Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội

91 384 2
Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thu Hằng LỜI MỞ ĐẦU 1, Tính cấp thiết của đề tài: Theo tiến trình lịch sử kinh tế thế giới chưa một quốc gia nào có thể phát triển khi tách biệt với thế giới bên ngoài, mà các nước luôn cùng nhau phát triển qua cầu nối thương mại quốc tế. Ngày nay, sự giao lưu buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia với khối lượng ngày một lớn đòi hỏi sự phát triển của hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế nói chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập, nền kinh tế mở đã thực sự tạo đà phát triển mạnh mẽ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế. Nhận thức được vai trò của thanh toán quốc tế trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký hết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ (TDCT),… Trong số đó, TDCT là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Bên cạnh những ưu điểm so với phương thức thanh toán khác thì phương thức thanh toán TDCT còn là một hình thức tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các các đơn vị kinh tế tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên phương thức này cũng tiềm ẩn rủi ro và trong quá trình tham gia thương mại quốc tế chúng ta cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi phức tạp về nghiệp vụ, vì vậy xảy ra rủi ro là điều khó tránh. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội mới tham gia hoạt động TTQT 5 năm nay, thực tế kinh nghiệm trong lĩnh vực này cũng chưa nhiều nên ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều thử thách và rủi ro. Do vậy việc nghiên cứu và tìm ra các Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Hoa Lớp: LTĐH5A 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thu Hằng giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong phương thức TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội là vấn đề vô cùng cấp thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng cũng như của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện nay, đây là một vấn đề quan tâm lớn của Chi nhánh, cùng với những kiến thức đã học và sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Thạc sỹ Đặng Thu Hằng, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. 2, Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài nghiên cứu về thực trạng rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH ĐT& PT Nam Hà Nội. Từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội. 3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:  Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro phương thức thanh toán TDCT và thực trạng rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.  Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội những năm gần đây (từ năm 2008 đến năm 2010) 4, Phương pháp nghiên cứu đề tài: Khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: phương pháp biện chứng, phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hóa và tổng hợp. Ngoài ra sử dụng và phân tích số liệu thống kê trên cơ sở tư duy logic, được minh họa bằng bảng, biểu, số liệu, đồ thị. Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Hoa Lớp: LTĐH5A 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thu Hằng 5, Kết cấu khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản và các rủi ro gặp phải trong hoạt động thanh toán TDCT Chương II: Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội. Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Hoa Lớp: LTĐH5A 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thu Hằng CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CÁC RỦI RO GẶP PHẢI TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT .1. Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .1.1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Sự phát triển của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở đường cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển và trên cơ sở đó tạo động lực thúc đẩy thanh toán quốc tế phát triển theo. TTQT bao gồm nhiều phương thức thanh toán khác nhau, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các phương thức thanh toán cơ bản và phổ biến của TTQT. Định nghĩa phương thức TDCT : “Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a complying presentation”. “Tín dụng chứng từ là một thoả thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hay mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.(Theo Điều 2 UCP 600). .1.2. Các chủ thể tham gia phương thức thanh toán TDCT a, Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank): là ngân hàng thực hiện phát hành theo đơn yêu cầu của người yêu cầu hoặc cho chính mình. b, Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng thực hiện thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng ở nước nhà XK. Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Hoa Lớp: LTĐH5A 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thu Hằng c, Người yêu cầu (Applicant): là bên mà tín dụng được phát hành theo yêu cầu của họ. d, Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): là bên hưởng lợi tín dụng được phát hành. e, Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng mà tại đó tín dụng có giá trị hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu tín dụng có giá trị tự do. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHđCĐ là giống như NHPH khi nhận được bộ chứng từ. f, Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với một tín dụng theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành. g, Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank): là ngân hàng đựợc NHPH ủy nhiệm việc thanh toán giá trị tín dụng thư cho NHđCĐ thanh toán hay chiết khấu. Ngân hàng hoàn trả tham gia trong trường hợp giữa NHPH và NHđCĐ không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau. (Theo UCP 600 – Các quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT) .1.3. Thư tín dụng ( L/C) .1.3.1.Khái niệm thư tín dụng: Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện do NHPH mở theo yêu cầu của người XK (người yêu cầu mở L/C) cam kết trả tiền cho người XK (người thụ hưởng L/C) một số tiền nhất định, trong thời hạn nhất định với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ hàng hóa phù hợp với những điều kiện và điều khoản đã quy định trong L/C. .1.3.2. Nội dung cơ bản của một L/C: Theo thông lệ chung, một thư tín dụng thường gồm các điều khoản sau: a, Số hiệu L/C (Credit number): về nguyên tắc, tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Hoa Lớp: LTĐH5A 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thu Hằng điện tín trong việc thực hiện L/C, hoặc để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C. b, Địa điểm phát hành L/C: là nơi NHPH L/C cam kết thanh toán cho người thụ hưởng. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật quốc gia giải quyết những tranh chấp về L/C. c, Ngày phát hành L/C ( Date of Issuance): là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng, ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà NK trong việc hoàn trả cho NHPH thanh toán L/C cũng là mốc để nhà XK kiểm tra xem nhà NK có mở L/C đúng hạn như quy định trong hợp đồng ngoại thương hay không. d, Tên địa chỉ những người có liên quan đến L/C:  Các thương nhân: Người yêu cầu, người thụ hưởng (hoặc người thụ hưởng thứ nhất, người thụ hưởng thứ hai nếu là L/C chuyển nhượng).  Các ngân hàng: Ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thông báo, ngân hàng được chỉ định…  Các cơ quan, tổ chức: Cơ quan cấp các chứng từ liên quan như: Bộ thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Cơ quan hải quan, tổ chức kiểm định hàng hóa… e, Số tiền, loại tiền, khối lượng và đơn giá (Credit Currency and Amount): Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, để tránh nhầm lẫn, khi viết tiền tệ nên tham chiếu tiêu chuẩn ISO về ký hiệu tiền tệ. Quy tắc về số tiền, khối lượng, đơn giá cũng được quy định cụ thể trong UCP 600. f, Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C: Thời hạn hiệu lực L/C là thời hạn mà NHPH cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định của L/C. Thời hạn này được tính từ ngày mở L/C (Date of Issuance) đến ngày hết hiệu lực của L/C (Expiry Date). Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Hoa Lớp: LTĐH5A 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thu Hằng Địa điểm xuất trình L/C là địa điểm của ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị và được xem là địa điểm xuất trình bổ xung đối với NHPH. Địa điểm xuất trình L/C có giá trị tự do là địa điểm của bất kỳ ngân hàng nào. g, Thời hạn trả tiền của L/C ( Date of payment): Thời hạn trả tiền của L/C có thể là trả ngay hoặc kỳ hạn, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào quy định trong hợp đồng ngoại thương. Nếu là trả ngay thì thời hạn trả tiền phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C. Còn nếu trả tiền có kỳ hạn thì thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C, nhưng quan trọng là những hối phiếu hay chứng từ phải được xuất trình để chấp nhận thanh toán trong thời hạn hiệu lực của L/C. h, Ngày giao hàng ( Shipment Date): Căn cứ vào ngoại thương mà ngày giao hàng cũng được quy định trong L/C. Có nhiều cách quy định thời hạn giao hàng như quy định thời hạn giao hàng chậm nhất, không được giao hàng trước một ngày nhất định, hoặc trước khi L/C hết hạn một số ngày nhất định… i, Những nội dụng liên quan đến hàng hóa: Những nội dung liên quan đến hàng hóa như: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu…cũng được ghi vào L/C. Đối với nhà NK, để tránh tình trạng nhận hàng không đúng mà vẫn phải trả tiền, thì phải quy định chặt chẽ trong L/C về bộ chứng từ xuất trình, sao cho các chứng từ phản ánh đúng hàng hóa mình mua. j, Những nội dung về vận tải, giao vận hàng hóa: Những nội dung này bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng, nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và nơi trả hàng Ngoài ra, trong L/C cũng quy định về việc hàng hóa có được chuyển tải hay không, vì nếu trong quá trình chuyển tải có nhiều khả năng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng hàng hóa (hàng hóa bị bể, gẫy, thất thoát, hao hụt, rách bao bì…). Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Hoa Lớp: LTĐH5A 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thu Hằng k, Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình: Bộ chứng từ quy định theo L/C là bằng chứng chứng minh người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúng như L/C đã quy định. Nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp thì NHPH sẽ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Nội dung quy định chứng từ bao gồm: số loại chứng từ, số lượng mỗi loại, bản chính hay bản sao, người phát hành là ai. .1.4. Quy trình thanh toán phương thức TDCT .1.4.1. L/C có giá trị tại NHPH ( Available with Issuing bank) Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Hoa Lớp: LTĐH5A Nhà xuất khẩu Exporter Ngân hàng phát hành L/C Issuing Bank NHđCĐ Nominated Bank Nhà nhập khẩu Importer (4) Thông báo L/C Advise L/C (6) Xuất trình (6’) Bộ chứng từ (7) Trả tiền (qua NH) (3) Phát hành L/C Issue L/C (6’) Bộ chứng từ (8) Đòi tiền Retirement (2) Đơn mở L/C Apply L/C (5) Giao hàng Shipment of goods (1) Hợp đồng ngoại thương Sales contract NHTB Advising Bank 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thu Hằng Chú thích: (1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C. (2) Căn cứ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn (theo mẫu) gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này phát hành một L/C cho nhà XK hưởng. (3) Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà XK để thông báo L/C cho nhà XK (4) Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà XK. (5) Nhà XK kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương. (6) và (6’) Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình (Thông qua NHTB hoặc một ngân hàng khác) cho NHPH để được thanh toán. (7) NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán, còn nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà XK. (8) NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà NK sau khi đã được nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. * Ngân hàng thông báo và ngân hàng chuyển chứng từ (trong sơ đồ trên) có thể là cùng một ngân hàng hoặc là hai ngân hàng khác nhau. Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Hoa Lớp: LTĐH5A 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đặng Thu Hằng .1.4.2. L/C có giá trị tại NHđCĐ( Available with Nominated bank) Chú thích: Các bước từ (1) đến (5) giống như trường hợp L/C có giá trị tại NHPH. (6) & (6’) Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho NHđCĐ để được thanh toán. (7) & (7’) NHđCĐ xuất trình chứng từ cho NHPH đòi hoàn trả (8) NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà NK sau khi đã được nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. * NHTB và NHđCĐ có thể cùng là một ngân hàng, hoặc là hai ngân hàng khác nhau. Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Hoa Lớp: LTĐH5A Nhà xuất khẩu Exporter Ngân hàng phát hành L/C Issuing Bank NHđCĐ Nominated Bank Nhà nhập khẩu Importer (4) Thông báo L/C Advise L/C (6’) Nhận tiền (6’) Xuất trình Presenting (7’) Hoàn trả Reimbursement (3) Phát hành L/C Issue L/C (7) Xuất trình Pressenting (8) Đòi tiền Retirement (2) Đơn mở L/C Apply L/C (5) Giao hàng Shipment of goods (1) Hợp đồng ngoại thương Sales contract NHTB Advising Bank 10 [...]... THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NH ĐT & PT NAM HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng ĐT & PT Nam Hà Nội 2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng ĐT & PT Nam Hà Nội Ngày 31/10/1963, Chi điểm Tư ng Mai thuộc Chi nhánh Kiến Thiết Hà Nội được thành lập, tiền thân của Chi Nhánh NH ĐT & PT Thanh Trì Sau một chặng đường dài kể từ đó đến... nào trong các khâu của quá trình thanh toán Rủi ro trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với tất cả các bên tham gia vào tín dụng Trong thanh toán TDCT có 4 loại rủi ro chính là: rủi ro về chính trị, pháp lý, rủi ro khách quan từ nền kinh tế, rủi ro nghiệp vụ, rủi ro đạo đức Tuy nhiên, rủi ro về chính trị, pháp lý và rủi ro khách quan từ nền kinh tế là những rủi ro ở tầm vĩ mô, NH rất khó hạn chế. .. L/C một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, thì việc tìm hiểu về mặt lý luận của phương thức này là điều rất cần thiết Tiếp theo đây là Chương II, chúng ta cùng tìm hiểu thực tiễn về hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT của Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội, và các rủi ro cũng như nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong phương thức này tại Ngân hàng Sinh viên thực hiện:... Đặng Thu Hằng TTQT đã ra đời và có hiệu lực Với bản UCP 600 thì ta có bản phụ chương là eUCP 1.1 Việc áp dụng eUCP chỉ có hiệu lực khi trong thư tín dụng cho phép xuất trình chứng từ điện tử .2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 2.1 Khái niệm về rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 2.1.1 Khái niệm và tính chất của rủi ro Nói đến rủi ro là đề cập đến những sự kiện... uy tín của Ngân hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng lớn, cũng là tạo điều kiện để có bước tăng trưởng mạnh trong hoạt động TTQT 2.2 Tình hình hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội Nghiệp vụ TTQT bắt đầu thực hiện tại Chi nhánh khi chính thức được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp I (Năm 2005) Trong tất cả các phương thức TTQT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội, phương thức. .. cố tình bắt lỗi chứng từ và từ chối thanh toán .2.3 Các nhân tố tác động đến rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại .2.3.1 Nhân tố khách quan a, Môi trường pháp lý Giao dịch L/C chịu sự chi phối không nhỏ từ môi trường pháp lý ở mỗi quốc gia, nhất là khi môi trường pháp lý không ổn định, thiếu tính minh bạch, hệ thống pháp luật thiếu... nhiệm thanh toán trong trường hợp bộ chứng từ có lỗi, mà hầu như bộ chứng từ nào cũng có lỗi dù ít hay nhiều, khi đó NHPH sẽ từ chối thanh toán và NHđCĐ được phép truy đòi nhà nhập khẩu Tuy nhiên nếu nhà nhập khẩu không có đủ khả năng thanh toán thì NHđCĐ sẽ gặp rủi ro Các rủi ro mà NHđCĐ có thể gặp phải là: rủi ro do nhà NK trì hoãn thanh toán, rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do nhà NK từ chối... cho nhà XK - Khi nhà NK chấp nhận bộ chứng từ hàng hóa sẽ có nguy cơ gặp rủi ro Bộ chứng từ là cơ sở pháp lý đầu tiên về tính đúng đắn của hàng hóa Nếu nhà NK không chú ý kiểm tra kỹ bộ chứng từ mà chấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó khăn trong việc khiếu nại sau này  Rủi ro với nhà xuất khẩu: - Khi nhận được L/C từ Ngân hàng thông báo, nếu nhà XK kiểm tra các điều kiện chứng từ. .. có rủi ro về nghiệp vụ và rủi ro về đạo đức là NH có thể chủ động để tự điều chỉnh được .2.2 Các loại rủi ro gặp phải trong phương thức TDCT (4 loại rủi ro) 2.2.1 Rủi ro pháp lý, chính trị và tự nhiên  Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý liên quan đến khả năng thực hiện của tín dụng chứng từ có thể bị gián đoạn bởi các hành động pháp lý liên quan trực tiếp đến các bên cũng như quyền và nghĩa vụ của họ theo. .. Khả năng thanh toán của nhà NK : phương thức thanh toán TDCT thực chất là ngân hàng đã dùng uy tín của mình để thay mặt nhà NK cam kết trả tiền cho nhà XK khi họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong L/C Nếu nhà NK bị vỡ nợ, phá sản, mất khả năng thanh toán thì sẽ gây rủi ro cho NHPH  Khả năng thanh toán của nhà XK: Khi nhà XK mang chứng từ đến ngân hàng yêu cầu NHđCĐ, nếu NHPH từ chối thanh toán hoặc . tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương. BẢN VÀ CÁC RỦI RO GẶP PHẢI TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT .1. Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .1.1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Thanh toán quốc tế. ĐT& PT Nam Hà Nội. Từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội. 3, Đối tư ng và phạm vi

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Do em trực tiếp hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Th.S Đặng Thu Hằng. Các kết quả, kết luận nêu trong khóa luận là trung thực khách quan và chư­a đư­ợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Các số liệu, tài liệu tham khảo đ­ược trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan