Nghiên cứu phản ứng với rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) và tình hình sâu bệnh hại, thiên địch chính trên một số giống lúa nhập nội tại Thành Phố Huế trong vụ Đông Xuân 2008-2009

55 1.1K 0
Nghiên cứu phản ứng với rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) và tình hình sâu bệnh hại, thiên địch chính trên một số giống lúa nhập nội tại Thành Phố Huế trong vụ Đông Xuân 2008-2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính của nước ta và nhiều nước trên thế giới, nó có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Lúa có thể trồng được ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau, hiện nay cây lúa được trồng ở 113 quốc gia trên thế giới, phân bố chủ yếu ở những nước có vĩ tuyến từ 30-40 0 vĩ tuyến Nam đến 48-49 0 vĩ tuyến Bắc. Với 90% diện tích trên tổng diện tích trồng lúa ở toàn cầu. Khoảng 40 % dân số trên thế giới sống bằng lúa gạo, sử dụng lúa gạo làm nguồn lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần thức ăn hằng ngày. Lúa gạo có ảnh hưởng tới ít nhất 65% dân số thế giới, sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á với mức tiêu dùng hàng năm khoảng 180-200 kg/người, còn châu Mỹ, châu Âu khoảng 100 kg/người. Ở nước ta sản xuất lúa gạo giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 50% GDP của nông nghiệp. Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng do năng suất lúa tăng lên nên sản lượng thóc không ngừng tăng lên. Hiện nay, năng suất lúa bình quân của Việt Nam vào khoảng 48,9 tạ /ha xếp thứ hai sau Indonexia. Diện tích gieo trồng lúa Việt Nam là 7326,2 nghìn ha xếp thứ hai sau Trung Quốc. Nước ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng có diện tích trồng lúa khá lớn và vấn đề dịch hại luôn được quan tâm đúng mức. Đã nhiều năm nay các loài dịch hại luôn là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lúa, vì vậy việc nghiên cứu thành phần và diễn biến một số sâu bệnh hại chính trên các giống lúa sẽ có ý nghĩa thực tế rất lớn cho người dân trồng lúa. Nông dân ở mỗi vùng do hệ thống canh tác khác nhau mà đòi hỏi các giống lúa khác nhau. Ở những vùng thiếu đói thì yêu cầu giống lúa cho năng suất cao là chính, vùng lương thực dư thừa lại cần giống lúa đáp ứng yêu cầu của xuất khẩu. Các vùng trồng cây vụ Đông ở miền Bắc và cấy vụ lúa Hè Thu ở miền Trung và miền Nam đòi hỏi các giống lúa ngắn ngày để thu hoạch sớm, giải phóng đất sớm tránh bão lụt. Trong một vùng thì tùy vào điều kiện đất đai mà yêu cầu về giống lúa cũng khác nhau, vùng đất chua phèn cần cung cấp các giống lúa chịu mặn, chịu phèn, vùng không có hệ thống tưới tiêu yêu 1 cầu các giống lúa chịu hạn,… Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giống cho nông dân thì việc đưa một số giống mới vào sản xuất đang được thực hiện,thử nghiệm để chọn ra được loại giống mới có khả năng chống chịu với sâu bệnh và cho năng suất cao. Trong các loài dịch hại, thì rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) là một trong những đối tượng sâu hại nghiêm trọng nhất cho lúa ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Rầy nâu không những gây hại trực tiếp bằng cách chích hút nhựa luyện ở thân, lá lúa làm cho lúa thâm đen, cây héo, nếu bị nặng có thể gây cháy rầy, mà còn gây hại gián tiếp đó là làm môi giới truyền bệnh lúa cỏ, lúa lùn xoắn lá nên tác hại của rầy nâu lại càng nghiêm trọng hơn. Hiện nay, để phòng trừ rầy nâu, có rất nhiều biện pháp như biện pháp canh tác, hóa học, sinh học,… nhưng biện pháp sử dụng giống kháng rầy vẫn được chú ý hơn cả vì đây là một biện pháp chủ động và có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường. Trước tình hình trên việc tuyển chọn và lai tạo các giống lúa có khả năng kháng rầy và cho năng suất cao, phẩm chất tốt là một trong những yêu cầu bức thiết trong việc sản xuất lúa gạo ở nước ta. Việc tìm ra giống kháng rầy đối với những giống lúa nhập nội là một việc rất có ý nghĩa cho người sản xuất. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phản ứng với rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) và tình hình sâu bệnh hại, thiên địch chính trên một số giống lúa nhập nội tại Thành Phố Huế trong vụ Đông Xuân 2008-2009”. 1.2 Mục đích Đánh giá khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa nhập nội tại Thừa Thiên Huế. Chọn ra giống lúa có khả năng kháng rầy và ít nhiễm các đối tượng sâu hại khác nhằm phục vụ cho sản xuất và làm vật liệu cho việc nghiên cứu tiếp theo. Xác định thành phần và mức độ phổ biến của các đối tượng gây hại chủ yếu trên các giống lúa nhập nội tại Thừa Thiên Huế. 1.3. Yêu cầu Nắm vững diễn biến thời tiết khí hậu tại Thừa Thiên Huế. Biết được nguồn gốc của các giống lúa nghiên cứu. Nắm rõ các thành phần sâu bệnh hại chính trên lúa. Nắm được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rầy nâu. 2 Biết được một số thiên địch bắt mồi ăn thịt của rầy nâu trên đồng ruộng. Nắm vững các quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm. Nắm rõ phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm. Nắm vững các phương pháp theo dõi các chỉ tiêu đối với từng loài dịch hại. Biết cách ghi số liệu chính xác và khoa học. Biết xử lý số liệu. Mô hình hoá các số liệu, nhận xét, đánh giá, phân tích số liệu một cách chính xác và khoa học. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình sản xuất lúa *Trên thế giới: Hiện nay, trên thế giới cây lúa được trồng ở nhiều khu vực và nhiều vùng khí hậu khác nhau. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trong những năm qua có nhiều thay đổi, điều đó được thể hiện qua bảng 2.1. Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới từ năm 2000 - 2007 Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2005 2007 Diện tích (triệu ha) 154,1 152,0 147,7 149,2 153,5 137,5 Năng suất (tạ/ha) 39,0 40,0 39,0 39,0 40,0 41,0 Sản lượng (triệu tấn) 599,0 598,0 578,0 538,0 614,0 626,7 (Nguồn:http://faostat.fao.org/faosat/servelet/xteservelet3?Areas=27xItem)[32] Qua bảng số liệu ta thấy diện tích trồng lúa của thế giới là rất lớn, nhưng sau năm 2000 diện tích trồng lúa có xu hướng giảm xuống, từ năm 2000 đến năm 2007 diện tích giảm từ 154,1 triệu ha xuống còn 137,5 triệu ha, nguyên nhân là do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quá trình đô thị hóa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Mặc dầu, diện tích gieo trồng lúa ngày càng giảm nhưng năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên, từ năm 2000 đến 2007 năng suất tăng từ 39 tạ/ha lên 41 tạ/ha, sản lượng tăng từ 599 triệu tấn lên 626,7 triệu tấn, nguyên nhân là do việc đầu tư thâm canh tăng năng suất về khoa học kỹ thuật, giống, phân bón,… Trong đó, diện tích trồng lúa chủ yếu tập trung ở châu Á, chiếm khoảng 85% diện tích và 90% sản lượng lương thực thế giới, thấp nhất là châu Úc chỉ chiếm 0,12% diện tích và 0.3% sản lượng của thế giới. Châu Á vốn là cái nôi của nền sản xuất lúa nước và là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất lúa. 4 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở một số nước Châu Á (2006) Chỉ tiêu Nước Diện tích (1000 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) Trung Quốc 29.380 6,2 182.156 Ấn Độ 43.700 3,1 135.470 Indonexia 11.400 4,7 53.580 Nhật Bản 1.688 6,3 10.634 Thái Lan 10.072 2,9 29.208 Việt Nam 7.324 4,8 35.155 Australia 169 6,3 1.064 Mỹ 1.341 7,6 10.191 Thế Giới 154.323 4,1 632.724 ( Số liệu thống kê của FAO, 2006 ) [24]. Qua bảng số liệu ta thấy diện tích lúa châu Á tập trung chủ yếu ở 2 nước là Trung Quốc và Ấn Độ, 4 nước đạt năng suất cao nhất là Mỹ đạt 7,6 tấn/ha, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia đạt 6,2 - 6,3 tấn/ha. Mặc dầu, trong vài thập kỹ qua sản xuất lúa gạo đã có những tiến bộ đáng kể nhưng năng suất và chất lượng vẫn chưa cao. Vì vậy, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh như sử dụng giống mới, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh, … để tăng năng suất và chất lượng ở những vùng trọng điểm lúa của thế giới để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao là hết sức cần thiết. *Ở Việt Nam: Ngày nay, sản xuất lúa gạo là nguồn lương thực và thu nhập chính của đa số nông dân. Trong giai đoạn 1999 - 2002 sản lượng lúa tăng bình quân năm khoảng 4,9%, trong đó năng suất lúa tăng 3,0% năm và diện tích gieo trồng tăng 1,8% năm. Năm 2003 sản xuất lúa gạo đã chiếm gần 50% GDP nông nghiệp (không bao gồm Lâm và Ngư nghiệp) [18]. Theo báo cáo của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2004 sản lượng lương thực đạt mức kỷ lục là 35,9 triệu tấn, vượt mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra là 1,5 triệu tấn, tăng so với năm 2003 là 1,3 triệu tấn, góp phần nâng khối lượng xuất khẩu gạo lên 4,06 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 941 triệu USD, giúp Việt Nam vững vàng ở vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới [19]. 5 Hiện nay, năng suất lúa bình quân của Việt Nam vào khoảng 48,9 tạ/ha xếp thứ 2 sau Indonexia, diện tích gieo trồng lúa Việt Nam là 7326,2 nghìn ha xếp thứ 2 sau Trung Quốc [31]. Năm 2007 với mục tiêu đề ra là tập trung thực hiện thâm canh đồng bộ, mở rộng diện tích ở các tỉnh miền Bắc và sử dụng giống lúa chất lượng cao để tăng năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa, tích cực phòng chống dịch bệnh trên cây lúa đặc biệt là Rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá,…[20]. Tình hình sản xuất lúa gạo của nước ta trong những năm qua được thể hiện ở bảng 2.3. Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam qua các năm Năm Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000tấn) s1975 5.600,0 21,2 10.293,0 1980 5.600,0 20,8 11.674,0 1989 5.895,0 32,2 18.990,0 1990 6.042,8 31,8 19.225,1 2000 7.666,3 42,4 32.529,5 2003 7.452,2 46,3 34.568,8 2004 7.443,8 48,2 35.887,8 2005 7.339,5 49,5 36.341,0 2006 7.324,4 48,9 35.826,8 2007 7.201,0 41,0 35.867,5 Nguồn :http//:Faostat.fao [32]. Qua bảng số liệu ta thấy qua các năm từ 1975-2007 năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam ngày càng tăng, năng suất tăng từ 20-50 tạ/ha, sản lượng tăng từ 10-36 triệu tấn/ha. Nguyên nhân là do việc đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Sau năm 2000 diện tích trồng lúa có xu hướng giảm, giảm từ 7,6 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha. Nguyên nhân do cơ cấu cây trồng, quá trình đô thị hóa để phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. 6 * Tình hình sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế: Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích gieo trồng cây lương thực là 64.211 ha trong đó lúa 51.316 ha, màu 12.905 ha. Với hơn 75% dân số sống bằng nghề nông, các vùng trồng lúa ở Thừa Thiên Huế thường bị phân tán, không tập trung lớn để chuyên canh, thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Khí hậu hằng năm phân hóa thành 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô, lượng mưa phân bố không đồng đều thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 gây lũ lớn ở đầu vụ Đông Xuân, ngược lại từ tháng 4 đến tháng 8 lại khô hạn gây khó khăn cho sản xuất vụ Hè Thu. Nhưng nhìn chung tình hình sản xuất lúa trong 12 năm trở lại đây có nhiều tiến bộ, nó được thể hiện ở bảng 2.4. Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Thừa Thiên Huế qua các năm Năm Diện tích ( 1000 ha ) Năng suất ( tạ/ ha ) Sản lượng ( 1000 tấn ) 1996 49.493 37,7 1.865,9 1997 50.084 39,2 1.963,3 1998 49.852 37,7 1.879,4 1999 51.041 42,3 2.159,0 2000 51.341 38,3 1.966,4 2001 51.644 39,7 2.050,3 2002 51.827 40,7 2.109,4 2003 51.648 45,6 2.355,1 2004 51.316 48,6 2.493,9 2005 50.457 46,6 2.351,3 2006 50.241 50,3 2.527,1 2007 50.419 51,5 2.596,7 ( Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007) [25] Nhìn chung tình hình sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế trong những năm qua khá ổn định, Trong 12 năm từ năm 1996 -2007 diện tích gieo trồng lúa chỉ giao động trong khoảng 49-51 ngàn ha, năng suất tăng không đáng kể giao động từ 37- 50 tạ/ha, một mặt là do điều kiện thời tiết khắc nghiệt mặt khác là do nông dân chưa đẩy mạnh đầu tư thâm canh. Hiện nay, diện tích trồng lúa của Thừa Thiên Huế đang có xu hướng giảm đi, nguyên nhân là do đất trồng lúa được chuyển sang trồng hoa màu và phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác. Để tăng sản lượng lúa thì việc đầu tư thâm canh tăng năng suất là tất yếu. 7 *Một số thành tựu trong công tác nghiên cứu và chọn tạo giống lúa mới Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã nghiên cứu ra nhiều giống lúa mới khắc phục được những nhược điểm như đỗ ngã, đẻ nhánh kém, dễ nhiễm bệnh, … Chương trình cải tiến lúa được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Phát triển giống có dạng hình thấp cây, thân cứng, khả năng đẻ nhánh cao, có thời gian sinh trưởng ngắn,… Ví dụ như giống IR8 Giai đoạn 2: Đưa gen kháng vào dạng hình thấp cây cải tiến cho năng suất cao và ổn định ví dụ như IR26, IR42,… Giai đoạn 3: Phát triển những giống chín sớm với dạng hình thấp cây, kháng được một số sâu bệnh hại quan trọng, năng suất cao ví dụ như IR6, IR36, IR35366 [1]. Nhiều loại côn trùng gây hại, vi khuẩn, nấm,… trên cây lúa có tính đa dạng về địa lý và thời gian. Tính đa dạng này thường được biểu hiện thông qua sự khác nhau về độc tính và sự khác biệt về cây chủ có tính kháng. Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp phân tích RFLP và RADP để tạo ra các giống lúa kháng bệnh như kháng đạo ôn, kháng bệnh bạc lá [15]. Sử dụng ưu thế lai đối với cây lúa được bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều công trình nghiên cứu về ưu thế lai cây lúa thành công ở nhiều nước như Nhật Bản 1958, Mỹ 1969, Ấn Độ 1973, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI năm 1977, gần đây Trung Quốc là nước đạt được nhiều thắng lợi trong việc sử dụng ưu thế lai [5]. Song song với việc chọn tạo giống lúa năng suất cao và chống chịu sâu bệnh thì công tác nghiên cứu cải tạo giống lúa chất lượng cao của các nước trên thế giới ngày càng phát triển. Những năm thập niên 70 của thế kỹ XX IRRI đã thực hiện chương trình cải tạo các giống lúa chất lượng cao nhằm nâng cao năng suất và khả năng chống chịu [4]. Hiện nay, nhiều giống lúa mới được tạo ra nhờ áp dụng các tiến bộ khoa hoc kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giống lúa sản xuất. 2.2. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại lúa và thiên địch Để đóng góp vào quá trình phát triển của nền nông nghiệp toàn cầu thì hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu về sâu bệnh hại lúa và đã có được những kết quả đáng kể. 8 Theo tính toán của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) thì hằng năm sâu bệnh làm mất từ 15 - 30% tổng sản lượng nông nghiệp trên thế giới, ở nhiều nước tỷ lệ này cao hơn có trường hợp lên đến 50%. Riêng đối với lúa và ngũ cốc hàng năm trên thế giới thiệt hại do sâu bệnh gây ra lên đến 100 triệu tấn, số lương thực này đủ để nuôi 450 triệu người ăn trong 1 năm, sâu bệnh là một trong những nguyên nhân gây nên thiệt hại trên [6]. Điều tra những yếu tố hạn chế năng suất lúa ở các vùng trồng lúa chính ở Nam Á và Đông Nam Châu Á những năm gần đây, sau khi một số giống lúa thấp cây được phổ biến trong sản xuất các nhà khoa học nông nghiệp ở các nước đã thống nhất ý kiến cho sâu bệnh là trở ngại lớn nhất và phổ biến nhất [2]. Vấn đề sâu bệnh luôn là vấn đề lớn đối với nghề trồng lúa ở vùng châu Á nhiệt đới vốn có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh (ẩm, nóng, có nhiều loài cây chủ,…) [2]. *Về sâu hại: Theo PGS. Nguyễn Công Thuật ở phía Bắc qua điều tra cơ bản (1967- 1968), đã phát hiện có 88 loài sâu hại lúa, còn ở miền Nam (1977-1979) đã phát hiện được 78 loài, trong đó có 6 loài gây hại chủ yếu như: Rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bướm 2 chấm, bọ xít dài, sâu năn, sâu phao và 15 loài gây hại thứ yếu [28]. Theo kĩ sư Nguyễn Văn Hạ, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung qua điều tra sâu bệnh hại lúa ở miền Trung từ năm 1984-1988 đã xác định được 6 loài sâu hại chính đó là: sâu đục thân bướm 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, sâu phao, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít dài, sâu năn [27]. Theo Ths. Lê Văn Hai qua nghiên cứu điều tra sâu hại lúa vùng đầm phá tại Thừa Thiên Huế đã xác định được 6 loài sâu hại chính đó là: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu năn, bọ xít dài, châu chấu lúa, bọ xít xanh, trong đó sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít lúa và sâu năn là phổ biến nhất [23]. Tình hình sâu hại diễn biến rất phức tạp, có những loài trong năm trước đây gây hại thứ yếu thì nay trở thành gây hại chủ yếu, ví dụ như sâu cuốn lá nhỏ trước những năm đầu của thập niên 60 là loài sâu gây hại thứ yếu, đến thập niên 70 nó là loài sâu hại chủ yếu ở những vùng trồng lúa. Vào năm 2002 tổng diện tích bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 998,139 ha trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 275,503 ha [21]. Như bọ xít dài hại lúa ở tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa gây thiệt hại nặng từ năm 1986 -1987 làm giảm 20-30% 9 năng suất, vì thế cần thường xuyên theo dõi để có biện pháp phòng trừ kịp thời và hợp lý [29]. * Về bệnh hại: Theo kết quả điều tra năm 1903-1904 của Phạm Quý Hiệp và cộng tác viên đã phát hiện có tới 28 loài bệnh hại lúa [14]. Hiện nay, đã ghi nhận trên dưới 40 loài bệnh hại lúa trong đó bệnh do nấm gây ra đóng vai trò chủ yếu và chiếm trên 80% số bệnh hại [16]. Ở Thừa Thiên Huế, vụ xuân 1994 - 1995 có 17 nghìn ha bị nhiễm đạo ôn chiếm 56,38% diện tích. Hiện nay các giống lúa trong vụ xuân như IR1749, IR38, nếp, CR203 bị nhiễm đạo ôn khá nặng [23]. Bệnh đạo ôn được phát hiện đầu tiên ở Italia năm 1560 sau đó là Trung Quốc năm 1637, Nhật Bản 1760, Mỹ 1906, Ấn Độ 1913, Việt Nam 1921 ở vùng Nam Bộ. Trong những năm 1956 -1961 bệnh đã phát sinh phá hại nghiêm trọng nhiều nơi ở miền Bắc như Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, …Vụ Đông Xuân năm 1991-1992 ở miền Bắc diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn là 292.000 ha, miền Nam là 105.000 ha [12]. Năm 2002 diện tích bị nhiễm đạo ôn là 208.349 ha. Theo kết quả điều tra sâu bệnh hại lúa ở miền Trung từ năm 1984-1988 của kĩ sư Nguyễn Văn Hạ thì bệnh khô vằn đã trở thành nghiêm trọng và phổ biến ở tất cả các vụ [28]. Bệnh khô vằn là bệnh khá nghiêm trọng, năm 2001 tổng diện tích lúa bị nhiễm khô vằn là 725.420 ha, năm 2002 là 880.315 ha [16]. Bệnh đốm nâu là bênh gây hại phần lớn diện tích gieo trồng lúa trong những năm gần đây. Ở miền Bắc nước ta từ năm 1969 - 1970 bệnh đã xuất hiện ở nhiều vùng, vụ mùa năm 1971 bệnh đã trở thành phổ biến ở khắp các vùng trồng lúa nước ta [12]. * Về thiên địch: Phòng trừ sinh học (Biological control) đối với sâu hại là biện pháp sử dụng kẻ thù tự nhiên của loài sâu hại đó để diệt trừ chúng bằng cách bảo vệ, tạo điều kiện cho các loài này có mặt trên đồng ruộng [13]. Thành phần thiên địch trên ruộng lúa đã phát hiện khoảng 415 loài thuộc 14 bộ, 58 họ, 241 giống của các lớp côn trùng, nhện, nấm và tuyến trùng. Bộ cánh màng có số lượng loài lớn nhất: 165 loài (chiếm 39,7% tổng số loài thiên địch); thứ hai là bộ cánh cứng: 95 loài (22,8%); thứ 3 là bộ cánh nửa: 70 loài (16,8%); đứng thứ 4 về số lượng loài là bộ nhện lớn: 49 loài 10 [...]... Thiên Huế Giống lúa nghiên cứu Nghiên cứu phản ứng với rầy nâu trên 12 giống lúa nhập nội và một giống lúa đối chứng là khang dân trong phòng thí nghiệm của bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Học, Trường ĐHNL Huế Nghiên cứu các đối tượng sâu bệnh hại, thiên địch chính trên 23 giống lúa nhập nội ngoài đồng ruộng tại hợp tác xã Hương Long, tỉnh Thừa Thiên Huế Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong thời gian... lúa nghiên cứu 4.2.1 Thành phần sâu bệnh và thiên địch trên các giống lúa nghiên cứu Thành phần sâu bệnh hại và thiên địch trên lúa rất đa dạng và phong phú Việc nghiên cứu chúng có ý nghĩa rât quan trọng trong công tác phòng trừ Ở mỗi vùng, mỗi địa phương và trên mỗi giống khác nhau thành phần sâu bệnh hại, thiên địch là không giống nhau Trong quá trình sản xuất lúa, nếu ta nắm được thành phần sâu bệnh, ... 3.2 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá phản ứng với rầy nâu của các giống lúa nhập nội theo các phương pháp của IRRI - Điều tra thành phần, mức độ phổ biến và diễn biến mức độ gây hại của một số sâu bệnh, thiên địch trên các giống lúa nghiên cứu - Điều tra diễn biến mật độ các loại thiên địch bắt mồi ăn thịt của các loại sâu hại trên đồng ruộng 3.3 Phương pháp nghiên cứu Để có đủ quần thể rầy nâu và độ... còn lại 17 giống bị hại ở mức độ trung bình 4.2.3 Diễn biến tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh của bệnh đốm nâu (Curvularia lunata) trên các giống lúa nghiên cứu Trong thành phần bệnh xuất hiện tại ruộng thí nghiệm thì bệnh đốm nâu là bệnh xuất hiện sớm và gây thiệt hại đáng kể vì thế chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh của bệnh đốm nâu trên các giống lúa nghiên cứu Bệnh đốm nâu xuất... 1 hoặc vài loài là thiên địch trên ruộng lúa [8] Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu theo dõi số lượng của những nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt chính trên những giống nhiễm rầy nâu (nếp TK90 và giống kháng rầy nâu CR203) cho thấy: Ở những ruộng cấy giống nhiễm rầy nâu có số lượng nhện ăn thịt cao hơn rõ ràng so với ruộng lúa cấy giống kháng rầy Sự khác biệt này có ý nghĩa là nơi có nhiều rầy nâu thì... trưởng thành và sản lượng trứng cũng phụ thuộc vào sự lấy thức ăn và dinh dưỡng; 6) quá trình đẻ trứng quyết định số trứng đẻ ra; 7) sự nở của những trứng đã đẻ ra Bảy phản ứng trên quyết định số lượng rầy nâu tồn tại trong một thời gian nhất định Bất cứ phản ứng nào bị rối loạn cũng làm cho cây không thích hợp với rầy do đó chống được rầy ở một mức độ nào đó [6] Từ năm 1966, Viện nghiên cứu lúa quốc... bệnh, thiên địch trên các giống lúa ở các điều kiện canh tác khác nhau, chúng ta sẽ có sơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, trên cơ sở xác định rõ những đối tượng sâu bệnh, thiên địch quan trọng, phổ biến và thường xuyên gây hại trên đồng ruộng Qua điều tra chúng tôi ghi nhận được thành phần sâu bệnh, thiên địch và mức độ phổ biến của chúng trên các giống lúa nghiên cứu ở bảng 4.3a và. .. bắt mồi ăn thịt trên đồng ruộng lúa [9] 2.3 Những nghiên cứu về rầy nâu và giống kháng rầy nâu 2.3.1 Những nghiên cứu về rầy nâu Rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) bộ cánh đều Hemoptera họ muội nâu Delphacidae là một loài sâu hại phổ biến ở nước ta, trước đây cũng như hiện nay, ở miền Bắc cũng như ở miền Nam Từ giữa những năm 1977 rầy nâu đã phát sinh thành dịch lớn gây thiệt hại nặng cho lúa ở nhiều tỉnh... IR4570-83-3-2 và IR5853-118-3 Các giống PTB19, PTB21, PTB33 và Sinna sivappu chống khỏe với 3 biotype trong nhà kính và bị rầy nâu phá hại ở mức thấp nhất trên đồng ruộng [9] Định hướng chiến lược đến 2015 và tầm nhìn đến 2020 là nghiên cứu chọn tạo bộ giống lúa (lúa thuần, lúa lai, lúa đặc sản,… có năng suất, chất lượng khá, có khả năng kháng rầy nâu, sâu đục thân, sâu năn, các giống lúa kháng bệnh vàng lùn-lùn... tuổi và dinh dưỡng) của nó khi đưa vào nghiên cứu chúng tôi tiến hành thu thập rầy nâu ngoài đồng ruộng tại 3 địa điểm là Hương Long, Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, Hương Sơ Sau đó nhân nuôi trên giống lúa nhiễm rầy (HT1) trong phòng thí nghiệm 3.3.1 Đánh giá phản ứng của các giống lúa thí nghiệm với rầy nâu theo phương pháp IRRI - Phương pháp trong cốc mạ của IRRI: Gieo tất cả các giống lúa nghiên . hình sâu bệnh hại, thiên địch chính trên một số giống lúa nhập nội tại Thành Phố Huế trong vụ Đông Xuân 2008-2009 . 1.2 Mục đích Đánh giá khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa nhập nội tại. TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Rầy nâu: Thu thập ở khu vực Thừa Thiên Huế. Giống lúa nghiên cứu. Nghiên cứu phản ứng với rầy nâu trên 12 giống lúa nhập. thịt trên đồng ruộng lúa [9]. 2.3. Những nghiên cứu về rầy nâu và giống kháng rầy nâu 2.3.1. Những nghiên cứu về rầy nâu Rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) bộ cánh đều Hemoptera họ muội nâu Delphacidae

Ngày đăng: 09/04/2015, 17:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1 Đặt vấn đề

    • 1.2 Mục đích

    • 1.3. Yêu cầu

    • PHẦN 2

    • TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 2.1. Tình hình sản xuất lúa

      • Năm

        • Sản lượng

        • 2.2. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại lúa và thiên địch

          • 2.3.1. Những nghiên cứu về rầy nâu

          • 2.3.2. Những nghiên cứu về giống kháng rầy nâu.

          • 2.4. Cơ sở lý luận và thực tiễn

            • 2.4.1. Cơ sở lý luận

            • 2.4.2. Cơ sở thực tiễn

            • PHẦN 3

            • ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

              • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

              • 3.2. Nội dung nghiên cứu

              • 3.3. Phương pháp nghiên cứu

                • 3.3.1. Đánh giá phản ứng của các giống lúa thí nghiệm với rầy nâu theo phương pháp IRRI

                • 3.3.2. Điều tra theo dõi những loài sâu bệnh chủ yếu

                • 3.3.3. Điều tra theo dõi các loại thiên địch bắt mồi trên đồng ruộng

                • PHẦN 4

                • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

                  • 4.1. Phản ứng của các giống lúa thí nghiệm với rầy nâu theo phương pháp của IRRI

                    • 4.1.1. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp trong cốc mạ của IRRI

                    • 4.1.2. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp trong hộp mạ của IRRI

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan