Vận dụng lý luận về dân tộc giải thích chính sách giải quyết vấn đề dân tộc của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

31 693 5
Vận dụng lý luận về dân tộc giải thích chính sách giải quyết vấn đề dân tộc của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNG CS II Ngành kinh tế đối ngoại  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ DÂN TỘC GIẢI THÍCH CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LỚP K49E MSSV 1. Tăng Thị Thu Hà 1001017066 2. Trần Vũ Thanh Nga 1001017168 3. Trần Thị Thanh Phương 1001017234 4. Nguyễn Thị PhươngThảo 1001017546 5. Trần Lê Thu Thảo 1001017274 6. Lê Thị HuyềnTrang 1001017320 7. Trần Thị Thu Trang 1001017323 8. Nguyễn Thế Trinh 1001017336 9. Lê Nguyễn Thanh Trúc 1001017338 10.Nguyễn Biện Minh Tú 1001017342 Giáo viên hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Trúc Mai TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3, NĂM 2011 PHỤ LỤC Trang Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 I.Lý luận về dân tộc 1 1. Các khái niệm 1 2. Hai xu hướng phát triển của dân tộc 2 3. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc 2 II.Vai trò của việc giải quyết vấn đề dân tộc 4 III.Vấn đề dân tộc của Việt Nam 4 1.Vấn đề dân tộc trước giải phóng 4 2.Vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay 4 Phần II: NỘI DUNG 5 I.Tình hình tổng quát về dân tộc Việt Nam 5 II.Nội dung các chính sách giải quyết vấn đề dân tộc của Việt Nam 7 1.Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng 7 2.Quyền tự quyết 11 3.Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc 15 III.Một số thành tựu và hạn chế 18 1.Thành tựu 18 2.Khó khăn 19 Phụ lục 20 PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Đề tài: Vận dụng lý luận về dân tộc giải thích chính sách giải quyết vấn đề dân tộc củaViệt Nam trong giai đoạn hiện nay Phần I/ Cơ sở lý luận Trần Vũ Thanh Nga Trần Lê Thu Thảo Nguyễn Thị Phương Thảo Phần II/ Nội Dung I. Tổng quan tình hình dân tộc Lê Nguyễn Thanh Trúc II. Nội dung chính sách giải quyết vấn đề dân tộc 1) Quyền bình đẳng giữa các dân tộc Trần Thị Thu Trang- Tăng Thị Thu Hà 2) Quyền tự quyết Nguyễn Thế Trinh- Lê Thị Huyền Trang 3) Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc Lê Nguyễn Thanh Trúc- Trần Thị Thanh Phương 4) Thành tựu và hạn chế Tăng Thị Thu Hà- Trần Lê Thu Thảo III. Tổng hợp Nguyễn Biện Minh Tú- Tăng Thị Thu Hà IV. Thuyết trình: Nguyễn Biện Minh Tú- Nguyễn Thế Trinh V. Làm powerpoint: Nguyễn Biện Minh Tú Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Lý luận về dân tộc 1. Các khái niệm a) Dân tộc Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa: • Thứ nhất: Chỉ cộng đồng người cụ thể có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, ngôn ngữ chung, trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù văn hóa, xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc, có sự kết thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong công đồng đó. Vậy theo nghĩa thứ nhất dân tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng đồng xã hội (là các tộc người). • Thứ hai: Chỉ cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, truyền thống văn hóa, đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước. Vậy theo nghĩa thứ hai dân tộc là toàn bộ nhân dân của một nước, là quốc gia-dân tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác: Dân tộc là sản phẩm quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Khái niệm dân tộc gắn bó chặt chẽ với khái niệm quốc gia. Sự ra đời của dân tộc bao giờ cũng trong một quốc gia nhất định. Thực tiễn lịch sử chứng minh nhân tố hình thành dân tộc chín muồi thường không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia. Chúng bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. b) Vấn đề dân tộc Vấn đề dân tộc là bộ phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc. c) Giải quyết vấn đề dân tộc Giải quyết vấn đề dân tộc là xác lập quan hệ công bằng, bình đẵng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. 2. Hai xu hướng phát triển của dân tộc • Xu hướng thứ nhất: Các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Nguyên nhân là các tộc người có sự trưởng thành về ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, học ý thức được rằng chỉ trong cộng đồng dân tộc độc lập họ mới có quền quyết định con đường phát triển của dân tộc mình. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nó được biểu hiện thành các phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc tiến tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. • Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Nguyên nhân là thông qua sự phát triển của lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản, giao lưu kinh tế, văn hóa đã tạo mối quan hệ đa quốc gia giữa các dân tộc làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ rào cản biệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau. Tuy nhiên hai xu hướng trên vận động trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc nên gặp rất nhiều trở ngại. Nhu cầu liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng bị chủ nghĩa đế quốc phủ nhận và bóp méo thành sự áp đặt thống trị thông qua những khối liên hiệp nhằm áp bức, bóc lột đối với các dân tộc khác. 3. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. Trên cơ sở tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghhen về vấn đề dân tộc, giai cấp, cùng với việc phân tích hai xu hướng. Lenin đã nêu ra “Cương lĩnh dân tộc” gồm 3 nội dung cơ bản: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng . Tất cả dân tộc bất kể dân số, trình độ phát triển đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Đặc điểm: • Các quốc gia có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau • Trong một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, thực hiện sự bình đẳng là khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc do lịch sử để lại. • Trên phạm vi quốc tế, đấu tranh cho sự bình đẳng gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa sôvanh … • Là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Các dân tộc được quyền tự quyết Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc. Mỗi dân tộc có quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội riêng cho dân tộc mình. bao gồm: Quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập, quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Đặc điểm: • Thể hiện trước hết ở quyền tự quyết về chính trị, thành lập một quốc gia dân tộc độc lập • Thực hiện quyền làm chủ của dân tộc, quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình trên mọi lĩnh vực. • Bao hàm cả quyền các dân tộc tự nguyện liên hợp lại thành một liên bang các dân tộc • Khi xem xét, giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng trên lập trường của giai cấp công nhân Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc Đặc điểm: • Phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân. • Phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. • Bảo đảm cho phong trào giải phóng dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi • Những người Cộng sản lấy đoàn kết công nhân tất cả các dân tộc làm mục tiêu phấn đấu và tổ chức lực lượng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. II. Vai trò của việc giải quyết vấn đề dân tộc Vấn đề dân tộc luôn là nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa nên giải quyết vấn đề dân tộc có vai trò hết sức to lớn: Quyết định sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc . Vì vậy giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa. III. Vấn đề dân tộc của Việt Nam 1. Vấn đề dân tộc trước giải phóng Khi các nước đế quốc bành trướng thế lực tăng cường xâm chiếm và mở rộng vùng thuộc địa, chúng thực hiện sự áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, văn hóa. Vấn đề dân tộc trở thành vấn đề thuộc địa, thực chất là “vấn đề về đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập”. 2. Vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay Gồm 3 vấn đề: • Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. • Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp. • Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Phần II: NỘI DUNG: I. Tình hình tổng quan về dân tộc Việt nam - Việt Nam là 1 quốc gia có nhiều dân tộc. Đặc điểm quan hệ dân tộc ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc. Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số; 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. 10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến 100 ngàn người là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người; 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, ƠĐu, Brâu.Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến (dân tộc ta là dân tộc tiền tư bản chủ nghĩa). - Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất. Tuy nhiên, bên cạnh mặt cố kết tạo nên tính cộng đồng chung, có nơi có lúc vẫn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong quan hệ dân tộc. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lại luôn luôn dùng mọi thủđoạn chia rẽ dân tộc và can thiệp vào nội bộ nước ta. Do đó, phát huy truyền thống đoàn kết, xoá bỏ thành kiến, nghi kỵ dân tộc và kiên quyết đập tan mọi âm mưu chia rẽ dân tộc của kẻ thù là nhiệm vụ trọng yếu của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. - Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng tăng, tuy trong từng khu vực nhất định có những dân tộc sống tương đối tập trung, nhưng không thành địa bàn riêng biệt. Do đó, các dân tộc ở nước ta không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng và sự thống nhất hữu cơ giữa dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng được củng cố. - Các dân tộc ở Việt nam có trình độ phát triển kinh tế-xã hội không đồng đều - Nhiều vùng dân tộc thiểu số canh tác còn ở trình độ rất thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên. Đời sống vật chất của bà con dân tộc thiểu sốcòn thiếu thốn, tình trạng nghèo đói kéo dài, thuốc chữa bệnh khan hiếm, nạn mù chữ và tái mù chữ còn ở nhiều nơi.Đường giao thông và phương tiện đi lại nhiều vùng rất khó khăn; điện, nước phục vụ cho sản xuất đời sống nhiều vùng còn rất thiếu; thông tin, bưu điện nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu của đời sống, nhất là ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh - Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng. Đặc trưng của sắc thái văn hoá dân tộc bao gồm: ngôn ngữ tiếng nói, văn học, nghệ thuật, tình cảm dân tộc, y phục, phong tục tập quán, quan hệ gia đình, dòng họ Một số dân tộc có chữ viết riêng (Khơme, Chăm, Thái, Mông, Giarai, Êđê ). Một số dân tộc thiểu số gắn với một vài tôn giáo truyền thống (Khơme – với đạo Phật; Chăm – với Islam, Bàlamôn ); một vài dân tộc gắn với đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng bản sắc văn hoá riêng và tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi dân tộc. - Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế (đó là các vùng biên giới vùng núi cao, hải đảo)… => Tình hình trên cho thấy vấn đề dân tộc ở nước ta có những đặc điểm thuận lợi đối với sự phát triển của đất nước nhưng cũng nảy sinh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. II. Nội dung các chính sách giải quyết vấn đề dân tộc của Việt Nam 1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng 1.1. Theo quan điểm của V.I. Lênin Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng nhất của các dân tộc. Tất cả các dân tộc,dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ cho bất kì dân tộc nào. Như vậy, trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được bảo vệ và phải được thực hiện trong thực tế, đồng thời việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc mang ý nghĩa cơ bản . Liên hệ rộng hơn ta có thể thấy, trong quan hệ giữa các quốc gia – dân tộc, mọi quốc gia cũng đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế,và quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu chậm phát triển về kinh tế. 1.2. Việt Nam và việc thực hiện các chính sách bình đẳng dân tộc trong những năm qua [...]... của V.I Lênin vào chính sách giải quyết vấn đề dân tộc của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay a) Phương hướng giải quyết các vấn đề dân tộc: Quan điểm về dân tộc của Lênin chính là cơ sở lý luận của đường lối chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và đặc điểm của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà Nước ta: luôn coi trọng vấn đề dân. .. chất dân tộc ,cho nên trong đấu tranh chính trị ,việc xử lý quan hệ giai cấp -dân tộc được đặt ra rất thường xuyên .Vấn đề giai cấp ,vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề nhân loại Chính trị hiện đại luôn coi trọng vấn đề nhân loại ,giải quyết vấn đề nhân loại trên quan điểm giai cấp .Giải phóng giai cấp ,giải phóng dân tộc ,giải phóng xã hội là những vấn đề quan hệ gắn bó mật thiết với nhau của nền chính trị... đồng bào dân tộc thiểu số 2 Quyền tự quyết 2.1 Phân tích tư tưởng của Lênin về quyền tự quyết Quyền tự quyết là quyền cơ bản thiêng liêng của mọi dân tộc Quyền tự quyết dân tộc trước hết là quyền tự quyết về chính trị và con đường phát triển cho dân tộc mình, thực hiện quyền làm chủ vận mệnh dân tộc mình mà không một dân tộc nào được quyền dùng áp lực can thiệp vào công việc nội bộ của dân tộc khác... giữa dân tộc Việt Nam so với các dân tộc khác trên thế giới Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của con người Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 : “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo…” “Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc. .. định chính trị của Việt Nam Cụ thể, trong sự kiện kỷ niệm 32 năm ngày thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Nhân dân và các lực lượng vũ trang Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và nhân dân các bộ tộc Lào 3 Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc 3.1 Theo quan điểm của V.I Lênin: Liêp hiệp công nhân tất cả các dân tộc là một nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của. .. dân tộc" Tuy nhiên, theo V.I.Lênin, quyền phân lập về chính trị chủ yếu đặt ra đối với các dân tộc bị áp bức, lệ thuộc Lênin cũng nhấn mạnh: các dân tộc có quyền tự quyết không phải là để các dân tộc tách ra mà chính là để các dân tộc xích lại gần nhau Thực hiện tự do phân lập chính là tạo cơ sở để thực hiện sự liên hiệp các dân tộc Chính trị không chỉ mang bản chất giai cấp mà còn mang bản chất dân. .. hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận Chống các biểu hiện kỳ thị,... Lênin; nó thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp; phản ánh tính thống nhất biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là một quan điểm có tính nguyên tắc trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến... với việc giải quyết các vấn đề thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền tự quyết của dân tộc Đồng thời, đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh đảm bảo cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bực trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Vì vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể 3.2 Việc vận dụng quan... dân tộc khác Quyền tự quyết dân tộc bao gồm: quyền tự do phân lập và quyền các dân tộc tự nguyện liên hiệp lại thành một liên bang các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, giúp nhau cùng tiến bộ Do đó, khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân: ủng hộ các phòng trào các dân tộc tiến bộ, chống lại mưu toan lợi dụng quyền dân tộc làm chiêu bài để can . việc giải quyết vấn đề dân tộc 4 III .Vấn đề dân tộc của Việt Nam 4 1 .Vấn đề dân tộc trước giải phóng 4 2 .Vấn đề dân tộc trong giai đoạn hiện nay 4 Phần II: NỘI DUNG 5 I.Tình hình tổng quát về dân. lục 20 PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Đề tài: Vận dụng lý luận về dân tộc giải thích chính sách giải quyết vấn đề dân tộc củaViệt Nam trong giai đoạn hiện nay Phần I/ Cơ sở lý luận Trần Vũ Thanh Nga Trần. II Ngành kinh tế đối ngoại  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ DÂN TỘC GIẢI THÍCH CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LỚP K49E MSSV 1. Tăng Thị Thu

Ngày đăng: 11/04/2015, 20:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan