SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp

30 3.4K 21
SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP" I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được hai mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kĩ năng sống cho học sinh. Cụ thể là giáo dục kĩ năng sống đã được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 - 2013 “. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đã đạt được của ngành thì gần đây chúng ta đều thấy thực trạng của học sinh phổ thông có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỉ, vô tâm, khép mình…đồng thời kĩ năng thực hành giao tiếp, kĩ năng phục vụ bản thân…giảm. Hơn nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin, nắm bắt kịp thời các cơ hội . Với lí do đó chúng ta lại càng thấy sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được tích hợp, lồng ghép vào nhiều môn học ở các nội dung: giáo dục môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục giới tính…Song vẫn là chưa đủ bởi lượng kiến thức nhiều, áp lực của thi cử, áp lực thành tích đòi hỏi giáo viên và học sinh phải tập trung thời gian vào việc học kiến thức thi hơn là giáo dục kĩ năng sống. Hơn nữa trong quá trình công tác tôi nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh là vô cùng quan trọng: là tấm gương, là người mẹ, người bạn, nhà tâm lí, luật sư… GVCN lớp là cầu nối giữa hiệu trưởng nhà trường với học sinh, với cha mẹ học sinh và các đoàn thể mà các em sinh hoạt. Trước thực tế trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận Thực chất cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về kĩ năng sống( mặc dù đã có các định nghĩa của WHO, UNICEF, UNESCO…) nhưng nếu hiểu đơn giản thì kĩ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. Về bản chất thì giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là đưa nhận thức thành hành động ( hành vi tích cực). 2.Thực trạng của vấn đề Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xưa cha ông ta đã có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình, điểm số hoặc nhiều nguyên nhân khác mà nó bị sao nhãng. Đứng trước thực tế đó lại càng thấy tính cấp bách của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là học sinh trung học phổ thông trước ngưỡng cửa bước vào đời. Vì ở lứa tuổi này: - Các em thích tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ và không phân biệt được là nó tốt hay xấu dẫn đến giảm sút về học tập cũng như đạo đức. - Đã phát triển tình yêu nam nữ dẫn đến các quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. - Không kìm chế được cảm xúc dẫn đến cãi lộn, bất hoà thậm chí đánh nhau với bạn mình. - Thích bộc lộ cái tôi của mình… Với học sinh trung học phổ thông cần rèn luyện những kĩ năng gì? Theo tôi cần rèn luyện những kĩ năng sau đây trong công tác chủ nhiệm lớp. 1. Kĩ năng xác lập mục tiêu cuộc đời. 2. Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc. 3. Kĩ năng hợp tác, chia sẻ và rèn luyện sức khoẻ. 4. Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông. 5. Kỹ năng nhận thức, đánh giá bản thân và đánh giá người khác. 3.Giải pháp và tổ chức thực hiện Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giáo viên chủ nhiệm lớp là người khởi sướng và cũng là người thấy được rõ nhất sự chuyển biến hành vi theo hướng tích cực của học sinh. Kĩ năng sống thường gắn với một bối cảnh để học sinh có thể hiểu và thực hiện một cách cụ thể, đi liền với một tình huống sư phạm mà giáo viên chủ nhiệm lớp là người tham gia cùng với học sinh giải quyết vấn đề để từ đó học sinh hình thành được kĩ năng sống cho mình. Các bước thực hiện: Khám phá - kết nối - thực hành - vận dụng. Các bước Mục đích Mô tả quá trình thực hiện Vai trò của GV - HS 1.Khám phá - Kích thích học sinh tìm hiểu cách giải quyết một vấn đề, một tình huống phát sinh trong nhiệm vụ mới của học sinh: hoạt động hội trại, chào mừng ngày 20/11, 26/3, cán bộ lớp, lao động , thi học sinh giỏi, thi học kì… - GV phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực học sinhàHS lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày ý tưởng, kế họạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao à GV giúp HS chỉnh sửa bằng các trải nghiệm à Đưa ra được kế hoạch và biện pháp thực - GVCN đóng vai trò khởi động, đưa ra các tình huống, nêu vấn đề, ghi nhận, cầu nối… -HS hưởng ứng, chia sẻ, trao đổi, xử lí thông tin, ghi chép. Biện pháp chính: + Tư vấn tâm lí. +Xử lí những cảm xúc gây cản trở việc học. + Sử dụng kĩ năng mời gọi trẻ hợp tác. hiện nhiệm vụ của học sinh tối ưu. + Cùng nhau giải quyết vấn đề. 2.Kết nối - Giới thiệu kế hoạch, quy định mới của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái đã biết về nội quy trường học, thi cử với cái mới. - Xử lí các tình huống phát sinh như đánh nhau, mất đoàn kết, học tập giảm sút nghiêm - GV triển khai kế hoạch mới của nhà trường à lấy ý kiến về việc thực hiện kế hoạch mới của học sinh àhướng dẫn học sinh thực hiện. - Kiểm tra việc thực hiện của học sinh àphân tích ưu, nhược điểm àhướng học sinh thực hiện theo hướng tích cực. - GVCN đóng vai trò là người chỉ đạo hoặc quan toà, luật sư… - HS là người phản hồi, trình bày ý kiến, quan điểm, giải thích về hành vi của mình… trọng… 3.Thực hành - Tạo cơ hội cho HS vận dụng vốn hiểu biết của mình, kĩ năng vốn có để giải quyết tình huống . - Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng cách, tích cực, có ý nghĩa. - Điều chỉnh những hành vi còn sai lệch, chưa chuẩn mực. - GV phân công nhiệm vụ, chuẩn bị hoạt động mà theo đó HS phải sử dụng kĩ năng, hành vi đúng để thực hiện. - HS làm theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. - GV giám sát mọi hoạt động, điều chỉnh khi cần. - Khuyến khích HS thể hiện những điều mà các em suy nghĩ và mới học được. - GV đóng vai trò là người chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ. - HS là người thực hiện. Phương pháp thực hiện: +Thảo luận nhóm. +Hoạt động độc lập của HS. +Vấn đáp - gợi mở. 4.Vận dụng - Tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện kĩ năng của mình học được trong tình huống mới. - GV cùng với học sinh lập kế hoạch để giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của lớp, trong việc ổn định nền nếp học đường và phong trào học tập của học sinh. - GV đóng vai trò là người hướng dẫn, giám sát. - HS là người thực hiện kế hoạch, người sáng tạo, giải quyết vấn đề và là người đánh giá. Phương pháp: + Hoạt động nhóm. + Hợp tác. +Trình bày cá nhân. Sau đây tôi xin giới thiệu một số kĩ năng sống mà học sinh học được thông qua việc giáo dục trong các tình huống sư phạm cụ thể mà cá nhân tôi đã thực hiện trong thời gian qua. 3.1.Hình thành kĩ năng xác lập mục tiêu cuộc đời Mục đích Quá trình thực hiện Vai trò của GV - HS - HS xác định được mục tiêu cuộc đời, mục tiêu phấn đấu trong từng giai đoạn của bản thân: mình sẽ là ai? làm gì? đạt được gì trong tương lai à lập kế hoạch thực hiện mục tiêu của mình. - GV: khi nhận lớp 10, GV có bản điều tra thông tin về mọi mặt của học sinh +Học lực, hạnh kiểm của cấp THCS. +Những môn học có thế mạnh (sở trường), yếu(sở đoản). +Năng khiếu. +Dự định khối thi. + Dự định ngành nghề, trường thi đại học… +Mục tiêu phấn đấu ở lớp 10, 11,12. +Kế họach thực hiện mục tiêu của bản thân. - HS: hoàn thành bảng thông tin. - GV: dựa vào điểm thi vào 10, kết quả kì thi khảo sát kết quả đầu năm, học bạ THCS sơ lược đã nắm bắt được trình độ học sinh đầu vào của lớp mình và đánh giá được bước đầu: + HS nào là xác định đúng( vd HS có - GV: đóng vai trò là người tổ chức, giám sát. -HS:là người thực hiện Phươngpháp: +Hoạt động nhóm. +Hợp tác. +Trình bày cá nhân. [...]... có ít giáo viên viết SKKN về đề tài này vì sợ không đạt giải Chưa có lớp tập huấn, tài liệu hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mặc dù lĩnh vực này rất cần cho sự hình thành nhân cách đạo đức cho các em Trong đề tài này tôi chỉ mới đưa ra được một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các tình huống cụ thể, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, học. .. hiệu lớp tiên tiến xuất sắc của trường T.H.P.T Đào Duy Từ năm học 2011 - 2012 III KẾT LUẬN Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã và đang là hoạt động giáo dục quan trọng trong các trường trung học phổ thông Song nó mới chỉ được đề cập đến nhiều ở dạng tích hợp, lồng ghép vào nội dung các bài học thuộc lĩnh vực chuyên môn còn trong công tác chủ nhiệm lớp giáo viên tự mò mẫm tìm phương pháp giáo dục. .. luyện cho học sinh những kĩ năng sống giúp các em bước vào đời vững vàng hơn Hằng năm có nhiều giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm và nhiều người có kinh nghiệm hay như có phương pháp dạy học độc đáo, phương pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả, phương pháp dạy học sinh giỏi…Theo tôi sở giáo dục và đào tạo nên phổ biến rộng rãi những SKKN hay đó cho những giáo viên trẻ như tôi có cơ hội được học. .. với học sinh giải quyết các tình huống sư phạm phát sinh trong công tác chủ nhiệm lớp như trên, tôi thấy các em ứng xử tích cực hơn trong các mối quan hệ xã hội, các tình huống của cuộc sống Các em đã kiểm soát được cảm xúc của mình, ứng xử giao tiếp đúng mực, làm chủ được bản thân để giải quyết các vấn đề học tập một cách hiệu quả Kết thúc năm học tập thể học sinh lớp 10B11 do tôi làm giáo viên chủ nhiệm. .. của năm học, GVCN thường yêu cầu học sinh tự đánh giá bản thân mình về rèn luyện đạo đức, học tập Các thành viên trong tổ nhóm bình xét các thành viên trong tổ của mình 3.5.2 Kết nối - thực hành Đối với cá nhân mỗi học sinh: hoàn thành bản tự kiểm điểm theo mẫu sau Kính gửi: - Ban giám thị nhà trường - Cô giáo chủ nhiệm lớp Tên em là……………… học sinh lớp …… Trường…………………… Trong tháng( học kì) vừa qua em... đích - Học sinh hiểu rõ được giá trị của bản thân mình (đạo đức, thái độ, năng lực học tập…) từ đó đặt mục tiêu cho tương lai và tìm biện pháp thực hiện nó cho phù hợp - Học sinh có được kĩ năng đánh giá người khác(đạo đức, nhân cách, học tập…) từ đó quyết định xem có hợp tác, chia sẻ hành động với người đó hay không b Quá trình thực hiện * Tình huống cụ thể 3.5.1 Khám phá Cuối mỗi tháng, học kì của... phòng học Tổ 4: làm sạch hệ thống cửa chớp, cửa kính phía nam của phòng học Yêu cầu các tổ thảo luận theo yêu cầu: + Kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các thành viên của tổ theo năng lực + Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao: chuẩn bị dụng cụ( xô, chậu, chổi…), trình tự công việc… Học sinh thảo luận và thống nhất cử đại diện nhóm trình bày kế hoạch phân công nhiệm vụ và biện pháp thực hiện à Giáo. .. của học sinh Cô thấy khi bàn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của đoàn trường giao các em hay ngắt lời và chỉ trích nhau.Cô muốn biết tại sao các em lại làm như thế? + Học sinh 1: Cô ơi, em ngắt lời bạn vì sợ mình sẽ quên ý muốn nói + Học sinh 2: nhưng như vậy là không công bằng, cậu ngắt lời tớ nên tớ cũng quên ý đang nói + Học sinh 3: em rất ghét khi đang nói ý kiến của mình bị chê là “vớ vẩn” + Học sinh. .. trường giao nhiệm vụ như chuẩn bị cho lễ chào cờ đầu tháng hay lao động trực thi tốt nghiệp…sau khi phổ biến nhiệm vụ, GVCN để học sinh tự lập kế hoạch thực hiện thông qua thảo luận à GVCN điều chỉnh cho hợp lí và tổ chức cho các em thực hiện trong sự chủ động hợp tác giữa các thành viên Với phương pháp tổ chức thảo luận nhóm, vấn đáp, kích thích sự sáng tạo, hợp tác nhóm Tôi đã tổ chức được những... đến tình trạng sa sút về nền nếp và học tập của cá nhân em và của lớp? - Kế hoạch và biện pháp khắc phục tình trạng đó của cá nhân em và tập thể lớp? - Kiến nghị với giáo viên chủ nhiệm và các thầy cô bộ môn à GVCN tổng hợp các ý kiến, tìm ra ý kiến hay, giải pháp tốt à Yêu cầu những học sinh có ý kiến hay trình bày trước tập thể lớp 3.4.3 Thực hành Cử các em học sinh có ý kiến hay làm nhóm trưởng nhóm . sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được tích hợp, lồng ghép vào nhiều môn học ở các nội dung: giáo dục môi trường,. TÀI: "GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP" I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục thời. mình… Với học sinh trung học phổ thông cần rèn luyện những kĩ năng gì? Theo tôi cần rèn luyện những kĩ năng sau đây trong công tác chủ nhiệm lớp. 1. Kĩ năng xác lập mục tiêu cuộc đời. 2. Kĩ năng điều

Ngày đăng: 07/04/2015, 15:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan