chiếm được địa vị ngang với các nền văn hoá thế giới”. Tính dân tộc của nền văn hoá không phải “nhất thành bất biến”, không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn phải phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước. Con người vừa là chủ thể của sự sáng tạo văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa. Trong quá trình vận động và phát triển, các quốc gia đều xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc mình, bảo lưu và truyền đạt cho các thế hệ tiếp nối, tạo thành một dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa dân tộc. Các giá trị văn hóa này được kết tinh ở truyền thống văn hóa dân tộc và được biểu hiện sinh động ở các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể cùng phương thức ứng xử của con người trong hoạt động thực tiễn. Toàn bộ những giá trị đó tạo thành nền tảng tinh thần của dân tộc, là cơ sở liên kết và đúc kết các thế hệ, tạo nên sức sống của một dân tộc, CAO HỌC QTKD KHÓA 04 6 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP tạo nên bản sắc và bản lĩnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh và xây dựng bảo vệ đất nước. Nền tảng tinh thần văn hoá Việt Nam là toàn bộ các giá trị do dân tộc Việt Nam sáng tạo ra đúc kết thành bản sắc văn hoá Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác. Nền tảng tinh thần xã hội chính là hệ giá trị và chuẩn mực xã hội truyền thống, đã được đúc kết từ trong lịch sử dân tộc, quốc gia, tạo nên bản sắc văn hoá, là những nét riêng để phân biệt với các dân tộc khác, quốc gia khác. 1.3. Cấu trúc của một nền văn hóa Mỗi nền văn hóa đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể văn hóa. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người - chủ thể văn hóa đó luôn có nhu cầu tìm hiểu, và do vậy đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về bản thân con người - đó chính là hai vi hệ của tiểu hệ văn hóa nhận thức. Tiểu hệ thứ hai liên quan trực tiếp đến những giá trị văn hóa nội tại của cộng đồng người - chủ thể văn hóa: đó là văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm hai vi hệ là văn hóa tổ chức đời sống tập thể (những vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội trong một quy mô rộng lớn như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (những vấn đề liên quan đến đời sống mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, đạo đức, văn hóa giao tiếp, nghệ thuật ). Cộng đồng người (chủ thể văn hóa) hiển nhiên là tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường: môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, v.v.) và môi trường xã hội (các xã hội, dân tộc, quốc gia láng giềng). Cho nên, hệ thống văn hóa còn bao gồm hai tiểu hệ nữa liên quan đến cách thức xử sự của cộng đồng dân tộc với hai loạ̣i môi trường ấy. Hai tiểu hệ đó là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Cấu trúc của hệ thống văn hóa trong quan hệ với loại hình văn hóa có thể tóm tắt trong hình 1.1. Văn hoá nhận thức Nhận thức về vũ trụ Nhận thức về con người Văn hoá tổ chức cộng đồng Văn hoá tổ chức đời sống tập thể Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân Văn hoá ứng xử Với môi trường tự nhiên Văn hoá hòa hợp môi trường tự nhiên Văn hoá ứng phó với môi trường tự nhiên Với môi trường xã hội Văn hoá hòa hợp môi trường xã hội Văn hoá ứng phó với môi trường xã hội CAO HỌC QTKD KHÓA 04 7 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP Hình 1.1: Cấu trúc của hệ thống văn hóa. 1.4. Các loại hình văn hóa 1.4.1. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp Môi trường sống ở phương Đông (chính xác hơn là Đông Nam Á, miền Nam Trung Quốc) là xứ nóng, mưa nhiều, ẩm, gió mùa, tạo nên những sông dài rộng với các vùng đồng bằng trù phú, sông rạch chằng chịt, thích hợp cho việc trồng trọt. Những người sống tại địa hình này chọn cách sống trồng trọt, lối sống nông nghiệp hình thành. Đó là lối sống bắt buộc người dân phải định cư, định canh, trọng tĩnh vì: - Nông nghiệp phải phụ thuộc, trông chờ nhiều vào thiên nhiên (mưa nắng phải thì), dẫn đến lối sống hoà hợp cùng thiên nhiên, tôn trọng, không ganh đua với thiên nhiên. - Làm nông nghiệp cấy trồng thì phải định cư lâu dài, phải trông chờ mùa vụ, sản phẩm cây trái dài ngày. Định cư nông nghiệp ưa ổn định, ưa tĩnh và khao khát hoà bình, ''Trời yên biển lặng mới vui tấm lòng''. - Nông nghiệp cấy trồng thì phải dựa vào nhau để tạo sức mạnh làm thủy lợi, chiến thắng thiên tai địch hoạ. Phải dựa vào nhau nên phải yêu thương nhau, vì thế văn hoá nông nghiệp thiên về trọng tình cảm, tình nghĩa ''Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình''. - Yêu thương nhau thì ''chín bỏ làm mười', văn hoá nông nghiệp ít ưa hạch toán, ít trọng lý, ít trọng pháp, dẫn đến lối ứng xử xuê xoa, đại khái. - Thành quả nông nghiệp là từ nhiều yếu tố hợp thành: thời tiết, giống má, kỹ thuật nên dẫn đến phát triển tư duy tổng hợp.Tổng hợp thì kéo theo biện chứng - tư duy không phải là tập hợp các yếu tố riêng lẻ, mà là mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố. - Văn hoá nông nghiệp trong cộng đồng, trọng tình nghĩa, tình cảm, khiến nảy nở tâm lý hiếu hoà, cư xử khoan dung. 1.4.2. Loại hình văn hóa gốc du mục Môi trường sống ở phương TÂY (chính xác là Tây Bắc Âu châu và miền Bắc Trung Quốc) là xứ lạnh, với khí hậu khô ráo, tạo nên những đồng cỏ mênh mông, thực vật khó sinh trưởng, thích hợp cho chăn nuôi theo bầy đàn. Sau thời kỳ lâu dài sống bằng hái lượm và săn bắt, những người cư ngụ tại xứ lạnh, khí hậu khô ráo với những đồng cỏ rộng lớn, chuyển sang sống bằng chăn nuôi theo bầy đàn từ đó hình thành cách sống du mục. Tài sản của dân du mục là đàn súc vật. Súc vật ăn cỏ, ăn hết cỏ, không thể ngồi đợi cho cỏ mọc, phải đi tìm bãi cỏ khác. Vì thế nghề chăn nuôi theo bầy đàn dẫn đến nếp sống du cư, vừa đi vừa ở, nay đây mai đó, lang thang trên các đồng cỏ, không bao giờ ở một chỗ nhất định. Súc vật di chuyển phải được điều động có kỷ luật, với đánh đập la hét, loại bỏ những con vật yếu đuối, bệnh tật. Điều đó giải thích tính khắc nghiệt trong quan hệ giữa người với người tại Tây phương cũng như CAO HỌC QTKD KHÓA 04 8 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP miền Bắc Trung Quốc. Cách sống đó bắt buộc dân du mục thường xuyên chém giết nhau để chiếm đoạt từng bãi cỏ, từng vũng nước … Nếp sống đó dần dần đã rèn luyện cho dân du mục tính hiếu chiến, thích cưỡng đoạt với óc độc tôn độc hữu. Những kinh nghiệm của kỷ luật và kỹ thuật chăn nuôi theo bầy đàn chuyển hóa vào tâm thức, biến thành môi trường văn hóa tinh thần. Trên cơ sở đó, văn hóa du mục phát sinh chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở phương Tây và miền Bắc Trung Quốc. Để phục vụ cho đô thị và có hàng hóa mang trao đổi lấy sản phẩm nông nghiệp về nuôi sống đô thị, đồng thời với sự phát triển khoa học sản phẩm của tư duy phân tích, một xã hội công nghiệp được hình thành. - Dân du mục sống không phụ thuộc vào thiên nhiên, nên không coi trọng thiên nhiên bằng coi trọng sức mạnh con người; ít chú ý bảo vệ thiên nhiên. Con người trong ứng xử thì độc tôn, trong tiếp nhận theo xu hướng chiếm đoạt và trong đối phó thì cứng rắn. - Du mục ưa di chuyển, trọng động, hiếu chiến (khởi nguyên là từ chiếm đoạt gia súc, chiếm đoạt thị trường). - Sự ra đời của thương nghiệp, đô thị, công nghiệp đòi hỏi phải tính toán, hạch toán, nên tư duy phân tích sớm phát triển.Tư duy phân tích chú trọng các thành tố, yếu tố, dẫn đến phát triển mạnh về cấp số nhân, kéo theo sự xuất hiện trừu tượng hoá thoát khỏi những yếu tố ban đầu, dẫn đến siêu hình. Tư duy phân tích gắn liền với siêu hình nên triết học siêu hình sớm nảy nở. - Thương nghiệp, công nghiệp thì phải hạch toán, dẫn đến rất coi trọng và thiên về pháp lý hơn tình cảm. Đó chính là cơ sở cho pháp luật sớm ra đời, Như vậy, sự khác biệt giữa hai loại hình văn hóa có thể được so sánh như sau: CAO HỌC QTKD KHÓA 04 9 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP VĂN HÓA GỐC DU MỤC 1. Sự hình thành và phạm vi ảnh hưởng: Những dân cư của nền văn hóa nông nghiệp phần lớn sinh sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, nhiều đồng bằng, sông nước như vùng Đông Nam Á, miền Hoa Nam Trung Hoa, một số khu vực khác ở châu Á, môi trường sống là xứ nóng, sinh ra mưa nhiều tạo nên những con sông lớn với những đồng bằng trù phú. Sống định cư ổn định, nghề nghiệp chính là trồng lúa nước 2. Về văn hóa nhận thức: Sống phụ thuộc vào thiên nhiên, không phải chỉ chịu ảnh hưởng vào những sự riêng lẻ mà tất cả cùng một lúc; trời, đất, mưa, gió, nước, trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm… Tư duy tổng hợp và biện chứng là đặc trưng của văn hóa gốc nông nghiệp trọng tĩnh mà nông nghiệp trồng lúc nước là điển hình. 3. Văn hóa tổ chức cộng đồng: Về mặt nguyên tắc tổ chức cộng đồng, chúng ta nhận thấy vì sống ổn định lâu dài với nhau, nên lối sống trọng tĩnh làm nảy sinh nguyên tắc trọng tình, trọng văn và trọng nữ. Nếp sống nông nghiệp trồng lúa nước tạo điều kiện thuận lợi khiến con người thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tình thương nảy nở tự nhiên trong gia đình đã lan ra đồng ruộng, trong xóm làng. Đó là đầu mối cho việc xây dựng nếp sống hài hòa, hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: một bồ cái lý không bằng một tí cái tình. 1. Sự hình thành và phạm vi ảnh hưởng Dân cư của nền văn hóa du mục phần lớn hình thành và phát triển ở các vùng thảo nguyên, đồng cỏ, khí hậu ôn đới, như các vùng Tây Bắc Trung Hoa, Mông Cổ, Châu Âu, Châu Mỹ. Sống bằng nghề chăn nụôi theo bày đàn lối sống du cư, trọng động. 2. Về văn hóa nhận thức: Họ không coi trọng thiên nhiên, có tham vọng chinh phục, chế ngự thiên nhiên. Đối tượng quan tâm ở đây là tập trung vào chính các bộ phận riêng lẻ. Tư duy phân tích và siêu hình chính là đặc trưng của văn hóa trọng động gốc du mục. Tư duy phân tích và siêu hình là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của khoa học. 3. Văn hóa tổ chức cộng đồng: Vì sống du cư nên lối sống trọng động làm nẩy sinh nguyên tắc trọng lý, trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ và kéo theo trọng nam khinh nữ. Ở Tây phương, người nữ khi lấy chồng, không còn mang họ của gia đình. Cựu ước xem phụ nữ đồng hạng với nô lệ, với gia súc và với đồ vật sở hữu của người đàn ông. Tư duy phân tích của văn hóa trọng động gốc du mục (cách thức chăn rèn súc vật) dẫn đến cách tổ chức cộng động theo khuôn phép. Cuộc sống du cư đòi hỏi con người luôn luôn phải sống có tổ CAO HỌC QTKD KHÓA 04 10 [...]... chức Nghĩa là văn hóa của dân tộc có tác động lên văn hóa của tổ chức, văn hóa của tổ chức tác động lên các văn hóa nhóm… Đến lượt mình văn hóa nhóm tác động ngược lại văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc Tại Mỹ các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động thành tựu của doanh nghiệp và họ nhận thấy rằng hầu hết các công ty thành công trong sản xuất kinh doanh đều... hoạt động của các thành viên Vì vậy mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản CAO HỌC QTKD KHÓA 04 17 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP phẩm và đào tạo con người là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản Ở các nước phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh. .. truyền thống văn hóa trên cơ sở bản sắc của nó Do đó văn hóa của tổ chức bao gồm phần cốt lõi là một bộ phận văn hóa của dân tộc và phần văn hóa mà các thành viên của tổ chức đã tạo lập nên trong quá trình tồn tại và phát triển của nó Ngày nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới nguồn nhân lực của tổ chức là con người mà văn hóa của tổ chức là sự liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn... bày như sau: Văn hóa của tổ chức Quyết định của nhà quản trị Môi trường làm việc của tổ chức Ảnh hưởng của văn hóa tác động trực tiếp tới quan điểm và cách nhìn nhận của người lãnh đạo, nó có thể làm hạn chế hay thúc đẩy khả năng nhìn nhận và ra quyết định của họ trong suốt quá trình quản trị doanh nghiệp Nếu tiếp thu các giá trị văn hoá một cách tích cực, họ sẽ rất tôn trọng thành quả của những người... quyết định của nhà quản trị và môi trường làm việc Dưới đây ta xem xét ảnh hưởng của các nội dung văn hoá tới từng chức năng quản trị 3.1 Văn hóa và công tác hoạch định Ngày nay không chỉ các nhà kinh tế mà các nhà văn hóa cũng đều thống nhất cho rằng, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội Tác động của nền văn hóa đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp Bên cạnh... chức tác động một cách sâu sắc đến hoạt động quản trị của tổ chức từ công tác hoạch định, ra quyết định, đến công tác tổ chức, điều khiển và kiểm tra CAO HỌC QTKD KHÓA 04 22 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP Từng loại hình văn hóa có ảnh hưởng đến công tác hoạch định, đặc biệt là khi xác định chiến lược và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của một tổ chức Trước nhất các loại... Không những thế văn hóa của tổ chức còn được thể hiện thông qua phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của tổ chức và tác phong làm việc của mọi nhân viên Vì vậy đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đáng giá doanh nghiệp qua văn hóa của doanh nghiệp đó Văn hóa tổ chức của nước ta còn có những mặt hạn chế nhất định, đó là một nền văn hóa được xây dựng... cầu hóa, đa phương hóa giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận các thị trường nước ngoài khác nhau Khi gia nhập một thị trường nước ngoài, điều đáng quan tâm nhất của các doanh nghiệp chính là các yếu tố văn hóa Việc khai thác có hiệu quả yếu tố văn hóa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi những thất bại và đạt được thành công trên thị trường đó Văn hóa. .. tinh thần làm việc đồng đội CAO HỌC QTKD KHÓA 04 21 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP CHƯƠNG 3: VĂN HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ Nếu như trước đây người ta ít chú trọng đến yếu tố văn hoá doanh nghiệp trong quản lý và kinh doanh, một mặt vì kinh doanh và sản xuất còn mang tính tự phát, mặt khác do ít phải cạnh tranh trong nước và quốc tế, thì nay nó được coi như là một... nhà doanh nghiệp Việt Nam Trong tiền trình hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung làm tốt những vấn đề sau để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt Nam: - Phải đặc biệt coi trọng và lấy con người làm gốc Nó bao gồm: + Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người lao động, kích thích sự say mê, tính chủ động sáng tạo + Giáo dục ý thức cho người lao động coi doanh nghiệp . tôi viết tiểu luận về Cơ sở văn hóa Việt Nam và tác động của văn hóa tới các công tác quản trị doanh nghiệp . Bài tiểu luận gồm 3 phần chính thể hiện bằng 3 chương: Chương 1: Văn hóa dân tộc Chương. có tác động lên văn hóa của tổ chức, văn hóa của tổ chức tác động lên các văn hóa nhóm… Đến lượt mình văn hóa nhóm tác động ngược lại văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến văn hóa. tộc Chương 2: Văn hóa tổ chức Chương 3: Tác động của văn hóa lên các chức năng của quản trị. CAO HỌC QTKD KHÓA 04 1 CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP CHƯƠNG 1. VĂN HÓA DÂN TỘC 1.1.

Ngày đăng: 12/04/2015, 12:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan