Bài giảng tham vấn tâm lý

99 3.5K 13
Bài giảng tham vấn tâm lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài giảng bao gồm khái niệm. mục đích và đặc điểm của thâm vấn, đối tượng và nhiêm vụ của tham vấn, phân biệt tham vấn với các hình thức khác, hệ thống lý thuyết nền tảng của tham vấn, nguyên tắc tham vấn và mối quan hệ giữa nhà tham vấn với thân chủ, phẩm chất thái độ và những kỹ năng cơ bản của nhà tham vấn

1 Chương 1 THAM VẤN LÀ MỘT KHOA HỌC ỨNG DỤNG, MỘT NGHỀ CHUYÊN MÔN 1. KHÁI NIỆM THAM VẤN 1.1. Tham vấn, mục đích và đặc điểm của tham vấn 1.1.1. Định nghĩa về tham vấn - Tham vấn theo tiếng Anh là Couselling, đầy là một hình thức trợ giúp tâm lý xuất hiện đã lâu ở Phương Tây, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ và thường được gọi là tư vấn tâm lý hoặc gọi chung là tư vấn. Tham vấn không phải là một hình thức tư vấn thông thường. Tham vấn là nói đến việc trợ giúp về mặt tâm lý chứ không đơn thuần là việc giải đáp thông tin, kiến thức. - Hiện nay, còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ Tham vấn tâm lý. Theo tài liệu tập huấn về công tác tham vấn cho trẻ em của UNICEF: “Tham vấn không giống như một cuộc nói chuyện. Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, hiểu và nhìn nhận được nội dung, ý nghĩa, cảm giác và hành vi của họ. Nhà tham vấn không giải quyết vấn đề cho thân chủ”. Cụ thể là “Nhà tham vấn giúp đỡ thân chủ cải thiện “trạng thái tâm lý của họ”. Việc này được xem như một quá trình giúp thân chủ “nghĩ, cảm giác và hành động khác với trước và để từ đó họ có thể đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống của họ một cách có hiệu quả hơn”. - Theo Trần Thị Giồng, Một nhà tham vấn Việt Nam được đào tạo chính quy ở Mỹ đã đưa ra khái niệm tham vấn gói gọn trong “ chữ T”. Khái niệm này sau đó được mở rộng và phát triển lên bởi quá trình đào tạo, tập huấn của các giảng viên dạy môn này. 2 1. Tham vấn là một "Tiến trình" có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nó diễn ra trong suốt thời khoảng thời gian để thân chủ cảm nhận được vấn đề của họu như nó chính như vậy. Đó là một tiến trình hướng tới kiến thức và hướng đến đạo lý làm người (mở ra các tiềm năng của con người) và đòi hỏi một sự lớn lên (trưởng thành) không chỉ ở các thân chủ mà cả ở nhà tham vấn. 2. Tham vấn là một sự "Tương tác" (chia sẻ - giúp đỡ). Đó là quá trình trò chuyện, chia sẻ, làm việc tay đôi giữa nhà tham vấn và thân chủ một cách tích cực, có hợp tác, nghĩa là thân chủ phải nói sự thật vấn đề và bộc lộ bản thân của mình. Nhà tham vấn phải có sự kết hợp về bằng cấp và bản năng tự nhiên. Sự tương tác này phải dựa trên quan niệm tâm linh và các quan điểm nghề nghiệp, đòi hỏi sự tiến tới trung thực ở cả hai phía và kết quả là phải giúp cho thân chủ hiểu rõ hơn về sự kiện, hoàn cảnh và chấp nhanạ bản thân mình. 3. Tham vấn là một quá trình "Tìm tiền năng": Tham vấn phải luôn coi thân chủ là người có đầy sức mạnh và có vai trò khơi gợi được mặt mạnh, những cái ẩn trong vô thức của thân chủ. Để làm được điều đó, nhà tham vấn phải chấp nhận thân chủ, chấp nhận cảm xúc mà họ đang có ngay bây giờ và tại tây, phải động viên khuyến khích thân chủ, thậm chí thỉnh thoảng phải hoạch định rõ tiềm năng của thân chủ để giúp họ tin vào bản thân bởi một khi thân chủ tự tìm đến người tham vấn để giúp đỡ chia sẻ thì chính bản thân họ đã có tiềm năng, tự bản thân họ ddax iết họ đang có vấn đề và mong muốn được giúp đỡ giaả quyết vấn đề của mình. 4. Tham vấn là tôn trọng quyền "Tự quyết" của thân chủ. Có nghĩa là trong quá trình tham vấn, người tham vấn phải để cho thân chủ tự giải quyết vấn đề tự chiụh trách nhiệm) với vấn đề của họ. Nhà tham vấn chỉ soi sang giúp đỡ về mặt thông tin không đưa ra lời khuyên, cách thức giải quyết vấn đề cho thân chủ. Tham vấn là một quá trình giúp đỡ mà nhà tham vấn không làm hộ hoặc chỉ bảo. Tự quyết đòi hỏi thân chủ phải biết đến hành động hiện 3 tại, những vấn đề hiện nay và ngay bây giờ của mình. Quá trình tự quyết giúp thân chủ mạnh dần lên, dám nghĩ, dám làm, dám đối đầu với thực tế của mình. Tham vấn là “Tạo ra những triển mọng và khả năng mới cho thân chủ để họ thay đổi cuộc sống của mình” trong đó nhà tham vấn đóng vai trò chủ động thiết lập nên mối quan hệ hợp tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trợ giúp thân chủ “hiểu hoàn cảnh của mình một cách rõ rang; nhận diện vấn đề để cải thiện tình huống; lựa chọn những cách thức phù hợp với giá trị, tình cảm và nhu cầu của mình, tự quyết định và hành động theo những quyết định đó; khả năng đương đầu tốt với vấn đề”. Nhà tham vấn lỗi lạc Carl Rogers đã đưa ra triết lý của tham vấn là “giúp thân chủ tự giúp mình giải quyết vấn đề”. Như vậy, qua những định nghĩa trên có thể thấy tham vấn tức là thân chủ tự giúp chính mình tự giải quyết vấn đề của mình. Vấn đề của thân chủ không phải được thực hiện bằng sự bày vẽ, chỉ bảo của nhà tham vấn mà trong quá trình tham vấn (thông qua những thông tin từ thân chủ), nhà tham vấn phải khơi gợi được ở thân chủ những yếu tố nội sinh tự lực để họ tự chịu trách nhiệm về vấn đề của họ và cả cuộc sống sau này của họ. Tham vấn thành công khi thân chủ cảm thấy đủ mạnh để đối đầu với những vấn đề của họ mà không cần đến sự trợ giúp của nhà tham vấn hay lệ thuộc vào những người xung quanh. Nhưng trên thực tế tham vấn là một quá trình tăng cường năng lực trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ nhận thức được những nguyên nhân sâu xa của vấn đề, từ đó thay đổi cách suy nghĩ, cảm nhận và xử sự để giải quyết vấn đề của chính họ . Như vậy, tham vấn hoàn toàn là một quá trình chia sẻ và đặt trọng tâm nơi thân chủ chứ không phải là sự chỉ bảo, cho lời khuyên, an ủi hình thức, buộc thân chủ nhìn nhận vấn đề theo các chuẩn mực xã hội. Thân chủ là một con người riêng biệt và nhà tham vấn phải chấp nhận thân chủ. 4 Tham vấn thành công khi nhà tham vấn khơi gợi được ở thân chủ những yếu tố nội lực để họ tự chịu trách nhiệm về vấn đề của mình và cả cuộc sống sau này của họ. Làm cho thân chủ cảm thấy đủ mạnh để đối đầu với vấn đề của họ. Từ những quan điểm trên ta có thể rút ra khái niệm tham vấn như sau: Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kĩ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và thân chủ (là người có khó khăn trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình. 1.1.2. Mục đích và vai trò của tham vấn - Giúp thân chủ thay đổi trạng thái cảm xúc, hành vi tiêu cực, cải thiện và tăng cường các động cơ tích cực. - Giúp thân chủ tăng cường hiểu biết về chính bản thân họ và hoàn cảnh của họ bằng cách cung cấp cho họ những thông tin có giá trị thích hợp, những giải thích có cơ sở. - Giúp thân chủ đưa ra nhiều hướng giải quyết có thể thực hiện được và từ đó giúp họ lựa chọn giải pháp thích hợp nhất đối với hoàn cảnh và khả năng của họ. - Giúp thân chủ đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên những thông tin mà nhân viên xã hội cung cấp, dựa trên khả năng của đối tượng cũng như tiềm năng hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài. - Hỗ trợ cho thân chủ kịp thời trong thời gian khủng hoảng. - Hỗ trợ đối tượng thực hiện các quyết định và đi đến giải quyết vấn đề họ đang mắc phải. 5 * Tl: Mục đích tổng quát của tham vấn là giúp thân chủ tăng cường khả năng tự ứng phó với hoàn cảnh khó khăn không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai. 1.1.3. Bản chất của tham vấn - Yếu tố tâm lý là động cơ rõ rệt thúc đẩy con người tìm đến sự giúp đỡ. Do đó khái niệm tham vấn nói đến sự trợ giúp tâm lý, chứ không đơn thuần là sự hỏi đáp về thông tin, kiến thức. - Giúp thân chủ nhìn nhận vấn đề của mình như nó vốn có.  Một nghề trợ giúp người khác giúp đỡ chính họ! Giúp thân chủ tự giúp chính mình (tự giải quyết vấn đề của mình). 1.1.4. Các loại hình tham vấn * Căn cứ vào hình thức tham vấn: tham vấn chia thành 2 loại: + Hình thức tham vấn trực tiếp: Thân chủ và nhà tham vấn đối thoại với nhau một cách trực tiếp, nhà tham vấn dùng các kĩ năng của mình giúp thân chủ hiểu, nhìn nhận lại sự kiện một cách tích cực hơn, các nguyên nhân dẫn đến sự kiện đó khơi dậy những tiềm năng của thân chủ, để họ tự lựa chọn các giải pháp giải quyết vấn đề của chính mình . Đặc điểm: - Thông tin 2 chiều trong một thời gian ngắn. - Các kĩ năng tham vấn được sử dụng một cách có hiệu quả. Loại hình: Tham vấn trực tiếp qua điện thoại, tham vấn trực tuyến qua Internet, tham vấn trực tiếp tại trung tâm tham vấn. + Tham vấn gián tiếp: Thân chủ và nhà tham vấn không đối thoại trực tiếp mà thường thông qua khâu trung gian như qua báo chí, qua đài, qua điện thoại, qua internet 6 Đặc điểm: - Thông tin một chiều - Các kĩ năng tham vấn không được sử dụng một cách có hiệu quả. Loại hình : Tham vấn qua báo, qua đài, qua truyền hình, qua Internet * Căn cứ vào các phương tiện thông tin Hiện nay có 7 loại hình tham vấn tâm lý : Tham vấn qua điện thoại, qua đài, qua truyền hình, qua Internet, chat rooms, qua báo, tại các trung tâm tham vấn. Mỗi loại hình có một đặc điểm riêng cụ thể là: + Tham vấn qua báo: Đây là loại hình tham vấn gián tiếp xuất hiện sớm nhất ở Việt nam, thường tham vấn cho các thân chủ gặp rắc rối trong tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Với tuổi học sinh trung học thì có những thắc mắc về tình yêu, tình bạn khác giới thân chủ viết ra những khó khăn tâm lý mà mình gặp phải và mong nhà tham vấn gỡ rối những khó khăn của mình. Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng nên nguyên tắc bí mật không được thực hiện tuyệt đối. Loại hình tham vấn này thường xuất hiện trên các báo như: tiền phong, Phụ nữ, Sinh viên, Hạnh phúc gia đình. Với báo tuổi hoa thì có báo Hoa học trò với các bút danh Thanh Tâm, Tâm Giao, Hà Anh, Hà Dung, Anh Chánh Văn. + Tham vấn qua đài: Hiện nay trên đài tiếng nói việt nam trong chương trình từ lúc 10 giờ đến 11 giờ sáng chủ nhật hàng tuần có chương trình “ Cửa sổ tình yêu”. Ở đây thân chủ gặp những vấn đề khó khăn về sức khoẻ, giới tính và tình yêu gọi điện cho các chuyên gia tham vấn, họ sẽ được giải đáp các khó khăn đó và chương trình này phát sóng trực tiếp và phủ sóng toàn quốc. Đối tượng 7 tham vấn của chương trình chủ yếu là các em thanh thiếu niên. Chương trình này đã đáp ứng phần rất nhỏ nhu cầu tham vấn cuả các em. Cũng như loại hình tham vấn qua báo mà chúng tôi trình bày ở trên thì tham vấn qua đài là tham vấn qua phương tiện thông tin đại chúng nên nguyên tắc giữ bí mật cũng không được thực hịên tuyệt đối. + Tham vấn qua điện thoại Loại hình tham vấn này khá phát triển trong thời gian gần đây. Thân chủ có khó khăn trong cuộc sống gọi điện thoại đến để được hỗ trợ vượt qua những khó khăn này. Loại hình này dã bắt đầu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, trong loại hình tham vấn này nguyên tắc bí mật được thực hiện tốt. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều trung tâm tham vấn qua điện thoại như “Trung tâm tư vấn hạnh phúc gia đình” “Trung tâm tư sức khoẻ sinh sản”. Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em của Uỷ Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam. + Tham vấn trực tiếp tại trung tâm tham vấn. Nhà tham vấn và thân chủ đối thoại trực tiếp với nhau. Loại hình này là cách tối ưu nhất giúp thân chủ vượt qua những khó khăn bởi loại hình tham vấn này giúp nhà tham vấn hiểu sâu sắc hơn về vấn đề của thân chủ. Chính vì thế nó được coi là một loại hình tham vấn có hiệu quả nhất đồng thời cũng là loại hình đòi hỏi nhà tham vấn phải sử dụng phối hợp các kĩ năng tham vấn để khai thác thông tin, phản hồi cảm xúc, phản ánh lại Có những vấn đề của thân chủ chỉ giải quyết thành công thông qua hình thức tham vấn này. Loại hình tham vấn này cho phép khám phá thành công chiều sâu vô thức của thân chủ và chiều sâu cảm xúc tình, cảm của họ. Có thể là tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm. Với loại hình này nguyên tắc bí mật tuyệt đối được thực hiện. + Tham vấn qua Internet. Loại hình tham vấn này mới phát triển trong giai đoạn gần đây và nó bắt đầu đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng Internet. ở đây, thân chủ 8 sử dụng hình thức viết thư điện tử, qua đó thực hiện mong muốn được tham vấn về những khó khăn của mình, hay bằng hình thức tham vấn trực tuyến (trực tiếp) và loại hình này có những đặc điểm giống loại hình tham vấn qua báo và điện thoại. Nhưng nó khác khi thân chủ dùng cả 2 hình thức viết thư, gọi điện để giải toả được những khó khăn tâm lý của mình. + Chat rooms trực tuyến (phòng chat trực tuyến) Một sự phát triển xa hơn của tham vấn trực tuyến là việc sử dụng internet ở chat room cho phép truyền cả văn bản và lời nói giữa những người sử dụng máy tính. Dù sao, để duy trì mức độ an toàn phù hợp để tránh người khác vào chat room trong suốt quá trình tham vấn, chỉ những người trong một danh sách riêng những thành viên được mời bởi Yahoo Group (http://groups.yahoo.com) mới có thể tham gia như là nhà tham vấn hay thân chủ duy nhất. Điểm lợi của hệ thống này là nhà tham vấn và thân chủ có thể nói chuyện như khi gọi điện. Nhưng không giống điện thoại, dịch vụ này miễn phí và cho phép khách hàng nói chuyện với nhà trị liệu từ bất cứ nơi nào trên thế giới, miễn là máy tính đó có nối mạng, có micrô và loa. + Tham vấn qua truyền hình. Tham vấn qua truyền hình dược thực hiện thông qua các chương trình của đài truyền hình Việt Nam như: chương trình văn hoá ứng xử, người xây tổ ấm. Chương trình này đưa ra những chủ đề mà con người hay gặp khó khăn nhất và mời các chuyên gia tâm lí bàn luận về cách giải quyết. * Căn cứ vào đối tượng tham vấn. Tham vấn chia thành 3 loại: tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm. - Tham vấn cá nhân: Đối tượng tham vấn là một cá nhân, qua tham vấn, nhà tham vấn giúp cá nhân tháo gỡ được những vướng mắc đang gặp phải như tâm lý lo sợ, chán nản, muốn tự tử,… 9 - Tham vấn gia đình: Là hình thức mà đối tượng làm việc của nhà tham vấn là các thành viên trong gia đình, cả gia đình ngồi lại cùng với nhà tham vấn để thảo luận những vấn đề trong gia đình, vấn đề đó có thể liên quan đến toàn bộ gia đình hay một bộ phận, xem xét mỗi thành viên nhìn nhận vấn đề như thế nào, nguyên nhân từ đâu ra và cần phải làm gì để giải quyết. - Tham vấn nhóm: Là hình thức mà đối tượng tham vấn là những cá nhân tuy không liên quan chặt chẽ với nhau nhưng cùng tập hợp lại để thông qua tham vấn đạt được mục đích nào đó (vd: tham vấn cho nhóm đồng đẳng – những người bị nhiễm HIV). 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA THAM VẤN 2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tham vấn 2.1.1. Sự ra đời của Tham vấn trên thế giới - Tham vấn là một ngành nghề đại diện cho sự hợp nhất lại của nhiều sự ảnh hưởng như phong trào đấu tranh để có được những biện pháp điều trị nhân đạo cho bệnh nhân tâm thần từ thế kỷ XIX ở Pháp như phân tâm học- Freud; những khảo cứu khoa học và phương pháp tiếp cận hành vi; sự ra đời và được chuẩn hóa các trắc nghiệm tâm lý; tâm lý học hiện sinh; tâm lý học nhân văn và những thành tựu rõ ràng của lĩnh vực hướng nghiệp, tư vấn nghề. Sau khi xem xét lịch sử của các chuyên ngành hỗ trợ tham vấn chúng ta bắt đầu đi sâu tìm hiểu lịch sử của Tham vấn, bởi vì lịch sử phát triển của ngành tham vấn gắn với sự ra đời của các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn. * Tham vấn được ra đời và phát triển theo các giai đoạn sau: 10 - Từ 1900 đến 1950: Những tiền đề cho sự ra đời của ngành, nghề tham vấn. Tiền đề đầu tiên phải kể đến là sự phát triển của công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề và sự ra đời của những NTV nghề đầu tiên. + Từ đầu thế kỷ XX, công tác xã hội đã mang lại quan tâm và những thay đổi trong công tác giáo dục; tâm thần học làm biến đổi về chất các phương pháp chữa trị cho bệnh nhân tâm thần; phân tâm học và những liệu pháp liên quan được ứng dụng rộng rãi; hiệu quả của các trắc nghiệm và cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển xã hội nâng cao vật chất tinh thần cho con người. Nhìn một cách tinh tế, mỗi một sự kiện này đều ảnh hưởng đến công tác hướng dẫn tư vấn nghề và sự ra đời của tham vấn. Frank Parsons (1854 – 1908), người sáng lập ra ngành hướng nghiệp, tư vấn nghề ở Mỹ. Bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một nhân viên công tác xã hội ở Boston, được sự hậu thuẫn của những quan chức lãnh đạo cộng đồng ở đây, ông đã xuất bản cuốn sách “Cẩm nang hướng nghiệp” (Vocational Bureau) nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra cách bắt đầu và xây dựng một nghề nghiệp thành công và hiệu quả”. Ông thực sự mong muốn công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp được đưa vào trường học. + Năm 1909, sau khi ông qua đời một năm, cuốn sách “chọn nghề” (Choosing a Vocation) được xuất bản và ngay lập tức nó được coi là sự cống hiến lớn lao cho công tác hướng dẫn tư vấn nghề. Boston trở thành địa điểm tổ chức Hội nghị công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp đầu tiên. kết quả của hội nghị này đánh dấu sự ra đời của Hiệp hội tư vấn hướng nghiệp quốc gia Mỹ (NVGA) năm 1913, tổ chức tiền nhiệm của Hiệp hội tham vấn Mỹ sau này. Frank Parsons là người có tầm nhìn xa. Ông đã hình dung ra công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp có hệ thống trong trường học, hình dung ra [...]... nhu cầu Tư vấn tâm lý, Tạp chí Tâm lý học số 2-2001 Ngoài ra còn có những bài báo giới thiệu phương pháp tham vấn như “Các phản ứng tư vấn cơ bản” của Đỗ Ngọc Khanh CBNC, Viện Tâm lý học, Tạp chí Tâm lý học số 8,9/2002, “Về kỹ năng tìm hiểu trong tham vấn tâm lý trực tiếp” của Mai Thanh Thế, CBNC, Viện Tâm lý học, Tạp chí Tâm lý học số 1/2000; những bài báo hỗ trợ tham vấn chuyên môn như “Một số cảm... bắc) Đáng kể đến là bài “Về tâm lý học tư vấn của TS Nguyễn Thị Phương Hoa, Viện Dư luận xã hội, Ban TTVHTƯ đăng trên tạp trí Tâm lý học số 2/ 1999 giới thiệu về tâm lý học tư vấn và triển vọng phát triển tâm lý học tư vấn ở nước ta; bài “Quan niệm về tư vấn tâm lý của PGS.TS Trần Thị Minh Đức, ĐHKHXH & NV Hà Nội đăng trên tạp trí ĐH&GDCN số 6/2000 đưa ra khái niệm tham vấn tâm lý với tư cách là một... nhân Tâm lý học Trương Phúc Hưng, Tạp chí Tâm lý học số 6/2000; đánh 17 giá thực trạng tham vấn Việt Nam như “Bàn về hiệu quả của Tư vấn trên báo”, PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Tạp chí Tâm lý học số 7, 2002; “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tế”, PGS TS Trần Thị Minh Đức, Tạp chí Tâm lý học số 2/2003 - Về thực hành tham vấn, sự ra đời của các trung tâm, dịch vụ hỗ trợ giúp tâm lý, ... môn; bài "Tư vấn hay tham vấn – Thuật ngữ và cách tiếp cận" của PGS.TS Trần Thị Minh Đức, ĐHKHXH & NV Hà Nội đăng trên Kỷ yếu hội nghị Tâm lý học, tháng 2/2003 bàn về sự khác nhau của tư vấn và tham vấn và các cách tiếp cận khác nhau khi giúp đỡ thân chủ; bài “Tư vấn tâm lý - Một nhu cầu xã hội cần được đáp ứng” của TS Vũ Kim Thanh – Khoa Tâm lý – Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội về nhu cầu Tư vấn tâm lý, ... nghề tham vấn thực hành Đó là các trung tâm: Tư vấn tình cảm linh tâm (1088 - Hà Nội); Trung tâm tư vấn tâm lý (số 1 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội); Chương trình “Cửa sổ Tình yêu” Chuyên mục phát thanh thanh niên, đài tiếng nói Việt Nam; Trung tâm tư vấn tâm lý (số 9 Ngọc Khánh Hà Nội); Trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục và Tình yêu – Hôn nhân – gia đình (43 Nguyễn Thông – 93 – Thành phố Hồ Chí Minh); Tư vấn 1088... May (1956) và những người khác… Tất cả các hướng tiếp cận tham vấn này đã giúp ích cho sự phát triển rực rỡ của tham vấn trong suốt giai đoạn đó + Những năm 70 ghi dấu ấn sự tiếp tục phát triển của tham vấn trong các lĩnh vực tham vấn sức khoẻ tâm trí cộng đồng, tham vấn học đường, tham vấn cho những người khuyết tật… Sự đào tạo những nhà tham vấn cũng có quy mô hơn, chú trọng đến các kỹ thuật như thấu... công tác xã hội Vì vậy, các nhà tham vấn trong công tác xã hội cần phải hiểu được một số lý thuyết có tính chất nền tảng của tham vấn như lý thuyết về nhu cầu của con người, lý thuyết nhân cách, lý thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức, lý thuyết phát triển các giai đoạn tâm lý, lý thuyết phát triển đạo đức… 2 HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VỚI VAI TRÒ NỀN TẢNG CỦA THAM VẤN 2.1 Thuyết "nhu cầu" của Maslow... được đào tạo thật bài bản về tham vấn tâm lý rất hiếm hoi Một số được tập huấn ngắn hạn và phát huy nhờ kinh nghiệm, Còn nhân viên xã hội mặc dù được đào tạo bài bản trong và ngoài nước đã có nhưng chưa đông Dù sao cũng đã có một số đang tham gia tích cực vào công tác tư vấn tâm lý Việc đào tạo bài bản cho cả hai ngành hiện nay là rất cần thiết 25 Chương 2 NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA THAM VẤN 1 SỰ CẦN THIẾT... hiệu quả trong tham vấn theo trường phái tâm lý học nhân văn với tác phẩm “Tiến hình thành nhân” của nhà TLH lỗi lạc trên thế giới Carl Rogers (Ts .Tâm lý học Tô Thị Ánh và Vũ Trọng Ứng dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh); tài liệu của UNICEF về tập huấn “ Công tác tham vấn trẻ em” cho các giảng viên; tài liệu về các ca tham vấn thành công dùng để tham khảo cho những người thực hành tham vấn cá nhân là... tâm lý thuộc trường phái Freudian cổ vũ vì họ tin rằng tất cả mọi người đều trải qua những bước phát triển này 2.3.2 Vận dung thuyết này vào tham vấn - Đối với nhà tham vấn, tiếp cận khía cạnh tích cực của thuyết phát triển tâm lý tính dục sẽ có ứng dụng cần thiết trong tham vấn và công tác xã hội Hiểu được thân chủ hiện đang ở giai đoạn phát triển tâm lý tính dục nào, biết được sự phát triển tâm lý . đối tượng tham vấn. Tham vấn chia thành 3 loại: tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm. - Tham vấn cá nhân: Đối tượng tham vấn là một cá nhân, qua tham vấn, nhà tham vấn giúp. Chương 1 THAM VẤN LÀ MỘT KHOA HỌC ỨNG DỤNG, MỘT NGHỀ CHUYÊN MÔN 1. KHÁI NIỆM THAM VẤN 1.1. Tham vấn, mục đích và đặc điểm của tham vấn 1.1.1. Định nghĩa về tham vấn - Tham vấn theo tiếng. của họ. Có thể là tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm. Với loại hình này nguyên tắc bí mật tuyệt đối được thực hiện. + Tham vấn qua Internet. Loại hình tham vấn này mới phát

Ngày đăng: 10/04/2015, 13:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan