Luận văn thạc sĩ: Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn mỹ Latinh

39 901 0
Luận văn thạc sĩ: Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn mỹ Latinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn thạc sĩ, Yếu tố huyền ảo ,trong truyện ngắn mỹ Latinh

Tuthienbao.com MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2.1. Yếu tố huyền ảo: 2.2. Truyện ngắn Mỹ Latinh 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. YẾU TỐ HUYỀN ẢO VÀ ĐẶC TRƯNG HUYỀN ẢO TRONG VĂN HỌC MỸ LATINH 1.1. Thuật ngữ huyền ảo và văn học mang yếu tố huyền ảo. 1.1.1. Vấn đề thuật ngữ 1.1.2. Bối cảnh văn học huyền ảo thế kỉ XX 1.2. Sự hình thành văn học hiện thực huyền ảo dưới tác động của lịch sử, văn hóa Mỹ Latinh. Tuthienbao.com 1.2.1. Từ một lịch sử non trẻ - một phức thể văn hóa… 1.2.2. Từ những thử thách của hậu thuộc địa… 1.2.3. Từ “hình ảnh phóng chiếu của Châu Âu” và cuộc tìm kiếm bản sắc… 1.2.4. … Đến văn học thế kỉ XX – « sự nghiệp của trí tưởng tượng ». 1.3. Một số đặc trưng huyền ảo trong văn xuôi hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh. 1.3.1. Phong cách baroque mới 1.3.2. Huyền thoại hóa hiện thực. 1.3.3. Thể nghiệm và cách tân hình thức. 1.4. Truyện ngắn huyền ảo Mỹ Latinh 1.4.1. Sự kết hợp giữa truyện ngắn và yếu tố huyền ảo 1.4.2. Hai bậc thầy truyện ngắn 1.4.2.1. Jorge Luis Borges (1899 – 1986) 1.4.2.2. Gabriel Garcia Marquez (1928 – ) TIỂU KẾT YẾU TỐ HUYỀN ẢO NHÌN TỪ CẢM HỨNG VÀ HỆ ĐỀ TÀI (KHẢO SÁT QUA HAI TÁC GIA L. BORGES VÀ G. MARQUEZ) 2.1. Niềm cảm hứng đến từ “bờ khác của thực tại” 2.1.1. Luis Borges: “Tôi tin vào cảm hứng”. 2.1.1.1. Cảm hứng trước bản thể cá nhân. 2.1.1.2. Cảm hứng trước bản thể vũ trụ. 2.1.2. G. Marquez: Tin những gì mình tin là thực. 2.1.2.1. Cảm hứng trước tha nhân: nỗi cô đơn, tình yêu, nhục dục. 2.1.2.2. Cảm hứng trước cái chết, sự tái sinh. 2.2. Hệ đề tài huyền ảo. 2.2.1. Một số đề tài huyền ảo trong truyện ngắn Luis Borges. 2.2.1.1. Giấc mơ. 2.2.1.2. Tấm gương. 2.2.1.3. Mê cung, mê lộ (labyrinthe) 2.2.2. Một số đề tài huyền ảo trong truyện ngắn Marquez. 2.2.2.1. Điềm báo, tiên tri 2.2.2.2. Huyền thoại biển. 2.2.2.3. Xác chết, Linh hồn, Bóng ma. TIỂU KẾT CHƯƠNG BA YẾU TỐ HUYỀN ẢO NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ (KHẢO SÁT QUA HAI TÁC GIA L. BORGES VÀ G. MARQUEZ) 3.1. Kết cấu trần thuật huyền ảo. 3.1.1. Thủ pháp “hạt nhân bí ẩn”. 3.1.2. Người kể chuyện: hai mặt thật – giả. 3.1.3. Tình tiết của sự lấp lửng, mơ hồ. 3.1.4. Sự việc kỳ diệu, giọng điệu thản nhiên. 3.2. Không – thời gian huyền ảo. 3.2.1. Không gian huyền ảo. 3.2.1.1. Không gian “Macondo”. 3.2.1.2 Không gian siêu nghiệm, siêu hình. 3.2.2. Thời gian huyền ảo. 3.2.2.1 “Thời gian nằm ngoài lề thời gian”. 3.2.2.2. “Thời gian bao hàm tất thảy mọi thời gian”. TIỂU KẾT KẾT LUẬN Thư mục tham khảo: Tài liệu tiếng Việt: Tài liệu Tiếng Anh: Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mỹ Latinh (Khảo sát qua hai tác gia: Jorge Luis Borges và Gabriel Garcia Marquez) 3.1. Kết cấu trần thuật huyền ảo 3.1.1. Thủ pháp “hạt nhân bí ẩn” Mỗi thể loại văn học đều chứa đựng nguyên lý – hạt nhân cơ bản. Truyện trinh thám dựa trên nguyên lý này: một bí ẩn tội ác diễn ra và thám tử là người đại diện công lý, lao vào cuộc điều tra tội ác đó. Truyện huyền ảo cũng tồn tại một bí ẩn, một chi tiết lạ xuất hiện và phá vỡ trật tự thường nhật. Cùng chứa đựng những biến cố bí ẩn, thế nhưng kết thúc truyện trinh thám phải là một đáp án lý tính: tội phạm là người hoặc vật với những động cơ, mục đích gây án. Trong khi đó, sự bí ẩn của truyện kì ảo thế kỉ XIX và truyện huyền ảo thế kỉ XX đều không thể lý giải theo logic lý tính. Sự bí ẩn của truyện kì ảo và huyền ảo mập mờ giữa các nguyên nhân: Vì tự nhiên, siêu nhiên, hay ngẫu nhiên? Bí ẩn thuộc về bên trong con người, hay thuộc về một lực lượng khác không phải người? Rất khó lý giải, cái bí ẩn đứng chông chênh giữa các nguyên do. Cái bí ẩn của truyện huyền ảo “trụ lại trong thế bất định”, ngay cả khi độc giả đã hoàn tất việc đọc. Nguyên tắc chủ đạo và ý nghĩa cốt lõi của thể loại huyền ảo nằm ở đây. Khoái cảm của truyện huyền ảo thể hiện ở mối liên quan về sự thật không được sáng rõ. Một sự thật vừa được hé mở lại vừa mập mờ nước đôi. Một sự thật vừa được biểu hiện, vừa bị khuất lấp. Sự trình diễn mơ hồ này đã gợi mở liên tục những đáp án khác nhau, khiến người đọc rơi vào “tình thế phân vân, hồi hộp”. Tuthienbao.com Giống với truyện ngắn kì ảo thế kỉ trước, truyện ngắn huyền ảo Mỹ Latinh chứa đựng hạt nhân bí ẩn và tạo nên sự tiếp nhận mang tính lưỡng lự. Nhưng, khác biệt nằm ở chỗ, sự bí ẩn trong truyện ngắn Mỹ Latinh không đặt ở độ căng kịch tính, ở tình huống kì dị ma quái, hay ở trạng thái hoang mang ghê sợ lan truyền từ nhân vật đến độc giả. Cái bí ẩn của truyện ngắn huyền ảo Mỹ Latinh đi về hướng nội tâm đa phức, hoài nghi, dằn vặt của con người trong cuộc chống lại định mệnh hiện sinh. Tác phẩm mời gọi sự gia nhập vào tác phẩm bằng chính điều đó. Xét trên toàn thể, hạt nhân trung tâm của văn chương huyền ảo Mỹ Latinh thường nằm ở sự nhập nhằng, pha trộn giữa sự thực và sự không thực, giữa kinh nghiệm lý tính và trực cảm tâm linh. Tác giả thường khéo léo bố trí và chuẩn bị để tình tiết huyền ảo xuất hiện một cách tình cờ. Nhân vật và người đọc thường phát hiện sự bí ẩn vào giây phút duy nhất, một cách muộn mằn và đầy ngẫu nhiên. Sự sắp đặt dường như không hề có kịch bản là “nét ngoạn mục đánh trúng tim độc giả”. J. Cortazar trong truyện ngắn Tận thế trên đảo Solentiname từng kể về một người đàn ông du hành qua những đất nước khác nhau của vùng Trung Mỹ. Hắn chụp hình lưu niệm ― những tấm hình lồng khung các bức họa hết sức hiền hòa, dân dã, mà hắn khám phá với đầy thích thú. Khi trở về nhà, ở Paris, hắn mang tráng rửa những cuộn phim này và rọi những thước phim dương bản. Khi ấy, hắn nhận thấy hình ảnh của những bức tranh hiền hòa đã hoàn toàn biến mất mà thay vào đó là những cảnh bạo lực, cảnh trấn áp của cảnh sát, bắt bớ, làm liên tưởng đến nền độc tài quân phiệt ở Á Căn Đình, nơi hắn không hề đặt chân đến. Phải chăng có sự nhầm lẫn từ phòng rửa phim vì đã đảo lộn hai cuộn phim? Hay, đã có sự tác động của một hiện tượng bí ẩn ― giống như bạo lực của lịch sử đã chụp lấy hắn, chất vấn, bằng cách áp đặt một cách huyền bí, những cảnh tượng mà hắn không biết hay không muốn nhìn thấy? Hắn cảm thấy lo lắng, choáng váng, giống sự kinh khiếp đã chui vào bụng hắn, khiến hắn phải nôn mửa trong phòng tắm, cùng lúc vợ hắn về tới, đến lượt nàng nhìn vào những tấm phim dương bản. Khi hắn trở ra bên cạnh, nàng nói với hắn: Những bức hình anh chụp tranh dân dã thật tuyệt vời ” [dẫn theo tài liệu 76] Đúng như Guy Scarpetta nhận xét, mỗi một trang sách của J. Cortazar đều thấp thoáng không khí ma thuật. Chất huyền ảo tập trung nhất qua chi tiết những bức ảnh: sự thực là tấm ảnh chứa đựng năng lực huyền bí hay chỉ là ảo giác tinh thần của người đàn ông? Lối kết truyện từ chối mọi diễn giải khiến truyện ngắn không có đáp án sau cùng. Trong truyện ngắn huyền ảo Mỹ Latinh, cái bí ẩn thường xuyên xuất hiện, nhưng thực chất nó vắng mặt và không hề được giải thích. Đối tượng bí ẩn được trưng bày, nhưng nguyên nhân bí ẩn lại được che dấu. Có vẻ như, “một bí ẩn được nhắc đến như một sức mạnh vắng mặt nhưng lại khiến cho mọi biến cố phải vận hành… Cái chủ yếu vắng mặt, cái vắng mặt chủ yếu” [82, 107]. Chính sự vắng mặt đó tạo nên sự lập lờ huyền ảo. Khác với J. Cortazar, nhân vật trong truyện ngắn của Borges và Marquez thậm chí xem sự bất thường như hiển nhiên, hoặc nhìn chúng như điều thú vị và hài hước. Cái bất thường bị lờ đi và nhân vật thản nhiên chấp nhận khiến sự việc càng đáng ngờ hơn đối với độc giả. Các nhà văn huyền ảo Mỹ Latinh, đặc biệt là Borges và Marquez đều có xu hướng tiết giảm độ căng của hạt nhân bí ẩn. Thay vào đó, các nhà văn gia tăng chất thơ, sự mềm mại và phong vị hài hước. Borges thường nhấn nhá bằng những chờ đợi, những ngoại đề suy tư nội tâm. Mỗi một tình tiết của truyện Borges thì tự thân giản dị. Nhưng kì lạ là khi tích tụ lại, chúng tạo nên tính phức hợp và chuẩn bị cho một sự thảng thốt, bất ngờ sẽ xảy đến. Mỗi một biến tấu truyện mang đầy những nghịch lý và những khoảng trống. Tiết điệu truyện gợi lên sự bí ẩn và sự sâu sắc của triết lý. Trong khi đó, Marquez theo đuổi phong cách giống bậc thầy G. Flaubert, khách quan và tỉnh táo trước tất cả sự việc. Marquez tái tạo lại cái siêu nhiên bằng cách “bình thường hóa” hoặc “lãng mạn hóa” chúng, khiến sự huyền ảo trở nên giản dị như cái thường nhật. Diễn ngôn truyện ngắn Borges thường nhẹ và sâu thăm thẳm, trong khi đó diễn ngôn tự sự của Marquez lại đậm chất thơ từ việc tái tạo hình ảnh và nhịp điệu. Trong tác phẩm, các yếu tố huyền ảo được thiết lập rất tinh tế, rất khó nhận biết và bao hàm một mức độ trừu tượng hóa cao. Không một tình tiết nào quá dị thường và nặng nề, không có sự đứt gãy lớn gây chấn động cho độc giả. Nhưng so với truyện kì ảo thế kỉ XIX, cái bí ẩn của truyện ngắn Mỹ Latinh lại khó nắm bắt hơn. Nhà văn hấp dẫn người đọc bằng những cái bẫy nằm ở phần sâu kín và cốt lõi của văn bản. [...]... ĐỀ TÀI 2.1 Yếu tố huyền ảo: 2.2 Truyện ngắn Mỹ Latinh 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 YẾU TỐ HUYỀN ẢO VÀ ĐẶC TRƯNG HUYỀN ẢO TRONG VĂN HỌC MỸ LATINH 1.1 Thuật ngữ huyền ảo và văn học mang yếu tố huyền ảo 1.1.1 Vấn đề thuật ngữ 1.1.2 Bối cảnh văn học huyền ảo thế kỉ XX 1.2 Sự hình thành văn học hiện thực huyền ảo dưới tác... 1.3.2 Huyền thoại hóa hiện thực 1.3.3 Thể nghiệm và cách tân hình thức 1.4 Truyện ngắn huyền ảo Mỹ Latinh 1.4.1 Sự kết hợp giữa truyện ngắn và yếu tố huyền ảo 1.4.2 Hai bậc thầy truyện ngắn 1.4.2.1 Jorge Luis Borges (1899 – 1986) 1.4.2.2 Gabriel Garcia Marquez (1928 – ) TIỂU KẾT YẾU TỐ HUYỀN ẢO NHÌN TỪ CẢM HỨNG VÀ HỆ ĐỀ TÀI (KHẢO SÁT QUA HAI TÁC GIA L BORGES VÀ G MARQUEZ) ... tác phẩm Bởi tâm điểm của truyện ngắn vắng mặt, chất huyền ảo không có trung tâm Như vậy thưởng thức một truyện ngắn huyền ảo không phải là cảm thụ những biến cố Sự cảm thụ đặt ở văn cảnh, ở tiết điệu, ở không – thời gian và ở những tình tiết mơ hồ tưởng chừng rất nhỏ Để tạo được khả năng này, truyện ngắn huyền ảo Mỹ Latinh có một đặc điểm chung rất quan trọng: cốt truyện và tình tiết mơ hồ, đôi lúc... xét trong công trình Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật [91, 293] Những biến cố trong truyện không bị đẩy dồn tới đỉnh điểm Các biến cố này được kéo dãn ra hoặc được làm mềm đi Chất huyền ảo theo đó len vào, phát tán trong các tình tiết nhỏ Chất huyền ảo không nằm ở đỉnh điểm, cao trào hay kết thúc truyện Chất huyền ảo nằm ở chỗ không xác định được và rải đầy trong tác phẩm Bởi tâm điểm của truyện. .. hảo để hạt nhân bí ẩn xuất hiện Có thể thấy điều đó trong nhiều truyện ngắn Mỹ Latinh Nhân vật kể chuyện như một người tham dự, nhưng chính anh ta cũng không biết những biến cố sắp xảy đến Nhân vật không phải là người kể chuyện Thượng đế, anh ta không có khả năng lý giải nổi những chi tiết bất thường Truyện ngắn huyền ảo không có tham vọng lý giải sự bất thường Không riêng gì thể loại này, nhiều truyện. .. gì nhìn thấy Trong khi đó, truyện huyền ảo đã làm một cuộc thay đổi ngoạn mục, không xác nhận sự nói dối và cũng không thuyết phục sự tin tưởng của độc giả Truyện ngắn huyền ảo lướt qua thản nhiên giữa những ranh giới đó Tác giả kể những câu chuyện khó tin với thái độ điềm nhiên như không Sự việc thì phi thường, nhưng lời kể chuyện rất bình thường Đây là điều kiện tuyệt hảo để cái huyền ảo xuất hiện... Tạp chí Văn học nước ngoài, số 1 - 1999] [92] Thủ pháp hiện đại của Mỹ Latinh tiệm cận với thành tựu văn chương thế giới Kiểu đọc thưởng thức theo lối đồng cảm, đồng tình với tác giả đã không còn nữa Kịch phi lý, tiểu thuyết mới, truyện ngắn hiện thực huyền ảo đều đòi hỏi một cách đọc trí tuệ và chủ động Sự thản nhiên của truyện ngắn Mỹ Latinh góp vào sứ mệnh nâng tầm đón đợi ở độc giả, trao cho họ niềm... tái tạo từ kho tàng huyền thoại Thế nhưng, bên cạnh sự gợi nhớ về huyền thoại, Borges và Marquez đồng thời giải thiêng những huyền thoại ấy Chưa bao giờ huyền thoại xuất hiện trong bối cảnh và tình tiết “phàm trần”, bi hài lẫn lộn như thế Huyền thoại trở nên “rất đời” và “rất thật” Công cuộc giải huyền thoại của các nhà văn Mỹ Latinh đem lại một sắc thái mới và tái tạo biểu tượng trong nhiều tầng nghĩa... động của lịch sử, văn hóa Mỹ Latinh 1.2.1 Từ một lịch sử non trẻ - một phức thể văn hóa… 1.2.2 Từ những thử thách của hậu thuộc địa… 1.2.3 Từ “hình ảnh phóng chiếu của Châu Âu” và cuộc tìm kiếm bản sắc… 1.2.4 … Đến văn học thế kỉ XX – « sự nghiệp của trí tưởng tượng » 1.3 Một số đặc trưng huyền ảo trong văn xuôi hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh 1.3.1 Phong cách baroque mới 1.3.2 Huyền thoại hóa hiện thực... còn một người kể chuyện xưng “tôi” Nhân vật “tôi” tiếp tục bước vào văn chương huyền ảo thế kỉ XX, đặc biệt truyện ngắn Borges và Marquez Những truyện ngắn nổi tiếng của Borges như: Công viên những lối đi rẽ hai ngã, Văn tự của Thượng đế, Ngôi nhà của Asterion, Người bất tử đều sử dụng ngôi thứ nhất Một số truyện ngắn huyền ảo của Marquez như Độc thoại của Isabel ngắm mưa ở làng Macondo, Tôi được thuê . HUYỀN ẢO VÀ ĐẶC TRƯNG HUYỀN ẢO TRONG VĂN HỌC MỸ LATINH 1.1. Thuật ngữ huyền ảo và văn học mang yếu tố huyền ảo. 1.1.1. Vấn đề thuật ngữ 1.1.2. Bối cảnh văn học huyền ảo thế kỉ XX 1.2. Sự. huyền ảo trong văn xuôi hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh. 1.3.1. Phong cách baroque mới 1.3.2. Huyền thoại hóa hiện thực. 1.3.3. Thể nghiệm và cách tân hình thức. 1.4. Truyện ngắn huyền ảo Mỹ. với truyện ngắn kì ảo thế kỉ trước, truyện ngắn huyền ảo Mỹ Latinh chứa đựng hạt nhân bí ẩn và tạo nên sự tiếp nhận mang tính lưỡng lự. Nhưng, khác biệt nằm ở chỗ, sự bí ẩn trong truyện ngắn Mỹ

Ngày đăng: 10/04/2015, 21:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan