TÍNH TOÁN LƯỚI VÀ ỨNG DỤNG GIẢI THUẬT ĐỊNH THỜI CHO CÁC BÀI TOÁN SONG SONG, ĐỘC LẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG TÍNH TOÁN LƯỚI

38 328 0
TÍNH TOÁN LƯỚI VÀ ỨNG DỤNG GIẢI THUẬT ĐỊNH THỜI CHO CÁC BÀI TOÁN SONG SONG, ĐỘC LẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG TÍNH TOÁN LƯỚI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 1 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào MỤC LỤC I. KHÁI NIỆM TÍNH TOÁN LƯỚI 3 II. SO SÁNH TÍNH TOÁN LƯỚI VỚI MỘT SỐ MÔ HÌNH TÍNH TOÁN KHÁC. 6 1. Word Wide Web (Web computing) 6 2. Các hệ thống tính toán phân tán (Distributed computing systems) 6 3. Các hệ thống tính toán ngang hàng ( Peer to Peer computing systems): 7 4. Tính toán phân cụm: 7 III. MỘT SỐ ÍCH LỢI KHI SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ GRID COMPUTING 7 1. Khai thác, tận dụng các tài nguyên nhàn rỗi. 7 2. Sử dụng CPU song song 8 3. Cho phép hợp tác trên toàn thế giới. 8 4. Cho phép chia sẽ, sử dụng tất cả các loại tài nguyên: 9 5. Tăng tính tin cậy cho các hệ thống mạng máy tính. 9 6. Tăng khả năng quản trị các hệ thống. 9 IV. MỘT SỐ ỨNG DỤNG ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI. 10 1. IBM 10 2. Dự đoán cấu trúc protein: 11 3. Tính toán lưới và bài toán quản trị mạng 11 4. Mô hình lập lịch trong hệ thống tính toán lưới do Buyya đề xuất. 11 V. CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN TÍNH TOÁN LƯỚI. 12 VI. CÁC THUẬT GIẢI ĐỊNH THỜI CHO ỨNG DỤNG SONG SONG, ĐỘC LẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG LƯỚI. 13 1. Mô hình hoạt động của hệ thống: 13 Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 2 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào 2. Mô hình ứng dụng: 15 3. Những điểm chưa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam của các thuật giải đã có: 18 4. Hướng giải quyết của báo cáo. 20 5. Các thuật giải ở System Broker: 21 6. Thuật giải điều phối công việc tại một máy tính cụm. 28 7. Các đề xuất cho Provider – Nhà cung cấp: 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 3 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào TÍNH TOÁN LƯỚI VÀ ỨNG DỤNG GIẢI THUẬT ĐỊNH THỜI CHO CÁC BÀI TOÁN SONG SONG, ĐỘC LẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG TÍNH TOÁN LƯỚI. I. KHÁI NIỆM TÍNH TOÁN LƯỚI Cũng như các công nghệ tính toán khác, tính toán lưới ( grid computing) ra đời xuất phát từ nhu cầu tính toán của con người. Thực tế, ngày càng có nhiều bài toán phức tạp hơn được đặt ra và do đó các tổ chức cũng cần phải có những năng lực tính toán mạnh mẽ hơn. Có thể giải quyết vấn đề này bằng hai cách: Thứ nhất: Đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tính toán ( mua thêm máy chủ, máy trạm, siêu máy tính, cluster…). Rõ ràng là cách làm này hết sức tốn kém. Thứ hai: Một cách thực hiện hiệu quả hơn là phân bố lại hợp lý các tài nguyên trong tổ chức hoặc thuê thêm các nguồn tài nguyên từ bên ngoài ( dĩ nhiên là với chi phí rẻ hơn nhiều so với việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng tính toán). Thực tế cho thấy có một phần lớn các nguồn tài nguyên của chúng ta đang bị sử dụng lãng phí: Các máy để bàn công sở thường chỉ hoạt động khoảng 5% công suất, ngay cả các máy chủ cũng có thể chỉ hoạt động với 20% công suất. Việc tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên này có thể mang lại một sức mạnh tính toán khổng lồ. Cách giải quyết thứ hai này chính là mục tiêu của tính toán lưới. Tính toán lưới hướng đến việc chia sẽ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thuộc về nhiều tổ chức trên một quy mô rộng lớn ( quy mô toàn cầu). Chính các công nghệ mạng và truyền thông phát triển mạnh mẽ trong những năm qua đã biến những khả năng dần trở thành hiện thực. Các nghiên cứu về tính toán lưới đã và đang được tiến hành nhằm tạo ra một cơ sở hạ tầng lưới cho phép dễ dàng chia sẽ và quản lý các tài nguyên đa dạng và phân tán trong môi trường lưới. Các thành phần mà công nghệ tính toán lưới đang phải giải quyết bao gồm: Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 4 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào + Các tài nguyên hết sức đa dạng, không đồng nhất. Tài nguyên ở trên được hiểu theo nghĩa hết sức tổng quát. Đó có thể là các tài nguyên phần cứng: tài nguyên tính toán, tài nguyên lưu trữ, các thiết bị đặc biệt khác…; các tài nguyên phần mềm: Các cơ sở dữ liệu, các phần mềm đặc biệt và đẳ giá…; các đường truyền mạng …. Các tài nguyên này có thể rất khác nhau về mặt kiến trúc, giao diện, khả năng xử lý…; Việc tạo ra một giao diện thống nhất cho phép khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên này hoàn toàn không dễ dàng. Ban đầu tính toán lưới đặt ra chủ yếu là để tận dụng các nguồn tài nguyên tính toán nhưng hiện nay mục tiêu của nó đã được mở rộng sang rất nhiều nguồn tài nguyên khác như đã kể trên. + Các tài nguyên không chỉ thuộc về một tổ chức mà thuộc về rất nhiều tổ chức tham gia lưới. Các tổ chức phải tuân thủ một số quy định chung khi tham gia vào lưới còn nhìn chung là hoạt động độc lập tức là các tài nguyên này đều có quyền tự trị. Các tổ chức khác nhau thường có chính sách sử dụng hay cho thuê tài nguyên của họ khác nhau và do vậy cũng gây khó khăn cho việc quản lý. + Các tài nguyên phân tán rộng khắp thế giới về mặt địa lý do đó phải có các cơ chế quản lý phân tán. + Đảm bảo an toàn thông tin cho một môi trường phức tạp như môi trường lưới là rất khó khăn trong khi đây là một trong những điểm ưu tiên hàng đầu. Các định nghĩa tính toán lưới: Khái niệm Tính toán lưới đã bắt đầu xuất hiện vào đầu thập niên 90 với nghĩa ẩn dụ là làm cho việc sử dụng sức mạnh của máy tính dễ dàng như là việc sử dụng điện năng. Ngày nay có rất nhiều định nghĩa về tính toán lưới. Một định nghĩa về Grid khá hoàn chỉnh được đưa ra bởi tiến sỹ Ian Foster như sau: “Grid là một loại hệ thống song song, phân tán cho phép chia sẻ, lựa chọn, kết hợp các tài nguyên phân tán theo địa lý, thuộc nhiều tổ chức khác nhau dựa trên tính sẵn sàng, khả năng, chi phí của chúng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ (QoS) của người dùng để giải quyết các bài toán, ứng dụng có quy mô lớn trong khoa học, kỹ thuật và thương mại. Từ đó hình thành nên các “tổ chức ảo” ( Virtual Organization ), Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 5 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào các liên minh tạm thời giữa các tổ chức và tập đoàn, liên kết với nhau để chia sẻ tài nguyên hoặc kỹ năng nhằm đáp ứng tốt các cơ hội kinh doanh hoặc các dự án có nhu cầu lớn về tính toán và dữ liệu, toàn bộ việc liên minh này dựa trên các mạng máy tính”. Một hệ thống Grid có 3 đặc điểm chính: + Có sự kết hợp, chia sẽ các tài nguyên không được quản lý tập trung. + Sử dụng các giao diện và giao thức chuẩn, mang tính mở, đa dụng. + Đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.  Các định nghĩa khác: - Plaszczak/Weller định nghĩa kỹ thuật lưới là “kỹ thuật cho phép ảo hóa tài nguyên dự trữ theo yêu cầu và các chia sẽ dịch vụ, tài nguyên giữa các tổ chức”. - IBM thì định nghĩa: “Lưới là khả năng sử dụng một tập các nguồn mở và giao thức để có thể truy nhập tới các ứng dụng và dữ liệu, năng lực xử lý, khả năng lưu trữ và một loạt các tài nguyên tính toán khác trên internet. Một lưới là một hệ thống song song và phân tán cho phép chia sẽ giữa nhiều khu vực dựa trên sự sẵn có, dung lượng, hiệu năng, giá cả và các yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người sử dụng.” Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 6 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào - Buyya định nghĩa Lưới là “ Một kiểu hệ thống song song và phân tán cho phép chia sẽ, lựa chọn và kết hợp các tài nguyên phân tán theo địa lý tại thời điểm thực thi dựa trên sự sẵn sàng, dung lượng, hiệu năng, giá và những yêu cầu về chất lượng dịch vụ. - CERN là một tổ trong những tổ chức lớn nhất sử dụng công nghệ Lưới, nói về Lưới như sau: “Một dịch vụ để chia sẽ năng lực của máy tính và dung lượng lưu trữ dữ liệu qua internet”. Bản chất của tính toán lưới giống một nền tảng dạng khái niệm hơn là một tài nguyên vật lý. Lưới được tận dụng để cung cấp tài nguyên cho một nhiệm vụ tính toán. Mục tiêu của công nghệ Lưới liên quan tới những yêu cầu của việc cung cấp tài nguyên linh hoạt vượt ra khỏi các khu vực cục bộ. II. SO SÁNH TÍNH TOÁN LƯỚI VỚI MỘT SỐ MÔ HÌNH TÍNH TOÁN KHÁC. 1. Word Wide Web (Web computing): WWW hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng khắp thế giới. Sử dụng các chuẩn mở và các giao thức mở (TCP, HTTP, XML, SOAP), nó có thể được sử dụng để xây dựng các tổ chức ảo tuy nhiên nói thiếu một số đặc tính quan trọng như các cơ chế chứng thực một lần, ủy nhiệm, các cơ chế phối hợp sự kiện … 2. Các hệ thống tính toán phân tán (Distributed computing systems): Các công nghệ tính toán phân tán hiện tại bao gồm CORBA, J2EE và DCOM rất thích hợp cho các ứng dụng phân tán tuy nhiên chúng không cung cấp một nền tảng phù hợp cho việc chia sẽ tài nguyên giữa các thành viên của tổ chức ảo. Một số khó khăn có thể kể ra trong việc khai phá tài nguyên, đảm bảo an ninh và xây dựng hoạt động các tổ chức ảo. Thêm nữa việc tương tác giữa các công nghệ này cũng gặp phải khó khăn. Tuy nhiên cũng đã có một số nghiên cứu nhằm mở rộng những công nghệ này cho môi trường lưới. ví dụ như Java JINI. Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 7 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào 3. Các hệ thống tính toán ngang hàng ( Peer to Peer computing systems): Tính toán ngang hàng cũng là một lĩnh vực của tính toán phân tán. Những điểm khác biệt chính giữa tính toán ngang hàng và tính toán lưới là: - Tính toán lưới có cộng đồng người sử dụng có thể nhỏ hơn tuy nhiên tập trung nhiều vào các ứng dụng và có yêu cầu cao hơn về an ninh cũng như tính toàn vẹn của ứng dụng. Trong khi đó các hệ thống ngang hàng có thể có số người sử dụng rất lớn bao gồm cả các người dùng đơn lẻ và các tổ chức tuy nhiên không đòi hỏi cao về an ninh và mô hình chia sẽ tài nguyên cũng đơn giản hơn. - Môi trường Lưới liên kết các nguồn tài nguyên mạnh hơn, đa dạng hơn và chặt chẽ hơn. 4. Tính toán phân cụm: Tính toán lưới thường bị nhầm lẫn với tính toán phân cụm. Tuy nhiên sự khác biệt chính giữa hai kiểu tính toán này là: một cum tính toán là một tập đơn các nút tính toán tập trung trên một khu vực địa lý nhất định, trong khi một lưới bao gồm nhiều cụm tính toán và những loại tài nguyên khác ( như mạng, các thiết bị lưu trữ). III. MỘT SỐ ÍCH LỢI KHI SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ GRID COMPUTING 1. Khai thác, tận dụng các tài nguyên nhàn rỗi. Hầu hết các tổ chức đều có một lượng lớn các tài nguyên tính toán nhàn rỗi, các máy tính cá nhân thường chỉ sử dụng 5% thời gian xử lý CPU, ngày cả các server cũng thường rảnh rỗi. Grid có thể tối ưu sử dụng các tài nguyên nhàn rỗi này theo nhiều cách khác nhau, ví dụ gửi một công việc trên một máy tính đang bận rộn đến một máy khác rảnh rỗi hơn để xử lý, hoặc phân nhỏ một công việc rồi gửi các công việc con đến các máy tính nhàn rỗi khác cho xử lý song song,… Một chức năng của Grid nữa là cân bằng sử dụng tài nguyên tốt hơn. Một tổ chức thường gặp các vấn đề khó khăn khi các hoạt động đòi hỏi thêm nhiều tài nguyên hơn. Với Grid có thể chuyển hoạt động đến các tài nguyên nhàn rỗi khác hoặc có thể thêm các tài nguyên mới một cách dễ dàng, từ đó làm tăng khả năng chịu đựng của hệ thống. Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 8 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào 2. Sử dụng CPU song song Khả năng sử dụng các CPU song song là một đặc tính tuyệt vời của Grid, ngoài việc hỗ trợ các nhu cầu tính toán của các nhà khoa học, sức mạnh tính toán do Grid cung cấp có thể giúp giải quyết các bài toán đòi hỏi năng lực xử lý lớn trong các ngành khác như y dược, tính toán tài chính, kinh tế, khai thác dầu hỏa, dự báo thời tiết, công nghiệp vũ trụ, thiết kế sản phẩm, … và rất nhiều lĩnh vực khác. 3. Cho phép hợp tác trên toàn thế giới. Một trong những đóng góp quan trọng của công nghệ Grid Computing là cho phép và đơn giản hóa hợp tác chia sẽ, làm việc giữa một cộng đồng rộng lớn trên thế giới. Các công nghệ tính toán phân tán trước đây cũng cho phép hợp tác nhưng chỉ trong phạm vi nhỏ, còn Grid cho phép mở rộng trên phạm vi toàn cầu khi đưa ra những chuẩn quan trọng cho phép các hệ thống không đồng dạng làm việc chung với nhau để tạo nên một hệ thống tính toán ảo cung cấp rất nhiều dạng tài nguyên khác nhau. Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 9 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào 4. Cho phép chia sẽ, sử dụng tất cả các loại tài nguyên: Không chỉ cho phép chia sẽ chu kỳ tính toán, dữ liệu, Grid có thể cho phép chia sẻ tất cả các loại tài nguyên mà trước đây chưa được chia sẽ, như băng thông, các thiết bị đặc biệt, phần mềm bản quyền, các dịch vụ,… Ví dụ: nếu một người dùng muốn tăng băng thông kết nối internet của mình lên để thực hiện một ứng dụng khai thác dữ liệu, ứng dụng đó có thể được gửi đến nhiều máy tính trong Grid có các kết nối internet riêng, từ đó băng thông truy cập internet của người đó tăng lên rất nhiều lần,… 5. Tăng tính tin cậy cho các hệ thống mạng máy tính. Hiện nay, các hệ thống tính toán sử dụng các phần cứng chuyên dụng, đắt đỏ để tăng độ tin cậy. ví dụ một máy tính có thể sử dụng các bộ vi xử lý đôi, cho phép “cắm nóng”, để khi có một vi xử lý bị hỏng, có thể thay thế cái khác mà không làm ngưng hoạt động của hệ thống. Các giải pháp này làm tăng độ tin cậy của hệ thống, tuy nhiên với chi phí quá đắt khi phụ kiện đi kèm cũng phải nhân lên. Trong tương lai, các hướng tiếp cận mới để giải quyết vấn đề độ tin cậy dựa nhiều hơn vào các công nghệ phần mềm hơn là các phần cứng đắt tiền. Grid là sự khởi đầu cho các công nghệ đó. Các hệ thống trong Grid thường rẻ và phân tán theo địa lý, dó đó nếu có sự cố về nguồn điện hay các lỗi hệ thống khác tại một vị trí, toàn bộ phần còn lại không bị ảnh hưởng. Các phần mềm quản trị Grid có khả năng thực thi lại công việc trên một node khác khi phát hiện có lỗi hệ thống. Nếu quan trọng hơn nữa, trong các hệ thống theo thời gian thực, nhiều bản dự phòng của các công việc quan trọng có thể được chạy trên nhiều máy khác nhua trong Grid để đảm bảo độ tin cậy tối đa. 6. Tăng khả năng quản trị các hệ thống. Mục tiêu ảo hóa tất cả các tài nguyên và cung cấp giao diện quản lý đơn nhất các hệ thống hỗn tạp đem lại những co hội lớn để quản trị tốt hơn trong các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin lớn, phân tán. Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 10 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào Trên đây giới thiệu một số lợi ích sử dụng công nghệ Grid Computing, Grid còn mang lại rất nhiều lợi ích khác mà không thể kể hết ở đây, tùy vào tình huống cụ thể mà đem lại các lợi ích khác nhau. Vấn đề là phải hiểu rõ bản chất Grid, sử dụng tốt các công cụ nhằm khai thác tốt nhất trong các tình huống cụ thể. IV. MỘT SỐ ỨNG DỤNG ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI. Lưới cung cấp một giải pháp cho những bài toán về tính toán hiệu năng như tạo nếp protein, mô hình hóa tài chính, mô phỏng động đất và dự đoán khí hậu thời tiết. Ngoài ra lưới còn có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng một cách tối ưu hóa tài nguyên công nghệ thông tin và tạo ra các dịch vụ tính toán theo nhu cầu cho các khách hàng thương mại và miễn phí trong đó khách hàng chỉ phải trả những gì họ đã sử dụng giống như điện và nước. Sau đây là một số ứng dụng đã được triển khai. 1. IBM : Tính toán lưới giúp nghiên cứu ung thư: “Help defeat Cancer” - Dự án “Giúp chiến thắng ung thư” là dự án do các nhà nghiên cứu tại Đại học Nha khoa và Y khoa tại New Jersey và viện nghiên cứu Ung thư của New Jersey đang công tác với tập đoàn IBM thực hiện. Dự án “Help Defeat Cancer” có mục đích giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về nguyên nhân cơ bản của căn bệnh ung thư để có thể tăng cường hiệu quả điều trị và lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân ung thư. Với sự hỗ [...]... thuật toán lập lịch cho lưới là: Không sử dụng các thuật toán tối ưu truyền thống vẫn hay thường được sử dụng trong các bài toán lập lịch mà chủ yếu sử dụng các heuristic CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN TÍNH TOÁN LƯỚI V Diễn đàn điện toán lưới toàn cầu GGF: Diễn đàn Grid toàn cầu có mục đích định nghĩa các đặc tả cho tính toán lưới GGF được phát triển với hợp tác giữa khu vực công nghiệp và khoa học... Sắp xếp các ứng dụng - Bước 1: Sắp xếp các ứng dụng trong tập A theo thứ tự CostPI giảm dần, các ứng dụng có đại lượng CostPI cao hơn được ưu tiên xếp trước - Bước 2: Duyệt danh sách các ứng dụng theo thứ tự đã sắp xếp, ứng với mỗi ứng dụng: + Gửi thông tin về ứng dụng cho tất cả các providers + Provider tính toán và gửi lời chào giá cho ứng dụng + Trong số các lời chào giáo thỏa yêu cầu của ứng dụng, ... các ứng dụng theo thứ tự đã sắp xếp, ứng với mỗi ứng dụng: o Gửi thông tin về ứng dụng cho tất cả các providers o Provider tính toán và gửi lời chào giá cho ứng dụng - Trong số các lời chào giá thỏa yêu cầu của ứng dụng, Broker lựa chọn lời chào giá có chi phí thấp nhất và giao cho provider đó thực thi Bước 3: Bỏ ứng dụng vừa xét ra khỏi tập ứng dụng A Nếu còn ứng dụng trong tập A, trở lại Bước 2 Thuật. .. giải được chứng minh giúp thực thi các ứng dụng một cách nhanh chóng Thuật giải: Khi một ứng dụng được chuyển đến cho máy tính cụm, nó được đặt vào cuối cùng trong hàng đợi công việc của máy tính cụm đó Xét ở mức ứng dụng, các ứng dụng sẽ được thực thi lần lượt theo nguyên lý FIFO, ứng dụng vào hàng đợi trước sẽ thực thi trước Một ứng dụng có nhiều tác vụ, xét riêng ở mức một ứng dụng cụ thể các tác vụ... nhận dạng các mối nguy hiểm và đưa ra các phản ứng thích hợp hơn, hiểu quả hơn 4 Mô hình lập lịch trong hệ thống tính toán lưới do Buyya đề xuất Bài toán lập lịch hay lập kế hoạch là một bài toán ta rất hay gặp trong thực tế Có thể kể ra như lập thời khóa biểu, lập kế hoạch quản lý dự án… đều là các bài toán 11 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ lập lịch... mềm lưới trung gian Globus Toolkit Với chức năng là một thành phần trung gian trong kiến trúc lưới, bộ phần mềm này cung cấp nền tảng chuẩn để thiết lập các dịch vụ trên lưới tính toán, nhưng tính toán lưới còn 12 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ cần có nhiều thành phần khác và rất nhiều công cụ để thiết lập và duy trì môi trường lưới CÁC THUẬT GIẢI ĐỊNH... cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Tuy không yêu cầu các máy tính cụm phải tuân theo một chính sách điều phối cụ thể, báo cáo cũng sẽ đề xuất một giải thuật điều phối cho các máy tính cuhm khi nhận được một ứng dụng Thuật giản cố gắng cân bằng giữa thời gian thực thi ứng dụng và độ phức tạp của quá trình điều phối Thuật giải dựa trên thuật giải MAX_MIN Đây là một trong những thuật giải. .. môi trường lưới CÁC THUẬT GIẢI ĐỊNH THỜI CHO ỨNG DỤNG SONG SONG, ĐỘC LẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG LƯỚI VI 1 Mô hình hoạt động của hệ thống: Mô hình hoạt động của hệ thống gồm các thành phần: Users, System Broker, GIS, Providers và các Clusters tính toán Mỗi thành phần giữ vai trò khác nhau trong hệ thống: - Users: Các người dùng sẽ gửi ứng dụng để thực thi trong môi trường lưới - System Broker: Bộ điều phối... theo thuật giải MAX_MIN Ví dụ: Tại máy tính cụm có 3 ứng dụng được xếp theo thứ tự sau: 29 Sinh viên thực hiện : Lê Văn Đào Báo cáo Tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Máy tính cụm này có 2 máy tính con, có năng lực tương ứng là 10 và 15 Các ứng dụng sẽ được điều phối theo mô hình FIFO, ứng dụng 1 sẽ được ưu tiên thực thi trước sau đó mới đến ứng dụng 2, ứng dụng 3 Các tác vụ trong từng ứng dụng. .. tin đặc tả về ứng dụng của người dùng cho Provider ( thông qua các Request) Provider dựa vào tình trạng tài nguyên còn lại và các ứng dụng hiện tại thực thi trong vùng sẽ tính toán giá tiền cũng như thời gian hoàn tất dự kiến cho ứng dụng và gửi lời chào giá ( các offer) về broker - Dựa vào các thông tin chào giá ( offer) của các providers, system broker sẽ quyết định thực thi một ứng dụng cụ thể của . TOÁN LƯỚI VÀ ỨNG DỤNG GIẢI THUẬT ĐỊNH THỜI CHO CÁC BÀI TOÁN SONG SONG, ĐỘC LẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG TÍNH TOÁN LƯỚI. I. KHÁI NIỆM TÍNH TOÁN LƯỚI Cũng như các công nghệ tính toán khác, tính toán lưới. duy trì môi trường lưới. VI. CÁC THUẬT GIẢI ĐỊNH THỜI CHO ỨNG DỤNG SONG SONG, ĐỘC LẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG LƯỚI. 1. Mô hình hoạt động của hệ thống: Mô hình hoạt động của hệ thống gồm các thành. 3. Tính toán lưới và bài toán quản trị mạng 11 4. Mô hình lập lịch trong hệ thống tính toán lưới do Buyya đề xuất. 11 V. CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN TÍNH TOÁN LƯỚI. 12 VI. CÁC THUẬT GIẢI

Ngày đăng: 09/04/2015, 19:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan