Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới

22 438 0
Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH BỘ MÔN TÍNH TOÁN LƯỚI  Bài thu hoạch Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Học viên: Nguyễn Vĩnh Kha – CH1101096 TP.HCM, tháng 07/2013  - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới - Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 2 - LỜI CẢM ƠN Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Phi Khứ, trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Sau Đại học, trường Đại học Công Nghệ Thông Tin, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, cung cấp kiến thức, truyền đạt những kinh nghiệm quí báu giúp học viên hoàn thành tốt bài thu hoạch này. Xin cám ơn các Thầy, Cô trường Đại học Công Nghệ Thông Tin, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, cung cấp kiến thức giúp học viên thực hiện bài thu hoạch. Xin cám ơn cha, mẹ, các anh, chị em trong gia đình đã hỗ trợ, lo lắng và động viên. Đồng thời, xin cám ơn tất cả các đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn học để bài thu hoạch được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2013 Học viên Nguyễn Vĩnh Kha - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới - Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 3 - Mục lục Chương I. Giới thiệu chung 4 Chương II. Mô hình tính toán lưới căn bản 5 Chương III. Các thuật toán quản lý tài nguyên và lập lịch trong môi trường tính toán lưới 6 III.1. Các thuật toán lập lịch 6 III.1.1. Thuật toán lập lịch HRN 6 III.1.2. Phân phối nút sử dụng thuật toán lập lịch ORC (Optimal Resource Constraint) 7 III.1.3. Lập lịch phân cấp (Hierarchical Job Scheduling - HJS) cho các cụm máy trạm 7 III.1.4. RCSTD: Lập lịch các tác vụ có tính phụ thuộc thông qua thuật toán đồng phân phối tài nguyên 8 III.1.5. Mô hình lập lịch SFBAJG (Scheduling Framework for Bandwidth-Aware Job Grouping-Based) 9 III.1.6. Thuật toán lập lịch GFJS (Grouping-based Fine-grained Job Scheduling) 9 III.1.7. Mô hình lập lịch dựa trên môi trường lưới JSMB (Job Schedule Model Based) 10 III.2. Quản lý tài nguyên 11 III.2.1. Hệ quản lý tài nguyên động và lập lịch RNDRM 11 III.2.2. Hệ quản lý tài nguyên dựa trên tác tử cùng với giải pháp luân phiên ABRMAS 12 III.2.3. Cơ chế nhận biết tài nguyên với giải pháp dựa trên tác tử NRMNS 12 III.2.4. IRP2P: Hướng tiếp cận tìm kiếm tài nguyên sử dụng mô hình P2P 13 III.2.5. Lưới điện toán ảo sử dụng vùng chứa tài nguyên VCGRP 14 Chương IV. Khảo sát và đánh giá 15 IV.1. Khảo sát chung và mô phỏng. 15 IV.2. Các so sánh mang tính đánh giá trên các thuật toán lập lịch 17 IV.2.1. Các so sánh mang tính đánh giá trên các thuật toán quản lý tài nguyên 18 Chương V. Tổng kết 19 Danh sách các mô hình, bảng biểu và biểu đồ 20 Tài liệu tham khảo 21 - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới - Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 4 - Chương I. Giới thiệu chung Ngày nay, lưới điện toán được xem như một trong những xu hướng hàng đầu trong việc phát triển các hệ thống phân tán. Một trong những đặc tính ưu việt nhất của lưới điện toán là khả năng hỗ trợ quản lý các nguồn tài nguyên động, không đồng nhất và phân tán về mặt địa lý. Đối với các ứng dụng tính toán lưới, quản lý tài nguyên và lập lịch được xem như những vấn đề then chốt bậc nhất bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng của toàn hệ thống. Trong những năm gần đây, giới nghiên cứu đã đề xuất một số thuật toán lập lịch được sử dụng trong lĩnh vực tính toán lưới. Với các đặc tính của mình, những thuật toán này được áp dụng để phân bổ tài nguyên lưới cho hệ thống đặt trọng tâm ở phần lập lịch tác vụ. Với mong muốn tìm hiểu vấn đề quản lý tài nguyên và lập lịch tác vụ trong môi trường điện toán lưới, học viên đã đọc hiểu tài liệu “A Survey of Job Scheduling and Resource Management in Grid Computing” đồng thời tham khảo một số tài liệu liên quan, từ đó xin đúc kết ra bài thu hoạch bao gồm bốn chương như sau: - Chương I. Giới thiệu chung - Chương II. Mô hình tính toán lưới căn bản: Đề cập đến các khái niệm căn bản cũng như các thành phần cốt yếu của mô hình tính toán lưới. - Chương III. Các thuật toán quản lý tài nguyên và lập lịch trong tính toán lưới: Giới thiệu một số nghiên cứu gần đây xoay quanh vấn đề lập lịch và quản lý tài nguyên dành riêng cho môi trường điện toán lưới. - Chương IV. Đánh giá: Đưa ra các khảo sát và so sánh hiệu năng của các giải thuật, mô hình. - Chương V. Kết luận. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm bài thu hoạch, học viên vẫn không tránh khỏi những sai sót do khả năng có hạn của bản thân, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn học. - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới - Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 5 - Chương II. Mô hình tính toán lưới căn bản Về tổng thể, mô hình tính toán lưới căn bản bao gồm một lượng nhất định các máy chủ, mỗi máy chủ có một lượng tài nguyên tính toán riêng. Các tài nguyên trong mô hình điện toán lưới có thể là đồng nhất hay không đồng nhất tùy vào điều kiện thực tế. Bốn nhân tố cơ bản của mô hình lưới là người dùng (user), bộ phận phân chia tài nguyên (resource broker), bộ phận thông tin lưới (grid information service - GIS) và tài nguyên còn thừa (lastly resources). Mỗi khi người dùng yêu cầu thực thi một công việc với tốc độ cao, công việc này sẽ được được gởi đến bộ phận phân chia tài nguyên. Bộ phận này chia tách công việc thành các tác vụ khác nhau đồng thời cấp phát một lượng tài nguyên nhất định cho chúng trên cơ sở các yêu cầu của người dùng và lượng tài nguyên khả dụng. Trong mô hình này, GIS đóng vai trò nắm giữ thông tin trạng thái của tất cả tài nguyên trong hệ thống, hỗ trợ bộ phân chia tài nguyên tiến hành lập lịch. Dưới đây là sơ đồ mô phỏng một hệ thống tính toán lưới căn bản. Hình I. Mô hình tính toán lưới căn bản - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới - Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 6 - Chương III. Các thuật toán quản lý tài nguyên và lập lịch trong môi trường tính toán lưới Hiện nay, vấn đề tối ưu hóa lập lịch và quản lý tài nguyên để mang lại hiệu năng tính toán cao đang trở thành một trong những thách thức chính đối với điện toán lưới bởi nó là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của cả hệ thống. Trong chương này ta tiến hành khảo sát một số thuật toán quản lý tài nguyên và lập lịch dành riêng cho điện toán lưới đã được giới chuyên gia đưa ra trong thời gian gần đây. III.1.Các thuật toán lập lịch Về cơ bản, lập lịch là quá trình chỉ định một lượng tài nguyên vật lý trong hệ thống cho các công việc phát sinh, đồng thời giảm thiểu đến mức tối đa các thành phần hao tốn tài nguyên trong quá trình hoạt động. Đây có thể được xem là một bài toán thuộc lớp NP-complete (lớp các bài toán quyết định). Trong phạm vi giới hạn của tài liệu, một số thuật toán heuristics sẽ được khảo sát với mục đích cuối cùng là tìm ra một giải thuật tối ưu hay cận tối ưu. III.1.1.Thuật toán lập lịch HRN Với kết quả nghiên cứu được đúc kết trong “Efficient Utilization of Computing Resources using Highest Response Next Scheduling in Grid” [2] K.Somasundaram và cộng sự đã đề xuất ra thuật toán lập lịch HRN (Highest Response Next) cho phép hệ thống phản ứng tốt hơn với các yêu cầu về thời gian, bộ nhớ và CPU. Các công việc được phân phối một lượng các bộ xử lý dựa trên độ ưu tiên của bản thân công việc và khả năng đáp ứng của bộ xử lý. Mô hình hoạt động này thích ứng với cả các công việc cục bộ cũng như từ xa mà không gây ra bất kỳ sự giảm sút nào về hiệu năng, đồng thời tỏ ra rất phù hợp đối với môi trường lưới. Dưới đây, ta xem xét qua các ưu và nhược điểm chính của thuật toán. Ưu điểm:  HRN hoạt động theo cơ chế phân phối ưu tiên cho phép tận dụng hiệu quả các tài nguyên hiện có cũng như hoàn thành tất cả các công việc nhanh hơn thuật toán FCFS.  HRN khắc phục được một số yếu điểm của cả hai thuật toán SJF (Shortest Job First) và FCFS (First Come First Serve). Nhược điểm:  Không phù hợp khi phải thực hiện phân phối tài nguyên cho nhiều công việc, do bản chất quá trình tính toán độ ưu tiên rất mất thời gian.  Thời gian xoay vòng cao hơn các thuật toán SJF và FCFS.  Thuật toán gây ra sự lãng phí CPU và bộ nhớ. - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới - Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 7 - III.1.2.Phân phối nút sử dụng thuật toán lập lịch ORC (Optimal Resource Constraint) Thuật toán lập lịch ORC (Optimal Resource Constraint) thực hiện phân phối công việc dựa trên khả năng đáp ứng của các bộ xử lý. Đây là thuật toán có cùng chiến lược với Round Robin (RR) với mục đích cuối cùng là phân phối công việc đến các bộ xử lý khả dụng – các bộ xử lý chưa được cấp phát. Trong bài nghiên cứu “Node Allocation In Grid Computing Using Optimal Resource Constraint (ORC) Scheduling” [3], K.Somasundaram và cộng sự đã tiến hành so sánh ORC với các thuật toán lập lịch phổ biến như FCFS, SJF và RR; kết quả cho thấy ORC có hiệu suất cao hơn các thuật toán truyền thống khi giảm thiểu thời gian xoay vòng và thời gian đợi trung bình của các công việc. Trong tài liệu, nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng ORC hiệu quả hơn khi xét về mặt cân bằng tải và khả năng tăng tính động của tài nguyên lưới. Ưu nhược điểm của thuật toán bao gồm: Ưu điểm:  Khắc phục được các vấn đề phát sinh khi dùng FCFS và HRN vì ORC khá phù hợp khi thực hiện phân phối tài nguyên cho nhiều công việc.  Tối thiểu hóa độ phức tạp của quá trình phân phối tiến trình, giảm thiểu thời gian xoay vòng và thời gian chờ trung bình của các công việc trong hàng đợi.  Tránh được hiện tượng không được cấp phát tài nguyên trong thời gian dài. Nhược điểm:  Phát sinh truyền thông cao. III.1.3.Lập lịch phân cấp (Hierarchical Job Scheduling - HJS) cho các cụm máy trạm Trong tài liệu “Hierarchical Job Scheduling for Clusters of Workstations” [4], nhóm tác giả bao gồm J. Santoso, G.D. van Albada, B.A.A. Nazief và P.M.A. Sloot đã đưa ra thuật toán lập lịch theo mô hình phân cấp. Cụ thể, mô hình bao gồm hai cấp độ: lập lịch toàn cục và lập lịch địa phương. Thành phần lập lịch toàn cục sử dụng hàng đợi đơn hoặc đa hàng đợi tách biệt dành cho các công việc thuộc các loại khác nhau, trong một hàng đợi, ta có thể chọn sử dụng một chiến thuật lập lịch cụ thể (FCFS, SJF hay First Fit - FF). Thành phần lập lịch toàn cục có một số chức năng chính mà một trong số đó là khả năng so khớp tài nguyên do công việc yêu cầu với lượng tài nguyên khả dụng hiện có. Một chức năng đáng lưu ý khác là tận dụng tối đa khả năng của các cụm lập lịch địa phương. Thành phần lập lịch địa phương chỉ sử dụng một hàng đợi duy nhất, với một chiến lược lập lịch duy nhất cho tất cả các công việc. Trong thuật toán này, thành phần lập lịch địa phương chiu trách nhiệm điều phối một lượng tài nguyên cụ thể cho các công việc phát sinh. Về tổng thể, bộ phận lập lịch ở hai cấp độ đều hướng đến một giải pháp cân bằng tải tối ưu. - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới - Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 8 - Ưu điểm:  Giảm thiểu thời gian xoay vòng tổng thể cũng như tận dụng hệ thống đến mức tối đa đáp ứng cho nhu cầu tải nạp hệ thống ở mức cao.  Đối với vấn đề tải nạp hệ thống ở mức cao, cho phép duy trì độ trễ của việc lập lịch ở mức toàn cục thông qua việc sử dụng đa hàng đợi. Nhược điểm:  Việc áp dụng SJF trong HJS có thể gây ra độ trễ lớn đối với các công việc có thời gian thực thi kéo dài, đồng thời sẽ gây ra hiện tượng thiên kiến đối với các công việc lớn, dễ dẫn đến hiện tượng không được cấp phát tài nguyên trong thời gian dài.  Có khả năng sử dụng không hết tài nguyên của hệ thống lưới.  Thuật toán không xem xét đến đặc tính động của tài nguyên lưới. III.1.4.RCSTD: Lập lịch các tác vụ có tính phụ thuộc thông qua thuật toán đồng phân phối tài nguyên Năm 2008, thuật toán mang tên đồng phân phối tài nguyên được Diana Moise , Izabela Moise , Florin Pop và Valentin Cristea đưa ra khi công bố tài liệu “Resource CoAllocation for Scheduling Tasks with Dependencies, in Grid” [5]. Thuật toán đề ra chiến lược lập lịch tác vụ có tính phụ thuộc trong môi trường lưới, được áp dụng cả bên trong một cluster cũng như giữa các cluster với nhau. Trong mỗi bước của mình, thuật toán tiến hành thao tác kết hợp hay hợp nhất các cluster (có thể là các tác vụ bên trong cluster hay các cluster với nhau) dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau của các cluster. Theo cách này, các cluster được kêt hợp lại nếu tồn tại bất cứ sự phụ thuộc nào giữa chúng. Mục đích chính của thuật toán là tăng khả năng cân bằng tải cũng như cực tiểu hóa thời gian thực thi tác vụ. Dưới đây là các ưu và nhược điểm của thuật toán. Ưu điểm:  Giảm thiểu thời gian thực thi tác vụ đến mức tối đa.  Thuật toán có đặc tính động bởi trong một cluster các tác vụ được phân phối cho một lượng tài nguyên thích hợp mà trên đó nó có thể được lên lịch hoạt động trong thời gian sớm nhất.  Sử dụng chiến lược phi tập trung, thuật toán tỏ ra đáng tin cậy hơn so với các thuật toán tập trung do một điểm thất bại sẽ ảnh hưởng đến ít thành phần hơn.  Khả năng cân bằng tải trên tài nguyên toàn hệ thống cao hơn theo góc độ các tác vụ được lập lịch trên mỗi tài nguyên. - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới - Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 9 - Nhược điểm:  Chi phí truyền thông bên trong một cluster cũng như giữa các cluster với nhau cao hơn.  Không định rõ các yêu cầu của một tác vụ. III.1.5.Mô hình lập lịch SFBAJG (Scheduling Framework for Bandwidth- Aware Job Grouping-Based) Trong công bố mang tên “Scheduling Framework for Bandwidth-Aware Job Grouping-Based in Grid Computing” [6] vào năm 2006, Ng Wai Keat, Ang Tan Fong và các cộng sự đã đề nghị một thuật toán lập lịch chú trọng đến băng thông dành cho môi trường điện toán lưới. Thuật toán theo đuổi một chiến lược chú trọng đến năng lực tính toán và truyền thông của tài nguyên hệ thống. Sử dụng lượng băng thông của điểm thắt cổ chai mạng, thuật toán triển khai tính toán độ ưu tiên của mỗi tài nguyên. Cách tiếp cận này cũng được dùng để dựng nên một mô hình lập lịch trong đó bộ phận lập lịch có khả năng rút trích thông tin về năng lực xử lý tài nguyên của hệ thống. Khi cần thiết, bộ phận lập lịch tiến hành lựa chọn tài nguyên xuất hiện đầu tiên và gom nhóm các công việc độc lập đã được mịn hóa dựa trên khả năng xử lý của tài nguyên vừa được chọn. Quá trình gom nhóm được thiết kế để tận dụng tối đa tài nguyên được chọn. Sau khi tất cả các công việc đã được gom nhóm, chúng được gửi đến các vùng tài nguyên chỉ định. Điểm mạnh của thuật toán là cho phép các kết nối tới các tài nguyên có thể kết thúc nhanh hơn thông thường. Tối thiểu hóa lượng yêu cầu được gởi đi, đẩy nhanh quá trình kết nối mạng, kết quả cuối cùng của mô hình là khả năng tăng cường tốc độ truyền tải hay băng thông. Ưu điểm:  Tối thiểu sự lãng phí tài nguyên CPU.  Gom nhóm các công việc được mịn hóa thành các nhóm mịn hóa (quá trình thô hóa) giúp giảm độ trễ của mạng lưới.  Giảm thiểu tổng thời gian thực thi. Nhược điểm:  Không xem xét đến các ràng buộc về kích thước bộ nhớ.  Không mang đặc tính động về tài nguyên.  Thời gian tiền xử lý cho việc gom nhóm công việc và lựa chọn tài nguyên cao. III.1.6.Thuật toán lập lịch GFJS (Grouping-based Fine-grained Job Scheduling) Sử dụng chiến lược gom nhóm, thuật toán dựa chủ yếu trên các đặc tính về tài nguyên của hệ thống. Các công việc đã qua mịn hóa được nhóm lại thành các cụm công - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới - Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 10 - việc, các cụm này sau đó được cấp phát cho một lượng tài nguyên nhất định tùy theo năng lực xử lý (đo bằng MIPS) và băng thông (đo bằng Mb/s). Trong bài nghiên cứu “Grouping-Based Fine-grained Job Scheduling in Grid Computing” [7], hai tác giả Quan Liu và Yeqing Liao đã kết hợp thuật toán tham lam với thuật toán FCFS để nâng cao khả năng xử lý các công việc đã qua mịn hóa. Ưu điểm:  Tận dụng tối đa tài nguyên hệ thống.  Thời gian thực thi công việc được giảm thiểu.  Giảm thiểu chi phí phát sinh khi thực hiện lập lịch mịn hóa thông qua việc gom nhóm các công việc nhỏ trong suốt tiến trình lập lịch.  Giảm thiểu đáng kể độ trễ mạng.  Tổng thời gian vận hành của hệ thống giảm xuống. Nhược điểm:  Không xem xét đến các ràng buộc về kích thước bộ nhớ.  Thời gian tiền xử lý cho việc gom nhóm công việc cao. III.1.7.Mô hình lập lịch dựa trên môi trường lưới JSMB (Job Schedule Model Based) Trong công bố mang tên “A Job Schedule Model Based on Grid Environment” [8], Homer Wu, Chong-Yen Lee và các cộng sự đã đề xuất một mô hình lập lịch mà thuật toán chủ đạo cho phép tận dụng tối đa tài nguyên CPU đồng thời cực đại hóa lưu lượng dữ liệu xử lý (MPUT). Bên cạnh đó, giảm thiểu đến mức tối đa thời gian xoay vòng cũng là một điểm đáng chú ý khác của thuật toán. Về tổng thể, mô hình đề nghị chia các nút trong mạng ra thành các nút giám sát, nút giám sát dự phòng và các nút thực thi. Ưu điểm:  Sử dụng các nút dự phòng để giảm thiểu ảnh hưởng khi các nút chính gặp vấn đề, từ đó nâng cao tính an toàn của hệ thống với khả năng cân bằng tải đáng ghi nhận.  Tận dụng tối đa tài nguyên CPU cũng như tối ưu hóa lưu lượng dữ liệu được xử lý.  Cực tiểu hóa thời gian xoay vòng. Nhược điểm:  Chi phí truyền thông phát sinh cao.  Không xét đến ràng buộc của các công việc cũng như tài nguyên. [...]... môn Tính toán lưới Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới III.2 .Quản lý tài nguyên Trong lưới điện toán, quản lý tài nguyên hay còn gọi là lập lịch tài nguyên là quá trình tìm kiếm một cụm tài nguyên thích hợp để đáp ứng một truy vấn xử lý trong hệ thống, quá trình truyền thông có nhanh chóng và đáng tin hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế quản lý tài nguyên. .. đóng góp, phản hồi từ các thầy, cô và bạn học - 19 - - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới Danh sách các mô hình, bảng biểu và biểu đồ Hình I Mô hình tính toán lưới căn bản 5 Bảng I Mô tả tổng quát các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên 15 Biểu đồ I Hiệu năng của các thuật toán lập lịch dưới sự mô phỏng... môn Tính toán lưới Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới Biểu đồ II Hiệu năng của các thuật toán quản lý tài nguyên dưới sự mô phỏng của bộ công cụ GrimSim IV.2 .Các so sánh mang tính đánh giá trên các thuật toán lập lịch Theo đánh giá chung, thuật toán HRN có khả năng thích ứng cao trong môi trường lưới nhưng lại không phù hợp khi có nhiều công việc xuất hiện trong. .. đáng ghi nhận Dựa vào bảng I và biểu đồ II, dễ dàng nhận thấy RNDRM là giải pháp tốt nhất cho vấn đề quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 18 - - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới Chương V Tổng kết Với sự phát triển không ngừng của mình, điện tóan lưới đang được các doanh nghiệp, trường đại học và học viện khai... các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên Dựa trên bảng khảo sát, ta có thể đưa ra những nhận xét ban đầu về hiệu năng của các thuật toán đã được tìm hiểu Tuy nhiên, để cụ thể hóa các tiên đoán ta cũng cần triển khai các thực nghiệm đáng tin cậy trên từng thuật toán Tài liệu sẽ trình bày một - 15 - - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường. .. thống Thời gian chờ của một công việc cao Môi trường lưới không mang tính động trong thời gian thực - 11 - - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới III.2.2.Hệ quản lý tài nguyên dựa trên tác tử cùng với giải pháp luân phiên ABRMAS Vào năm 2007, P.Muthuchelvi và V.Ramachandran công bố tài liệu “ABRMAS: Agent Based Resource Management... nhằm tăng hiệu năng quản lý tài nguyên cho lưới điện toán Trong hệ thống dựa trên tác tử mà nhóm tác giả đề xuất, mô hình phản hồi đóng vai trò then chốt trong việc ứng phó với trạng thái thất bại khi tìm kiếm tài nguyên - 12 - - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới Ưu điểm:  Hiệu suất quản lý tài nguyên có thể đạt đến mức... thu hoạch bộ môn Tính toán lưới Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới III.2.5 .Lưới điện toán ảo sử dụng vùng chứa tài nguyên VCGRP Được Alpana Rajan, Anil Rawat cùng các cộng sự công bố vào năm 2008, tài liệu “Virtual Computing Grid using Resource Pooling” [13] đề xuất một hệ thống lưới điện toán dựa trên khái niệm liên kết cặp đôi lỏng Trong tài liệu của mình,... môn Tính toán lưới Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới xoay vòng là những điểm nổi trội của JSMB, thì điểm trừ lại là chi phí truyền thông phát sinh cao Dựa vào các xem xét khách quan trên tất cả các tiêu chí cũng như tham khảo các đánh giá chung trong bảng I và kết quả mô phỏng ở biểu đồ I, có thể nhận thấy thuật toán GFJS vượt trội hơn hẳn các thuật toán. .. tính hiệu quả về mặt chi phí Nhược điểm:  Tính tin cậy không cao do chỉ có một bộ phận quản lý trung ương và một ngõ truy cập mạng duy nhất  Do đây là mô hình thiên về tính hiệu quả của chi phí nên chất lượng dịch vụ giảm sút - 14 - - Bài thu hoạch bộ môn Tính toán lưới Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới Chương IV Khảo sát và đánh giá Trong chương này, tài . toán lưới - Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 11 - III.2 .Quản lý tài nguyên Trong lưới điện toán, quản lý tài nguyên hay còn gọi là lập lịch tài. III. Các thuật toán quản lý tài nguyên và lập lịch trong môi trường tính toán lưới 6 III.1. Các thuật toán lập lịch 6 III.1.1. Thuật toán lập lịch HRN 6 III.1.2. Phân phối nút sử dụng thuật toán. thu hoạch bộ môn Tính toán lưới - Các thuật toán lập lịch và quản lý tài nguyên trong môi trường tính toán lưới - 17 - Biểu đồ II. Hiệu năng của các thuật toán quản lý tài nguyên dưới sự

Ngày đăng: 09/04/2015, 16:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan