SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO

166 4.5K 15
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HUỆ SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (QUA 2 TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, 5/ 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HUỆ SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (QUA 2 TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN) Chuyên ngành: Ngôn ngữ Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt Hà Nội, 5/2013 MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong dòng văn học Hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Nam Cao và Nguyễn Công Hoan là hai gương mặt tiêu biểu, hai đại diện ưu tú. Giữa lúc làng thơ văn Việt Nam đang đua nhau chạy theo thị hiếu tầm thường của độc giả, đắm chìm trong những câu chuyện tình lãng mạn thì Nguyễn Công Hoan và Nam Cao cũng như một số cây bút khác đã chọn cho mình một hướng đi riêng, đem đến cho văn chương đương thời một tiếng nói mới mẻ, mạnh mẽ về hiện thực đời thường như nó vốn có mà không hề tô vẽ. Có thể nói, Nguyễn Công Hoan là một trong những gương mặt mở đầu và cũng là nhà văn ưu tú của trào lưu văn học Hiện thực phê phán. Nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất chúng. Hơn nửa thế kỉ cầm bút, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đa dạng về thể loại, độc đáo về nội dung tư tưởng trong đó truyện ngắn được coi là lĩnh vực nổi bật nhất, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng. Có thể so sánh Nguyễn Công Hoan với những nhà văn viết truyện ngắn trào phúng bậc thầy như Guy-dơ Môpatxăng và A.Sêkhôp. Những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có sức hấp dẫn đặc biệt với nhiều thế hệ và nó vẫn là những “vỉa vàng” đang được tiếp tục khai phá. Trong trào lưu văn học Hiện thực phê phán, Nam Cao là người đến khá muộn khi mà Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng đã tạo dựng được vị trí, chỗ đứng vững chắc với những tác phẩm xuất sắc. Tuy nhiên, Nam Cao không bị mờ nhạt bởi những bóng dáng lớn mà ông vẫn khẳng định được vị trí của mình, góp phần đưa trào lưu văn học Hiện thực phê phán phát triển tới đỉnh cao. Với 15 năm cầm bút, Nam Cao đã để lại một số lượng tác phẩm lớn mà đặc sắc là truyện ngắn. Truyện ngắn của Nam Cao 2 giàu có về tư tưởng, sâu sắc về nghệ thuật và được độc giả bao đời yêu mến. Đương thời, người ta không chú ý nhiều đến tác phẩm của ông nhưng từ sau khi Nam Cao hi sinh, những giá trị tác phẩm của ông mới được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc. 1.2. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường từ bậc phổ thông đến đại học. Khảo sát ở bậc học phổ thông, cụ thể là THCS và THPT, chúng tôi thấy có các tác phẩm như sau: truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan gồm Tinh thần thể dục – Ngữ văn 11; truyện ngắn của Nam Cao gồm Lão Hạc – Ngữ văn 8; Chí Phèo – Ngữ văn 11. Khi giảng dạy văn bản văn học cho học sinh, việc làm rõ đặc điểm về phong cách ngôn ngữ tác giả là một yêu cầu rất cần được chú ý vì nó liên quan đến việc phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm và sự đóng góp của nhà văn đối với việc hiện đại hóa văn học. 1.3. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan và Nam Cao ở các phương diện khác nhau song vẫn chưa có công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống về cả hai nhà văn trong cái nhìn tương quan so sánh về đặc điểm phong cách ngôn ngữ. Đây cũng là ý nghĩa mới mẻ mà đề tài của chúng tôi mong muốn thực hiện. Là một giáo viên THPT giảng dạy bộ môn Ngữ văn, chúng tôi muốn thực hiện đề tài “So sánh đặc điểm phong cách ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao” nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy tác giả và tác phẩm văn học trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề Có thể nói, Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là những nhà văn của thế kỉ XX được nhiều người nghiên cứu nhất. 3 2.1. Vấn đề nghiên cứu Nguyễn Công Hoan Ngay sau khi những truyện ngắn đầu tiên ra đời, Nguyễn Công Hoan đã được giới nghiên cứu phê bình chú ý. Có rất nhiều bài nhận xét, đánh giá về văn chương của Nguyễn Công Hoan. Có thể kể đến những tác giả sau: Các công trình nghiên cứu đầu tiên về Nguyễn Công Hoan phải kể đến Trúc Hà với bài Một ngòi bút mới: ông Nguyễn Công Hoan đăng trên báo Nam Phong năm 1932. Trúc Hà đã tỏ ra khá tinh tế khi nhận ra giọng văn mới mẻ pha chất hài hước của Nguyễn Công Hoan. Ngay sau đó, Hải Triều đã sắc sảo phát hiện ra ý nghĩa và tác dụng xã hội của tiếng cười trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng cho rằng Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài. Còn Nguyễn Đăng Mạnh đã ra nhận định chính xác và sâu sắc về tiếng cười Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung trong lời giới thiệu truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, NXB Giáo dục, H., 1990 khẳng định: Nguyễn Công Hoan là một bậc thầy trong truyện ngắn trước hết là truyện ngắn trào phúng. Nói về phong cách ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, có thể kể đến Lê Trí Dũng – Trần Đình Hựu trong Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930; Lê Minh – con gái của nhà văn – với bài “Sức trẻ một cây bút”. Nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan nhiều nhất phải kể đến Lê Thị Đức Hạnh. Bà có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết sâu sắc về Nguyễn Công 4 Hoan với những khám phá ở khía cạnh nghệ thuật cũng như phong cách ngôn ngữ truyện ngắn. 2.2. Vấn đề nghiên cứu Nam Cao Nam Cao là một tài năng lớn của văn học Việt Nam hiện đại, vì thế, số lượng tài liệu nghiên cứu về Nam Cao là rất lớn (theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì có khoảng hơn 200 tài liệu khác nhau). Trước cách mạng tháng 8 – 1945, Nam Cao chưa được chú ý trong giới nghiên cứu phê bình. Nhưng sau cách mạng, Nam Cao trở thành một hiện tượng của giới phê bình văn học. Người đầu tiên chú ý đến sự sắc sảo trong văn phong của Nam Cao là Nguyễn Đình Thi trong bài Nam Cao viết vào những năm 50. Bước sang những năm 60, nhiều công trình có giá trị về Nam Cao ra đời. Có thể kể đến Đọc truyện ngắn Nam Cao, soi lại bước đường đi lên của một nhà văn hiện thực; Con người và cuộc sống trong tác phẩm của Nam Cao của Huệ Chi – Phong Lê; Phan Cự Đệ trong Văn học Việt Nam 1936 – 1945 Sau đó là Hà Minh Đức trong Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc. Bước sang những năm 70, nhiều công trình về Nam Cao ra đời như giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 của Nguyễn Hoành Khung, trong đó có một chương viết về Nam Cao; Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Phan Cự Đệ. Những cuốn nổi bật có thể kể Nam Cao đời văn và tác phẩm (Hà Minh Đức, 1977); Nam Cao, phác thảo sự nghiệp và chân dung (Phong Lê, 1997); Nam Cao, người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực (Phong Lê, 2001) 5 Những năm gần đây, có khá nhiều công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Nam Cao. Bên cạnh đó hàng loạt các hội thảo về Nam Cao được tổ chức. Có thể kể những cuộc hội thảo khoa học tiêu biểu nhân 40 năm ngày mất của Nam Cao 1951 – 1991 (tháng 11/ 1991) và nhân 80 năm ngày sinh của Nam Cao 1917 – 1997 (tháng 10/ 1997)…Những buổi hội thảo khoa học tôn vinh nhà văn Nam Cao càng chứng tỏ vị trí và vai trò của ông trong làng văn học Việt Nam hiện đại và trong lòng tất cả những người yêu mến tác phẩm của ông. 2.3. Cho đến ngày nay, số lượng các công trình, các bài nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao quả là không nhỏ. Tuy nhiên, các công trình, bài nghiên cứu thường tập trung vào vấn đề phê bình tác phẩm văn học. Chưa có nhiều bài viết về đặc điểm phong cách của hai tác giả và đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ đặc điểm phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong tương quan đối chiếu. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu một cách đầy đủ về những điểm tương đồng và khác biệt trong đặc điểm phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết nhằm: - Làm rõ những đặc điểm nổi bật về phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trên các phương diện: người trần thuật và điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật, cách sử dụng một số kiểu câu giàu phong cách. Đây là các phương diện có liên quan trực tiếp đến phong cách ngôn ngữ của nhà văn. 6 - So sánh để rút ra những đặc điểm giống và khác nhau về phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao cũng như làm rõ những đóng góp của hai nhà văn đối với sự hiện đại hóa nền văn học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu như trên, người viết xác định nhiệm vụ cho luận văn như sau: - Trình bày một số luận điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật, ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật, cách sử dụng một số kiểu câu (câu đặc biệt, câu tỉnh lược, câu tách biệt). - Phân tích đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trần thuật (người trần thuật và điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật), giọng điệu trần thuật và cách sử dụng một số kiểu câu (câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu tách biệt) trong một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. - Rút ra những kết luận về đặc điểm phong cách ngôn ngữ tác giả của hai nhà văn này. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trước cách mạng tháng 8 – 1945. Trong đó, chúng tôi tập trung làm rõ những đặc điểm thể hiện phong cách ngôn ngữ của hai tác giả. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm các truyện ngắn in trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (NXB 7 thời đại, 2010), tuyển tập truyện ngắn Nam Cao ( Nxb Văn học, năm 2000) 6. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp miêu tả - Phương pháp phân tích phong cách học - Phương pháp so sánh - Phương pháp cải biến 7. Ý nghĩa khoa học của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài này thực hiện thành công sẽ góp phần tích cực vào lí luận nghiên cứu phong cách nhà văn Hiện thực phê phán nói chung và phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao nói riêng dưới cách nhìn của ngôn ngữ học. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy về hai tác giả Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đồng thời góp phẩn đổi mới phương pháp giảng dạy môn văn học trong nhà trường phổ thông. 8. Bố cục của luận văn Luận văn gồm ba phần: + Phần mở đầu. + Phần nội dung. + Phần kết luận. 8 [...]... Cơ sở lí luận + Chương 2: So sánh đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao + Chương 3: So sánh đặc điểm sử dụng giọng điệu trần thuật và một số kiểu câu của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Vài nét tóm tắt về nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao 1.1.1 Hoàn cảnh xuất thân của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm... 2 loại lớn: phong cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết Trong đó: - Phong cách ngôn ngữ nói bao gồm: phong cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách hội thảo, phong cách diễn xuất sân khấu, điện ảnh - Phong cách ngôn ngữ viết bao gồm: Phong cách hành chính – công vụ, phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí, phong cách văn học nghệ thuật Nhắc tới khái niệm phong cách là nhắc... giao tiếp cụ thể 1.2.2.2 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Trong các phong cách chức năng của ngôn ngữ thì đây là phong cách có nhiều tên gọi nhất: phong cách ngôn ngữ văn chương, phong cách ngôn ngữ văn học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách văn học nghệ thuật Đối với một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ thì phong cách ngôn ngữ nghệ thuật không được xếp vào hệ thống các phong cách chức năng Tuy nhiên,... phương tiện biểu cảm của ngôn ngữ Vì thế, điểm làm nên sự khác biệt giữa phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và các phong cách khác chính là việc sử dụng các loại câu than gọi, câu hỏi tu từ… Một đặc điểm nữa tạo nên sự khác biệt giữa phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các phong cách khác còn là tính tổng hợp của việc sử dụng ngôn ngữ Phong cách nghệ thuật sử dụng mọi phương tiện của các phong cách khác trong... ngữ phong cách được dùng để chỉ đặc điểm sáng tác riêng biệt, nổi trội của mỗi nhà văn hay tác phẩm Trong văn hóa, phong cách được dùng để chỉ những đặc điểm văn hóa mang tính dân tộc, thời đại như phong cách truyền thống, phong cách dân tộc Như vậy, thuật ngữ phong cách học “thực chất là phong cách học ngôn ngữ Đó là bộ môn khoa học nghiên cứu những đặc điểm và phong cách sử dụng ngôn ngữ trong... cách sử dụng ngôn ngữ và ngày nay, thuật ngữ phong cách được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu nhiều ngành khác nhau Phong cách không hoàn toàn là thuật ngữ của phong cách học Trong đời sống hàng ngày, phong cách là cách nói, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên cái riêng của mỗi người hay mỗi loại người như phong cách ăn mặc, phong cách nói, phong cách viết Trong lí luận văn học, thuật ngữ phong. .. góp của nhà văn làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc Bởi vậy, khảo sát phong cách ngôn ngữ nhà văn chính là khảo sát chất giọng riêng của nhà văn, tìm ra qui luật riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ và sự sáng tạo của nhà văn trên phương diện ngôn ngữ Ở đề tài này, chúng tôi chỉ trình bày một số biểu hiện làm nên phong cách ngôn ngữ của nhà văn: người trần thuật và điểm nhìn trần thuật; ngôn. .. phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, nó lại là đặc điểm làm nên nét riêng biệt trong phong cách tác giả Ví dụ, trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng sử dụng một lượng lớn ngôn ngữ vỉa hè, đường chợ, tiếng lóng, đặc biệt qua lời của nhân vật Xuân tóc đỏ như: mẹ kiếp, nước mẹ gì, bỏ mẹ ra, Như vậy, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có nhiều điểm đặc trưng riêng biệt so với các phong cách chức năng khác của ngôn ngữ Chính... là của khẩu ngữ tự nhiên bởi lẽ đối tượng của văn bản nghệ thuật chính là các hiện tượng từ hiện thực đời sống Đặc điểm về tính tổng hợp của ngôn ngữ nghệ thuật còn được thể hiện ở việc phong cách ngôn ngữ này đưa vào nó các từ địa phương, tiếng lóng, từ nghề nghiệp Điều này hầu như không được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính – công vụ trong khi đó, ở phong. .. ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật 1.2.2.1 Cơ sở phân chia phong cách chức năng Phong cách ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Phong cách ứng với mỗi chức năng xã hội của ngôn ngữ gọi là phong cách chức năng Mỗi cá nhân khi nói, khi viết đều theo một phong cách chức năng nhất định Có nhiều khuynh hướng bàn về cách phân chia phong cách chức năng song chủ yếu dựa vào các cơ sở chung . 2: So sánh đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. + Chương 3: So sánh đặc điểm sử dụng giọng điệu trần thuật và một số kiểu câu của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao. . HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HUỆ SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO (QUA 2 TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN) Chuyên ngành: Ngôn ngữ Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ. phong cách chức năng trong tiếng Việt thành 2 loại lớn: phong cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết. Trong đó: - Phong cách ngôn ngữ nói bao gồm: phong cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách

Ngày đăng: 07/04/2015, 19:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan