BÁO CÁO SÁNG KIẾN Về cơ chế giao khoán một số công việc quản lý thường xuyên đường bộ cho nhân dân

12 1.4K 4
BÁO CÁO SÁNG KIẾN Về cơ chế giao khoán một số công việc quản lý thường xuyên đường bộ cho nhân dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Về cơ chế giao khoán một số công việc quản lý thường xuyên đường bộ cho nhân dân Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Sở Giao thông vận tải. Tôi tên: Nguyễn Thành Gia - Giám đốc Ban Quản lý dự án Duy tu, Sửa chữa Công trình giao thông. Hiện nay, tỉnh ta đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển khu vực nông thôn của tỉnh nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; đặc biệt là đối với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các gia đình chính sách, người có công, Xuất phát từ chủ trương trên, tôi đã nghiên cứu, đề xuất cơ chế giao khoán một số công việc quản lý thường xuyên đường bộ cho nhân dân nhằm góp một phần nhỏ vào chủ trương chung của tỉnh. Nội dung của cơ chế cụ thể như sau: I. Đặc điểm, tình hình và sự cần thiết của công tác quản lý thường xuyên đường bộ đối với hệ thống đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh (gọi chung là đường địa phương): - Tỉnh Cà Mau có tổng cộng khoảng 12.116 km đường bộ. Trong đó, có 03 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài là 119,3 km, tỷ lệ nhựa hoá đạt 100%; 16 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 307,8 km, tỷ lệ nhựa hoá đạt khoảng 96%; 76 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 754,6 km, tỷ lệ nhựa cứng hoá đạt khoảng 52%; hệ thống đường đô thị với tổng 1 chiều dài 114,7 km; hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài 10.819 km, tỷ lệ cứng hoá đạt khoảng 33%. - Với số lượng km đường khá lớn như trên và trong điều kiện ngân sách còn khó khăn nên nguồn vốn cấp cho công tác quản lý và duy tu đường bộ còn hạn chế; đặc biệt là đối với hệ thống đường huyện và đường xã hầu như không có nguồn vốn cho công tác quản lý thường xuyên đường bộ. Chính vì vậy, trong nhiều năm các tuyền đường như đường ô tô đến trung tâm xã, đường liên xã, đường giao thông nông thôn, xuất hiện một số tình trạng điển hình như sau: + Cây cỏ mọc lấn chiếm hết phần lề đường, thậm chí mọc trên cả mặt đường, mặt cầu gây cản trở tầm nhìn và làm hẹp phần xe chạy; mặt đường bê tông xi măng thì các loại rêu, mốc, bám dày trên mặt đường gây trơn trượt rất nguy hiểm đến an toàn giao thông. + Vào mùa mưa thì thường xuyên bị đọng nước do lề đường không được khơi rãnh dẫn đến tình trạng nền, mặt đường nhanh chóng xuống cấp, xuất hiện cóc gặm, ổ gà, ổ voi, + Các loại rác, đất, đá, cát, dầu nhớt, rơi vãi trên mặt đường nhưng không được vệ sinh kịp thời gây mất an toàn giao thông và mỹ quan. - Trước thực trạng trên, đòi hỏi công tác quản lý thường xuyên đường bộ đối với các tuyến đường địa phương trở thành một yêu cầu bức thiết mà trước mắt phải ưu tiên cho công tác “Phát cây, cắt cỏ”, “Khơi rãnh khi trời mưa” và “Vệ sinh mặt đường” (tên và nội dung công việc theo quy định của Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ). - Ngày 13/3/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2012/NĐ-CP quy định về Quỹ bảo trì đường bộ. Đây là bước tiến lớn trong việc hạn chế một phần của vấn đề khó khăn về nguồn vốn cho công tác quản lý, duy tu đường bộ. Căn cứ vào tình trạng nêu trên và khả năng về nguồn vốn hiện tại cũng như trong tương lai là cơ sở để tôi nghiên cứu, đề xuất “Cơ chế giao khoán một số công việc quản lý thường xuyên đường bộ cho nhân dân”. 2 II. Các căn cứ pháp lý: - Nghị định số 168/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ, quy định về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ; - Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010; - Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ, về Quỹ bảo trì đường bộ; - Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ, quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; - Thông tư số 30/2010/TT-BTC ngày 05/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hướng dẫn quản lý tài chính đối với nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa; - Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, quy định về quản lý và bảo trì đường bộ; - Thông tư liên tịch số 75/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 06/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, quy định lập và quản lý giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; - Thông tư số 86/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước; - Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ; 3 - Định mức Bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 3479/2001/QĐ-BGTVT ngày 19/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. - Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ 22 TCN 306-03. - Một số văn bản khác có liên quan. III. Nội dung của cơ chế: 1. Nội dung khoán và đối tượng áp dụng: - Chỉ thực hiện giao khoán cho nhân dân công việc “Phát cây, cắt cỏ”, “Khơi rãnh khi trời mưa” và “Vệ sinh mặt đường” đối với đường huyện. - Chỉ thực hiện giao khoán cho nhân dân công việc “Phát cây, cắt cỏ” và “Vệ sinh mặt đường” đối với đường xã (do chủ yếu là loại đường BTCT có chiều rộng < 2,5m nên việc khơi rãnh chưa thực sự cần thiết). - Người dân được giao khoán phải là nhân dân sinh sống dọc theo tuyến đường được khoán hoặc có quyền sử dụng đất dọc theo tuyến đường được khoán (đất gần với lề đường). Trường hợp cần thiết (khi số lượng người dân nhận khoán quá ít) có thể giao khoán cho nhân dân sống lân cận tuyến đường. - Chỉ áp dụng cơ chế khoán khi có ít nhất 30% số hộ dân sinh sống dọc theo tuyến đường nhận khoán và tổng chiều dài đoạn đường được khoán đạt tối thiểu 80% tổng chiều dài tuyến đường đó. - Ưu tiên giao khoán cho người dân thuộc gia đình chính sách, người có công; các hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số; người chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, - Ưu tiên giao khoán cho những hộ dân đã tự lót gạch, xây sân xi măng, trên lề đường trước khi thực hiện cơ chế khoán mà không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và thoát nước mặt đường, (các đoạn đường này không được giao khoán). - Không giao khoán cho các hộ dân có xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ. 4 - Hằng năm, Chủ đầu tư (là Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Trưởng phòng Quản lý đô thị đối với đường huyện; là Chủ tịch UBND cấp xã đối với đường xã) phải tổ chức họp dân để tổng kết và đối thoại với nhân dân về công tác giao khoán nhằm đánh giá các mặt làm được, chưa được, nêu tên những hộ dân làm tốt, chưa tốt, và triển khai công tác giao khoán của năm sau. 2. Nguyên tắc khoán và nghiệm thu: 2.1. Khoán trọn gói cho người dân với giá trị tương ứng với chiều dài đoạn đường mà người dân đó nhận thực hiện. 2.2. Tại những đoạn đường thuộc phần đất công cộng (đất do Nhà nước quản lý, cơ quan, xí nghiệp, trường học, ) thì không được giao khoán; Chính quyền địa phương, thủ trưởng cơ quan, trường học, phải có trách nhiệm thực hiện quản lý, bảo vệ đoạn đường đó. 2.3. Tại những đoạn đường không thể giao khoán được (người dân không nhận khoán) thì có thể giao cho các hộ dân sống lân cận hoặc Chủ đầu tư có thể vận động các lực đoàn thể hoặc thuê mướn tổ chức, cá nhân khác thực hiện. 2.4. Khoán theo chất lượng sản phẩm với các tiêu chí sau: a. Lề đường thông thoáng, sạch sẽ (công việc phát cây, cắt cỏ): - Khi đến kỳ nghiệm thu nếu hội đồng nghiệm thu nhận thấy trong phạm vi 1,5m (tính từ mép đường ra lề đường), các loại cây cỏ có chiều cao trung bình dưới 30cm tính từ mép đường; các cây lớn (như cây chuối, bụi tre, cây lâu năm, ) đã được phát quang, dọn dẹp để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, không che khuất các biển báo hiệu giao thông, không gây mất an toàn giao thông thì đồng ý nghiệm thu công việc “Phát cây, cắt cỏ”. - Các trường hợp khác được đồng ý nghiệm thu: + Được phép trồng các loại hoa màu có chiều cao thấp trên lề đường nhưng phải cách mép đường tối thiểu 0,5m. 5 + Sau khi nhận khoán, người dân tự lót gạch, xây sân xi măng, trên lề đường mà không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và thoát nước mặt đường, b. Đảm bảo mặt đường thoát nước tốt (công việc khơi rãnh khi trời mưa): - Tại đoạn đường được giao khoán không xuất hiện tình trạng ứ đọng nước; ngoại trừ trường hợp ứ đọng nước do mặt đường bị lún cục bộ mà công việc khơi rãnh không thể thực hiện được. - Hội đồng nghiệm thu chấp nhận nghiệm thu khi người được giao khoán thực hiện tốt công việc này (không bị nhắc nhở quá 02 lần/quý). c. Mặt đường sạch sẽ, không có các vật cản gây nguy hiểm đến an toàn giao thông (công việc vệ sinh mặt đường): - Tại đoạn đường được giao khoán luôn sạch sẽ, đảm bảo an toàn giao thông. - Hội đồng nghiệm thu chấp nhận nghiệm thu khi người được giao khoán thực hiện tốt công việc này (không bị nhắc nhở quá 02 lần/quý). - Các trường hợp khác không được nghiệm thu: Để các loại vật liệu, công cụ, phương tiện, các loại nông sản, lấn chiếm lòng, lề đường; gây mất an toàn giao thông. 2.5. Nghiệm thu: - Nghiệm thu theo các tiêu chí chất lượng sản phẩm quy định tại Mục 2.4 nêu trên. - Thời gian nghiệm thu: + Chủ đầu tư, Đơn vị quản lý dự án và Người được giao khoán tổ chức nghiệm thu QLTX theo thời gian sau: Từ ngày 10 đến ngày 20 các tháng 2, 5, 7, 8, 10, 11. + Người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, Đơn vị quản lý dự án và Người được giao khoán tổ chức nghiệm thu QLTX vào cuối mỗi quý (Từ ngày 20 đến ngày 30 các tháng 3, 6, 9, 12). - Tại mỗi đợt nghiệm thu, nếu có hạng mục công việc không đạt yêu cầu thì hạng mục công việc đó không được thanh toán trong quý đó. Đồng thời, Người được giao khoán phải tự khắc phục hạng mục công việc không đạt yêu cầu. 6 2.6. Thanh toán: - Việc thanh toán được thực hiện ngay tại các thời điểm nghiệm thu quý (thanh toán tại chổ) và phải có xác nhận của Người được giao khoán, Chủ đầu tư, - Biên bản nghiệm thu và xác nhận đã thanh toán thực hiện theo mẫu kèm theo cơ chế này và được dán công khai tại trụ sở UBND huyện, UBND xã có tuyến đường đó đi qua. - Người dân nhận khoán được miễn các loại thuế có liên quan như: Thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, - Thủ tục quyết toán bao gồm: Hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu và xác nhận đã thanh toán, các văn bản khác có liên quan, 3. Cách xác định khối lượng và đơn giá giao khoán: 3.1. Cách xác định khối lượng giao khoán: - Khối lượng giao khoán được tính theo chiều dài tuyến đường; phạm vi tính là từ tim đường ra lề đường (1/2 chiều rộng mặt đường). - Khối lượng giao khoán được tính theo ranh giới đất của người người dân dọc theo tuyến đường. - Trường hợp 01 bên đường là phần đất công cộng (ví dụ như đất dọc theo kênh, rạch, ) thì giao khoán cho người dân ở bên phía đối diện. 3.2. Đơn giá giao khoán: - Đơn giá giao khoán tính cho 01 năm, như sau: + Định mức “Phát cây, cắt cỏ”: 0,01 công/md/01 bên lề đường. + Định mức “Khơi rãnh khi trời mưa”: 0,002 công/md/01 bên lề đường. + Định mức “Vệ sinh mặt đường”: 0,001 công/md/01 nữa chiều rộng mặt đường. + Nhân công bậc 01/7 – Nhóm I; đơn giá nhân công được lấy theo Quyết định số 235/QĐ-SXD ngày 03/10/2011 của Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau và Công văn số 4222/UBND-XD ngày 21/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. 7 Ví dụ: Lập bảng tính đơn giá giao khoán cho 01m dài ở 01 bên Tuyến đường có đơn giá nhân công khu vực III: Stt Công việc Khối lượng (md) Định mức (công) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Ghi chú 1 Phát cây, cắt cỏ 1 0,01 113.573x1,17 1.328,80 2 Khơi rãnh khi trời mưa 1 0,002 113.573x1,17 265,76 3 Vệ sinh mặt đường 1 0,001 113.573x1,17 132,88 4 Tổng cộng 1.727,44 - Tùy theo điều kiện thực tế của từng tuyến đường, từng địa phương các Chủ đầu tư có thể tính toán, điều chỉnh Định mức theo từng quý, nhưng tổng cộng các quý (cả năm) không được vượt mức quy định ở trên. III. Một số ưu điểm và nhược điểm của Cơ chế này: 1. Ưu điểm: a. Hiệu quả về mặt kinh tế - kỹ thuật: - Tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn cho Ngân sách Nhà nước trong khi hiệu quả của công việc rất cao. - Đối với nhân dân thì đây là một phần thu nhập tăng thêm, góp phần cải thiện đời sống. - Các tuyến đường được thông thoáng, sạch sẽ và tuổi thọ công trình được kéo dài hơn. Tình trạng mất an toàn giao thông được hạn chế đáng kể. Bảng so sánh về hiệu quả kinh tế (tính đối với hệ thống đường huyện đã được láng nhựa và đường giao thông nông thôn đã đầu tư mặt đường BTCT); tính cho 01 năm và áp dụng đơn giá nhân công mức thấp nhất (khu vực IV) Loại đường Chiều dài Đơn giá (đồng/km/năm) Thành tiền (đồng/năm) Tiết kiệm cho ngân sách 8 Theo Định mức, đơn giá giao thầu hiện hành Theo Cơ chế giao khoán cho nhân dân Theo Định mức, đơn giá giao thầu hiện hành Theo Cơ chế giao khoán cho nhân dân Đường huyện 392 8.543.000 3.139.344 3.348.856.000 1.230.622.848 2.118.233.152 Đường GTNT 3500 7.229.000 2.656.368 25.301.500.000 9.297.288.000 16.004.212.000 Tổng cộng 28.650.356.000 10.527.910.84 8 18.122.445.152 b. Hiệu quả về mặt văn hóa, xã hội: - Đây là những công việc đơn giản mà mọi người dân đều có thể làm được. - Tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân trong lúc nhàn rỗi, góp phần ổn định an ninh, trật tự tại địa phương. - Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. - Khi có thêm thu nhập, đời sống vật chất được cải thiện thì sẽ góp phần hiệu quả trong việc cải thiện đời sống tinh thần và nhiều vấn đề khác như giáo dục, y tế, 2. Nhược điểm: Tuy Cơ chế có nhiều mặt tích cực nêu trên nhưng vẫn còn một số nhược điểm như sau: - Đối với những hộ dân có chiều dài đất dọc theo tuyến đường nhỏ thì mức thu nhập mà Cơ chế mang lại không cao. Nếu tất cả người dân trên tuyến đường đều đồng ý nhận khoán thì việc vận động chia sẽ thêm khối lượng công việc cho hộ dân đó sẽ gặp nhiều khó khăn. - Hiện nay tình trạng người dân có xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ là rất lớn, theo quy định thì không được giao khoán cho những hộ dân này. Trường hợp hộ dân 9 này lại thuộc diện ưu tiên giao khoán (gia đình chính sách, người có công; các hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số) thì Cơ chế giao khoán này chưa có hướng xử lý phù hợp. - Trong thực tiễn sẽ có trường hợp người dân làm không tốt, không thường xuyên. Nếu Chủ đầu tư và Đơn vị quản lý dự án không phát hiện kịp thời để nhắc nhở hoặc có hướng xử lý phù hợp thì dể gây tâm lý bất bình cho các hộ dân làm tốt. Trên đây là sáng kiến của tôi trong năm 2013 và đã được đưa vào “Quy định Về việc phối hợp tổ chức, thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, quản lý và bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau” chờ UBND tỉnh ban hành, kính trình Hội đồng sáng kiến của Sở Giao thông vận tải xem xét. Trân trọng kính chào! Cà Mau, ngày 25 tháng 12 năm 2013 Ngưới báo cáo Nguyễn Thành Gia Mẫu kèm theo cơ chế: BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ XÁC NHẬN ĐÃ THANH TOÁN Về việc giao khoán công việc "Phát cây, cắt cỏ", "Khơi rãnh khi trời mưa", "Vệ sinh mặt đường"; Quý /năm Tuyến đường ; dài m Stt Tên người nhận Địa chỉ Khối lượng (m) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Kết quả nghiệm thu Ký nhận đã thanh toán Ghi chú 10 [...]...Người Khôn Đạt Chủ Đơn vị đầu tư QLDA nhận g đạt khoán Số Nguyễn nhà 1 Văn A , ấp , xã 2 3 TỔNG CỘNG Ghi chú: Số thứ tự được xếp theo thứ tự từ đầu tuyến đường đến cuối tuyến (theo lý trình) Thành phần đi nghiệm thu: - Đại diện Chủ đầu tư: - Đại diện Đơn vị QLDA: - Đại diện UBND xã: Ngày tháng năm Đơn vị QLDA... diện Đơn vị QLDA: - Đại diện UBND xã: Ngày tháng năm Đơn vị QLDA UBND xã Chủ đầu tư (Tất cả đơn vị ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 11 Ghi chú: Biên bản này sau khi đã đóng dấu và ký tên đầy đủ phải dán công khai tại trụ sở UBND cấp huyện và UBND cấp xã 12 . NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Về cơ chế giao khoán một số công việc quản lý thường xuyên đường bộ cho nhân dân Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Sở Giao thông vận tải. Tôi tên: Nguyễn. giao khoán một số công việc quản lý thường xuyên đường bộ cho nhân dân . 2 II. Các căn cứ pháp lý: - Nghị định số 168/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ, quy định về nguồn tài chính và quản. lề đường) . Trường hợp cần thiết (khi số lượng người dân nhận khoán quá ít) có thể giao khoán cho nhân dân sống lân cận tuyến đường. - Chỉ áp dụng cơ chế khoán khi có ít nhất 30% số hộ dân sinh

Ngày đăng: 07/04/2015, 15:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan