MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 THEO HƯỚNG DẠY- HỌC TÍCH CỰC

38 1.5K 8
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 THEO HƯỚNG DẠY- HỌC TÍCH CỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PLEIKU TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 THEO HƯỚNG DẠY- HỌC TÍCH CỰC NĂM HỌC : 2012 – 2013 1 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Mục tiêu của môn học và yêu cầu nâng cao chất lượng dạy - học: Mục tiêu của phân môn Lịch sử lớp 5 nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX cho tới nay Dạy học Lịch sử chiếm vai trò quan trọng nhằm giúp học sinh hiểu biết về “cội nguồn dân tộc”, về truyền thống yêu nước, những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu con người, quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc; hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội; phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử dân tộc Năm học 2012-2013 là năm học tiếp tục thực hiện theo chủ đề “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, cũng là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Thủ tướng Chính phủ, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục” Vì vậy mà vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục được Ngành Giáo dụcĐào tạo và các thầy cô giáo quan tâm hơn lúc nào hết Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các thầy cô, các Nhà trường đã dấy lên phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt Với phương châm lấy chất lượng làm thước đo, không chạy theo thành tích; dạy thực chất- học thực chất- xây dựng ý thức tự học, tích cực cho học sinh luôn được quan tâm Việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo được đặt ra cho tất cả các lớp học, bậc học, đặc biệt 2 là bậc tiểu học vì đây là bậc học nền tảng tạo tiền đề cho các bậc học sau Do đó việc dạy cho học sinh cách học tự giác, tích cực để đem lại hiệu quả cao ngay từ bậc tiểu học luôn là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng trong giảng dạy, học tập phân môn Lịch sử là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Học tập theo hướng tích cực giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện khả năng thực hành, năng lực tự học, đồng thời đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh Dạy học tốt phân môn Lịch sử không những góp phần nâng cao chất lượng văn hóa mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh 2 Thực trạng dạy-học Lịch sử Những thuận lợi và khó khăn:  Thực trạng dạy-học Lịch sử: Qua dự giờ, tìm hiểu các giờ dạy Lịch sử của các bạn đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Hiện nay nhiều giáo viên Tiểu học khi dạy giờ Lịch sử đã cố gắng vận dụng các hình thức trao đổi, thảo luận nhóm, nhưng còn quá nặng về hình thức và học sinh chưa tích cực trong học tập Nhiều giáo viên đã sử dụng các thiết bị dạy học Lịch sử như tranh ảnh, tư liệu, để minh họa cho lời giảng của mình mà ít chú ý đến việc cho học sinh khai thác kiến thức từ các nguồn này Do vậy mà cách dạy học tích cực hướng tập trung vào học sinh chưa thực hiện một cách triệt để Một số giáo viên đã cố gắng dạy học theo hướng tích cực như tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm, làm việc trong phiếu, tổ chức trò chơi học tập, nhưng số tiết học theo kiểu này còn quá ít vì chỉ được thực hiện trong những giờ thao giảng, thanh tra hoặc thi giáo viên giỏi Có giáo viên đã vận dụng công nghệ thông tin vào bài giảng nhưng còn quá nặng nề, chưa khai thác triệt để thông tin, tư liệu mà chủ yếu là cho học sinh xem tranh một cách qua loa Ngoại lệ còn có một số ít giáo viên dùng phương pháp thuyết trình cốt sao 3 cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ Có trường hợp giáo viên dạy bài Lịch sử y như một bài Tập đọc (cho học sinh đọc bài ở SGK một lượt, thảo luận rồi trả lời câu hỏi) Nhiều giáo viên còn ngại khó, chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn Lịch sử, chưa có hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp để học sinh phân tích, tổng hợp và tìm hiểu bài Ngoài sách giáo khoa, giáo viên không có nội dung bổ trợ nào khác, nên chưa nêu nhận xét, ý nghĩa bài học một cách sâu sắc được Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với bộ môn này Chính vì vậy học sinh không hình dung được một cách sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa Các em có thói quen ỷ lại, thụ động trong tiếp thu, dễ quên và trì trệ trong tư duy  Những thuận lợi và khó khăn khi dạy môn Lịch sử:  Thuận lợi: Về sách giáo khoa: Được trang bị đầy đủ cho tất cả học sinh Các tranh ảnh, lược đồ ở sách giáo khoa đẹp, rõ ràng Các câu hỏi hoặc các yêu cầu hoạt động được in nghiêng giữa bài gợi ý cho giáo viên tổ chức các hoạt động, khai thác thông tin được dễ dàng Câu hỏi cuối bài giúp giáo viên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu bài và củng cố kiến thức Phần tóm tắt trọng tâm bài được đóng khung rất rõ Về sách giáo viên: Chú trọng hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học Ở mỗi bài đều nêu rõ mục tiêu của bài dạy, giúp giáo viên nắm được những kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài mà học sinh cần đạt được sau mỗi bài học Về chương trình: Tuy phần lịch sử lớp 5 không trình bày lịch sử theo một hệ thống chặt chẽ nhưng mỗi bài là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử Sự chọn lọc, cấu trúc và mức độ nội dung phù hợp với thời lượng và trình độ nhận thức của học sinh 4 Về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học: Ngoài tranh ảnh thiết bị phục vụ giảng dạy, Nhà trường còn trang bị đèn chiếu, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận, vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bằng giáo án điện tử Khó khăn: Về phía giáo viên: Trong các môn học ở bậc Tiểu học, Lịch sử là môn dạy khó nhất, nhiều giáo viên cho là môn khô khan, nói không khéo sợ sai kiến thức Một số giáo viên vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, ngại sử dụng các trang thiết bị nghe nhìn,… Do đó chất lượng các giờ dạy học lịch sử chưa đạt như mong muốn Mặc khác, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai Khi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, người ta có thể trực tiếp quan sát chúng ở trong thiên nhiên hoặc ở trong phòng thí nghiệm Nhưng khi học lịch sử xã hội, con người không thể được trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến của nó trong phòng thí nghiệm được Do vậy, con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ Mặt khác, lịch sử là những sự việc diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan, không thể “phán đoán”, “suy luận” để biết lịch sử Vì vậy, nhiệm vụ của môn lịch sử là tái tạo lại lịch sử Đây là vấn đề khó Trong thực tế, nhiệm vụ này không được thực hiện đúng yêu cầu của nó Các sự kiện, hiện tượng lịch sử thường được trình bày một cách trừu tượng, qua loa Nhiều giáo viên bỏ qua khâu này, chỉ nêu câu hỏi, học sinh nhìn qua loa vào sách và trả lời Về phía học sinh: Đây là môn học còn mang tính “trừu tượng” đối với các em cho nên các em còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng khi học môn này Các em không thể hình dung và tự học nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên Học sinh chủ yếu là nghe, đọc sách giáo khoa trả lời chứ chưa thực sự chủ động, tích cực trong giờ học Lịch sử Nhiều em chỉ học thuộc 5 phần bài học (học vẹt ) và nhớ các sự kiện lịch sử theo lối học thuộc nhiều hơn học hiểu Chính vì vậy học sinh khó thâm nhập vào bài học, khó chiếm lĩnh nội dung bài do bản thân thiếu vốn kiến thức lịch sử Hầu hết học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều là con nhà nông, hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện tiếp xúc học hỏi các sử liệu cũng như tham quan các di tích lịch sử, Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp, của trường và những thuận lợi khó khăn nói trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử bằng cách học tự giác, tích cực và có niềm tin hứng thú say mê môn học Làm được điều đó chính là giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về Lịch sử, các em sẽ hiểu hơn về truyền thống hào hùng của dân tộc ta, từ đó các em sẽ có những nhận thức đúng đắn về việc làm của mình, giúp các em thêm yêu con người, yêu quê hương đất nước Việt Nam, biết tôn trọng và bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa của dân tộc Từ nhận thức đó tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy-học phân môn Lịch sử lớp 5 theo hướng dạy-học tích cực” nhằm đúc rút một số kinh nghiệm trong giảng dạy phân môn Lịch sử, góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Để các biện pháp đưa ra sát với thực tế và có tính khả thi, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng, khảo sát chất lượng để tìm hiểu nguyên nhân Kết quả khảo sát như sau: Tổng số bài Giỏi Khá Trung bình Yếu khảo sát 33 5 (15,2 %) 7 (21,2 %) 15 (45,4%) 6 (18,2 %) Nguyên nhân: - Vốn kiến thức lịch sử của các em rất ít ỏi Đa số học sinh chỉ học thuộc ở phần đóng khung trong sách giáo khoa nhiều hơn là học hiểu để trả lời câu hỏi, làm bài trắc nghiệm, bài tập lựa chọn đúng (Đ), sai (S), bài tập điền khuyết, 6 - Học sinh chưa có phương pháp học môn Lịch sử và chưa thực sự yêu thích môn học - Các em chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà ( tìm hiểu bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh ) - Học sinh chưa biết cách sưu tầm, ghi chép các sự kiện lịch sử, để phục vụ bài học - Ngoài sách giáo khoa ra, học sinh chưa có một tư liệu nào để tìm hiểu thêm - Nhiều em còn xem nhẹ môn học này vì cho đây là môn học phụ (môn học bài) nên ít đầu tư nghiên cứu mà chỉ đầu tư vào 2 môn Toán và Tiếng Việt Khi nắm được cụ thể về tình hình của lớp cũng như xác định được những thuận lợi và khó khăn, tôi đã tiến hành thực hiện một số biện pháp sau: PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG I NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1 Giáo dục nhận thức cho học sinh: Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Lời Bác dạy giản dị mà đầy ý nghĩa Nghe lời Bác dạy, mọi thế hệ người Việt Nam phải chăm lo học tập tốt lịch sử nước nhà Học tập Lịch sử các em mới biết được “cội nguồn” của dân tộc, các em mới hiểu sâu hơn về giá trị của cuộc sống độc lập, tự do ngày hôm nay; các em thấy được truyền thống hào hùng của dân tộc ta trong quá trình dựng nước và giữ nước Từ đó các em sẽ hiểu được một cách sâu sắc những đường lối, chủ trương mà Đảng, Nhà nước đề ra để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân Các em mới biết trân trọng những thành quả mà cha ông chúng ta đã dày công xây dựng Qua đó, các em sẽ có ý thức hơn trong việc góp phần 7 bảo vệ và xây dựng nước nhà trước những âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực phản động Học tốt Lịch sử sau này chúng ta sẽ không những biết, hiểu, tự hào về cội nguồn của mình mà còn biến quá khứ của cha ông thành sức mạnh của thời đại, làm cho dân tộc mình không những không bị “hòa tan” mà còn “đậm đà bản sắc” trên con đường hội nhập và phát triển 2 Tích cực chuẩn bị đồ dùng, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh: 2.1 Đối với giáo viên: Để có tiết dạy tốt, đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần tích cực tự bồi dưỡng; thường xuyên học tập, nghiên cứu và ghi chép lại những sự kiện, câu chuyện, hình ảnh, sự vật, sự việc, nhân chứng lịch sử có liên quan đến các bài dạy học lịch sử Sưu tầm tư liệu, tài liệu hỗ trợ giảng dạy và tự làm đồ dùng dạy học lịch sử ( đặc biệt chú ý đến các sơ đồ, lược đồ) Đối với các bản đồ, lược đồ lịch sử phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Các bản đồ (hoặc lược đồ) đưa ra phải thực sự mẫu mực đạt yêu cầu chính xác, to, rõ để mọi đối tượng học sinh đều quan sát được + Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bản đồ (lược đồ) đưa ra, tập trình bày trước ở nhà để khi trình bày trước học sinh được mạch lạc hơn, chính xác và lôi cuốn người nghe + Đối với tranh ảnh về lịch sử, giáo viên cần chọn lọc những tranh có nội dung phù hợp, thiết thực, tránh việc quá lạm dụng tranh ảnh, làm lệch đi nội dung tiết học + Đối với những bài dạy cần cung cấp các tư liệu lịch sử, giáo viên nên soạn bằng giáo án điện tử Giáo viên cần chuẩn bị các đoạn phim tư liệu tiêu biểu, vừa phải, phù hợp thời gian nội dung bài dạy và trình độ của học sinh Tiểu học Ví dụ: Để dạy bài 10: “Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập” tôi chuẩn bị đoạn phim tư liệu Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập trong thời gian 4 phút 8 Hoặc để dạy bài 13: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”, tôi đã chuẩn bị đoạn phim tư liệu lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh 2.2 Đối với học sinh: Qua tìm hiểu các đối tượng học sinh trong lớp, tôi nhận thấy các em có đầy đủ sách giáo khoa, vở bài tập Lịch sử Ngoài ra các em không có tư liệu nào khác Do đó các em rất khó khăn trong việc sưu tầm tư liệu, thông tin cần thiết để phục vụ bài học Chính vì vậy tôi đã yêu cầu học sinh phải tự trang bị cho mình những tư liệu cần thiết (ít tốn tiền) nhưng phục vụ tốt cho việc học tập môn Lịch sử, bằng cách tiết kiệm tiền ăn quà mua quyển Sổ tay kiến thức Lịch sử dành cho học sinh Tiểu học; mượn một số sách, truyện thiếu nhi về nhân vật lịch sử có ở thư viện như bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh, Muôn thuở nước non này, truyện về Phan Bội Châu, truyện Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Ngoài ra tôi còn khuyến khích học sinh tìm hiểu, sưu tầm, ghi chép các hình ảnh, sự kiện lịch sử trên các kênh thông tin, truyền thanh, truyền hình hay được nghe kể Tôi hướng dẫn các em lập sổ tay cá nhân để ghi chép Khi đọc sách, báo có những vấn đề gì liên quan đến chương trình Lịch sử lớp 5 thì các em đều biết cách ghi vào sổ tay của mình Ví dụ: Để chuẩn bị học bài: Cuộc phản công ở kinh thành Huế, tôi yêu cầu các em : - Về sưu tầm hình ảnh của Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, và hình ảnh các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương - Tìm hiểu các đường phố, trường học nào mang tên các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương như: Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng,… 9 Đến giờ học mới tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy các em sưu tầm được hình ảnh của các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương như Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng…(các em tìm hình qua mạng và in ra) Hoặc khi học bài:Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, tôi dặn các em về nhà tìm hiểu tranh ảnh về quê hương của Bác, tranh ảnh về Bến Nhà Rồng và hình ảnh con tàu La-tu –sơ Tờ rê-vin Sau đó các em dán vào giấy khổ lớn và cử đại diện lên trình bày + Hay khi dạy bài: “ Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950” tôi cho các em sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về anh hùng La Văn Cầu sau đó sẽ giới thiệu cho các bạn biết Sau khi các em đã có nguồn tư liệu cá nhân, tôi định hướng cho học sinh cách học và cách chuẩn bị bài 3 Hướng dẫn học sinh cách học bộ môn Lịch sử theo từng loại bài: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 5 thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng Giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với từng bài và phù hợp với đối tượng học sinh, sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) 3.1 Với dạng bài dạy về nhân vật lịch sử: Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó Học sinh phải đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp Ví dụ: Trước khi học bài 2: “Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước”, tôi yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu trước đôi nét về Nguyễn Trường Tộ - Học sinh dựa vào sách giáo khoa và Sổ tay kiến thức Lịch sử nên đã chuẩn bị được: 10 Như vậy học theo nhóm sẽ tạo bầu không khí học tập sôi nổi Học tập có tổ chức, có trách nhiệm giữa các thành viên trong nhóm sẽ tạo được không khí thi đua lành mạnh bổ ích Với cách học này, mỗi học sinh được khuyến khích, phát huy mọi khả năng cá nhân qua quan sát, nhận xét, phát biểu ý kiến một cách chủ động Giáo viên không nên để lớp quá ồn ào, mất trật tự (làm ảnh hưởng đến việc học tập của các lớp khác) và cũng không nên quá gò bó (hạn chế đến sự trao đổi ý kiến của học sinh), bắt buộc học sinh phải im lặng tuyệt đối, phải chấp nhận tiếng ồn trong phạm vi cho phép để đảm bảo kết quả học tập gây hứng thú sôi nổi Giáo viên cần theo dõi quan tâm đến những học sinh dân tộc thiểu số Khi học sinh phát biểu giáo viên cũng cần rèn luyện cách nói năng ân cần, lịch sự và sát với nội dung câu hỏi 7 Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: Chúng ta đã quá quen thuộc với cách dạy truyền thống đó là thầy và trò gắn liền với bảng đen, phấn trắng Nhưng nếu thay bảng đen bằng màn hình, thay dòng chữ và tranh ảnh cứng nhắc bằng những hình ảnh, những đoạn phim ngắn sinh động, phong phú kết hợp với âm thanh vui nhộn thì học sinh của chúng ta sẽ thích thú và bị lôi cuốn đến từng nào? Học sinh Tiểu học dễ nhớ nhưng mau quên Những bài học có điều gì mới lạ sẽ ghi sâu vào tâm trí của các em hơn Dẫu biết rằng để thực hiện một bài giáo án điện tử không phải dễ dàng Chúng ta phải bỏ ra rất nhiều công sức tìm kiếm tư liệu để có được một bài dạy hay, có nội dung sâu sắc Nhưng bù lại là học sinh sẽ được học tích cực hơn, hiệu quả đạt được cao hơn Việc vận dụng công nghệ thông tin, sử dụng chương trình power point trong giảng dạy phân môn Lịch sử đem lại hiệu quả rất cao Ví dụ: Khi dạy bài “ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập”, tôi đã soạn giảng bằng giáo án điện tử Trong quá trình dạy tôi đã kết hợp hài hòa giữa phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại nhằm đem lại hiệu quả cao 24 nhất Đặc biệt tôi còn sử dụng đoạn phim tư liệu Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập để cho học sinh nghe Nghe lời Bác đọc, cả lớp ai cũng xúc động, nghẹ ngào Trước mắt cô và trò là hình ảnh vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam đang đọc rõ từng câu, từng lời Đọc được nủa chừng Bác dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” thể hiện sự đầm ấm, bao dung, độ lượng và có sức lan tỏa lớn Như vậy rõ ràng là vận dụng công nghệ thông tin sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác nâng cao chất lượng dạy học 8 Kết hợp với trò chơi học tập: Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh Tiểu học Dù không là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống và sinh hoạt của học sinh Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các kiến thức của các em nhằm phát triển năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh Trò chơi học tập có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động học tập trên lớp, làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu, giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng, tự nhiên phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học là “học mà chơi, chơi mà học” Chính vì vậy, việc vận dụng trò chơi học tập một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như hiệu quả giáo dục Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy * Trò chơi: Đố bạn (Dùng cho bài 11: Ôn tập) Mục đích: - Giúp học sinh ghi nhớ một số mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc - Có hứng thú trong học tập Giáo viên chuẩn bị các phiếu để bốc thăm, trong mỗi phiếu được ghi một câu đố 25 Phiếu 1: Ngày nào đẹp mãi ngàn năm, Bác Hồ sinh giữa đất lành quê hương ? Đáp án: Ngày 19 -5 Phiếu 2: Ngày nào bừng sáng nước non, Ngày thành lập Đảng kiên cường vinh quang ? Đáp án: Ngày 3-2 Phiếu 3: Ngày nào rực nắng thu vàng, Bài ca cách mạng dội vang đất trời? Đáp án: Ngày 19-8 Phiếu 4: Ngày nào đất nước rạng ngời, Tuyên ngôn Độc lập mở đời tự do ? Đáp án: Ngày 2-9 Phiếu 5: Nơi nào lời Bác đẹp thay, Đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày đầu thu? Đáp án: Quảng trường Ba Đình *Trò chơi: Ai là thủ lĩnh? (Dùng cho bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế) Mục đích: - Giúp học sinh nhớ tên các nhân vật lịch sử trong phong trào Cần Vương - Có hứng thú trong học tập - Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ khổ lớn có ghi tên một số nhân vật lịch sử Học sinh quan sát và cho biết ai là thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương? Trương Định Nguyễn Thiện Thuật Phan Đình Phùng Trương Quyền Tôn Thất Thuyết Cao Thắng Nguyễn Trung Trực Nguyễn Trường Tộ Đinh Công Tráng Trịnh Hoài Đ ức *Trò chơi: Ô chữ lịch sử (Dùng cho bài ôn tập ) 26 Mục đích : Củng cố các kiến thức về các sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến 1945 - Ô chữ gồm 9 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc Giải đúng 1 từ hàng ngang được 10 điểm Giải đúng 1 từ hàng dọc được 20 điểm - Chia lớp thành 2 đội Đội nào có số điểm cao hơn là đội thắng cuộc 1/ 2/ 3/ 4/ 5/ 6/ 7/ 8/ 9/ - Câu hỏi gợi ý như sau : 1/ Đây là nơi đóng đô của Triều đình nhà Nguyễn (3 chữ cái) - (HUẾ) 2/ Tên bến cảng nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thảnh ra đi tìm đường cứu nước.(7 chữ cái) - (NHÀ RỒNG) 3/ Tên của phong trào có các cuộc khởi nghĩa như Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê ( 8 chữ cái) - ( CẦN VƯƠNG) 4/ Tên cuộc cách mạng mùa thu của dân tộc ta.( 8 chữ cái) –( THÁNG TÁM) 5/ Đây là điều mà Nguyễn Tất Thành hỏi anh Tư Lê có giữ kín được không? (5 chữ cái - ( BÍ MẬT) 6/ Ông vua nào gắn liền với tên tuổi Tôn Thất Thuyết (7 chữ cái) – (HÀM NGHI) 7/ Đây là một địa danh có bến cảng Nhà Rông.(6 chữ cái) –(SÀI GÒN) 8/ Tên của Bác Hồ khi làm đầu bếp trên tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin (5 chữ cái) (VĂN BA) 27 9/ Đây là quê hương của Bác Hồ, của Nguyễn Trường Tộ và của Phan Bội Châu (6 chữ cái) – (NGHỆ AN) - Từ hàng dọc là HÔ CHÍ MINH 9/ Sử dụng phiếu bài tập trong dạy Lịch sử: - Từ trước tới nay chúng ta thường quan niệm: “ Học Lịch sử cần có trí nhớ tốt để ghi nhớ các sự kiện” dẫn đến tình trạng học Lịch sử thường là “học thuộc lòng trong sách giáo khoa”, quan niệm này hiện nay vẫn rất phổ biến với nhiều học sinh trong đó có học sinh lớp 5 Vì vậy trong thực tế giảng dạy để giúp học sinh có cách học phù hợp với đặc trưng bộ môn tôi thường đưa học sinh vào các tình huống cần phải nhận thức sự kiện nhân vật thật đúng đắn Để thực hiện được mục tiêu đó không chỉ dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa mà phải có một hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp Mà muốn giải bài tập Lịch sử buộc học sinh phải trao đổi với bạn Nhờ vậy mới có thể thay đổi căn bản cách học Lịch sử của học sinh Do đó tôi thường cho học sinh làm bài tập lịch sử với các dạng như: Bài tập lựa chọn đúng sai, bài tập trắc nghiệm, bài tập điền khuyết,… - Bài tập lựa chọn đúng sai + Ví dụ khi dạy bài: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, tôi ra bài tập: Trong các câu dưới đây, câu nào đúng câu nào sai? Ngày 5- 6 -1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Huế (S) Ngày 5 – 6 – 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.(Đ) Năm 15 tuổi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại Sài Gòn.(S) Bến Cảng Nhà Rồng là địa danh nơi Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước (Đ) - Bài tập trắc nghiệm : + Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng 28 Lý do phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản là: Để tăng thêm sức mạnh cho cách Mạng Việt Nam Đoàn kết toàn dân chống kẻ thù chung Có một Đảng cộng sản duy nhất, đủ uy tín để liên lạc với cách mạng thế giới Tất cả các ý trên (X) - Bài tập điền khuyết: - Hãy điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm (…) Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịchHồ Chí Minh : “Hỡi đồng bào toàn quốc ! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta …………………….Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp……………………vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa Không! Chúng ta thà……………….tất cả, chứ nhất định ………mất nước, nhất định không chịu………………….!” Với cách làm như vậy tôi thấy học sinh hứng thú hơn và nhớ bài tốt hơn 10/ Đổi mới cách củng cố bài: - Từ trước tới nay đa số giáo viên đều ít khi quan tâm đến việc này mà thường củng cố qua loa hoặc chỉ làm trong các tiết thao giảng hoặc có người dự giờ mà quên đi rằng đây là một bước vô cùng quan trọng Bởi nó giúp học sinh thống kê lại một cách đầy đủ nội dung bài học hay nói cách khác giúp các em nắm được trọng tâm bài học là gì để từ đó khắc sâu kiến thức cho các em Có nhiều hình thức để củng cố bài nhưng trong quá trình giảng dạy tôi thường củng cố bằng cách dùng sơ đồ và tôi thấy nó khá hiệu quả + Ví dụ Kí hoøa öôùc vôùi Trieàu ñình:khi dạy bài: “ Bình Tây đại nguyên n daân Trương oâng laø: Nhaâ soái” suy toân Định, tôi giaëc Phaùp vaø “ Bình Taây ñaïi nguyeân sử dụng sơ đồ sau:leänh cho oâng giaûi taùn löïc löôïng soaùi” TRÖÔNG ÑÒNH 29 Quyeát taâm choáng leänh vua ñeå ôû laïi cuøng nhaân + Ví dụ bài: “ Vượt qua tình thế hiểm nghèo” VIỆT NAM Giaëc ngoaïi xaâm, phaûn ñoäng choáng phaù caùch maïng Noâng nghieäp ñình ñoán Naïn ñoùi naêm 1945 laøm hôn 2 trieäu ngöôøi cheát ñoùi 90 % ñoàng baøo khoâng bieát chöõ -Môn Lịch sử được coi là môn học “khô khan” Vì vậy, ở một số bài trong phần củng cố kết thúc tiết học tôi đã kết hợp vận dụng và đưa văn học vào để tạo cho học sinh hứng thú hơn, yêu thích môn học hơn Ví dụ như khi dạy bài: “ Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” sau tiết học giáo viên đọc cho học sinh nghe một đoạn trong bài thơ: “ Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre 30 Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương + Hay khi dạy bài: “ Chiến thắng điện Biên Phủ” năm 1954 giáo viên có thể đọc các câu thơ như: “Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” + Hoặc dạy bài: “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” tôi đọc các câu thơ như: “Hôm nay sáng Mùng hai tháng chín Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ, chim cũng nín Bỗng vang lên tiếng hát ân tình Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh Người đứng trên đài lặng phút giây Trông đàn con đó vẫy hai tay Cao cao vầng trán ngời đôi mắt Độc lập bây giờ mới thấy đây…!” Như vậy từ cách vào bài, tiến trình bài dạy và cách kết thúc đều hướng học sinh tập trung vào học sinh Ngay từ đầu học sinh đã có cảm nhận yêu thích môn học Trong suốt tiết học các em được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và rút ra kiến thức Cuối tiết học các em được củng cố bằng các trò chơi học tập vui và bổ ích Chính những điều đó đã giúp các em học tốt phân môn Lịch sử này Không những tiến bộ về học tập môn Lịch sử mà các em còn tiến bộ về ý thức học tập như đi học chuyên cần hơn, nề nếp hơn, tự giác hơn, tích cực hơn, mạnh dạn hơn, hình thành ban đầu một lề lối, nhân cách sống 31 Song song với những biện pháp trên, trong từng bài dạy tôi đều liên hệ thực tế để giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp cho các em biết tự hào về lịch sử dân tộc, biết ơn các vị anh hùng dân tộc, biết trân trọng những thành quả mà cha ông chúng ta đã gây dựng nên Vậy chúng ta cần phải làm gì xứng đáng với tầm vóc, lịch sử của dân tộc? Đó là điều mà tôi thường lưu tâm sau mỗi bài dạy (Yêu quê hương, yêu đất nước Việt Nam, ra sức học tập tốt để sau này các em lớn lên sẽ sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi đất nước cần, góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, ) 11 Kết hợp các phong trào học tập : Để giúp cho học sinh có nhiều đồ dùng học tập và có phong trào thi đua với nhau, tôi phát động cho học sinh thi đua vẽ lược đồ, sưu tầm tranh ảnh để phục vụ bài học Kết hợp với phong trào của Nhà trường “Xây dựng tủ sách mi ni”, tôi khuyến khích các em sưu tầm những sách truyện về lịch sử như bộ sách Muôn thuở nước non này ( truyện tranh nói về lịch sử Việt Nam), hay truyện những nhân vật nói về lịch sử, Nhờ vậy mà các em đã vẽ được nhiều tranh ảnh, sưu tầm nhiều sách truyện làm cho các em ngày càng yêu thích môn học Kết hợp với Đội thiếu niên, tổ chức cho học sinh đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Quân Đoàn 3, Bảo tàng Tỉnh, thăm Đền tưởng niệm (ngôi mộ chung của các liệt sĩ) ở Hội Phú, nghĩa trang liệt sĩ, và đi thăm Bác Hồ tại quảng trường Đại Đoàn Kết,… để các em được học nhiều điều bổ ích nữa về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, đặc biệt là Bác Hồ kính yêu và các anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc II KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG Với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mà tôi đã trình bày, qua một thời gian vận dụng vào giảng dạy tôi thấy chất lượng môn học 32 Lịch sử lớp tôi được nâng lên một cách rõ rệt Lớp học sôi nổi hơn, giờ học diễn ra nhẹ nhàng hơn, chất lượng hơn Các em nắm chắc kiến thức hơn và rất háo hức muốn học môn Lịch sử Qua các đợt kiểm tra chất lượng theo chuyên đề của nhà trường tổ chuyên môn cũng như nhà trường cũng đã khẳng định được sự tiến bộ đó Từ đó, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi cũng đã trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cho nhau nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong nhà trường Thực tế giảng dạy áp dụng những biện pháp nêu trên, sau một thời gian học tập các em có những tiến bộ rõ Nhiều em vươn lên cả về mặt học tập lẫn tác phong đạo đức Để làm cơ sở theo dõi sự tiến bộ của học sinh, tôi thường tổ chức kiểm tra mỗi tháng 1 bài Giữa tháng 12, tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng học sinh kết quả như sau : Tổng số bài kiểm tra Giỏi Khá Trung bình Yếu 33 22 (66,7%) 6 (18,2 %) 5 (15,1 %) 0 Từ kết quả giảng dạy nêu trên tôi tự rút ra cho mình bài học : Dạy-học Lịch sử theo hướng tích cực là một việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả cao Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn góp phần nâng cao chất lượng Muốn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, người giáo viên cần phải: - Tích cực tự bồi dưỡng, thường xuyên học tập, nghiên cứu và ghi chép lại những sự kiện, câu chuyện, hình ảnh sự việc, nhân chứng lịch sử có liên quan đến các bài dạy học Lịch sử - Tích cực trong soạn giảng, tìm tòi thông tin, tranh ảnh Sưu tầm tư liệu, tài liệu hỗ trợ giảng dạy và tự chuẩn bị đồ dùng dạy học lịch sử Đặc biệt chú ý đến các sơ đồ, lược đồ Tích cực trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức cho phù hợp Trong dạy học luôn luôn khơi gợi ở 33 học sinh trí tư duy, tìm tòi, học hỏi, khuyến khích các em đặt câu hỏi thảo luận với nhau Giáo viên cần nắm vững chương trình, nắm vững phương pháp bộ môn, gần gũi yêu thương học sinh, tạo cho các em niềm tin vững vàng trong học tập cũng như mọi hoạt động khác - Muốn học sinh tích cực học tập thì giáo viên phải biết cách tổ chức cho học sinh hoạt động Giáo viên tránh nói nhiều, làm thay cho học sinh, luôn tôn trọng ý kiến của học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập Người thầy phải nhiệt tình, kiên trì, chịu khó chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học trước khi đến lớp (giáo án, đồ dùng dạy học, hệ thống câu hỏi gợi mở, ) - Luôn coi sự tiến bộ của các em là tiêu chí phấn đấu Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của học sinh Luôn tạo sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ trong hoạt động của thầy và trò Biết kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học để đạt kết quả cao nhất - Thường xuyên cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập lịch sử với nhiều hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan, bài tập lựa chọn, bài tập điền khuyết, để rèn luyện cho các em khả năng học hiểu, tránh lối học thuộc lòng (học vẹt) Dạy tốt phân môn Lịch sử là chúng ta đã góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đồng thời tạo cơ sở, tiền đề để các em tiếp thu có hệ thống và vững chắc chương trình của môn Lịch sử ở các cấp học trên Như vậy, dạy học Lịch sử có không ít những khó khăn Song khó khăn nào cũng có thể khắc phục được nếu chúng ta giàu ý chí và nghị lực Muốn vượt qua khó khăn để dạy tốt môn Lịch sử, bản thân người dạy phải có tâm huyết với nghề, có ý chí học hỏi, sáng tạo, không ngừng vươn lên, tích cực tự học, tự rèn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo đúng chủ đề năm học PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN I.Khẳng định giá trị của đề tài: 34 1 Hiệu quả về chất lượng: Sau khi áp dụng những biện pháp của đề tài này vào thực tiễn, tôi thấy lớp học có sự chuyển biến rõ So với đầu năm, chất lượng của các em về môn lịch sử đã tiến bộ rõ rệt Tất cả các bài kiểm tra đột xuất, báo trước, kiểm tra miệng các em đều đạt 100% trên trung bình, trong đó số lượng bài khá giỏi trên 80% Sáng kiến này đã được tổ khối công nhận và áp dụng trong toàn khối, thu được nhiều kết quả tốt 2.Hiệu quả về tình cảm với bộ môn: Trước đây, lớp tôi các em rất ngại học khi đến giờ Lịch sử và không thích học Còn đến nay, các em chờ đón được học một tiết Lịch sử hiếm hoi trong tuần với tất cả lòng nhiệt tình và hào hứng của mình 3.Hiệu quả về năng lực học tập của học sinh: Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong giờ lịch sử, các em đã coi mỗi tiết Lịch sử là một cuộc tranh tài, một cuộc thi nho nhỏ để tìm ra kiến thức mới Từ sự hiểu, biết lịch sử dân tộc đã làm cho các em thêm yêu quê hương, yêu đất nước Việt Nam hơn II.Ý kiến đề xuất: -Đối với Ngành : Tuy những năm qua phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã mang lại nhiều kết quả nhưng vẫn còn một số giáo viên ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, vì vậy tình trạng “ dạy chay” vẫn còn Do đó nên trang bị cho giáo viên các đĩa phim tư liệu có liên quan đến các bài dạy Lịch sử và tranh ảnh để làm tư liệu dạy học phong phú hơn, các tiết dạy chất lượng hơn -Đối với cấp trên: Nên đưa chương trình phim lịch sử Việt Nam vào trường học, nhằm giúp học sinh nắm chắc lịch sử nước nhà hơn, giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước một cách sâu sắc 35 Như vậy, nâng cao chất lượng dạy - học theo hướng học tập tích cực (hướng tập trung vào học sinh) là yêu cầu cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chủ đề năm học “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục” Việc rèn luyện phương pháp học tập (dạy cách học) cho học sinh không chỉ là một phương tiện nâng cao hiệu quả học tập mà còn là mục tiêu dạy học, được quan tâm ngay từ bậc Tiểu học Như vậy, dạy học không chỉ là cung cấp tri thức mà phải hướng tới hành động Người thầy phải làm thế nào để trong mỗi giờ học học sinh hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đồng nghĩa với việc tối đa hóa sự tham gia của người học, tối thiểu hóa sự can thiệp của người dạy Tất cả đều nhằm đạt mục đích học tập : “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống” Tổ chức thành công một tiết dạy của phân môn Lịch sử lớp 5 rất công phu, đòi hỏi sự nhiệt tình của giáo viên, lòng yêu nghề mến trẻ, sự học hỏi không ngừng, say mê nghiên cứu bài dạy, không ngại khó, không ngại khổ Đặc biệt là sự thể hiện đầy đủ đúng mức lương tâm trách nhiệm của người thầy Biểu hiện đó không chỉ là sự tìm tòi học hỏi và vận dụng một cách hữu hiệu nhất sự phối hợp giữa các phương pháp dạy học mà còn phải đầu tư cụ thể vào soạn giảng Không nên bằng lòng, mãn nguyện hoặc dừng lại ở một kết quả nào đó mà luôn tìm tòi, cải tiến, đổi mới phương pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học Không có phương pháp dạy học nào là “vạn năng” mà cần có sự phối hợp một cách tinh tế sao cho “Nhẹ nhàng, thoải mái, chất lượng, hiệu quả” Mặc dù kết quả giảng dạy nêu trên vẫn còn quá khiêm tốn, tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa ở anh chị, bạn bè đồng nghiệp để tìm ra mọi biện pháp tốt nhất phục vụ cho công tác giảng dạy sao cho chất lượng ngày càng cao hơn 36 Trên đây là một số vấn đề tôi đã suy nghĩ, học hỏi và thể hiện trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 5 Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn, góp một phần nhỏ bé vào kho tàng kinh nghiệm giảng dạy, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp trồng người Xin chân thành cảm ơn TÀI LIỆU THAM KHẢO + Lê Đình Hà, Sổ tay kiến thức Lịch sử, NXB Giáo dục, 2007 + Nguyễn Tuyết Nga, Trò chơi học tập môn Lịch sử và Địa lí lớp 4-5, NXB Giáo dục, 2007 + Nguyễn Trại, Thiết kế bài giảng Lịch sử lớp 5, NXB Hà Nội, 2009 + Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 5 của Bộ GD & ĐT, năm 2006 + Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 5, NXB Giáo dục, 2009 + Sách giáo viên Lịch sử và Địa lí lớp5, NXB Giáo dục, 2009 + Tạp chí Thế giới trong ta, Chuyên đề 66 + 67, 2007 + Tạp chí Thế giới trong ta, Chuyên đề 77+78, 2008 + Tạp chí Thế giới trong ta, Chuyên đề 79+80, 2008 + Tạp chí Giáo dục số 78, 4/ 2007 + Báo Giáo dục & Thời đại số 9, ngày 26/2/2006 + Báo Giáo dục & Thời đại 2009, 2010, 2011 37 38 ... trọng bảo vệ di tích lịch sử văn hóa dân tộc Từ nhận thức tơi chọn đề tài : ? ?Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy -học phân môn Lịch sử lớp theo hướng dạy -học tích cực? ?? nhằm đúc rút số kinh nghiệm... việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập phân môn Lịch sử việc làm cần thiết quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh Học tập theo hướng tích cực giúp học sinh... thấy chất lượng môn học 32 Lịch sử lớp nâng lên cách rõ rệt Lớp học sôi hơn, học diễn nhẹ nhàng hơn, chất lượng Các em nắm kiến thức háo hức muốn học môn Lịch sử Qua đợt kiểm tra chất lượng theo

Ngày đăng: 07/04/2015, 16:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan