Phân tích cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vật tư Xăng dầu

14 1.2K 6
Phân tích cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vật tư Xăng dầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC o0o TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ ĐỀ TÀI: Phân tích cổ phiếu của Công ty cổ phần Vật tư Xăng dầu Giảng viên : PGS TS. Nguyễn Đình Thọ Học viên : Doãn Thị Thùy Linh Số thứ tự : 46 Lớp : TCNH 19D Hà Nội, Tháng 01 – 2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vật tư – Xăng dầu (COMECO) 3 1.1 Giới thiệu chung về công ty 3 1.2. Lĩnh vực kinh doanh 3 1.3. Thị trường kinh doanh 3 Phần 2: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty CP Vật tư – Xăng dầu (COM) 4 2.1. Phân tích môi trường kinh doanh 5 2.1.1. Phân tích mô trường vĩ mô 5 2.1.2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành 6 2.2.Phân tích doanh nghiệp 7 2.2.1. Cơ cấu thị trường kinh doanh 7 2.3. Phân tích chỉ tiêu tài chính 9 2.3.1.Nhóm chỉ số cổ phiếu 9 2.3.2.Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính 9 2.3.3.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động………………………………………11 2.3.4.Nhóm chỉ số tốc độ tăng trưởng …………………………………………12 2.3.5 Kết luận chung………………………………………………………… 12 Phần 3: Xác định đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu COM 13 Tài liệu tham khảo 14 2 LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán tại Việt Nam những năm vừa qua đã chứng kiến khá nhiều biến động. Một phần nguyên nhân của thực trạng này là do việc đầu tư cảm tính, chưa có những nhận định, đánh giá thực tế về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường. Nhằm mục tiêu đưa ra chiến lược đầu tư trên thị trường chứng khoán trong thời gian này, tôi quyết định thực hiện tiểu luận với đề tài: “Phân tích cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vật tư Xăng dầu” nhằm đưa ra một số đánh giá về khả năng phát triển của công ty trong năm 2014 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này. Nội dung chính của bài gồm: - Phần 1 : Giới thiệu chung về Công ty cổ phần vật tư – xăng dầu (COMECO) - Phần 2 : Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vật tư – xăng dầu (COMECO) - Phần 3 : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu COM Học viên xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Đình Thọ đã hướng dẫn để học viên có thể hoàn thành bài tiểu luận này. 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ – XĂNG DẦU (COMECO) 1.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty Cổ phần Vật tư - Xăng dầu (COMECO) được thành lập từ năm 1975, là đơn vị mạnh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu với Hệ thống hơn 30 Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên khắp địa bàn Tp.HCM và một số tỉnh lân cận. Công ty được cổ phần hóa từ DNNN vào ngày 13/12/2000. Hơn 35 năm hoạt động, COMECO không ngừng nâng cao uy tín và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Đồng thời với những điều kiện lợi thế hiện có, COMECO xác định kinh doanh nhiên liệu là mũi nhọn của Công ty. - Tên công ty: Công ty cổ phần Vật tư - Xăng dầu - Tên tiếng Anh: Materials Petroleum Joint Stock Company - Tên công ty viết tắt: COMECO - Vốn điều lệ: 141.206.280.000 đồng (Một trăm bốn mươi mốt tỷ hai trăm lẻ sáu triệu hai trăm tàm mươi nghìn đồng./.) - Trụ sở chính: Tòa nhà COMECO, 549 Điện Biên Phủ, Phường 03, Quận 3, TP.HCM. - Website: www.comeco.vn 1.2 Lĩnh vực kinh doanh • Kinh doanh: xăng, dầu, nhớt, dịch vụ rửa xe; vận chuyển xăng dầu bằng xe bồn. • Thiết bị cho trạm xăng và vật tư, phương tiện giao thông vận tải. • Xây dựng dân dụng vận tải và công nghiệp, đặc biệt là các trạm xăng dầu. • Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, kho bãi. 1.3 Thị trường kinh doanh Thị trường tiêu thụ xăng dầu bán lẻ của COMECO chủ yếu nằm ở thị trường TP.HCM. Ngoài ra, công ty cũng có quan hệ kinh doanh bán sỉ với các đầu mối thuộc khu vực miềm Đông Nam Bộ (gồm các tỉnh thành: TP.HCM, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu). 4 PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOAT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ – XĂNG DẦU (COMECO) 2.1. Phân tích môi trường kinh doanh 2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô (mô hình Pestel) a. Chính trị - Pháp luật (P) Với một nền chính trị ổn định, vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên thị trường quốc tế. Yếu tố này đã tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay khi xu hướng toàn cầu hóa lan rộng khắp nơi, đặc biệt khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới cụ thể là việc tham gia vào WTO, APEC, AFTA điều này đã tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh, thể hiện được khả năng trong lĩnh vực của mình. Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống các văn bản luật như: Luật thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật chống bán phá giá…Tuy nhiên, Việt Nam gặp nhiều hạn chế trong việc xây dựng và áp dụng các bộ luật này vào hoạt động kinh doanh, khi phải đối mặt với việc kinh doanh xuyên quốc gia, đặt quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài. Thêm vào đó, các chính sách của Việt Nam còn thể hiện nhiều bất cập, gây nên những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. b. Các yếu tố kinh tế (E) Theo các số liệu thống kê, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2013 là 5.42% và theo các chuyên gia kinh tế dự báo dự tính năm 2014 sẽ đạt mức 5,6% trong năm 2014 và tăng lên mức 5,8% trong năm 2015.Lạm phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp chỉ 4,76 - 5,51%. Lãi suất vẫn có xu hướng giảm để thúc đẩy nguồn vốn ra thị trường. Các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách tiền lương cơ bản đã được thay đổi phù hợp với mức sống của người lao động, đặc biệt có nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực như các chính sách ưu đãi: giảm/giãn thuế TNDN, thuế VAT, tăng trợ cấp… giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại. c. Môi trường xã hội, dân số (S) Theo báo cáo của Bộ y tế, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và có cơ cấu dân số trẻ (số người dưới độ tuổi 35 chiếm 65 – 68%), tức là đang bước vào thời kỳ dân số vàng (với tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động gấp đôi nhóm tuổi phụ 5 thuộc). Đó là nguồn lực lao động dồi dào phục vụ công tác sản xuất kinh doanh cho nền kinh tế. d. Môi trường công nghệ (T) Để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được thì nhiều doanh nghiệp phải có chiến lược và dự án phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể, rõ ràng. Tại ngành xăng dầu hướng phát triển lâu dài trong công nghệ thông tin đã bổ trợ cho hoạt động kinh doanh rất nhiều, trên cơ sở kế hoạch tổng thể, một loạt các dự án đã được triển khai như: trung tâm dữ liệu, hệ thống mạng lõi… e. Môi trường thế giới Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới bị chững lại. Tuy nhiên bước đầu nền kinh tế thế giới đã có những tín hiệu phục hồi. Thêm vào đó nhu cầu về xăng dầu trên toàn thế giới là vấn đề rất được quan tâm. 2.1.2 Phân tích môi trường cạnh tranh ngành (Mô hình Porter’s five forces) * Các đặc điểm nổi trội của ngành xăng dầu: - Thị phần xăng dầu độc quyền được sự quản lý của nhà nước với mức giá theo quyết định của chính phủ. - Là mặt hàng chiến lược thiết yếu phục vụ cho nhu cầu xã hội nên quy mô khách hàng lớn và ổn định. - Quy mô tài sản đầu tư cho ngành lớn với vị trí kinh doanh thuận lợi. - Hệ thống phân phối bao phủ rông khắp bao gồm cả bán buôn và bán lẻ. - Mô hình kinh doanh khép kín và hỗ trợ lẫn nhau. * Các lực lượng cạnh tranh trong ngành: a. Sự cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh Đó là các doanh nghiệp có năng lực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng lực tài chính và có khả năng cạnh tranh cao so với Công ty CP vật tư – xăng dầu Sài Gòn. Đối thủ này đều là các doanh nghiệp có truyền thống trong ngành xăng dầu như: với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam như hiện nay các doanh nghiệp này đều có nhiều thuận lợi để tập trung năng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay, COMECO đang phải cạnh tranh với hơn 147 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở TP HCM, 9 đầu mối nhập khẩu trên cả nước và các hệ thống kinh doanh bán lẻ xăng dầu của các công ty khác ở khu vực Đông Nam Bộ. b. Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm năng 6 Do số lượng các doanh nghiệp xăng dầu được cấp phép hoạt động ngày càng gia tăng, do đó đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng nhiều. Nhiều tổ chức, cá nhân trong nước (doanh nghiệp xăng dầu nước ngoài đang xâm nhập thị trường Việt Nam sau WTO) nếu đủ điều kiện. Điều này làm cho môi trường xăng dầu vốn đã cạnh tranh ngày càng trở lên cạnh tranh hơn. c. Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế Các sản phẩm thay thế gần như không có d. Sự cạnh tranh của nhà cung ứng Trong ngành xăng dầu cũng có nhiều nhà cung ứng như doanh nghiệp cung cấp xăng dầu, doanh nghiệp cung cấp dầu nhờn, doanh nghiệp cung cấp vật tư… cung cấp nguyên vật liêu để làm nên sản phẩm xăng dầu. Sự cạnh tranh của các nhà cung cấp ngày càng khốc liệt vì số nhà cung ứng ngày càng nhiều, có tiềm năng về tài chính, quy mô lớn, quảng cáo tiếp thị tốt, khuyễn mãi lớn, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Ngoài ra các nhà cung ứng còn liên kết, liên doanh kết để đấu giá cung ứng dịch vụ nhằm mục đích thoải mãn sự hài lòng của khách hàng. Tai công ty CP xăng dầu, khi chọn lọc một đối tác để cung cấp thường được cân nhắc kỹ nhằm tránh rủi ro khi áp dụng vào doanh nghiệp. e. Sự cạnh tranh của khách hàng Xăng dầu là ngành dịch vụ thiết yếu đối với thị trường. Khách hàng ít nhiều có sự lựa chọn giữa các nhà sản xuất và phân phối xăng dầu. 2.2. Phân tích doanh nghiệp 2.2.1 Cơ cấu thị trường kinh doanh Dùng mô hình phân tích SWOT để đánh giá công ty: Lĩnh vực kinh doanh của công ty chia thành 02 nhóm chính: - Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu gồm: kinh doanh xăng dầu - Lĩnh vực kinh doanh khác gồm: sản xuất lắp ráp trụ bơm, dịch vụ cho thuê văn phòng – kho bãi , thiết kế - xây dựng dân dụng và công nghiệp a. Điểm mạnh: - Có bề dầy hoạt động kinh doanh xăng dầu từ tháng 9 năm 1975. Công ty COMECO tiền thân là phòng cung ứng xăng dầu thuộc Sở giao thông Công Chánh hình thành năm 1975. Trải qua gần 40 năm hoạt động, đặc biệt là trong những năm đầu cổ phần hóa,công ty đã phát triển vững chắc với doanh số ngày càng tăng. Năm 2002, công ty đã được tặng Huân chương lao động hạng nhất . 7 - Có uy tín tương đối cao về chất lượng, số lượng hàng hóa bán cho khách hàng - Có mạng lưới 32 cửa hàng nằm trên các trục lộ lớn thuận tiện giao thông và thu hút khách hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối khá ngày càng được cải thiện - Có nguồn vốn khuyến trợ từ ESSO. COMECO đă nhận được sự hỗ trợ của công ty ESSO trong việc đổi mới công nghệ. Các cửa hàng được thiết kế xây dựng với các công trình hạ tầng, môi trường và điều kiện vận hành đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Thực hiện quản lý và kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. COMECO là một trong 2 đơn vị bán lẻ xăng dầu duy nhất (COMECO và PETROLIMEX) đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, được tổ chức BVQI chứng nhận vào cuối năm 2004. - Có đội xe bồn vận chuyển tạo chủ động trong cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng - Có năng lực về xây dựng kho, bồn chứa, lắp ráp trụ bơm. - Đội ngũ quản lý có trình độ, kinh nghiệm, năng động. b. Điểm yếu: Không chủ động được đầu vào về sản lượng và giá cả. Các nhà cung cấp các sản phẩm xăng dầu cho công ty là các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhập khẩu xăng dầu, cụ thể: công ty thương mại – kỹ thuật và đầu tư (PETEC),SAIGON PETRO, PETROLIMEX SG, ESSO VN, BP PETCO, PINACO, CASUMINA. c. Cơ hội: - Các nhà máy lọc dầu trong nước đang được xây dựng góp phần giải quyết được một phần nhu cầu năng lượng, hạn chế lệ thuộc vào nhập khẩu, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất trong nước. - Thị trường xăng dầu khu vực Đông Nam Bộ, nhất là tại TP.HCM là thị trường hấp dẫn với nhiều tiềm năng phát triển, là đầu mối giao thương quốc tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh buôn bán xăng dầu với các nước trong khu vực doanh xu thế hội nhập để phát triển của nền kinh tế. - Thu hút vồn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán. - Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế thế giới WTO, AFTA,APEC… d. Nguy cơ: - Áp lực cạnh tranh và hội nhập. - Nguyên vật liệu và biến động giá cả 8 2.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 2.3.1 Nhóm chỉ số cổ phiếu Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường mối tương quan giữa nhà đầu tư với chi phí và lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể phải trả và thu về được từ danh mục đầu tư của mình. Theo bảng thống kê ta thấy chỉ số EPS có xu hướng giảm qua các năm 2010-2012 và từ 2013 bắt đầu có xu hướng tăng lên chứng tỏ mức lợi nhuận của nhà đầu tư trên mỗi cổ phiếu COM đã tiến triển hơn thời gian trước. Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; nhìn vào bảng số liệu ta thấy công ty có xu hướng tăng cổ tức từ 2010-2012 và giảm nhẹ cổ tức chi trả trong 2013-2014. Đơn vị : x tỷ đồng VND 2010 2011 2012 2013 Quý 1/2014 Cổ phiếu Giá 38.5 26.8 28.5 27 32 Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 13.755.792 13.755.792 13.755.792 13.750.875 13.750.875 Vốn hóa (Tỷ VND) 451,86 451,86 451,86 451,86 440,03 Cổ tức 1.8 1.8 1.5 1.3 0 Định giá EPS (VND) 2.614,52 2.356,24 1.736,82 1.808,05 1.985,19 P/E (x) 12,24 13,58 18,42 17,70 16,12 BVS 25.298 25.341 25.298 25.5 26.114 P/B (x) 1,26 1,26 1,26 1,25 1,23 2.3.2 Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính bao gồm các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty như: tỷ suất thanh toán ngay, tỷ suất thanh toán hiện thời, … và các chỉ số về cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm: tỷ trọng nợ trên tổng tài sản , nợ trên vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu… Đơn vị : x tỷ đồng VND 2010 2011 2012 2013 Quý 1/2014 9 Khả năng tài chính Nợ/Tổng tài sản (lần) 0,23 0,20 0,41 0,40 0,34 Nợ/Vốn chủ sở hữu (lần) 0,30 0,25 0,70 0,66 0,51 Vay dài hạn/Tổng tài sản (lần) 0,01 0,01 0,00 0,00 0,00 Vay dài hạn/Vốn chủ sở hữu (lần) 0,01 0,01 0,01 0,00 0,00 Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản (lần) 0,22 0,19 0,41 0,39 0,33 Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu (lần) 0,28 0,24 0,69 0,65 0,50 Thanh Toán Tỉ số thanh toán hiện hành (lần) 2,62 2,69 1,51 1,38 1,49 Tỉ số thanh toán nhanh (lần) 1,80 2,28 0,74 0,41 0,51 Tỉ số thanh toán tiền mặt (lần) 0,79 1,17 0,52 0,20 0,23 Tính đến hết quý I/2014, công ty có tình hình tài chính biến động qua các năm: a. Chỉ số thanh toán hiện hành Chỉ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp đều lớn hơn 1 qua các năm điều này chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu về vốn lưu động ròng của mình có giá trị dương. Chỉ số này qua các năm có sự biến động theo chiều hướng giảm và kết thúc quí 1/2014 chỉ số đạt 1.49 nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán hiện hành. b. Chỉ số thanh toán nhanh Chỉ số thanh toán nhanh cải thiện đến năm 2011 rồi giảm nhanh trong các năm 2012- 2014. Việc giảm tương ứng của chỉ số thanh toán nhanh so với mức tăng của chỉ số thanh toán hiện thời chứng tỏ về khả năng trả nợ ngay của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa tồn kho. Chỉ số năm 2013-2014 khá thấp chứng tỏ doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, vào những trường hợp gấp rút doanh nghiệp có thể buộc phải áp dụng các biện pháp bất lợi như bán tài sản với giá thấp để trả nợ. c. Chỉ số thanh toán tiền mặt Với chỉ số thanh toán tiền mặt của doanh nghiệp qua các năm là khá thấp, giảm tương ứng với chỉ số thanh toán hiện hành từ năm 2011 chứng tỏ khả năng thanh toán ngay lập tức và thanh toán trực tiếp với các khoản nợ hiện hành của doanh nghiệp là không cao . d. Cơ cấu vốn Về mặt cơ cấu vốn, mức nợ vay của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong năm 2012, chiếm 70% tổng nguồn vốn CSH khi khả năng thanh toán từ 2012 có phần giảm sút và giảm dần qua các năm. Nợ vay của Doanh nghiệp cũng chiếm 34% Tổng tài sản tính đến hết quý 1/2014 trong đó vốn vay dài hạn chiếm tỷ trọng thấp còn lại là vốn vay ngắn hạn. 10 [...]... PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐẦU TƯ/KHÔNG ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU COM Bảng giá thị trường của cổ phiếu COM từ tháng 5/2013-tháng 3/2014 12 Ngày tháng 31/5/2013 31/10/2013 31/12/2013 31/3/2014 Gia trị trường/ Cổ phiếu COM 27.18 22.85 26.48 35 Quyết định đầu tư vào cổ phiếu phục thuộc vào mục tiêu của nhà đầu tư Với những nhà đầu tư với mục tiêu đầu tư ngắn hạn xác định lợi nhuận dựa mức chênh lệch giữa mua và bán cổ. .. góp ý từ phía giảng viên PGS TS Nguyễn Đình Thọ để bài tiểu luận được hoàn chỉnh 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS.TS.Nguyễn Đình Thọ, Slide bài giảng Phân tích và Quản trị đầu tư 2 Website công ty cổ phần vật tư – xăng dầu: http://www.comeco.vn/ 3 Website Công ty cổ phần Chứng khoán Vndirect: https://www.vndirect.com.vn 4 Website Thông tin Thông minh Stox: http://www.stox.vn/ 5 Các website khác 14 ... tư ngắn hạn xác định lợi nhuận dựa mức chênh lệch giữa mua và bán cổ phiếu Với những nhà đầu tư dài hạn thì lợi nhuận là mức cổ tức được chi trả và giá cổ phiếu cuối kỳ Dựa vào bảng giá cổ phiếu COM ta nhận thấy mức giá cổ phiếu tăng dần trong năm qua, cổ phiếu COM cũng có giá đứng thứ nhì trong số các doanh nghiệp cùng ngành CÔNG TY CÙNG NGÀNH Mã Giá Thay đổi P/E P/B BSC 7.200 +400 (+5,88) 16,96 0,65...Cơ cấu vốn của công ty được đánh giá là phù hợp đối với mô hình hoạt động của công ty là công ty xăng dầu 2.3.3 Nhóm chỉ số sinh lời 2010 2011 2012 Quý 1/2014 2013 Khả năng sinh lợi Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) 4,07 % 2,79 % 2,98 % 2,92 % 3,30 % Tỷ suất lợi nhuận... giá dầu thế giới liên tục thay đổi, công ty cần duy trì số lượng hàng tồn kho nhất định để đề phòng khả năng khan hiếm hàng trên thị trường khi giá xăng dầu có xu hướng tăng trong những năm 2010-2014 2.3.5 Kết luận chung về tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp: Trong giai đoạn 2010-2014, Công ty đã có những biến chuyển tích cực trong hoạt động kinh doanh bằng những động thái rất rõ qua phân. .. phân tích: giảm tỷ lệ chi trả cổ tức, tăng chiếm dụng vốn nhà cung cấp, nâng khả năng thanh toán, tăng lượng hàng tồn kho… mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới, khi tình hình trên thế giới có nhiều bất ổn về vấn đề xăng dầu, giá cả xăng dầu thế giới và trong nước cũng biến động tăng, đồng thời khi lãi suất trên thị trường đang giảm , đây là cơ hội tốt cho Công ty. .. toán như đã phân tích ở trên Vòng quay khoản phải trả cũng tăng lên đáng kể đặc biệt quí 1/2014 vòng quay khoản phải trả là 248 ngày tăng gấp đôi các năm trước b Vòng quay của hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Ta nhận thấy từ năm 2011 chỉ số này của doanh nghiệp giảm thấp dần chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư cho hàng tồn kho tư ng đối cao... lúc: 12:00 SA | 05/06/2014 Dựa vào tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, xu hướng hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng để đưa ra quyết định đầu tư Kết luận: Căn cứ theo các chỉ tiêu nêu trên người viết bài khuyến nghị trong ngắn hạn và trong dài hạn nên đầu tư vào cổ phiếu COM Trong thời gian nghiên cứu và viết bài tiểu luận không... 7,90 % 7,29 % 4,65 % 4,24 % 4,89 % a Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Chỉ số này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh (đầu tư vào tài sản) bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Bảng thống kê ROA của công ty cho thấy chỉ số này giảm trong giai đoạn 2010-2013 và có khởi sắc hơn hở quí 1/2014 với 4.89% b Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng... thu đo lường mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tín dụng thương mại (cho khách hàng mua chịu) và khả năng thu hồi nợ đồng thời phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt Ngược lại, vòng quay các khoản phải trả thể hiện khả năng nhận tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp Theo bảng thống kê ta thấy vòng quay các khoản phải thu của công ty giảm từ 2011 chứng tỏ khả . – xăng dầu (COMECO) - Phần 2 : Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vật tư – xăng dầu (COMECO) - Phần 3 : Kết luận đầu tư/ không đầu tư vào cổ. định giá cổ phiếu Công ty CP Vật tư – Xăng dầu (COM) 4 2.1. Phân tích môi trường kinh doanh 5 2.1.1. Phân tích mô trường vĩ mô 5 2.1.2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành 6 2.2 .Phân tích doanh. triển của công ty trong năm 2014 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này. Nội dung chính của bài gồm: - Phần 1 : Giới thiệu chung về Công ty cổ phần vật tư

Ngày đăng: 07/04/2015, 14:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan