Bảo hiểm thất nghiệp – Một chính sách an sinh xã hội trong cơ chế thị trường

3 580 1
Bảo hiểm thất nghiệp – Một chính sách an sinh xã hội trong cơ chế thị trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP – MỘT CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ThS. LÊ HỒNG CẬY T rong quản lý xã hội, vấn đề an sinh xã hội luôn được các Nhà nước hiện đại quan tâm, thông qua các chính sách bảo hiểm và được cụ thể hóa bằng hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp. Việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2009 có tác động trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động. Bảo hiểm thất nghiệp nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất thu nhập do thất nghiệp. Quan trọng hơn là bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ người lao động về bảo hiểm y tế, học nghề, hỗ trợ tìm việc làm để giúp người thất nghiệp nhanh chóng trở lại thị trường lao động. Đây là nội dung mới được thực hiện trong chế độ bảo hiểm xã hội. Để giúp cho bạn đọc quan tâm đến nội dung này, chúng tôi xin giới thiệu các quy định và một số điểm cần chú ý khi thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: - Thứ nhất là người lao động. Người lao động giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động theo các hình thức: 1. Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; 2. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; 3. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; 4. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Như vậy, đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Người đang hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động theo các hình thức trên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Thứ hai là người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên, gồm: 1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. 2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức 10 chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác. 3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. 4. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. 5. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. 6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: Tổng quỹ bảo hiểm thất nghiệp 3% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được chia ra các đối tượng đóng như sau: - Đối với người lao động: đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; - Đối với người sử dụng lao động: đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; - Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp: Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: - Người lao động sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp nếu có đủ thời gian tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng; - Người lao động sẽ được hưởng 6 tháng trợ cấp nếu có đủ thời gian tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng; - Người lao động sẽ được hưởng 9 tháng trợ cấp nếu có đủ thời gian tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng; - Người lao động sẽ được hưởng 12 tháng trợ cấp nếu có đủ thời gian tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 144 tháng trở lên. Về thời điểm: Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp kể từ ngày 01/01/2009 và sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp bắt đầu từ ngày 01/01/2010 nếu bị mất việc làm. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội sẽ không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức. 11 Trường hợp người lao động làm việc theo các hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Thời gian người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được tính để miễn trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ công chức. Như vậy, từ 01/01/2009 người lao động, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp không được tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn được hưởng các chính sách hỗ trợ sau: Hỗ trợ học nghề Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học nghề thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề (không hỗ trợ bằng tiền để người lao động tự học nghề). Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp. Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề và từng người lao động, nhưng không quá sáu tháng. Hỗ trợ tìm việc làm Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Giới thiệu việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Việc hỗ trợ tìm việc làm phải phù hợp với trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc của người lao động. Trong trường hợp Trung tâm Giới thiệu việc làm giới thiệu đúng nghề đào tạo hoặc làm công việc cũ mà người lao động từ chối thì người lao động không được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Giới thiệu việc làm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bảo hiểm y tế Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định. Bảo hiểm thất nghiệp bước đầu thực hiện, đây là chính sách mới về an sinh xã hội, với mục đích bù đắp một phần thu nhập cho người lao động. Bảo hiểm thất nghiệp góp phần phát huy tính tích cực và khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trường. 12 . BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP – MỘT CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ThS. LÊ HỒNG CẬY T rong quản lý xã hội, vấn đề an sinh xã hội luôn được các Nhà nước hiện đại quan tâm,. các chính sách bảo hiểm và được cụ thể hóa bằng hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp. Việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. động. Bảo hiểm thất nghiệp nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất thu nhập do thất nghiệp. Quan trọng hơn là bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ người lao động về bảo hiểm

Ngày đăng: 08/04/2015, 17:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan