công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư CMC

72 304 2
công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư CMC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đặc biệt với mục tiêu được đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng là sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vấn đề tạo dựng cơ sở hạ tầng phù hợp tạo điều kiện cho phát triển kinh tế càng trở nên cấp thiết. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp xây dựng đang có những bước tăng trưởng và phát triển cao, tạo ra những công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn và công nghệ hiện đại là cơ sở và động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt khi năm 2009 được coi là năm bản lề của tiến trình phát triển kinh tế, các chuyên gia dự đoán rằng, qua năm 2009 nền kinh tế sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn và tiếp tục phát triển. So với các ngành sản xuất khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rõ nét ở sản phẩm và quá trình sản phẩm được tạo thành. Điều này chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp, đó là yêu cầu tất yếu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp hiện nay. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư CMC, nhận thấy hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là xây dựng các công trình và hạng mục công trình với quy mô lớn và thời gian thi công dài, do đó công tác theo dõi chi phí và tính giá thành các công trình, hạng mục công trình chiếm khối lượng lớn trong công tác kế toán của công ty. Bao cao gồm có 3 phần: Phần 1: Những đặc điểm chung của Công ty cổ phần đầu tư CMC Phần 2 : Tinh hinh thuc te to chuc cong tac ke toan tại Công ty cổ phần đầu tư CMC Phần 3: Nhan xet chung ve cong tac ke toan tại Công ty cổ phần đầu tư CMC Sinh viên thực hiện Ngô Thu Huong 1 PHẦN 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CMC 1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty cổ phần đầu tư CMC 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư CMC Tên giao dịch quốc tế: CMC investment Joint stock company Trụ sở: Ngõ 83 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội Mã số thuế : 0100104309 Công ty cổ phần đầu tư CMC (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009571 của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, đăng ký lần đầu ngày 14 tháng 10 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 21 tháng 5 năm 2008) là một doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và mua bán máy móc công trình. Thành lập doanh nghiệp Nhà nước từ Nhà máy đại tu ô tô số 1 thành Nhà máy sửa chữa ô tô số 1 theo quyết định số 911/QĐ/TCCB-LĐ ngày 14 tháng 5năm 1993, đặt trụ sở tại Xã Hoàng Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội với vốn kinh doanh ban đầu là 890 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp là 747 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,9%, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh. Năm 2001, Nhà máy sửa chữa ô tô số 1 được đổi tên thành Công ty xây dựng và cơ khí số 1 (tên tiếng Anh: Construction and Mechanical Company No 1, viết tắt: COMECHO) trực thuộc Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải theo quyết định 3888/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải và đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh. Năm 2004, Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải chính thức phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty xây dựng và cơ khí số 1 với vốn điều lệ 7,5 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ vốn nhà nước là 34%, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp là 51%, tỷ lệ bán ra ngoài là 15% và đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng và Cơ khí số 1(Quyết định 3854/QĐ-BGTVT). Ngày 17/11/2006, Công ty cổ phần cổ phần xây dựng và cơ khí số 1 đăng ký thay đổi lần 2 với số vốn điều lệ là 15,2 tỷ đồng. Ngày 11/12/2006 cổ phiếu của 2 công ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch HASTC với mã chứng khoán CMC. Tháng 4/2008 Công ty Cổ phần Xây dựng và Cơ khí số 1 tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 15.200.000.000 đồng lên 30.400.000.000 đồng và đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư CMC (tên tiếng Anh CMC Investment joint stock company, tên viết tắt: CMCI., JSC) Trải qua một quá trình phát triển lâu dài với khá nhiều biến đổi về mặt tên gọi, lĩnh vực kinh doanh và cũng gặp không ít khó khăn, xong cho đến nay quy mô của công ty vẫn ngày càng được mở rộng, công ty đã tiến hành thực hiện các công trình mang tầm cỡ lớn như: Công trình Đường bộ Na Rì Bắc Cạn, Quốc lộ số 4, Công trình đường tránh Quốc lộ 2 Tuyên Quang Công trình tòa nhà văn phòng ở khu công nghiệp Cầu Giấy và nhiều công trình khác. Tính đến thời điểmn 31/12/2008, Công ty cổ phần đầu tư CMC có 5 đơn vị thành viên trực thuộc, bao gồm: • Xí nghiệp xây dựng công trình 1 • Xí nghiệp xây dựng công trình 9 • Xí nghiệp xe máy công trình • Đội xây dựng công trình 2 • bĐội xây dựng công trình 8 1.1.2 Một số thành tựu đã đạt được của công ty Là một trong những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, trải qua một thời gian hình thành và phát triển không dài song trong quá trình hoạt động, công ty đã được nhiều thành tích đáng kể: được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba, nhận bằng khen của Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty ôtô Việt Nam và nhiều bằng khen khác. Đặc biệt trong những năm gần đây, Công ty cổ phần đầu tư CMC đã có những bước tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường tài chính sôi động do nắm bắt được các cơ hoi dau tu Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng công trình hoạt động chưa được như mong muốn do giá cả nguyên vật liệu đã tăng cao, phần lớn các công trình 3 được đấu thầu và chuẩn bị từ những năm trước nên bị trượt giá, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. 1.1.3 Phương hướng hoạt động của công ty Với những thành tích đã đạt được, tuy còn nhiều khó khăn trước mắt song trong năm toi, công ty phấn đấu đạt kế hoạch tăng trưởng và phát triển như sau: • Với hoạt động xây dựng công trình, do hiện nay giá cả thị trường nguyên vật liệu xây dựng biến động tăng cao nên hoạt động xây dựng của công ty sẽ tập trung vào các dự án có vốn đầu tư rõ ràng, thời gian thực hiện ngắn ( trong vòng một năm ) tránh không kéo dài • Sớm hoàn thiện các công trình mà công ty đang triển khai • Phát triển mặt hàng kinh doanh mới: Dự kiến công ty sẽ nghiên cứu phát triển một số mặt hàng mới hiện đang mới bắt đầu phát triển tại Việt Nam như: 1. Kinh doanh, cho thuê cần cẩu các loại 2. Kinh doanh thiết bị điện • Việc tham gia thị trường kinh doanh thép nhập khẩu rất có tiềm năng nên công ty sẽ mở rộng thị trường này để thúc đẩy thành một ngành kinh doanh mũi nhọn. • Biến động tại thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản cũng như các chỉ tiêu của kinh tế vĩ mô tại Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy rất khó dự đoán chiều hướng biến động. Công ty sẽ tiếp tục hợp tác đầu tư với trung tâm nhân đạo Mỹ nghệ Kim hoàn để đầu tư dự án xây dựng khu nhà văn phòng tại khu công nghiệp Cầu Giấy mà công ty đang đầu tư. Dự kiến trong cuối năm 2009, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là một dự án lớn nếu hòan thành sẽ có hiệu quả ổn định cho công ty. • Tiếp tục tìm tòi, hợp tác đầu tư với các tổ chức doanh nghiệp khác có tiềm lực trong lĩnh vực này để tiến tới mục tiêu phát triển ổn định, lâu dài. 4 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty cổ phần đầu tư CMC hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực, cụ thể theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009571 của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, ngành nghề đăng ký kinh goanh của công ty bao gồm: • Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi và kết cấu hạ tầng, cụm dân cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp; xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35kV. • Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô các loại, các sản phẩm cơ khí, công nghiệp, sửa chữa, lắp ráp, tân trang, hoán cải, phục hồi thiết bị xây dựng và phương tiện giao thông vận tải, gia công chế biến hàng xuất nhập khẩu. • Sửa chữa lắp ráp ô tô • Sản xuất sản phẩm công nghiệp khác. • Kinh doanh nhà, hạ tầng khu đô thị mới, khu dân cư tập trung. • Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư nguyên liệu, đại lý xăng dầu, phương tiện vận tải và phụ tùng, thiết bị, máy móc các loại, hàng tiêu dùng, đại lý mua bán và cho thuê máy móc thiết bị xây dựng • Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và các kiện vật liệu đúc sẵn. • Mua bán xăng dầu và các sản phẩm của chúng • Kinh doanh vận tải ô tô • Khảo sát xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp. • Đầu tư xây dựng nhà trẻ, trường mầm non tư thục. • Kinh doanh bãi đỗ xe các loại, cho thuê văn phòng • Kinh doanh bất động sản • Đầu tư, xây dựng các công trình ngành viễn thông. Công ty cổ phần đầu tư CMC có đối tác là các công ty sản xuất máy móc thiết bị xây dựng nổi tiếng trong khu vực và châu Á như LIUGONG, XUZHOU CONSTRUCTION MECHINERY GROUP(Trung Quốc); KIA MOTOR, KPI (Hàn Quốc), MJ CORPORATION, EINSTONE CORPORATION, SAKAI (Nhật Bản) và nhiều doanh nghiệp có tiếng trong 5 nước như tập đoàn thép MEGASTAR, FPT…. Thị trường khá rộng với các lĩnh vực đa dạng, công ty là nhà cung cấp đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Trong năm nay 2009, công ty phấn đấu sẽ trở thành đại lý cấp 2 của tập đoàn máy xây dựng SAKAI Nhật Bản 1.3 Đặc điểm tổ chức hoat dong kinh doanh va to chuc bo may quan ly kinh doanh tại công ty Bộ máy quản lý Từ những đặc điểm về sản xuất kinh doanh và chức năng nhiệm vụ của công ty và để doanh nghiệp có thể hoạt động được một cách thuận lợi và hiệu quả đòi hỏi bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải được bố trí sắp xếp một cách khoa học. với sự phân công phân nhiệm rõ ràng. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện chế độ một thủ trưởng. Bộ máy lãnh đạo của công ty là những người có năng lực và trình độ quản lý, điều hành. Ta có thể khái quát mô hình bộ máy quản lý của Công ty cổ phần đầu tư CMC như sơ đồ sau : 6 Sơ đồ Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của CMC 7 Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng đầu tư và quản lý dự án Phòng tổ chức nhân sự Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch Xí nghiệp XDCT 1 Xí nghiệp XDCT 9 Xí nghiệp xe máy công trình Đội XDCT 2 Đội XDCT 8 Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyề thực hiện các công việc, lập kế hoạch dài hạn, ra các quyết định cho hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, duyệt các kế hoạch kinh doanh và các khoản chi vượt quá tầm kiểm soát của giám đốc. Giám đốc Công ty: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty ,điều hành hoạt động sản xuất hàng ngày, quản lý chung mọi lĩnh vực kinh doanh của công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi nhất với chi phí ít tốn kém nhất và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông của công ty. Phó giám đốc Là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty theo sự phân công của Giám đốc. Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông , kế toán trưởng của công ty được kiêm nhiệm vị trí Phó giám đốc Tài chính để nâng cao hơn nữa công tác quản lý tài chính của công ty. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời trợ giúp cho ban giám đốc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các phòng ban chức năng của CMC được thiết kế khá nhỏ gọn bao gồm: Phòng Đầu tư và quản lý dự án: Bao gồm 6 thành viên, có nhiệm vụ: • Giúp việc cho ban giám đốc về tiếp thị, khai thác dự án • Thu thập, phân tích và xử lý các thông tin về các dự án. • Trực tiếp giao dịch, quan hệ, đàm phán với các chủ dự án và các đơn vị có liên quan để tiến hành các công việc. • Tham mưu với ban giám đốc để có kế hoạch dự thầu. • Nắm bắt biến động thị trường, cân nhắc chi phí dự kiến sẽ phải chi cho dự án và các chi phí phát sinh có liên quan khác. Phòng Tài chính-Kế toán: Là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý và chỉ đạo công tác Tài chính- kế toán của công ty, có nhiệm vụ: • Tham mưu cho Ban giám đốc quản lý, sử dụng tài sản. 8 • Tìm kiếm, vận dụng và phát huy mọi nguồn vốn, kiểm soát việc sử dụng vốn và các quỹ. • Phân tích tình hình tài chính • Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo quy định của nhà nước • Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và các chi phí vốn khác. Phòng tổ chức nhân sự: • Quản lý hồ sơ nhân sự và các vấn đề tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật đào tạo cán bộ và các chi phí có liên quan. • Nghiên cứu lập phương án tổ chức, điều chỉnh khi thay đổi tổ chức biên chế bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty và các xí nghiệp trực thuộc. • Quản lý và theo dõi việc chi trả bảo hiểm cho công nhân viên và tình hình trích lập quỹ bảo hiểm của công ty. Phòng kế hoạch: có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản. Có nhiệm vụ : 1. Lập kế hoạch sản xuất, trình duyệt với Tổng công ty Ôtô Việt Nam theo tháng, quí, năm. 2. Thực hiện việc giao khoán gọn công trình, hạng mục công trình cho các xí nghiệp, đội xây dựng. Lập và điều chỉnh các dự toán, thanh quyết toán các công trình, cùng các phòng ban có liên quan giải quyết các thủ tục ban đầu như giải quyết mặt bằng, đền bù… 3. Lập kế hoạch chi tiêu chung cho toàn công ty để cân đối nhu cầu và khả năng tài chính. Phòng kinh doanh: có chức năng chủ yếu như sau : • Làm hồ sơ mời thầu dự án • Tìm kiếm khách hàng, thiết kế xây dựng và phụ trách các vấn đề cung cấp hàng hóa, vật tư. • Nhập khẩu máy móc công trình. • Theo dõi và kiểm soát các chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm và chi phí dịch vụ sau khi đã cung cấp. tinh hinh va ket qua hoat dong san xuat , kinh doanh : 9 Một số chỉ tiêu tài chính những năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Vốn chủ sở hữu 17.655.515.400 30.864.713.728 37.092.889.097 Tổng tài sản 39.513.380.168 71.856.421.842 66.883.513.662 Tổng doanh thu 17.273.643.415 95.942.269.142 186.543.997.781 Tổng lợi nhuận 2.872.049.953 14.781.724.663 -23.058.901.523 Tổng các khoản nộp nhà nước(*) 192.050.058 578.256.122 899.221.552 Số lượng lao động 102 104 98 Thu nhập bình quân 1.899.342 2.003.976 2.200.394 Qua biểu trên ta thấy: Trong hai năm 2009 và 2010 tình hình kinh doanh của công ty rất khả quan. So với 2009 doanh thu và lợi nhuận của năm 20010 đều tăng ở mức cao do hoạt động thương mại và đầu tư tăng mạnh tại hai lĩnh vực kinh doanh máy móc, thiết bị, thép các loại và đầu tư tài chính. Tổng tài sản cũng tăng do đã tiến hành tăng vốn điều lệ. 10 [...]... theo dõi này về phòng Kế toán để hạch toán Bộ máy kế toán của CMC được thiết kế rất nhỏ gọn như sau: Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán của CMC : Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán tiền gửi, vay, theo dõi công trình Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, hàng hóa, TSCĐ Thủ quỹ Cụ thể, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau: - Kế toán trưởng: • Tổ chức công tác kế toán của công ty theo quy định của...PHẦN 2 : TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CMC 2.1 Khái quát bộ máy kế toán của CMC Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung Bộ máy này tập trung tại Phòng Kế toán- Tài chính Các xí nghiệp, tổ đội xây dựng không tổ chức kế toán riêng mà các nhân viên hỗ trợ cho công tác kế toán của công ty thu thập chứng từ, ghi chép... hệ thống sổ kế toán Hiện nay, đa số các doanh nghiệp khi hạch toán công tác kế toán đã sử dụng phần mềm kế toán Xuất phát từ thực tế đó, công ty tổ chức kế toán theo mô hình tập trung khối lượng công việc nhiều, trình độ của các nhân viên tư ng đối đồng đều nên từ năm 2005 Công ty cổ phần đầu tư CMC đã chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán máy nhằm giảm bớt khối lượng công việc kế toán và đáp ứng... kịp thời của thông tin kế toán Phần mềm công ty sử dụng là phần mềm C-book của công ty cổ phần giải pháp công nghệ CSS cho các phần hành kế toán Công ty đã áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” theo đúng quy định về kế toán trong Luật kế toán, tuân thủ hình thức và phương pháp ghi sổ theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính Trình tự hạch toán của công ty theo hình thức chứng... bảo hiểm xã hội cho công nhân trực tiếp thi công Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, cũng tư ng tự như quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán tiến hành nhập số liệu chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình Phần mềm kế toán sẽ tự động lập chứng từ ghi sổ theo tài khoản đã chọn và cập nhật lên các sổ kế toán tổng hợp 28 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CMC Ngõ 83 Ngọc Hồi,... khoản kế toán Tài khoản kế toán Công ty đang sử dụng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của nhà nước, phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty Do khối lượng công việc lớn, công ty có nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau nên các TK kế toán được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, một TK lớn được chi tiết thành nhiều tài khoản nhỏ khác nhau Tổ chức hệ thống sổ kế. .. vật tư tiết kiệm đúng mức, lập kế hoạch mua vật tư Khi có nhu cầu về vật tư, quản lý các xí nghiệp, tổ đội lập Giấy đề nghị tạm ứng để cấp trên phê duyệt theo mẫu sau: 17 Đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư CMC Mẫu số 03-TT Bộ phận: Xí nghiệp XDCT 1 GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 23 tháng 11 năm 20011 Kính gửi: Ban giám đốc Công ty cổ phần đầu tư CMC Tên tôi là : Nguyễn Đình Uy Địa chỉ: Xí nghiệp xây dựng công. .. khoản, kế toán theo dõi công trình tiến hành vào các sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo công trình, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào sổ chi tiết theo dõi chung tất cả các công trình và lên sổ cái theo tứ tự như trên Tại Công ty cổ phần đầu tư CMC, nguyên vật liệu được mua và chuyển thẳng đến công trình theo nhu cầu và tiến độ thi công, chi phí nguyên vật liệu phát sinh tại công. .. phát sinh kế toán lập báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo kế toán Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty tuân thủ theo chế độ Báo cáo kế toán hiện hành của nhà nước gồm 4 báo cáo tài chính cơ bản và bắt buộc: + Bảng Cân đối kế Toán (B01-DN) + Báo cáo Kết Quả hoạt động kinh doanh (B02-DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN) + Thuyết minh báo cáo Tài chính (B09-DN) Ngoài ra phòng kế toán của công ty còn... của lãnh đạo doanh nghiệp 2.3 Cac chinh sach ke toan hien hanh dang ap dung tại Công ty cổ phần đầu tư CMC Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện Chính sách kế toán áp dụng : Đơn vị tiền tệ ghi chép : Tiền Việt Nam ( VND) Xuất phát từ . của Công ty cổ phần đầu tư CMC Phần 2 : Tinh hinh thuc te to chuc cong tac ke toan tại Công ty cổ phần đầu tư CMC Phần 3: Nhan xet chung ve cong tac ke toan tại Công ty cổ phần đầu tư CMC . 2005 Công ty cổ phần đầu tư CMC đã chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán máy nhằm giảm bớt khối lượng công việc kế toán và đáp ứng nhu cầu về tính kịp thời của thông tin kế toán. Phần mềm công. chính theo chế độ kế toán hiện hành - Kế toán thanh toán : 11 Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán trưởng Kế toán tiền gửi, vay, theo dõi công trình Kế toán vật tư, hàng hóa, TSCĐ +Thực

Ngày đăng: 07/04/2015, 17:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan