NÔNG NGHIỆP sản XUẤT HÀNG hóa cây vải THIỀU

10 957 13
NÔNG NGHIỆP sản XUẤT HÀNG hóa cây vải THIỀU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vải thiều là một trong những loại hàng hóa chủ lực trong chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh Bắc Giang, sau đây là một số thực trạng, giải pháp, tình hình sản xuất vải ở Bắc Giang.

CHUYÊN ĐỀ: ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẠI ĐỊA PHƯƠNG BẠN CẦN THỰC HIỆN CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NÀO? TẠI SAO? NỘI DUNG CHÍNH I. LỜI NÓI ĐẦU. II. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VỚI SẢN PHẨM VẢI THIỀU. 1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hóa với sản phẩm vải thiều ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 2. Một số nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa. III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VỀ SẢN XUÂT VẢI THIỀU Ở HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG. 1. Hoàn thiện vùng sản xuất vải hàng hoá. 2. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và công nghệ sản xuất tiên tiến. 3. Giải pháp về bảo quản, chế biến. 4. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng. 5. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại. 6. Giải pháp về chính sách cho sản xuất vải. IV. KẾT LUẬN. Lớp k9_kinh tế nông nghiệp I. LỜI NÓI ĐẦU. Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.Với những điều kiện tự nhiên thuân lợi tỉnh Bắc Giang đã phát triển nông nghiệp tạo ra những nông sản nổi tiếng như vải thiều Lục Ngạn, cam sành Bồ Hạ… Được thiên nhiên ưu đãi, vườn đồi Lục Ngạn có thế mạnh về cây ăn quả và là huyện có diện tích, sản lượng vải thiều lớn nhất nước. Năm 2006 diện tích vải của huyện là 19.212 ha, năng suất bình quân đạt 37 tạ/ha. Đất đá sỏi ở đây rất phù hợp với vải thiều nên cây được nuôi dưỡng tươi tốt, lá xanh thẫm, tán cây tròn như những mâm xôi. Đặc biệt, những chùm quả vải chín đỏ mọng, vỏ mỏng căng, hạt rất nhỏ, cùi đầy ngọt lịm, có vị thơm mát, không chỉ nổi tiếng khắp mọi miền quê hương đất nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Vải thiều là một trong những loại hàng hóa chủ lực trong chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh Bắc Giang và đã đạt được những kết quả tích cực với diện tích trồng vải đạt 32.000 ha, chiếm 74,85% diện tích cây ăn quả, sản lượng đạt 190.000 tấn quả, huyện Lục Ngạn 130.000 tấn quả ( năm 2014, sở công thương Bắc Giang). Các sản phẩm từ vải: những quả vải tươi ngon được mọi người ưa chuộng. Không chỉ thế bà con nông dân còn chế biến vải sây khô giá trị cao. Những năm gần đây các nhà kinh doanh còn dùng vải chế biến thành nhiều sản phẩm khác như vải tươi đóng hộp, nước vải, Lớp k9_kinh tế nông nghiệp Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế và thiếu sót cần khắc phục. Bài thảo luận của nhóm em sẽ nêu ra thực trạng và giải pháp để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa với sản phẩm vải thiều ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. II. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VỚI SẢN PHẨM VẢI THIỀU. 1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hóa với sản phẩm vải thiều ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. - Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa có nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung lớn ; chưa xây dựng được các cơ sở chế biến lớn; tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu của quá trình sản xuất còn thấp; công nghệ chế biến, bảo quản cò n thiếu và yếu. - Vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, tuân thủ quy trình sản xuất chưa được quan tâm đúng mức; một số loại rau, quả, thực phẩm dư lượng hóa chất độc hại còn cao. - Nguồn lực đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn bất cập; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn từng bước được cải thiện, nâng cấp song chưa đáp ứng Lớp k9_kinh tế nông nghiệp nhu cầu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nhất là cơ sở hạ tầng thủy lợi, cơ sở hạ tầng sản xuất giống… - Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hiệu quả thấp, chưa phát huy được tác dụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; việc tranh thủ và huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ các doanh nghiệp, huy động nguồn vốn tín dụng còn gặp nhiều khó khăn. - Quá trình tiêu thụ vải thiều cũng gặp nhiều khó khăn như: Vải thiều có tính mùa vụ cao, sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn, chất lượng vải thiều không đồng đều giữa các huyện và các vùng trong huyện. - Công tác bảo quản, đóng gói, vận chuyển và tiêu thụ tương đối khó khăn. Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào thương lái. Thị trường xuất khẩu vải thiều chưa đa dạng, tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa mang tính bền vững cao vì 95% lượng vải thiều xuất khẩu hàng năm là thị trường Trung Quốc. - Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản vải thiều sau thu hoạch còn chưa được kiển soát chặt chẽ, 1 số hộ sản xuất dùng dung dịch tạo màu làm đẹp mã vải thiều. Điều này, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vải thiều, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với người tiêu dùng và uy tín, chất lượng của thương hiệu vải thiều. - Vào thời điểm chính vụ cao điểm, thương nhân kinh doanh vải thiều xuất khẩu ồ ạt, không điều tiết và có kế hoạch; cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông mặc dù đã được nâng cấp, cải tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá, giao thông tại các cửa khẩu còn chưa đáp ứng được với lượng hàng hóa xuất khẩu, dẫn đến tình trạng ùn tắc tại 1 số cửa khẩu, nhất là cửa khẩu Tân Thanh- Lạng Sơn. 2. Một số nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa. - Thứ nhất, phải kể đến là đất đai được xem như cơ sở tự nhiên của phân công lao động trong nông nghiệp. Điểm cơ bản cần lưu ý của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể; rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai là khó khăn cho phát triển loại cây trồng này, nhưng lại là thuận lợi cho phát Lớp k9_kinh tế nông nghiệp triển loại cây khác. Mặt khác, nếu xem xét đất đai về qui mô diện tích tập trung để sản xuất nông nghiệp hàng hóa thì nó lại là điều kiện kinh tế; khả năng tập trung đất đai càng lớn sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Thứ hai, là yếu tố thị trường, do sản xuất nông nghiệp hàng hoá có mục đích chính là sản xuất ra nông sản để bán, nên điều kiện về thị trường, tuy là nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp nhưng lại giữ vị trí quyết định đến sự tồn tại và phát triển của người sản xuất hàng hoá. Nhân tố thị trường bao gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp và thị trường sản phẩm đầu ra, trong đó các doanh nghiệp chế biến nông sản như những hạt nhân tạo vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. - Thứ ba, là các nhân tố thuộc về điều kiện kỹ thuật có vai trò ngày càng quan trọng với sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho phép tăng qui mô sản lượng hàng hoá mà không cần mở rộng diện tích; sự phát triển của qui trình công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm giúp làm gia tăng giá trị nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ. - Thứ tư, là nhân tố con người và cơ chế quản lý, được xem là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VỀ SẢN XUÂT VẢI THIỀU Ở HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG. 1. Hoàn thiện vùng sản xuất vải hàng hoá. - Cần quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo điều kiện đầu tư áp dụng kỹ thuật. Tiến hành xây dựng quy hoạch vùng vải thiều nói chung và vùng phát triển cho từng giống vải trên phạm vi toàn huyện. Từng giống vải được phát triển theo vùng tập trung, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ thâm canh của nhân dân. Lớp k9_kinh tế nông nghiệp - Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn để chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Trước mắt, không nên mở rộng diện tích trồng vải mà cần tập trung đầu tư thâm canh nhằm nâng cao năng suất chất cũng như chất lượng sản phẩm, tập trung vào những giống vải chín sớm nhằm dải vụ, kéo dài thời vụ thu hoạch. 2. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và công nghệ sản xuất tiên tiến. - Lựa Chọn các giống vải có thời gian thu hoạch khác nhau nhằm rải vụ thu hoạch. Cần chuyển phần diện tích vải lai chua sang vải chín sớm U hồng, Hùng Long, Bình Khê Đối với diện tích trồng vải U Hồng cần mở rộng diện tích hoặc một số giống vải chín sớm khác đã được Nhà nước công nhận bằng phương pháp ghép để chuyển đổi 1 phần diện tích vải chính vụ sang vải chín sớm. - Đối với diện tích trồng vải Lai Thanh Hà, do quả hơi có vị chát, chín trước vải Thanh Hà khoảng 3 – 5 ngày nên việc tiêu thụ gặp khó khăn, giá bán thấp, hiệu quả kinh tế không cao nên chuyển sang các giống vải chín sớm như U Hồng, Hùng Long, Bình Khê - Hiện nay toàn huyện có đến 83 % diện tích giống vải Thanh Hà, là giống vải chín vào chính vụ. Nếu sản lượng lớn, việc tiêu thụ giống vải này gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy để dải vụ thu hoạch, kéo dài thời gian thu hoạch cần chuyển khoảng 25% diện tích vải Thanh Hà sang các giống vải vải chín sớm đã nêu ở trên. - Ứng dụng kỹ thuật ghép cải tạo vườn vải: Hiện nay, hầu hết vườn vải của các hộ gia đình ở Lục Ngạn có nhiều độ tuổi, giống khác nhau. Để không phải trồng mới, mà lại được thu hoạch sớm, người ta áp dụng kỹ thuật “ghép Lớp k9_kinh tế nông nghiệp cải tạo” trực tiếp lên cành bánh tẻ hoặc cắt toàn bộ tán đến cành cấp 2 rồi ghép các giống mới lên cành mới bật ra từ các cành cắt. - Quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất sản phẩm quả theo tiêu chuẩn đăng ký trong thương hiệu đối với vùng đã quy hoạch sản xuất; Khuyến cáo nhân dân ngoài vùng quy hoạch thực hiện các biện pháp sản xuất vải quả an toàn theo quy trình sản xuất vải thiều an toàn (GAP). Qua điều tra,chúng tối thấy mức đầu tư chăm sóc vải của các hộ còn ở mức trung bình thấp. Vì vậy cần nâng cao năng suất, chất lượng vải quả theo tiêu chuẩn để đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, thì trong thời gian tới người dân cần tập trung vào biện pháp kỹ thuật chăm sóc. - Cần thực hiện tốt các khâu chăm sóc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như tạo tán, tỉa cành; áp dụng các biện pháp khống chế lộc đông, tưới nước hợp lý, áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật tối ưu, thực hiện việc bón phân hợp lý. - Tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất. Tập trung chuyển giao kỹ thuật ghép vải, kỹ thuật thâm canh cho các hộ nông dân để giúp người dân nâng cao trình sản xuất. Để phát huy tác dụng của việc tập huấn kỹ thuật cho nông dân cần hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc vải mang đặc trưng của từng vùng sản xuất. Phải có sự giám sát chặt chẽ trong việc thực hiện quy trình chăm sóc. Tư vấn, hỗ trợ kịp thời khi nông dân gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại. Xây dựng mô hình kiểu mẫu để thông qua đó những người sản xuất vải có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Thường xuyên tổng kết, đánh giá những mô hình sản xuất điển hình. 3. Giải pháp về bảo quản, chế biến. Trong thời gian tới, các xã vùng núi cao, do điều kiện giao thông đi lại khó khăn, xa nơi tiêu thụ, giá bán vải quả tươi lại thấp, nếu cùng trên 1 đơn vị diện tích mà đem sấy khô thì hiệu quả kinh tế cao hơn so với bán quả tươi. Vì vậy trong thời gian tới, những năm được mùa, tiêu thụ vải quả tươi lại gặp khó khăn cần tăng cường chỉ đạo các xã vùng núi cao tập trung sấy khô 4. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng. Lớp k9_kinh tế nông nghiệp Hiện nay ở Lục Ngạn đã có chợ đầu mối bán buôn nông sản ở vùng sản xuất tập trung. Song bước đầu đi vào hoạt đồng chưa đạt kết quả cao. Trong thời gian tới cần đầu tư hơn nữa để xây dựng trung tâm thương mại, các cơ sở bảo quản sản phẩm (kho lạnh) ở vùng có sản lượng hàng hoá lớn và ở trung tâm tiêu thụ lớn. Đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi để cung cấp nước tưới cho vải. Đặc biệt vùng vải ở vùng núi cao thường xuyên thiếu nước vào mùa khô hanh. Nâng cấp các tuyến giao thông vào vùng sản xuát, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện lớn vào tiêu thụ sản phẩm vải cho nông dân. 5. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại. Tổ chức cho nông dân trồng vải tiếp cận với thị trường, tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh để cung cấp sản phẩm theo nhu cầu. Thông qua việc giới thiệu sản phẩm ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua Công ty thương nghiệp huyện hoặc công ty thương mại tư nhân, các hợp tác xã để đặt các đại lý bán và giới thiệu sản phẩm ở các chợ lớn, ở các thị trấn, thị xã trong và ngoài tỉnh… Thành lập hiệp hội trái cây huyện Lục Ngạn, giao nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn cho Hiệp hội quản lý và sử dụng. Xây dựng, ban hành các quy định quản lý, sử dụng nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn, tiến hành đăng ký xây dựng thương hiệu vải thiều Lục Ngạn và hoàn thành chỉ dẫn địa lý, đồng thời đẩy mạnh quảng bá vải thiều Lục Ngạn trên các phương tiện thông tin đại trúng. Phát huy vai trò chủ động của nông dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vải, tránh tình trạng trông chờ và ỷ lại vào Nha à nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm vải thiều là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường. Nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau: Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể về cung, cầu, giá cả, thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước đến người sản xuất vải. Giúp họ định hướng sản xuất lâu dài, ổn định có căn cứ phù hợp với nhu cầu khách hàng. Tổ chức hội chợ , triển lãm nhằm quảng bá ưu thế của sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn. Lớp k9_kinh tế nông nghiệp Thông qua hình thức này để tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Thông qua Công ty thương nghiệp huyện hoặc công ty thương mại tư nhân, các hợp tác xã để đặt các đại lý bán và giới thiệu sản phẩm ở các chợ lớn, ở các thị trấn, thị xã trong và ngoài tỉnh… Đến nay huyện đã có nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn. Giao nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn cho một tổ chức cụ thể quản lý và sử dụng để có hiệu quả, xây dựng ban hành các qui định quản lý, sử dụng nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn. Cần thiết kế xây dựng trang Website cây vải thiều và đẩy mạnh quảng bá vải thiều Lục Ngạn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phải phát huy vai trò chủ động của nông dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vải tránh tình trạng trông chờ và ỷ lại vào Nhà nước. Cần hoàn thiện chỉ dẫn địa lý và đẩy mạnh tiến độ xây dựng thương hiệu vải thiều. 6. Giải pháp về chính sách cho sản xuất vải. Cần khoanh vùng quy hoạch sản xuất vải, khắc phục tình trạng đất manh mún bằng biện pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa, đồng thời đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. UBND huyện cần có chính sách hỗ trợ đầu tư cho phát triển sản xuất vải chín sớm trên một số lĩnh vực sau: Hỗ trợ mắt ghép, đầu tư kinh phí cho khuyến nông và xây dựng các mô hình vải thiều chín sớm bằng phương pháp ghép. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn và hệ thống chợ bán buôn nông sản để giúp cho nông dân vận chuyển hàng hoá dễ dàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, giảm chi phí lưu thông hàng hoá. Thực hiện tốt chính sách tín dụng nông thôn ưu đãi như: giảm bớt thủ tục khi cho vay, nâng cao lượng vốn vay, giảm lãi suất để giúp các tác nhân giảm bớt khó khăn trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ của mình. Lớp k9_kinh tế nông nghiệp IV. KẾT LUẬN. Thực hiện một số giải pháp phát triển để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Hướng tới nền sản xuất nông nghiệp xanh hơn, sạch hơn và an toàn hơn; gắn sản xuất với chế biến và liên kết tiêu thụ sản phẩm, tạo thị trường đầu ra ổn định cho một số sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân và các bên tham gia. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa để giữ thương hiệu hiện có, phát triển một số thương hiệu nông sản mới có lợi thế của địa phương. Đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn, nhất là ở khu vực miền núi. Đổi mới cách nghĩ, cách làm, lấy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa là tiền đề, tạo nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới. Lớp k9_kinh tế nông nghiệp . triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa với sản phẩm vải thiều ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. II. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VỚI SẢN PHẨM VẢI THIỀU. 1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VỀ SẢN XUÂT VẢI THIỀU Ở HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG. 1. Hoàn thiện vùng sản xuất vải hàng. VẢI THIỀU. 1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hóa với sản phẩm vải thiều ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 2. Một số nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa. III. GIẢI PHÁP

Ngày đăng: 07/04/2015, 18:58

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan