Đánh giá tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố thái nguyên

118 2K 3
Đánh giá tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với tiến trình đổi mới phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường ngày một mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về đất đai phải có sự đồng bộ. Cũng như công tác thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai phải được cải cách phù hợp với nhu cầu và đảm bảo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong quá trình sử dụng đất cũng như công tác quản lý nhà nước về đất đai thực hiện một cách có hiệu quả. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai. Việc đăng ký Nhà nước về đất đai có ý nghĩa: các quyền về đất đai được bảo đảm bởi nhà nước, liên quan đến tính tin cậy, sự nhất quán và tập trung, thống nhất của dữ liệu địa chính. Cấp giấy CN QSD đất là một công cụ của nhà nước để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích cộng đồng cũng như lợi ích của người sử dụng đất. Mặt khác, đăng ký quyền sử dụng đất còn ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất, xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Hệ thống cấp giấy CN QSD đất hiện tại của Việt Nam đang chịu một sức ép ngày càng lớn, từ yêu cầu hỗ trợ sự phát triển của thị trường bất động sản và cung cấp khuôn khổ pháp lý để tăng thu hút đầu tư. Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, với hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thiết lập ở cấp tỉnh và cấp huyện, cùng với việc thực hiện cải cách hành chính chính theo cơ chế “một cửa”, các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận đối với các đối tượng sử dụng đất: tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam với tinh thần công khai, minh bạch, giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, công dân có nhu cầu giao dịch. Tuy nhiên, việc cung ứng các dịch vụ về đăng ký, cấp giấy chứng nhận nhà đất vẫn là một trong những vấn đề bức xúc đối với người sử dụng đất; mặt khác hồ sơ về đất đai được quản lý ở nhiều cấp khác nhau, có nhiều trường hợp, có sự khác biệt giữa thông tin trên sổ sách và trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt ở các địa phương, nơi cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực còn yếu. Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên với 28 phường xã. Là khu vực phát triển kinh tế nhiều ngành nghề, hệ thống giao thông cơ bản được nhà nước đầu tư phát triển tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển tạo điều kiện để giao lưu với các vùng và thu hút được vốn đầu tư. Sự hình thành của hệ thống văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng với việc thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trên địa bàn thành phố đã góp phần đổi mới nâng cao chất lượng công tác cấp giấy CN QSD đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng công khai, minh bạch, giảm thời gian và chi phí cho các chủ sử dụng đất đã phát huy được hiệu quả góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai ở Thành phố Thái Nguyên. Tuy nhiên hoạt động của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên còn nhiều bất cập, việc cung cấp các dịch vụ về đăng ký, cấp giấy chứng nhận và chỉnh lý biến động về đất đai do quá trình đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển nhượng, trao đổi, mua bán hiện vẫn là một trong những vấn đề bức xúc, chưa thực hiện được ở 3 cấp đặc biệt, Thành phố Thái Nguyên là khu vực đô thị có số lượng giao dịch bất động sản ngày càng cao. Vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai đặc biệt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố cần có giải pháp phù hợp với bối cảnh mới đang diễn ra trên địa bàn. Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có như Tác giả Vũ Văn Tuyền với nghiên cứu “Đánh giá thực trạng đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”, Tác giả Đào Thị Thuý Mai với nghiên cứu “Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hưng Yên – tỉnh Hưng Yên” các nghiên cứu mới đề cập đến thủ tục, giải quyết những vướng mắc về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chưa có nghiên cứu nào về đánh giá tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên” là cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên chỉ ra những khó khăn vướng mắc. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất - Đánh giá thực trạng thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên những năm qua. - Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên trong những năm tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với đối tượng nghiên cứu chính gồm: Hộ gia đình, tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân và cán bộ chuyên môn, lãnh đạo các phòng ban như: Văn phòng Đăng ký QSD đất, UBND các phường, Phòng Tài nguyên và Môi trường… 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Có rất nhiều nội dung liên quan đến tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong nghiên cứu này, đề tài tập trung làm rõ ở những nội dung chủ yếu sau: Làm rõ quy trình, tổ chức thực hiện, kết quả hoạt động công tác cấp giấy chứng nhận, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những khó khăn, vướng mắc và những yếu tố ảnh hưởng, các giải pháp hoàn thiện và nâng cao kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. - Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, một số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại một số phường, xã của thành phố. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các nguồn số liệu có sẵn từ năm 2011 đến năm 2013 của Thành phố Thái Nguyên. Số liệu điều tra thực tế được tiến hành năm 2014 và các giải pháp sẽ áp dụng tới năm 2020. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TỄN VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 2.1. Cơ sở lý luận về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan a. Đất đai và phân loại đất đai * Đất - Theo VV.Docutraiep (1846 - 1903): Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi thọ địa phương. - Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong qúa khứ và hiện tại để lại. Theo mục đích sử dụng đất đai nước ta được chia là 3 nhóm bao gồm: - Nhóm đất nông nghiệp là diện tích đất được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở (gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị), đất chuyên dùng (gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng), đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông ngòi, kênh rạch, suối và mặt nước, đất phi nông nghiệp khác. - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây. Theo đối tượng sử dụng đất đai gồm 5 loại gồm: - Đất do hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng - Đất do tổ chức trong nước (tổ chức kinh tế, cơ quan đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức khác) sử dụng. - Đất do tổ chức nước ngoài (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức ngoại giao) sử dụng. - Đất do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng - Đất do cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng Theo đối tượng quản lý đất đai gồm 3 loại: - Đất do UBND cấp xã quản lý - Đất do tổ chức phát triển quỹ đất quản lý - Đất do cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý b. Quản lý Nhà nước về đất đai * Quản lý Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa hệ thống đó đến trạng thái cần đạt được. + Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt đông nào đó; điêu tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận. + Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông người được hình thành, tiến hanh trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển. + Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực theo mục tiêu nhất định. * Quản lý Nhà nước Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng, được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước). Quản lý nhà nước cũng là sản phẩm của việc phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị quản lý. * Quản lý Nhà nước về đất đai Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung quy định tại điều 6 Luật đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của từng vùng từng địa phương dựa trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về cả số lượng và chất lượng. Đưa ra các phương án về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, sử dụng có hiệu quả ở hiện tại và bền vững trong tương lai, tránh hiện tượng phân tán đất và đất bị bỏ hoang hóa. c. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCN QSDĐ là giấy chứng nhậ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng thống nhất trong cả nước cho mọi loại đất. Theo quy định, GCN QSDĐ là một (01) tờ gồm bốn (04) trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các đặc điểm và nội dung sau: 1.Trang một là trang bìa: Đối với bản cấp cho người sử dụng đất thì trang bìa màu đỏ gồm Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất " màu vàng, số phát hành của giấy chứng nhận màu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đối với bản lưu thì trang bìa màu trắng gồm Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" màu đen, số phát hành giấy chứng nhận màu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường và số cấp giấy chứng nhận. 2. Trang 2 và trang 3 có đặc điểm và nội dung sau: + Nền được in hoa văn trống đồng màu vàng tơ ram 35%, Quốc hiệu, tên Ủy ban nhân dân cấp GCN QSDĐ. + Tên chủ sử dụng đất gồm: cả vợ và chồng; địa chỉ thường trú + Thửa đất được quyền sử dụng gồm: Thửa đất, tờ bản đồ số địa chỉ, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn dụng và nguồn gốc sử dụng. + Tài sản gắn liền với đất. + Ghi chú. + Trang 3 được in chữ, in hình hoặc viết chữ, vẽ hình màu đen gồm sơ đồ thửa đất, ngày tháng năm ký GCN QSDĐ và chức vụ, họ tên của người ký giấy chứng nhận, chữ ký của người ký giấy chứng nhận và dấu của cơ quan cấp giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận. 3. Trang 4 màu trắng in bảng, in chữ hoặc viết chữ màu đen để ghi những thay đổi về sử dụng đất sau khi cấp GCN QSDĐ. - Theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/09/2009 của Chính phủ và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hửu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây: + Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường. + Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, Nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận. + Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận". + Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch. 2.1.2 Vai trò của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng để quản lý quỹ đất đai chặt chẽ đến từng thửa đất, chủ sử dụng đất. Là cơ sở để Nhà nước bảo hộ tài sản hợp pháp của chủ sử dụng đất, cũng như là cơ sở để chủ sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Cấp giấy chứng nhận chính là nắm chắc quỹ đất quốc gia, bảo vệ đất đai, chủ quyền sử dụng đất được giao đất phải chiu trách nhiệm bảo vệ vốn đất được giao. Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất là mối quan hệ hợp pháp về đất đai giữa chủ sử dụng đất và Nhà nước. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là công cụ đảm bảo đất đai được sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, đúng pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn là cơ sở để quản lý biến động về đất đai hữu hiệu nhất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ hợp pháp để người sử dụng đất thực hiện 9 quyền mà Nhà nước giao cho, đó là quyền cho tặng, chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuêm cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều kiện tiên quyết để người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản có trên đất khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích khác. Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất là căn cứ để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa hệ thống tòa án nhân dân với UBND. 2.1.3 Ý nghĩa, mục đích và nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: a) ý nghĩa của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Việc cấp GCNQSDĐ với mục đích để Nhà nước tiến hành các biện pháp quản lý Nhà nước đối với đất đai, để người sử dụng đất yên tâm khai thác tốt mọi tiềm năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên đất cho các thế hệ sau. Thông qua việc cấp GCN QSDĐ để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất của quốc gia. b) Mục đích của cấp giấy chứng nhận Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là dấu hiệu kết thúc của quá trình đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp nhằm đồng thời đạthai mục tiêu cơ bản: + Xây dựng hệ thống hồ sơ đầy đủ về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất đai làm cơ sở để Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất và nắm chắc nguồn tài nguyên đất đai và bảo tồn phát triển một cách có hiệu quả, bền vững. + Đảm bảo quyền lợi cho chủ sử dụng đất được hợp pháp, đồng thời người sử dụng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc sử dụng đất theo định của pháp luật. + Là để thiết lập hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ lâu dài cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đồng thời giúp cho người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phản ánh đúng hiện trạng quản lý sử dụng đất, trên cơ sở đó người sử dụng đất thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật. c) Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [...]... quy trình, thủ tục cấp gấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc làm hồ sơ giấy tờ cin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ đầy đủ, ít sai sót từ đó giảm thời gian, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn 2.2 Cơ sở thực tiễn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.2.1.1 Kinh nghiệm... tính nguyên tắc về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các trường hợp được cấp giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và về việc xác định diện tích đất ở đối với các trường hợp thửa đất có vương, ao gắn liền với nhà ở, trình tự thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chỉnh lý biến động về sử dụng đất trên. .. dung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.1.5.1 Cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quản lý thống nhất theo trình tự sau: 1 Đăng ký và Thống kê đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý việc phát hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng phát hành giấy chứng nhận quyền sử. .. việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn 2.1.6.5 Hiểu biết của người sử dụng đất Sự hiểu biết của người dân có ảnh hưởng lớn tới việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khi người dân hiểu rõ được vai trò, ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử đụng đất thì người sử dụng đất sẽ nhanh chóng thực hiện việc đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ngoài ra, khi người dân hiểu... 2 Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phát hành cho địa phương; lập sổ theo dõi việc nhận và cấp phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc và các Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện /thành phố, Thị xã 3 Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phát... thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật Đất đai năm 2003 2.1.4 Yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Cấp. .. giấy chứng nhận đã phát đổi cho người sử dụng đất là 155.823/ 291.212 giấy, đạt 53,5% Trong công tác cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh, tổng số giấy chứng nhận đã viết là 291.212 giấy, đã phát đổi cho người sử dụng đất được 155.823 giấy, còn tồn chưa phát cho người sử dụng đất 135.389 giấy Để đạt được những kết quả như trên, kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. .. phát hành về địa phương; theo dõi và báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về số lượng giấy chứng nhận đã nhận (đối với trường hợp nhận phát hành trực tiếp từ Bộ Tài nguyên và Môi truờng), số lượng giấy chứng nhận đã sử dụng, số lượng giấy chứng nhận bị hư hỏng phải huỷ trên địa bàn 2.1.5.2 Trình tự và nội dung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trường hợp 1: Cấp giấy chứng nhận cho thửa đất không có... Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó 2 Thửa đất có nhiều người chung quyền sử. .. huyện, thành phố, thị xã Phòng tài nguyên và môi trường Phòng tài nguyên và môi trường VP đăng ký quyến sử dụng đất huyện, thành phố VP đăng ký quyến sử dụng đất tỉnh 2.1.5.3 Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Hộ gia đình cá nhân, tổ chức có giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2, 5 và điều 50 của Luật đất đai về quyền sử dụng đất: + Có một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất . đất - Đánh giá thực trạng thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên những năm qua. - Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên trong những. quyền sử dụng đất. Chưa có nghiên cứu nào về đánh giá tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế

Ngày đăng: 09/04/2015, 04:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

  • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

    • 3.1.1. Điều kiện cơ bản thành phố Thái Nguyên

    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu

      • 3.2.1. Hướng tiếp cận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan