Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

104 966 9
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG    VŨ TÚ BANG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hoà - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG    VŨ TÚ BANG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60 34 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TS. PHẠM THÀNH THÁI Khánh Hoà - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, tư liệu thu thập được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Nội dung của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu tương tự nào. Kiên Giang, ngày 02 tháng 03 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Tú Bang ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với kiến thức nghiên cứu khoa học và là tiền đề cho bản thân tôi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Anh đã tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của các tổ chức tín dụng, và các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã giúp đỡ phối hợp tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Kiên Giang, ngày 02 tháng 03 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Tú Bang iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU v DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1 Khái quát về nông nghiệp, hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân: 4 1.1.1 Khái niệm nông nghiệp: 4 1.1.2 Khái niệm về nông thôn: 6 1.1.3 Khái niệm về hộ nông dân: 7 1.1.4 Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông hộ 8 1.1.5 Khái niệm, vai trò của hộ nông dân trồng lúa: 9 1.2 Khái quát về tín dụng và tín dụng nông thôn: 10 1.2.1 Khái niệm về tín dụng: 10 1.2.2 Khái niệm và các loại hình tín dụng nông thôn: 10 1.2.3 Vai trò của tín dụng trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn: 13 1.2.4 Khái quát về lý thuyết tín dụng nông hộ 14 1.2.5 Lý thuyết về tiếp cận tín dụng nông hộ: 18 1.3. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài: 20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG. 23 2.1 Tổng quan về tỉnh Kiên Giang: 23 2.1.1 Lịch sử hình thành: 23 2.1.2 Vị trí địa lý: 24 2.1.3 Đặc điểm địa hình: 24 2.1.4 Khí hậu: 24 2.1.5 Tài nguyên thiên nhiên: 24 2.1.6 Tiềm năng thế mạnh của tỉnh: 25 2.1.7 Dân số của tỉnh: 26 2.2 Tổng quan về tình hình sản xuất lúa năm 2013 của tỉnh: 27 iv 2.3 Tổng quan về thị trường tín dụng chính thức trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 30 2.3.1 Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức: 30 2.3.2 Dư nợ cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013: 31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 3.1 Mô hình hồi quy Binary Logistic 42 3.2 Mô hình hồi quy đa biến (MRA) 43 3.3 Các nhân tố đưa vào mô hình kiểm định: 44 3.4 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: 49 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 50 4.1 Kết quả kiểm định: 50 4.1.1 Mô tả mẫu: 50 4.1.2 Một số đặc điểm của các hộ quan sát: 50 4.2 Kết quả phân tích hồi qui Binary Logistic 56 4.2.1 Phân tích các kiểm định: 56 4.2.2 Thảo luận kết quả hồi qui nhị phân: 58 4.3 Kết quả phân tích hồi qui đa biến: 62 4.3.1 Phân tích các kiểm định: 62 4.3.2 Thảo luận kết quả hồi qui đa biến: 64 4.4 Một số khuyến nghị nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 67 4.4.1 Đối với nhân tố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ (GCNQSH) 67 4.4.2 Đối với nhân tố diện tích đất sản xuất của hộ (Dientichdat): 68 4.4.3 Đối với nhân tố trình độ học vấn của hộ (Hocvanchuho): 68 4.4.4 Đối với nhân tố Khoảng cách (Khoangcach): 68 4.4.5 Khuyến nghị khác: 69 4.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: 70 4.5.1 Hạn chế của đề tài: 70 4.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo: 71 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của các công trình nghiên cứu trước: 22 Bảng 2.1: So sánh tình hình sản xuất lúa trên địa bàn qua 02 năm 27 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Kiên Giang năm 2013 28 Bảng 2.3: Diện tich và sản lượng lúa phân theo địa giới hành chính năm 2013 29 Bảng 2.4: Mạng lưới các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013 30 Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013 31 Bảng 2.6: Dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo dư nợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013 33 Bảng 2.7: Dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo đối tượng vay vốn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013 34 Bảng 2.8: So sánh tình hình cho vay hộ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn qua 02 năm 35 Bảng 2.9: Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 31/12/2013 36 Bảng 2.10: Cơ cấu cho vay của các Tổ chức tín dụng 31/12/2013 39 Bảng 3.1: Tổng hợp các biến kỳ vọng được đưa vào mô hình định lượng 49 Bảng 4.1: Đặc điểm hộ quan sát 50 Bảng 4.2: Tình hình sản xuất của hộ nông dân 52 Bảng 4.3: thông tin về tình hình vay vốn của hộ 53 Bảng 4.4: Khó khăn hộ dân khi vay vốn 55 Bảng 4.5: Các biến trong mô hình (Variables in the Equation) 56 Bảng 4.6: Phân loại dự báo (Classification Table a) 57 Bảng 4.7: Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình (Omnibus Tests of Model Coefficients) 57 Bảng 4.8: Mô phỏng xác suất hộ có vay tín dụng chính thức thay đổi. 58 Bảng 4.9: Tóm tắt mô hình (Model Summary b ) 62 Bảng 4.10: Phân tích phương sai (ANOVA b ) 62 Bảng 4.11: Hệ số hồi qui của mô hình phụ (Coefficients a) 63 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Harvey 63 Bảng 4.13: Hệ số hồ qui (Coefficients a) 64 Bảng 4.14: Ví trí quan trọng của các yếu tố 66 vi DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Cơ cấu diện tích phân theo vụ lúa mùa 28 Hình 2.2: Năng suất lúa theo vụ mùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013 29 Hình 2.3: Cơ cấu cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo giá trị món vay 33 Hình 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn phân theo tài sản đảm bảo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013 34 Hình 2.5: Cơ cấu dư nơ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo đối tượng vay vốn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013 35 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay vấn đề nông nghiệp nông thôn đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để người dân ở vùng nông thôn được tạo điều kiện tốt nhất cho việc nâng cao đời sống? Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách cho mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn. Việc phát triển một hệ thống tín dụng chính thức ở nông thôn hiện nay là cơ sở để cho người dân có thể tiếp cận được vào nguồn vốn vay của nhà nước. Để tạo điều kiện tối đa khả năng năng tiếp cận nguồn vốn chính thức cho nông dân, hiện nay Nhà nước đã khuyến khích phát triển các hệ thống tín dụng chính thức cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn rộng khắp cả nước, mạng lưới hoạt động đã đến tận cấp huyện thậm chí là cấp xã. Như ta đã biết vốn là một yếu tố khởi đầu cũng là yếu tố quyết định đối với quá trình sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Vốn được xem như là một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng của sản xuất. Vốn không chỉ là cơ sở để người nông dân mở rộng quy mô sản xuất mà còn góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, áp dụng khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá sản xuất. Nếu như không có vốn thì không thể mua được nguồn giống có chất lượng, không thể đầu tư máy móc kỹ thuật mở rộng sản xuất, Vì vậy để ngành sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, cuộc sống của hộ nông dân được cải thiện thì vấn đề cấp thiết đặt ra là làm thế nào để người nông dân tiếp cận được với nguồn tín dụng, đặc biệt là nguồn tín dụng chính thức. Vì đây là nguồn tín dụng giá rẻ, có lãi suất cho vay thấp và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. Theo báo cáo sơ kết 05 năm việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung Ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang tổng kết ngày 24/06/2013 thì việc cấp tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh tuy có mang lại được một số hiệu quả tích cực trong việc giúp cho các hộ nông dân tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức giá rẻ để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn của các hộ nông dân từ các tổ chức này vẫn còn rất hạn chế, lượng vốn vay được chưa thực sự thỏa mãn hết nhu cầu vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân trên địa bàn, đặc biệt là nhu cầu vốn mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. 2 Xuất phát từ thực tiễn và khả năng thực hiện, tác giả chọn đề tài "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang" để tìm ra nguyên nhân từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần giúp hộ nông dân trồng lúa nói riêng và các hộ nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung tiếp cận được nguồn vốn chính thức để đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho đời sống của người dân được nâng cao hơn, đồng thời thu hẹp sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung: Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của các hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, những thuận lợi và khó khăn của các hộ sản xuất khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Để xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao khả năng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất và cải thiện đời sống của các hộ nông dân. - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá thực trạng việc tiếp cận nguồn vốn chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh. + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh. + Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của của các hộ nông dân sản xuất lúa. - Khách thể nghiên cứu: các hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu trong địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang. - Pham vi thời gian: thời gian bắt đầu điều tra số liệu từ đầu tháng 02/2014 đến hết tháng 06/2014. [...]... để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở Việt Nam Tác giả đã chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp cận vốn chính thức của nông hộ bao gồm: diện tích đất, trình độ học vấn, vị trí trong xã hội của chủ hộ - Nghiên cứu của Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013) đã chỉ ra việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang. .. hợp để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái quát về nông nghiệp, hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân: 1.1.1 Khái niệm nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để... ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Diện tích đất, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giá trị tài sản, sử dụng tín dụng không chính thức của hộ Đồng thời các nhân tố: Thu nhập của hộ, quan hệ xã hội của chủ hộ, mục đích vay của chủ hộ, giá trị tài sản của hộ có tác động thuận đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ - Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010) cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến. .. nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp nông 18 thôn cũng như cung ứng tốt các dịch vụ tiết kiệm - tín dụng cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ, đặc biệt là các hộ nông dân nghèo 1.2.5 Lý thuyết về tiếp cận tín dụng nông hộ: a Cung - cầu tín dụng chính thức của nông hộ: Vốn tín dụng là một nguồn tài nguyên khan hiếm và khả năng tiếp cận tín dụng của người đi vay phụ thuộc rất nhiều vào cách đánh giá rủi ro và... hiệu quả các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất - Tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân 1.1.5 Khái niệm, vai trò của hộ nông dân trồng lúa: a Khái niệm hộ nông dân trồng lúa: Từ những khái niệm trên ta có thể rút ra khái niệm về hộ nông dân sản xuất lúa như sau: Hộ nông dân sản xuất lúa - gọi tắt là hộ trồng lúa - là hộ nông dân sống ở vùng nông thôn... thống tín dụng nông thôn là khối liên kết các tổ chức cung cấp các dịch vụ tín dụng cho các cá nhân và tổ chức trong khu vực nông thôn, hiện hữu trên địa bàn nông thôn, với mục tiêu trực tiếp phụ vụ cho nhu cầu địa bàn nông thôn Các khách hàng của hệ thống tín dụng nông thôn thường ít tiếp cận được hoặc không tiếp cận được dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại Hệ thống tín dụng thường cung cấp các. .. thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ bao gồm: tuổi của chủ hộ, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất của hộ, khả năng đi vay từ các nguồn không chính thức, thu nhập và tổng tài sản của hộ Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2011) cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hồ nông dân bao gồm: trình độ học vấn,... việc phân tích mô hình Heckman hai bước, nghiên cứu đã có những kết luận quan trong như sau: Tuổi, địa vị xã hội của chủ hộ, tín dụng không chính thức của chủ hộ, và thủ tục vay vốn chính thức là những nhân tố có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ Bên cạnh đó trình độ học vấn, diện tích đất, thu nhập bình quân, tài sản thế chấp và mục đích vay vốn của chủ hộ là những yếu tố tác... nghiệp, thu nhập, khoảng cách huyện, tài sản khác, mục đích sử dụng vốn vay, chi phí đi vay, số lần vay của hộ và số tổ chức tín dụng là những nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay 22 Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của các công trình nghiên cứu trước: STT Tên nhân tố Tên giả đã nghiên cứu trước đây I Về tiếp cận tín dụng Phan Đình Khôi (2013),... với hộ gia đình trẻ và các hộ gia đình trung niên sẽ tiết kiệm cho lúc về hưu Petrick (2004) cũng chứng minh tiếp cận tín dụng chính thức không chỉ bị chi phối bởi thu nhập và tài sản, mà còn bị chi phối bởi các đặc tính kinh tế - xã hội của nông hộ Các đặc tính kinh tế - xã hội phản ánh uy tín của nông hộ đối với người cho vay và do đó quyết định khả năng tiếp cận cũng như mức độ tiếp cận vốn tín dụng . của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh. + Phân tích. định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh. . chọn đề tài " ;Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang& quot; để tìm ra nguyên nhân từ đó có thể

Ngày đăng: 07/04/2015, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan