Các biện pháp an toàn lao động đối với một số lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động cao

21 931 2
Các biện pháp an toàn lao động đối với một số lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động An toàn lao động là các biện pháp giảm thiểu hoặc triệt tiêu những yếu tố nguy hiểm có hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người lao động. Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. 1.2. Các biện pháp kỹ thuật ATLĐ 1.2.1. Biện pháp an toàn đối với bản thân NLĐ - Thực hiện thao tác, tư thế lao động đúng nguyên tắc an toàn, tránh các tư thế cúi gập người, các tư thế có thể gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm,… - Bảo đảm không gian thao tác vận động trong tầm với tối ưu, sự thích nghi giữa người và máy,… - Đảm bảo các điều kiện lao động thị giác, thính giác và xúc giác. - Đảm bảo hợp lý tải trọng thể lực: tải trọng đối với tay, chân, tải trọng động, tải trọng tĩnh. - Đảm bảo tâm lý phù hợp: tránh quá tải căng thẳng hay đơn điệu. 1.2.2. Biện pháp che chắn an toàn - Thiết bị che chắn an toàn là một loại thiết bị an toàn, được lắp đặt và sử dụng nhằm ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất tới người lao động. - Mục đích: Cách ly vùng nguy hiểm đối với người lao động như các vùng có điện áp cao, có các chi tiết chuyển động, những nơi người có thể rơi, ngã - Yêu cầu đối với thiết bị che chắn: Phải thỏa mãn các yêu cầu và quy định của TCVN 4117- 89 đối với thiết bị che chắn + Phải ngăn ngừa được tác động của các yếu tố nguy hiểm + Phải bền chắc dưới tác động của các yếu tố cơ, nhiệt, hóa và không biến dạng hình học, nóng chảy hoặc ăn mòn. + Không làm hạn chế khả năng công nghệ cũng như quan sát, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp. + Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi cần thiết. - Phân loại: + Che chắc tạm thời hay di chuyển được: che chắn ở sàn thao tác trong xây dựng; che chắn hào, hố, các vùng làm việc trên cao. + Che chắn cố định bao che của các biện pháp chuyển động, che chắn các biện pháp dẫn điện, che chắn các nguồn bức xạ có hại 1.2.3. Biện pháp sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa - Thiết bị, cơ cấu phòng ngừa là các phương tiện kỹ thuật an toàn tự động ngắt chuyển động, hoạt động của máy và thiết bị sản xuất khi một thông số kỹ thuật nào đóvượt quá giới hạn quy định cho phép. - Mục đích: + Loại trừ hoặc ngăn chặn nguy cơ sự cố hoặc tai nạn khi thông số hoạt động của đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định. + Thiết bị phòng ngừa chỉ bảo đảm làm việc tốt khi đã được tính toán đúng ở khâu thiết kế, chế tạo và phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn trong sử dụng. - Phân loại: + Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đó trở lại dưới giới hạn quy định: van an toàn kiểu tải trọng, rơ le, nhiệt,… + Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay trục vớt rơi trên máy tiện… + Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế mới: cầu chì, chốt cắm,… 1.2.4. Biện pháp sử dụng báo hiệu và tín hiệu an toàn - Mục đích: + Báo trước những nguy hiểm có thể xảy ra. + Hướng dẫn các thao tác cần thiết. + Nhận biết quy định về kỹ thuật. - Yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu: + Dễ nhận biết. + Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao. + Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tổ chức hóa - Phân loại báo hiệu, tín hiệu: + Sử dụng màu sắc, ánh sáng; thường dùng ba màu: đỏ, xanh, vàng. + Âm thanh: Tiếng còi, chuông, kẻng. + Ký hiệu: Hình vẽ, bảng chữ. + Đồng hồ, dụng cụ đo lường: để đo cường độ, điện áp dòng điện, đo áp suất, khí độc, ánh sáng, nhiệt độ, đo bức xạ,… 1.2.5. Biện pháp đảm bảo khoảng cách và kích thước an toàn Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các loại phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất. Tùy thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị mà quy định các khoảng cách an toàn khác nhau 1.2.6. Biện pháp sử dụng cơ khí hóa tự động hóa, điều khiển từ xa - Là phương pháp nhằm giải phóng người lao động khỏi khu vực nguy hiểm, độc hại. Thay con người thực hiện các thao tác trong các điều kiện làm việc xấu, đồng thời nâng cao năng suất lao động và giảm nặng nhọc. - Hệ thống điều khiển từ xa thường dùng gồm: kiểu cơ khí, kiểu khí nén, kiểu thủy lực, kiểu điện và kiểu hỗn hợp. - Cơ cấu điều khiển: các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng điều khiển. + Phanh hãm: điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận. + Khóa liên động: loại cơ cấu nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao động khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác. 1.2.7. Biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân - Nguyên tắc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: + Phải dùng các biện pháp kĩ thuật BHLĐ để ngăn ngừa các tác hại đến sức khỏe nghề nghiệp của NLĐ. + Phải dùng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ. + Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho NLĐ phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác. - Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân: + Phương tiện bảo vệ đầu: mũ chống chấn thương sọ não, lưới hoặc mũ vải bao tóc… + Phương tiện bảo vệ mắt, mặt: Kính mắt, mặt nạ,… + Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai,… + Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc,… + Phương tiện bảo vệ tay, chân: giày, ủng, bít tất,… + Phương tiện bảo vệ thân thể: áo quần, yếm choàng chống nóng, chống tia phóng xạ,… + Phương tiện chống ngã cao: dây an toàn,… + Phương tiện chống điện giật, điện từ trường: găng tay cách điện, ủng cách điện,… + Phương tiện chống chết đuối: phao cá nhân,… + Các loại đảm bảo AT – VSLĐ khác. - Yêu cầu khi thực hiện phương pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: + Phương tiện bảo vệ cá nhân phải được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng quy định của Nhà nước. + Việc cấp phát, sử dụng phải theo quy định của pháp luật. + NSDLĐ phải kiểm tra chất lượng thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn khi đưa vào sử dụng. 1.2.8. Biện pháp kiểm nghiệm, dự phòng thiết bị - Mục đích: Đánh giá chất lượng của thiết bị về các mặt tính năng, độ bền, độ tin cậy để quyết định có đưa thiết bị vào sự dụng hay không. - Nội dung: Kiểm nghiệm độ bền, độ tin cậy của máy, thiết bị, công trình, các bộ phận của chúng là biện pháp an toàn nhất trước khi đưa chúng vào sử dụng. - Thời gian: Kiểm nghiệm dự phòng được tiến hành định kỳ, hoặc sau những kỳ sửa chữa, bảo dưỡng,… 1.3. Các biện pháp an toàn lao động đối với một số lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động cao 1.3.1. Biện pháp phòng chống cháy nổ 1.3.1.1. Biện pháp phòng cháy, chữa cháy Thực hiện PCCC ngay từ khi thiết kế công trình: thiết kế các lối thoát nạn, hệ thống cấp nước chữa cháy, lắp đặt thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động, lựa chọn vật liệu xây dựng, làm tường ngăn cháy,… 1.3.1.2. Biện pháp kỹ thuật - Cách ly các thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy cơ cháy nổ. - Hạn chế mọi khả năng phát sinh nguồn nhiệt - Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng chất cháy trong nơi sản xuất. - Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành cơ giới hóa tự động hóa các khâu đó. - Dùng thêm các chất phụ trợ, các chất chống cháy nổ trong môi trường có tạo ra các chất hỗn hợp cháy nổ. - Thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị chống cháy lan. - Xử lý vật liệu bằng sơn chống cháy hoặc ngâm tẩm bằng hóa chất chống cháy. - Trang bị thêm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động. 1.3.1.3. Biện pháp hành chính, pháp luật Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước, người sử dụng lao động phải nghiên cứu đề ra các nội quy, biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy trong đơn vị và hưỡng dẫn người lao động thực hiện. 1.3.1.4. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện - NSDLĐ phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc ý thức PCCC cho NLĐ, tổ chức huấn luyện cho họ các thức PCCC. - Mỗi cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải có phương án PCCC tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và tổ chức luyện tập thường xuyên để khi có cháy kịp thời xử lý có hiệu quả. 1.3.2. Biện pháp đảm bảo an toàn điện - Che chắn thiết bị. - Chọn đúng diện áp sử dụng. - Khi nối dây điện, các mối nối nên so le và quấn cẩn thận bằng băng keo dán cách điện. - Tổ chức và kiểm tra vận hành các quy tắc an toàn. - Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện. - Cấp cứu người bị điện giật: + Nhanh chóng ngắt cầu dao điện nơi gần nhất. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. + Dùng phương pháp hà hơi thổi ngạt để sơ cứu. 1.4. Các biện pháp phòng ngừa tác hại nghề nghiệp 1.4.1. Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu - Biện pháp kỹ thuật: + Cải tiến kỹ thuật, cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất. + Cách ly nguồn nhiệt bằng phương pháp che chắn. + Bố trí thong gió tự nhiên và nhân tạo: dung ánh sang trắng, sử dụng điều hòa,… + Bố trí các máy, thiết bị bức xạ nhiều nhiệt ở phòng riêng hoặc boosd trí ngoài nơi sản xuất kinh doanh. - Biện pháp tổ chức: + Tổ chức lao động hợp lý, cải thiện điều kiện lao động + Sử dụng trang thiết bị phòng hộ cá nhân - Biện pháp y tế: + Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, không bố trí những người có bệnh tim mạch và thần kinh làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao 1.4.2. Chống tiếng ồn - Loại trừ nguồn phát sinh tiếng ồn - Cách li tiếng ồn và hút âm - Lắp đặt thiết bị giảm âm - Hạn chế thời gian phát tiếng ồn - Trông cây xanh - Dùng phương tiện bảo vệ cá nhân - Chế độ lao động hợp lý: giảm giờ làm, bố trí ca kíp hợp lý, kiểm tra sức khỏe định kỳ 1.4.3. Chống rung động - Biện pháp kỹ thuật: + Thay các bộ phần máy thiết bị phát ra rung động. + Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn, hư hỏng. + Nền và bệ thiết bị phải bằng phẳng và chắc chắn. + Cách ly những thiết bị phát ra độ rung lớn. + Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động và móng. - Biện pháp tổ chức: + Chia nhiều ca kíp để sán sẻ mức độ tiếp xúc với rung động cho NLĐ. + Bố trí thời gian nghỉ ngơi giữa ca dìa không tiếp xúc với rung động. - Biện pháp phòng hộ cá nhân: + Sử dụng giày vải, gang tay đệm lót cao su chống rung. - Biện pháp y tế: + Khám sức khỏe định kì. + Không nên tuyển dụng những người mắc bệnh thần kinh. 1.4.4. Ánh sáng - Đảm bảo đủ ánh sáng tại nơi làm việc cho NLĐ tùy theo từng công việc. - Sử dụng ánh nắng mặt trời bằng hệ thống cửa sổ, cửa trời, sơn tường bằng màu sang. - Chiếu sáng qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh sáng trên cao, chiếu sáng qua cửa sổ tường ngăn hoặc kết hợp các cách. - Thường xuyên bảo trì nguồn sang nhân tạo. 1.4.5. Chống bức xạ và phóng xạ - An toàn khi làm việc với nguồn kín: + Thực hiện che chắn an toàn. + Tránh các hoạt động trước trùm tia. + Tăng khoảng cách an toàn, thời gian tiếp xúc. + Dùng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. - An toàn khi làm việc với nguồn hở: + Tránh xa các chất xạ vào cơ thể. + Dùng tủ hút ngăn cách. + Sử dụng đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. + Tổ chức thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. + Kiểm tra cá nhân sau khi tiếp xúc. + Tổ chức kịp thời việc tẩy xạ. 1.4.6. Chống bụi - Biện pháp kỹ thuật: + Cơ khí hóa, tự động hóa sản xuất, phục vụ. + Khử bụi bằng cơ khí và điện. + Sử dụng biện pháp về sản xuất ướt hoặc sản xuất trong không khí ẩm. + Thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo. - Biện pháp tổ chức: + Bố trí nơi sản xuất có nhiều bụi xa khu dân cư + Đường vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm riêng biệt + Tưới ẩm mặt đường khi nắng gió, hanh khô - Biện pháp cá nhân NLĐ: + Sử dụng khẩu trang, quần áo chống bụi, vệ sinh cá nhân. - Biện pháp y tế: + Cung cấp nước sạch cho NLĐ + Khám định kỳ mỗi cơ sở sản xuất với bụi 6 tháng hoặc 1 năm khám định kỳ 1 lần để phát hiện sớm bệnh phổi nhiễm bụi. + Giám định khả năng lao động và bố trí nơi lao động thích hợp cho người mắc bệnh hoặc cho nghỉ việc vì mất sức và được hưởng các chế độ đền bù tương xứng. + Quản trị theo dõi và điều trị cho người mắc bệnh. - Biện pháp khác: + Nguyên cứu thời gian làm việc hợp lý. + Coi trọng khẩu phần ăn, tăng đạm và sinh tố C. + Tổ chức tốt điều kiện an dưỡng, nghỉ ngơi, rèn luyện thân thể cho người lao động tiếp xúc với bụi. 1.4.7. Chống hóa chất độc hại - Biện pháp kỹ thuật: + Hạn chế hoặc thay thế cá hóa chất độc hại. + Tự động hóa quá trình sản xuất kinh doanh có dung hóa chất. Các hóa chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn rõ rang + Chú ý công tác PCCC. + Cấm để thức ăn, thức uống và hút thuốc gần khu vự sản xuất kinh doanh. - Biện pháp phòng hộ cá nhân: + Sử dụng quần áo, dụng cụ bảo vệ tai, mắt, chân tay, hô hấp. - Biện pháp y tế: + Xử lý chất thải trước khi đổ ra mội trường. + Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho NLĐ. + Giữ vệ sinh thân thể - Biện pháp sơ cấp cứu: + Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay quần áo. Giữ yên tĩnh, ủ ấm cho nạn nhân. + Cho uống thuốc trợ tim, hô hấp nhân tạo. + Rửa sạch da bằng xà phòng. + Sử dụng chất giải độc. + Đưa đến cơ sở y tế. 1.4.8. Các yếu tố vi sinh vật có hại - Thực hiện các biện pháp vệ sinh khi vận chuyển, bảo quản nguyên liệu, hàng hóa + Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện chuyên dung, ghi rõ nhãn mác. + Phương tiện vận chuyển đảm bảo vệ sinh. + Khi xếp hàng hóa phải đảm bảo tươi, khô sống, chin riêng biệt để không ảnh hưởng đến chất, mùi và vị của hàng hóa + Kho chứa thực phầm phải dung tiêu chuần kỹ thuật và sử dụng hóa chất chống mốc. - Xử lý, thu gom rác thải: + Phân loại rác theo tính chất phân hủy. + Có thùng riếng chứa từng loại rác. + Tiến hành phân loại rác đồng thời ngay trong quá trình sơ chế, sản xuất kinh doanh, chế biến và thu dọn. + Cần có đầy đủ dụng cụ thu gom và không bỏ rác quá đầy nhằm tránh rơi vãi. - Xử lý nước thải: + Hệ thống cống thoát nước thải làm chất liệu không thấm nước, mặt bên trong nhẵn. + Hố xí tự hoại có ngăn xử lý phân và phải có ống nối với cống, có ống mùi cao hơn mái nhà. + Ống dẫn nước thải phải có độ dốc cho nước chảy để tránh sự lắng cặn lơ lửng, đặt thấp hơn đường ống dẫn nước máy 0,5m. + Hệ thống đường ống thoát nước thải riêng biệt, không đi qua các khu phòng dịch vụ, đặt thấp hơn đường ống dẫn nước sạch ≤ 0,5m. Chương 2: Liên hệ thực tế tại Công ty cổ phần Môi trường sống sạch 2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp Tên công ty: Công ty Cổ Phần môi trường Sống Sạch Địa chỉ : 64/1K Đường D3, P. 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM, Việt Nam Điện thoại : (08) 3512 5219 Fax : (08) 3512 0216 Thành lập : ngày 17 tháng 9 năm 2011 Vốn điều lệ : 3.000.000.000 VNĐ Số lượng nhân viên: 168 nhân viên ký HĐLĐ chính thức (tính đến ngày 31/12/2012) [...]... nghiệp và các bệnh mãn tính khác đã được điều trị, thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động trong sản xuất, trong sinh hoạt 2.3.6 Các biện pháp khác Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động Trước khi nhận việc, công ty tổ chức cho người lao động buổi tập huấn về an toàn lao động, vệ sinh lao động để người lao động hiểu rõ, giảm thiểu tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể xảy... lượng của các phương tiện đó 2.3.4 Biện pháp tổ chức lao động khoa học Thực hiện nhân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân tìm ra những biện pháp cải tiến để lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi với công cụ sản xuất mới, vừa tạo ra năng suất lao động cao, vừa an toàn cho người lao động Đối với những... phụ trách An toàn và Y tế của Công ty • Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý Công nhân viên có nghĩa vụ báo cáo cho Đại diện lãnh đạo An toàn và Sức khỏe về sự cố tai nạn lao động, về việc vi phạm nguy n tắc An toàn Lao động xảy ra tại Công ty Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình, công nhân viên lập tức rời khỏi khu vực nguy hiểm và báo ngay cho An toàn viên... trường lao động an toàn thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, hạn chế tai nạn lao động xảy ra,tỷ lệ ca tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp ít.Do nâng cao được nhận thức nên việc khai báo tai nạn lao động được người sử dụng và người lao động thực hiện khá tốt Đạt được những kết quả trên trước hết là do có sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty, công ty đã có những quy định cụ thể về VSATLĐ và sự quan... xây dựng các phòng điều khiển trung tâm bằng các vật liệu cách âm chống ồn, lắp đặt các hệ thống hót bụi, hót hơi khí độc tại những vị trí làm việc có hoá chất độc hại, tại những vị trí làm việc trên cao cần có lan can che chắn, trang bị thêm giây an toàn cho người công nhân - Cần trang bị thêm các biển báo, banner, áp phích tại những nơi làm việc mất an toàn, có nồng độ hơi khí độc cao - Đối với những... được công ty trang bị miễn phí để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Đối với mỗi lao động trong công ty đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phù hợp với công việc của mình( như khẩu trang,khăn tay, ủng tay, kính,mũ, nút tai, yếm da, dây an toàn, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có bình oxy, quần áo aminăng, quần áo chống axit, chống các khí độc hại,bao phơi…) và công ty luôn có những chính... quá trình hoạt động không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình quản lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động, mặc dù Công ty đã có rất nhiều cố gắng đẩy mạnh công tác BHLĐ và đã đạt được những kết quả đáng kể Nhưng bên cạnh đó còn có một số vấn đề còn tồn tại cần khắc phục 3.2 Giải pháp cải thiện điều kiện lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động 3.2.1 Về kỹ thuật an toàn các thiết bị máy... ATVSLĐ còn chưa có nhiều kinh nghiêm, chất lượng chưa được nâng cao Bên cạnh đó, việc tuyên truyền về công tác ATVSLĐ còn chưa được quan tâm chú trọng trong toàn doanh nghiệp vậy nên trong thực tế thì vẫn có những trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra, ý thức của chính người lao động còn chưa cao, quy trình an toàn lao động trong doanh nghiệp, các phương tiện bảo vệ cá nhân chưa được người lao động chấp hành... phần Môi trường sống sạch là một Công ty rất đa dạng về các dịch vụ, với số lượng không nhỏ thiết bị máy móc các loại phục vụ cho nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau, cho nên trong quá trình sử dụng gặp rất nhiều khó khăn cho người lao động, một phần là do số lượng lớn, và mỗi loại hình dịch vụ lại có máy móc thiết bị khác nhau, đặc biệt quan trọng hơn là tư thế lao động của nhân viên luôn cao quá hoặc quá... tiếp xúc với chất độc hại như diệt côn trùng,diệt khuẩn, vệ sinh…công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ là 6 tháng 1 lần Theo dõi sức khỏe người lao động một cách liên tục quản lý, bảo vệ sức lao động, kéo dài tuổi đời và tuổi nghề cho người lao động Ngoài ra công ty còn tiến hành giám định khả năng lao động, hướng dẫn luyện tập phục hồi lại khả năng lao động cho những người mắc tai nạn lao động, bệnh . chữa, bảo dưỡng,… 1.3. Các biện pháp an toàn lao động đối với một số lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động cao 1.3.1. Biện pháp phòng chống cháy nổ 1.3.1.1. Biện pháp phòng cháy, chữa cháy Thực. 2.3.6 Các biện pháp khác Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động Trước khi nhận việc, công ty tổ chức cho người lao động buổi tập huấn về an toàn lao động, vệ sinh lao động để người lao. lao động. 1.2. Các biện pháp kỹ thuật ATLĐ 1.2.1. Biện pháp an toàn đối với bản thân NLĐ - Thực hiện thao tác, tư thế lao động đúng nguy n tắc an toàn, tránh các tư thế cúi gập người, các tư thế có thể

Ngày đăng: 08/04/2015, 13:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sơ Đồ Tổ Chức

  • Chương 3. Kiến nghị và các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động

  • 3.2 Giải pháp cải thiện điều kiện lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động

    • 3.2.1 Về kỹ thuật an toàn các thiết bị máy móc.

    • 3.2.2 Vệ sinh lao động

    • 3.2.3 Đề suất các giải pháp cải thiện điều kiện lao động trong công ty.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan