MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ CẤP TRƯỜNG

15 2K 2
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ CẤP TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ CẤP TRƯỜNG. A. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định : “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở ”. Với yêu cầu trên, cho ta thấy đội ngũ giáo viên chính là lực lượng nòng cốt giữ vai trò then chốt trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Muốn học sinh học tốt cần phải có người thầy giỏi vững chuyên môn, có kiến thức sâu rộng, nắm bắt được tâm lý học sinh, để từ đó tổ chức được các hoạt động học tập cho các em nhằm giúp các em có thể chủ động học tập tích cực và chiếm lĩnh được kiến thức. Chính vì thế, công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là vấn đề cấp thiết mà nhà trường cần phải thực hiện. Để nâng cao tay nghề cho giáo viên chúng ta có thể : Yêu cầu giáo viên đi học các lớp đại học, cao đẳng ; Tham gia các lớp tập huấn, tham gia hội thảo, hội giảng, tổ chức chuyên đề các cấp Trong đó tổ chức chuyên đề là một hoạt động chuyên môn quan trọng để giúp giáo viên nâng cao tay nghề. Ngoài ra các chuyên đề triển khai ở nhà trường thường là những vấn đề mới hoặc là giải pháp khắc phục những vấn đề khó nảy sinh trong quá trình dạy học. Những vấn đề khó có thể là vướng mắc của thầy khi dạy hoặc những sai lầm thường mắc của trò khi học. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức hoạt động này ở một số trường tiểu học còn có những hạn chế cơ bản đó là : nặng về hình thức, nội dung dàn trải, chưa tập trung vào nội dung trọng tâm của chuyên đề đã mở ; chất lượng tiết dạy thể nghiệm chuyên đề phần lớn phụ thuộc vào năng lực nguời thể nghiệm, trí tuệ tập thể chưa được phát huy đúng mức ; các ý kiến thảo luận còn tập trung nhiều ở các chi tiết vụn vặt, cụ thể của từng bài học, của giáo viên, tính khái quát thấp. Công tác tổ chức chuyên đề mỗi trường mỗi kiểu. Các bước đi của một chuyên đề không rõ ràng, khoa học chỉ mang tính hình thức, không có hiệu quả. Cách tổ chức thể nghiệm chuyên đề của nhiều đơn vị không mang tính đặc thù, chưa làm thỏa mãn nhu cầu trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. Hơn thế nữa, không ít giáo viên trước khi dạy tiết minh họa giống như một buổi trình diễn trước mọi người dẫn đến mục tiêu của việc thể nghiệm chuyên đề không được như mong muốn. Đó chính là những lý do khiến tôi phải thực hiện đề tài này. 1. Cơ sở lý luận : Chuyên đề về trọng tâm là thể nghiệm nhằm kiểm tra một ý kiến mới, hoặc gợi ra những ý kiến mới (từ điển Việt Nam). Như vậy một tiết dạy chuyên đề có yêu cầu cơ bản đó là: - Trình bày được ý tưởng mới, hoặc kiểm tra ý tưởng mới. - Cuộc thảo luận ở hoạt động chuyên đề cần phải xem xét tỉ mỉ từng chi tiết của ý tưởng mới nhằm thậm định chân lý của ý tưởng hoặc phụ định ý tưởng đó. - Sau thảo luận, dựa trên trí tuệ tập thể để rút ra kết luận chung (tạo vốn tri thức dạy - học) . Với hoạt động chuyên đề, giáo viên được đóng góp xây dựng những kinh nghiệm qua việc giảng dạy của mình. Từ nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của giáo viên đúc kết lại để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Và chuyên đề cũng chính là bài học kinh nghiệm quý báu được nhân rộng ra cho toàn thể đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Ngành giáo dục và đào tạo đang thực hiện đổi mới giáo dục nói chung, trong đó yêu cầu giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Trước đây, giáo viên vẫn quen dạy theo phương pháp truyền thụ, một chiều. Bây giờ họ phải thực hiện nhiệm vụ khơi dậy, tổ chức các hoạt động học tập để các em tự chiếm lĩnh kiến thức. Muốn đạt được hiệu quả cao hơn thì giáo viên không có cách nào khác là phải học và tự học, vận dụng và rút kinh nghiệm để nâng cao tay nghề chuyên môn. Yêu cầu mới về vận dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy cũng bắt buộc giáo viên phải học và tự học. Thí dụ như phải học ngoại ngữ, tin học để vừa ứng dụng trong quá trình giảng dạy, lại vừa dạy cho học sinh. Mặt khác, ta đang xây dựng xã hội học tập, ai cũng phải học tập suốt đời. Kiến thức trong trường có giới hạn, trong khi tri thức nhân loại liên tục phát triển, nếu không học tập nâng cao tay nghề thì giáo viên sẽ trở thành lạc hậu. Tất cả những yêu cầu trên là cơ sở lí luận để chúng ta cần tổ chức các chuyên đề trong nhà trường. 1. Cơ sở thực tiễn : Chuyên đề là một hoạt động chuyên môn rất quan trọng ở các trường phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Việc tổ chức thể nghiệm chuyên đề được diễn ra thường xuyên trên các quy mô : cấp huyện, liên trường, trong trường, tổ chuyên môn, nhóm giáo viên. Quy trình của việc thể nghiệm một chuyên đề thông thường diễn ra 3 giai đoạn : giai đoạn chuẩn bị – giai đoạn trình bày (dạy thể nghiệm) – giai đoạn hội thảo đúc rút kinh nghiệm – Giai đoạn đánh giá, tổng kết chuyên đề Thông qua các chuyên đề, giáo viên có thể tích luỹ được những kinh nghiệm dạy - học thiết thực và bổ ích góp phần hoàn thiện thêm năng lực chuyên môn của mình. Hoạt động chuyên đề còn là một trong những nội dung sinh hoạt cơ bản của tổ chuyên môn ở trường tiểu học. Hoạt động chuyên đề gắn bó chặc chẽ với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trường tiểu học. Nó góp phần nâng cao kết quả giảng dạy giáo dục và trình độ tay nghề của giáo viên. Qua họat động chuyên đề, chất lượng người thầy được nâng lên, phát huy được năng lực tiềm tàng, sáng kiến, kinh nghiệm của từng tổ viên trong tổ khối, nhân rộng những kinh nghiệm tốt trong tòan trường, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tóm lại, việc tổ chức các chuyên đề trong nhà trường là một giải pháp rất chính đáng, thực sự cần thiết và cần được đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, cần mở rộng trong tất cả các lĩnh vực trong dưới sự đồng tình ủng hộ của các giáo viên. II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu: 1. Mục đích : - Nhằm đánh giá lại các phương pháp, hình thức tổ chức các chuyên đề ở các trường tiểu học trong những năm qua và hiện nay. - Tìm ra những nguyên nhân tại sao việc hiện nay ở các trường việc tổ chức các chuyên đề chưa có tính thống nhất và chưa mang lại hiệu quả cao. - Đánh giá lại kết quả của việc cải tiến và đổi mới phương pháp tổ chức các chuyên đề trong những năm gần đây. Việc tổ chức các chuyên đề có tác dụng như thế nào trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. - Đưa ra một số giải pháp trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các chuyên đề trong nhà trường nhằm nâng cao chất giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. 2. Phương pháp : + Phương pháp lấy tư liệu : Trong quá trình nghiên cứu cần rất nhiều ý kiến, thông tin, tư liệu. Các ý kiến từ ban giám hiệu, giáo viên, học sinh vv…Trong quá trình công tác quản lí nhiều năm đã đúc kết được một số kinh nghiệm từ bản thân và đồng nghiệp là nền tảng giúp tôi nghiên cứu đề tài này. + Phương pháp đàm thoại : Đây là phương pháp nhằm tiếp thu ý kiến giáo viên. Thông qua trò chuyện trực tiếp đối với giáo viên chúng ta có thể biết được những khó khăn, thắc mắc của giáo viên trong giảng dạy. Những ý kiến đề xuất hay. Từ đó chúng ta mới có biện pháp, kể hoạch tổ chức chuyên đề hiệu quả. + Phương pháp xử lý thông tin : Kịp thời thu thập và xử lý các thông tin, kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu nhằm loại bỏ các biện pháp, hình thức không thích hợp, đi sâu các biện pháp, hình thức có tác dụng tích cực. Có được những hiểu biết sâu hơn về vấn đề đang nghiên cứu. + Phương pháp thảo luận : Đưa ra nội dung và những vấn đề nảy sinh trong khi tổ chức chuyên đề để giáo viên và ban giám hiệu cùng thảo luận, thống nhất đi đến quyết định đúng đắn nhất. + Phương pháp thực nghiệm : Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, với ban giám hiệu một số phương pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Từ đó tổ chức dạy thực nghiệm nhằm đánh giá lại quá trình ngiên cứu. + Phương pháp cải tiến : Qua việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu từ đó đưa ra một số phương pháp cải tiến để tìm ra giải pháp tốt nhất làm cơ sở nghiên cứu. III. Giới hạn của đề tài: 1. Khách thể nghiên cứu bao gồm : - Không gian : Địa bàn chính trường TH Xuyên Mộc và các trường tiểu học trên địa bàn huyện Xuyên Mộc. - Thời gian : Năm học 2010 –2011 và năm học 2011-2012. - Nhân tố : Đội ngũ giáo viên, ban giám hiệu cùng học sinh các lớp thuộc trường tiểu học Xuyên Mộc và các đơn vị bạn. 2. Đối tượng nghiên cứu bao gồm : - Các phương pháp, hình thức tổ chức chuyên đề cấp trường. - Những vấn đề liên quan đến nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp, hình thức giảng dạy trong nhà trường mà mà đó chính là đề tài cần tổ chức chuyên đề để cho giáo viên học tập, rút kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tế giảng dạy. - Kinh nghiệm dạy học của giáo viên, khả năng sáng tạo trong công tác giảng dạy của giáo viên. - Sự quan tâm của các cấp, của nhà trường, giáo viên đối với việc tổ chức chuyên đề trong nhà trường. IV. Các giả thiết nghiên cứu: - Hoạt động chuyên đề trong nhà trường là một trong những hoạt động chủ lực nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên. Nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Nếu tổ chức tốt các hoạt động chuyên đề trong nhà trường thì sẽ nâng cao được tay nghề giáo viên và chất lượng giảng dạy trong nhà trường. - Việc tổ chức các chuyên đề trong nhà trường có hiệu quả cao khi chúng ta thực hiện đầy đủ các bước của một chuyên đề ; biết cách vận dụng phương pháp và hình thức hợp lí. Chọn lựa nội dung chuyên đề thích hợp, cách thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá đúng đắn cũng là một trong những cách để một tiết chuyên đề đạt hiệu quả cao nhất. V. Kế hoạch thực hiện : Thời gian Nội dung Người tham gia thực hiện Từ 20/08/2010 đến 30/09/2010 -Đánh giá lại công tác tổ chức chuyên đề trong những năm qua. Tác giả phối hợp với ban giám hiệu-giáo viên trường Từ 01/10/2010 đến 30/11/2010 -Thu thập thông tin, tìm nguyên nhân vì sao các chuyên đề tổ chức từ trước đến nay chưa đạt hiệu quả cao. Tác giả phối hợp với ban giám hiệu-giáo viên trường Từ 01/12/2010 đến 20/05/2011 -Đề ra những biện pháp khắc phục. Thực hiện những biện pháp đó Tác giả phối hợp với ban giám hiệu-giáo viên trường Từ 21/05/2011đến 30/08/2011 -Đánh giá lại quá trình thực hiện và có biện pháp điều chỉnh các biện pháp. Tác giả phối hợp với ban giám hiệu-giáo viên trường Từ 01/09/2011đến 30/12/2011 - Tiếp tục đề xuất những biện pháp khắc phục mới. Thực hiện những biện pháp đó Tác giả phối hợp với ban giám hiệu-giáo viên trường Từ 01/01/2012 đến 20/01/2012 -Đánh giá kết quả của quá trình nghiên cứu. Tác giả phối hợp với ban giám hiệu-giáo viên trường Từ 21/01/2011 đến 28/02/2011 -Rút ra bài học kinh nghiệm. Và viết đề tài. Tác giả B. NỘI DUNG 1. Thực trạng và những mâu thuẫn : Trường tiểu học Xuyên Mộc cũng như một phần lớn các trường trong huyện Xuyên Mộc, là trường có đội ngũ giáo viên trải qua nhiều năm công tác, phần lớn là giáo viên lớn tuổi, có gần 70% giáo viên công tác trên 20 năm, chỉ có 2 giáo viên mới ra trường. Một số giáo viên lớn tuổi vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống để truyền thụ kiến thức cho học sinh, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp. Những năm trước, nhà trường đã tổ chức được các chuyên đề cấp trường, khối tập trung chủ yếu ở hai phân môn Toán, Tiếng Việt và một số nội dung mới. Tuy nhiên việc tổ chức chuyên đề ở nhà trường chưa đạt hiệu quả cao. Do hình thức tổ chức chuyên đề chưa được chặt chẽ, khoa học, các bước chuyên dề thực hiện vẫn mang tính chiếu lệ. Chưa tổng kết đánh giá chuyên đề. Ngoài ra việc chọn nội dung chuyên đề, lưu giữ hồ sơ chuyên đề vẫn còn nhiều bất cập nên việc tổ chức chuyên đề chưa đạt mục tiêu đề ra. Cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ, trang thiết bị dạy học bảo đảm chuẩn tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy vậy tay nghề giáo viên ở trường vẫn không đồng đều, số lượng giáo viên giỏi các huyện còn ít chưa đến 20%. Một số giáo viên lên lớp còn sử dụng phương pháp và hình thức dạy học chưa phù hợp với tâm sinh lí các em học sinh. 2. Các biện pháp giải quyết vấn đề : Chuyên đề thực hiện trong nhà trường được tiến hành qua các giai đoạn theo sơ đồ sau : 2.1 Giai đoạn phát hiện vấn đề và chọn đề tài cho chuyên đề : Đây là giai đoạn khá quan trọng quyết định sự thành công của chuyên đề. Những nội dung đưa ra trong chuyên đề phải thật sự cần thiết thường là những vướng mắc mà giáo viên đang cần tháo gỡ trong công tác giảng dạy . Chuyên đề phải xuất phát từ nhu cầu của giáo viên. Tuyệt đối tránh tình trạng ban giám hiệu tổ chức hàng loạt chuyên đề cho đủ tất cả phân môn trong chương trình mà không cần biết những chuyên đề đó có thật sự cần thiết và đáp ứng được nhu cầu của giáo viên hay không, điều này sẽ gây “ bội thực ” cho giáo viên và cả học sinh mà lại không đạt hiệu quả, làm lãng phí thời gian vô ích. Thông thường để chọn một nội dung chuyên đề phù hợp thì Ban giám hiệu cần phát hiện ra những vướng mắc, khó khăn của giáo viên qua việc dự giờ thăm lớp, qua hội giảng, qua những ý kiến của giáo viên trong các buổi họp chuyên môn từ đó chọn nội dung để tổ chức chuyên đề. Ví dụ: Hiện nay một số giáo viên khi dạy môn tự nhiên – xã hội (lớp 1, 2, 3) hay khoa học (lớp 4, 5) vẫn dạy qua loa, hình thức, không sử dụng tranh ảnh, đồ dùng dạy học để dạy, chưa biết vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thành ra tiết học chưa đạt hiệu quả cao. - Vậy nên tổ chức chuyên đề : “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy môn tự nhiên – xã hội.” Những nội dung chuyên đề có thể là: - Nội dung mới được triển khai trong năm (giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống, cách lồng ghép vào các môn các bài có địa chỉ lồng ghép qui định trong chương trình; dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng ) - Nội dung khó giáo viên và học sinh còn vướng mắc trong năm trước. - Nội dung chuyên đề đã thực hiện nhưng chưa giải quyết dứt điểm hoặc chưa đem lại hiệu quả Ví dụ : chuyên đề “Một vài điểm chú ý khi sử dụng công nghệ thông tin (giáo án điện tử) trong dạy học.” Đây là chuyên đề có thể thực hiện trong nhiều năm học. - Khi lựa chọn chuyên nhằm giải quyết những vấn đề khó, vướng mắc của giáo viên ta không nên lựa chọn tên chuyên đề quá rộng, chung chung. Tên chuyên đề cần rõ ràng, cụ thể vào một nội dung nhỏ. Ví dụ : “Hướng dẫn học sinh viết từ khó trong phân môn chính tả lớp 3”. Hay “Một số phương pháp dạy môn toán có yếu tố hình học ở lớp 4, 5.” - Chú ý : Đối với cấp trường nên tổ chức 2 đến 3 chuyên đề trong một năm. Tránh ôm đồm làm nhiều chuyên đề nhưng rồi không có hiệu quả. Vì để hoàn thành một chuyên đề cấp trường cần phải qua nhiều gian đoạn và trong một thời gian dài. (Nhiều trường khi đến kiểm tra thì ngay từ giữa học kì I đã tổ chức đến 5 chuyên đề cấp trường. Và mỗi khối cúng có từ 4 đến 5 chuyên đề cấp khối. Trên thực tế các trường này chỉ tổ chức chuyên đề cho có vì không tổ chức dự giờ kiểm tra. Phần lí thuyến không có nội dung mới mà chỉ là cũng cố lại những phương pháp dạy học từ trước. Không có kế hoạch chuyên đề, không tổng chức tổng kết, đánh giá chuyên đề.) 2.2 Xây dựng kế hoạch: Sau khi chọn được những nội dung để tổ chức các chuyên đề cấp trường thì Chuyên môn cần xây dựng kế hoạch : - Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề cấp trường cần cụ thể và chi tiết (mục đích, thời gian, nội dung, công việc, phân công…). + Thời gian tổ chức chuyên đề : Thời gian tổ chức chuyên đề cần phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy và đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của giáo viên. Có thể tranh thủ vào các tuần nghỉ giữa kì để không ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên, ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Có những chuyên đề ta có thể tổ chức bất kì thời điểm nào trong năm học nhưng cũng có chuyên đề phải tổ chức theo mạch kiến thức mới. Ví dụ:Chuyên đề tổ chức bất kì trong năm “ Sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn khoa học lớp 4 ” Chuyên đề phải tổ chức sau khi học sinh học xong phần vần là: “ Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 ”. + Nội dung của kế hoạch chuyên đề : - Khi xây dựng nội dung của kế hoạchchuyên đề cần tập trung làm rõ các vấn đề sau: + Tên chuyên đề. + Sự cần thiết của chuyên đề. + Mục đích của chuyên đề. + Nội dung chuyên đề. + Biện pháp thực hiện - Về kế hoạch cần xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học và có kế hoạch cụ thể cho từng nội dung chuyên đề. Kế hoạch cụ thể có thể trình bày như sau : Tên chuyên đề Mục Thời gian Phân công Nội dung thực hiện 01/ Dạy toán có yếu tố hình học và hình thức dạy toán cho học sinh khá giỏi. Trình bày lí thuyết 02/12/11 Nguyễn Hồng Hà -Một số điểm cần lưu ý khi dạy toán có yếu tố hình học, hình thức dạy toán cho học sinh khá giỏi. Dạy chuyên đề 02/12/11 Huỳnh Thị Bạch Yến -Dạy chuyên đề môn toán khối 4. Dự giờ xoay vòng 05/12/11 đến 24/02/12 -Ban giám hiệu -Khối trưởng -Dự giờ theo từng lớp (mỗi khối 1-2 tiết). Tổng kết chuyên đề 24/02/12 TRần Thị Mỹ Vân -Dạy tổng kết chuyên đề môn toán khối 4. Đoàn Thị Lục -Tổng kết chuyên đề [...]... tiên cần thành lập tổ chuyên đề để trợ giúp phó hiệu trưởng xây dựng chuyên đề Tổ chuyên đề gồm ban giám hiệu do hiệu phó làm tổ trưởng, môt thư kí để ghi lại tiến trình chuyên đề, các thành viên là tổ khối trượng hoặc giáo viên dạy giỏi có kinh nghiệm về nội dung chuyên đề đang mở - Để chọn người viết phần lí thuyết cho chuyên đề trường thì nên chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng... dạy chuyên đề phải là người đang dạy lớp, môn có liên quan đến chuyên đề VD : Chuyên đề “Rèn kĩ năng viết chữ trong môn tập viết lớp 2” thì phải chọn giáo viên viết chữ đẹp có kinh nghiệm dạy viết chữ ở khối lớp 2 2.4 Viết phần lí thuyết và phổ biến đến giáo viên a) Viết phần lí thuyết : - Đây là nội dung rất quan trọng của một chuyên đề cấp trường Hiện nay rất nhiều trường khi thực hiện chuyên đề lại... tiết) -Dạy tổng kết chuyên đề môn LT& câu lớp 3 Đoàn Thị Lục Tổng kết chuyên đề Nguyễn Thị Nam -Tổng kết chuyên đề 20/04/12 2.3 Phân công thực hiện : Sau khi xây dựng kế hoạch thì ban giám hiệu cần thành lập tổ chuyên đề, phân công người chịu trách nhiệm các phần theo kế hoạch đề ra Như người báo viết phần lí thuyết và báo cáo, người dạy tiết minh họa, người xây dựng tiết minh họa, người tổ chức thảo... Như vậy giáo viên dự chuyên đề sẽ khó nắm bắt nội dung của chuyên đề đang mở Vì thông thường khi dự tiết chuyên đề mỗi giáo viên cảm nhận một cách khác nhau Khi thảo luận thì giáo viên lại e ngại ít dám phát biểu nêu lên ý kiến của mình Vì vậy tiết chuyên đề không truyền đạt được cho giáo viên những nội dung mà người mở chuyên đề muốn truyền tải - Phần lí thuyết là những kinh nghiệm của giáo viên,... nắm bắt được nội dụng trọng tâm của chuyên đề qua phần dạy minh họa Có thể phổ biến phần lý thuyết bằng những cách sau tùy theo nội dung chuyên đề và tình hình của nhà trường : - Tổ chức một buổi thảo luận phần lí thuyết để thu thập ý kiến của tất cả giáo viên (nếu chuyên đề bàn về nội dung mới, hay nội dung lớn) - In phần lí thuyết và phát về cho các tổ để các tổ tham khảo và cho ý kiến trước khi... giáo viên trong quá trình giảng dạy, là những sáng kiến, kinh nghiệm của giáo viên chứa đựng nội dung của chuyên đề đang mở - Để viết được phần lí thuyết, người viết cần tham khảo ý kiến của các giáo viên đứng lớp, đang giảng dạy khối lớp đó Đưa ra nội dung chuyên đề và tham khảo ý kiến giáo viên, của bộ phận chuyên môn và cùng nhau xây dựng nội dung báo cáo Có thể tham khảo những sáng kiến kinh nghiệm. .. giao việc cho học sinh theo trình độ thì GV cần chú ý : Nếu công việc đó học sinh làm việc cá nhân thì giáo viên không nên yêu cầu học sinh đổi chỗ Việc đổi chỗ để cho các học sinh khá giỏi ngồi thành một nhóm chỉ thực hiện khi công việc mà GV viên giao cho học sinh cần có sự sự hợp tác, có sự bàn bạc, thảo luận chung của cả nhóm VD: Tìm cách giải của một bài toán tính nhanh, tìm cách giải của một bài... trường thì nên chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng hoặc là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Cần phân công hợp lý theo sở trường và thế mạnh của giáo viên nhằm đạt hiệu quả cao nhất của chuyên đề Người viết phần lí thuyết cũng là người báo cáo lí thuyết (Đối với chuyên đề cấp trường thông thường là phó hiệu trưởng hoặc hiệu trưởng sẽ thực hiện phần này) Ví dụ : Đối với những nội... là định hướng cho giáo viên những phương pháp, hình thức dạy học mới Những kinh nghiệm mà những giáo viên thực hiện có kết quả Là những định hướng cho một nội dung mới mà giáo viên chưa nắm bắt đầy đủ Ví dụ : Phần lí thuyết cho chuyên đề Dạy đối tượng học sinh khá giỏi theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở môn toán” như sau : Một vài định hướng về thực hiện giảng dạy đối tượng học sinh khá giỏi theo chuẩn... công các tổ trưởng chuyên môn hoặc giáo viên giỏi, giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện viết phần lí thuyết - Người dạy tiết minh họa nên phân công giáo viên giỏi hoặc giáo viên lâu năm có khả năng giữ bình tĩnh, đủ tự tin khi thể hiện tiết dạy trước tập thể sư phạm nhà trường Để tránh tình trạng giáo viên dạy minh họa quá hồi hộp mà không sử lí được các tình huống đã chuẩn bị theo chuyên đề - Người . hội giảng, tổ chức chuyên đề các cấp Trong đó tổ chức chuyên đề là một hoạt động chuyên môn quan trọng để giúp giáo viên nâng cao tay nghề. Ngoài ra các chuyên đề triển khai ở nhà trường thường. cần tổ chức các chuyên đề trong nhà trường. 1. Cơ sở thực tiễn : Chuyên đề là một hoạt động chuyên môn rất quan trọng ở các trường phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Việc tổ chức thể nghiệm. của việc cải tiến và đổi mới phương pháp tổ chức các chuyên đề trong những năm gần đây. Việc tổ chức các chuyên đề có tác dụng như thế nào trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. -

Ngày đăng: 09/04/2015, 19:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan