tóm tắt luận án NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN CÂY THUỐC ĐưỢC SỬ DỤNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

26 578 0
tóm tắt luận án NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN CÂY THUỐC ĐưỢC SỬ DỤNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI    TÍNH    TRONG  THÁI NGUYÊN   Chuyên ngành:  Mã số: 62420111   2015 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Trung Thành 2. GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . vào hồi giờ ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội  Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ở châu Á, được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú và đa dạng của sinh vật. Hệ thực vật Việt Nam cũng được biết đến rất đa dạng và phong phú. Theo ghi nhận của Phạm Hoàng Hộ (1999) có khoảng 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch và dự đoán có đến 12.000 loài; trong đó, số loài cây dùng làm thuốc chiếm khoảng 36%. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, Bộ Y tế đã xác định ở Việt Nam có 3.948 loài cây thuốc. Võ Văn Chi (2012) đã thống kê ở Việt Nam hiện có gần 4.700 loài thực vật làm thuốc. Đồng thời, Việt Nam còn là Quốc gia đa dạng về nền văn hóa với 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp lãnh thổ. Mỗi dân tộc ở các vùng miền khác nhau lại có những tri thức khác nhau về cách sử dụng cây cỏ để phục vụ cuộc sống của họ. Với mức độ đa dạng về hệ thực vật, về văn hóa như vậy, chúng ta đang được kế thừa một kho tàng tài nguyên cây thuốc quý giá của các dân tộc trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế. Việt Nam là một Quốc gia có 3/4 diện tích là rừng, nơi có sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số Quốc gia. Chính sự đa dạng về tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh. Việc sử dụng những kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu thực vật học dân tộc ở Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết để góp phần phát triển nền kinh tế của đồng bào dân tộc. Tỉnh Thái Nguyên, một trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi Đông Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, Thái Nguyên là nơi có hệ sinh thái đa dạng và có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao Từ rất lâu đời, đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây thuốc, mỗi dân tộc lại có những kinh nghiệm riêng, đặc trưng cho dân tộc mình. Do đó, kho tàng tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc nơi đây rất phong phú. Nhưng tri thức bản địa về cây thuốc của mỗi dân tộc cho đến nay vẫn chưa được hệ thống một cách đầy đủ, toàn diện, chưa có một nghiên cứu tổng thể về nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài luận án:“Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững” được tiến hành thực hiện với những mục tiêu lớn sau: Đánh giá đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững. Kiểm chứng giá trị thực tiễn về khả năng ức chế tế bào ung thư dạ dày từ dịch chiết của cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.). Những điểm mới và đóng góp chính của luận án: - Lần đầu tiên đưa ra được bộ tư liệu tương đối đầy đủ về nguồn cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên. - Xây dựng được cơ sở dữ liệu về các loài cây thuốc cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên. - Bổ sung thêm dẫn liệu mới về khả năng điều trị ung thư dạ dày bằng loài Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.). Nội dung luận án được chia thành các phần và các chương như sau: Mở đầu (2 trang), Chương 1. Tổng quan tài liệu (34 trang), Chương 2. Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu (12 trang), Chương 3. Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu (11 trang), Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (90 trang), Kết luận và Kiến nghị (2 trang), Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (18 trang), Phụ lục (104 trang).   1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc trên thế giới Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng châu lục, từng quốc gia và từng dân tộc. Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ. Nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của các nước được sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc trên thế giới Những kiến thức truyền thống về cây thuốc và kinh nghiệm bản địa trong việc sử dụng cây thuốc không những góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa và đa dạng sinh học mà còn mở ra một triển vọng cho việc phát triển thuốc mới. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng những kiến thức bản địa về cây cỏ làm thuốc của cộng đồng các dân tộc sẽ mang lại một tương lai đầy hứa hẹn cho việc chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.  1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam Việt Nam có một nền y học cổ truyền hết sức đa dạng, đặc sắc với bề dày lịch sử hàng nghìn năm và từ đó hình thành nên nền y học dân tộc không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, nhiều cây thuốc, bài thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian có hiệu quả cao. Các kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc ở Việt Nam Nghiên cứu cây thuốc dân tộc không chỉ góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc của đất nước, làm phong phú thêm tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của cả dân tộc mà còn là cơ sở để sản xuất các loại dược phẩm mới để điều trị các căn bệnh hiểm nghèo. Đây thực sự là một hướng nghiên cứu có triển vọng lớn trong tương lai. Hiện nay, nhiều loài cây thuốc quý phân bố chủ yếu ở miền núi, đang có nguy cơ bị tàn phá dẫn đến tuyệt chủng do lạm dụng khai thác quá nhiều. Vì vậy cần phải có biện pháp tiến hành điều tra, tư liệu hoá thực trạng sử dụng cây thuốc của các dân tộc và tri thức bản địa về cây cỏ làm thuốc để xây dựng các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 1.2.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống với những kinh nghiệm dân gian độc đáo trong việc sử dụng cây cỏ hoang dại để làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây thuốc ở Thái Nguyên còn ít, chưa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ và hệ thống về vốn tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong tỉnh. Việc tiến hành điều tra, nghiên cứu tổng thể nguồn cây thuốc trên phạm vi toàn tỉnh sẽ góp phần bổ sung những tư liệu quý vào kho tàng y học cổ truyền Việt Nam và thế giới nhằm phục vụ công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học.  1.3.1. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới Để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người, cho sự phát triển của xã hội và để chống lại các bệnh nan y thì sự cần thiết phải kết hợp giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền của các dân tộc là một vấn đề cấp thiết. Chính từ những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nước trên thế giới đang hướng về thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc. 1.3.2. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam Hình thức bảo tồn tri thức sử dụng cây thuốc cũng được thực hiện bằng cách điều tra, thu thập và tư liệu hóa vốn tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc trong các nhóm cộng đồng dân tộc ở Việt Nam. Khuyến khích sử dụng bền vững, an toàn, hiệu quả tại cộng đồng thông qua các hoạt động đa dạng như đưa vào giáo dục tại các trường phổ thông, thêm nội dung y học dân gian trong các trường đại học y dược, xuất bản sách cây thuốc và y học của các dân tộc ở Việt Nam, 1.3.3. Công nghệ GIS và ứng dụng trong nghiên cứu bảo tồn cây thuốc Nhìn chung GIS đã bắt đầu được ứng dụng khá nhiều trong bảo tồn đa dạng sinh học, tuy nhiên để ứng dụng vào việc quản lý dữ liệu loài, bản đồ mật độ phân bố loài,… còn rất hạn chế. Trong khi đó đây là công nghệ thích hợp có hiệu quả để giám sát loài và tổ chức quản lý bảo tồn. Chính vì vậy cần tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại giúp cho việc bảo tồn các loài một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là những loài cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.  Cùng với công tác điều tra, thống kê các loài cây có tác dụng làm thuốc, các nhà khoa học còn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế và các hợp chất hóa học trong cây cỏ có tác dụng chữa bệnh. Việc nghiên cứu chiết xuất các chất có hoạt tính dược học từ thực vật đang trở thành trọng điểm trong nền y dược học hiện đại của nhiều quốc gia trên thế giới. Thực vật học dân tộc đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Giá trị y học của nó đã được ghi nhận qua hàng ngàn đời và những tri thức đó vẫn được lưu giữ cho tới ngày nay. Trong số rất nhiều bệnh có thể được điều trị bởi các cây cỏ theo phương pháp truyền thống có cả những căn bệnh hiểm hiểm nghèo như ung thư.   2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Là những loài thực vật bậc cao có mạch được dùng làm thuốc và vốn tri thức bản địa trong việc dùng cây thuốc của một số cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên gồm: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao. 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 2.1.2.1. Mẫu tiêu bản Vật liệu nghiên cứu là các mẫu tiêu bản tươi và khô của các loài cây thuốc thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Hiện tại có khoảng 1.000 tiêu bản thuộc khoảng 800 số hiệu được lưu trữ tại phòng thí nghiệm Sinh học, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Ngoài ra, vật liệu nghiên cứu còn bao gồm các tài liệu, hình ảnh, hình vẽ liên quan đến cây thuốc có ở Việt Nam hiện đang được lưu giữ tại các thư viện, phòng tiêu bản, bảo tàng thực vật, website trong và ngoài nước. 2.1.2.2. Mẫu vật và các dòng tế bào ung thư, môi trường nuôi cấy và sinh phẩm Mẫu vật: mẫu lá của cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) được thu thập tại tỉnh Thái Nguyên và được PGS. TS. Nguyễn Tập (Viện Dược liệu, Bộ Y tế) định danh. Sau đó, mẫu cây được cắt nhỏ, sấy khô ở 500C trong 72 giờ và đóng gói hút chân không và chuyển đến phòng thí nghiệm INSERM U853 Đại học Bordeaux, Pháp. 2.1.3. Trang thiết bị nghiên cứu Bao tải dứa, túi nilon, giấy báo, etyket, kéo cắt cây, bút chữ A, dây đay, dây dứa, cồn, sổ ghi chép, tủ sấy mẫu, máy ảnh, máy định vị Garmin GPS V – 37087960. Hệ thống máy móc dùng trong phân tích thực nghiệm: Kính hiển vi soi ngược Olympus; Kính hiển vi huỳnh quang ZOE; Máy đo quang phổ SPECTROstar Nano; Hệ thống phân tích dòng tế bào Flow cytometry; Tủ nuôi cấy tế bào CO2; Box nuôi cấy an toàn sinh học cấp 2. 2.1.4. Địa điểm và thời gian điều tra nghiên cứu Công tác điều tra được tiến hành ở 25 xã thuộc 7 huyện (Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình) của tỉnh Thái Nguyên, nơi cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao cư trú. Các nghiên cứu thực địa và nghiên cứu tại Bảo tàng Thực vật học, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và phòng thí nghiệm Sinh học, khoa Khoa học Sự sống, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên được tiến hành từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 3 năm 2013. Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Helicobacter và Ung thư – INSERM U853 thuộc Viện Y học Quốc gia, tại Đại học Bordeaux, Pháp từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014.  2.2.1. Điều tra cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao ở tỉnh Thái Nguyên - Điều tra thu thập các cây thuốc, cùng với kinh nghiệm sử dụng theo cách truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao tại một số vùng ở tỉnh Thái Nguyên. - Kết hợp trong quá trình điều tra khảo sát trên, tiến hành thu thập thêm thông tin về phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, sự phân bố dân cư và một số thông tin khác có liên quan đến vốn tri thức bản địa về cây thuốc của các cộng đồng dân tộc ở địa phương. - Bước đầu điều tra về những cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác và sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên. 2.2.2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá sự phong phú của nguồn cây thuốc đã ghi nhận được ở tỉnh Thái Nguyên - Xác định tên khoa học và xây dựng Danh lục cây thuốc tỉnh Thái Nguyên, Danh lục những cây thuốc có tiềm năng khai thác sử dụng phổ biến trong các cộng đồng dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên và Danh lục các loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được, hiện có ở tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích, đánh giá tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích về sự phân bố và tình hình sử dụng các cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác và sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên. 2.2.3. Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá chung về sự phong phú trong vốn tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên. - Tìm hiểu vốn tri thức bản địa với phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, sự phân bố dân cư của từng dân tộc ở Thái Nguyên. - Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc dùng cây cỏ làm thuốc của các cộng đồng các dân tộc. 2.2.4. Kiểm chứng cơ sở khoa học về khả năng kháng tế bào ung thư dạ dày của cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) Đánh giá khả năng ức chế của dịch chiết Lá khôi (Ardisia gigantifolia) đến: (1) Sự phân chia tế bào; (2) Quá trình apoptosis; (3) Sự điều hòa chu kỳ của tế bào và (4) Các đặc tính của tế bào gốc ung thư dạ dày. 2.2.5. Vấn đề bảo tồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu - Vấn đề xói mòn, mai một vốn tri thức bản địa trong việc dùng cây cỏ làm thuốc của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. - Vấn đề bảo tồn các cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng và hiện trạng của chúng.  2.3.1. Phương pháp điều tra cộng đồng Điều tra nghiên cứu tri thức bản địa cây thuốc và các bài thuốc tại tỉnh Thái Nguyên được tiến hành theo các phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học của [Gary J. Martin, 2002]. 2.3.2. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu ngoài thực địa Sử dụng phương pháp thu mẫu thực địa theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007): - Phương pháp thu mẫu: Mẫu vật được thu hái theo danh lục đã phỏng vấn và theo sự chỉ dẫn của các thầy thuốc bản địa. Các mẫu thu được có bộ phận dinh dưỡng và bộ phận sinh sản; trường hợp mẫu thu được không đủ đặc điểm phân loại (do không vào mùa hoa, quả) thì tiến hành thu và thay thế mẫu trong các đợt thu mẫu tiếp theo. Mỗi mẫu đều được gắn nhãn (etyket) ghi số hiệu mẫu, địa điểm và nơi lấy, các đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo; màu sắc lá, hoa, quả; mùi vị đặc trưng (nếu có); có nhựa mủ hay không; môi trường sống - Cách xử lý mẫu: Mẫu vật được xử lý ngay sau mỗi đợt thu mẫu, ép tạm thời bằng giấy báo, buộc chặt, cho vào túi nilon và tẩm cồn 70%. - Chụp ảnh: sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các loài cây thuốc, cách sơ chế, sử dụng và những hoạt động của tập thể trong quá trình nghiên cứu (Phụ lục 6 và Phụ lục 7). 2.3.3. Phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm Sử dụng phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007): - Ép mẫu: Mẫu được ép phẳng trên một tờ báo gập làm bốn, đảm bảo phiến lá được duỗi, không bị quăn; trên mẫu có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát dễ dàng cả hai mặt lá mà không phải lật mẫu. Đối với hoa thì dùng các mảnh báo nhỏ gói riêng; quả được cắt thành lát ngang và lắt dọc để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu. Sau đó xếp mẫu thành chồng và dùng bản ép gỗ ép chặt mẫu và bó lại. - Sấy mẫu: Sau khi ép mẫu thì tiến hành sấy ngay, mẫu được sấy trong tủ sấy ở điều kiện nhiệt độ 60 – 80 0 C, trong khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày tùy thuộc vào lượng mẫu. 2.3.4. Phương pháp xác định tên khoa học Xác định tên khoa học của cây thuốc sử dụng phương pháp so sánh hình thái truyền thống kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và một số tài liệu chuyên ngành như: Thực vật chí Đông Dương (Flore générale de l'Indo-Chine); Bộ Thực vật chí Việt Nam (The Flora of Vietnam); Cây cỏ Việt Nam;… Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sai sót. Điều chỉnh tên họ, tên chi và tên loài theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập I – 2001], [Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), Tập II – 2003], [Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), Tập III – 2005]. Tiến hành lập Danh lục cây thuốc của một số dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, bao gồm các thông tin: Tên khoa học, tên phổ thông, tên dân tộc, số hiệu mẫu, dạng cây, bộ phận sử dụng, công dụng chữa bệnh. 2.3.5. Phương pháp trình bày và bảo quản mẫu Sử dụng phương pháp trình bày mẫu và bảo quản mẫu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các tiêu bản mẫu khô cây thuốc được trình bày trên khổ giấy Duplex khổ 28 x 42 cm, dùng chỉ để khâu các bộ phận đính chặt lên bìa mẫu, rồi dùng băng dính giấy để dán các đường chỉ ở mặt lưng bìa tránh không bị vướng làm hỏng mẫu phía dưới. Mỗi tiêu bản mẫu được dán etyket bao gồm các thông tin như: tên khoa học, tên phổ thông, tên dân tộc, thuộc họ, nơi phân bố, công dụng chữa bệnh. 2.3.6. Phương pháp kế thừa Kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học đã xuất bản liên quan đến cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên; các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc, bài thuốc của các ông lang, bà mế trong cộng đồng dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, cũng như các tài liệu khác có liên quan đến đề tài trên nguyên tắc có chọn lọc và phê phán. 2.3.7. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc Các chỉ tiêu đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được dựa trên phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007), bao gồm: - Đa dạng về phân loại - Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc Đánh giá đa dạng về phân loại: Dựa theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007) tiến hành đánh giá tính đa dạng về thành phần của các taxon. Đánh giá đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc. 2.3.8. Phương pháp xác định những cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng Xác định những cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng dựa vào các tài liệu: “Danh mục thuốc thiết yếu Y học cổ truyền”, ban hành theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT [Bộ Y tế, 2005]; “40 loài cây thuốc trọng tâm khai thác và phát triển”, ban hành theo Quyết định số 15/2012/QĐ-BYT [Bộ Y tế, 2012]; “Dẫn liệu thống kê về dược liệu và thuốc từ dược liệu” [Cục Dược, Bộ Y tế, 2012]. Đồng thời, dựa vào việc khai thác thu mua cây thuốc đã ghi nhận được trong quá trình điều tra nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên. 2.3.9. Phương pháp xác định các loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn Danh sách các cây thuốc nằm trong diện bảo tồn ở Việt Nam hiện có tại tỉnh Thái Nguyên được căn cứ trên 3 tài liệu chủ yếu sau: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/03/2006; Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007); Sách đỏ Việt Nam, phần II – Thực vật (2007). [...]... ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta)) Trong đó, dân tộc Tày sử dụng 323 loài, dân tộc Nùng sử dụng 111 loài, dân tộc Sán Dìu sử dụng 128 loài, dân tộc Sán Chay (gồm Cao Lan và Sán Chí) sử dụng 312 loài và dân tộc Dao sử dụng 297 loài để chữa bệnh 2 Kết quả đánh giá về đa dạng phân loại và đa dạng về dạng cây sử dụng làm thuốc của các cộng đồng dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 3 Xây dựng danh... lâu dài nguồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên 2 Bảo tồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên cần song song với công tác nghiên cứu phát triển trồng thêm mới 3 Triển khai việc ứng dụng các tri thức bản địa trong sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển thuốc mới phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Lê Thị... việc sử dụng cây thuốc khác nhau, mang nhiều nét độc đáo và đặc trưng cho từng dân tộc Những kinh nghiệm đó thể hiện trong cách gọi tên, nhận biết và thu hái cây thuốc của mỗi dân tộc 4.4.1.2 Kinh nghiệm bài thuốc chữa bệnh của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên Bảng 4.12 Kết quả thu thập bài thuốc kinh nghiệm ở một số cộng đồng dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên Cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên. .. dân tộc cư trú tại tỉnh Thái Nguyên Kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc đã được tích lũy từ đời này qua đời khác, được lưu truyền trong các gia đình và cộng đồng của mỗi dân tộc 4.4.3 Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên Kết quả thống kê về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của người dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái. .. cũng như khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc Bảng 4.8 Sự đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc Dạng cây Số loài Tỷ lệ (%) Cây gỗ Cây bụi Cây thảo Cây leo Tổng 176 213 233 123 745 23,62 28,59 31,28 16,51 100 4.2 Tiềm năng khai thác và sử dụng cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên Căn cứ vào các tài liệu như: Danh sách “40 loài cây thuốc trọng tâm khai thác và phát triển , ban hành theo... 10 chi đa dạng nhất (2,25%) Tổng số loài Số loài 9 8 8 7 6 6 6 5 5 5 65 745 Tỉ lệ (%) 1,21 1,07 1,07 0,94 0,81 0,81 0,81 0,67 0,67 0,67 8,73 100 4.1.2 Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc Các loại cây được đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên sử dụng làm thuốc có dạng cây rất đa dạng và phong phú Phân tích tính đa dạng về dạng cây của cây thuốc có thể định hướng được việc gây trồng, bảo vệ... loài, trong đó: 8 loài ở mức độ nguy cấp (EN) và 12 loài ở mức độ sắp nguy cấp (VU) 4.4 Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 4.4.1 Một số kinh nghiệm của đồng bào dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 4.4.1.1 Kinh nghiệm nhận biết, thu hái cây thuốc Mỗi dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao ở tỉnh Thái Nguyên đều có niềm tin, tri thức và kinh nghiệm trong. .. yếu ở nơi đây bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, H’mông, Sán Chay và Hoa Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nguồn tài nguyên cây thuốc đƣợc sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 4.1.1 Sự đa dạng trong các bậc taxon 4.1.1.1 Đa dạng ở bậc ngành Kết quả nghiên cứu đến nay đã ghi nhận được 745 loài thực vật bậc cao có mạch, phân bố ở 5 ngành: ngành Thông đất (Lycopodiophyta),... tra nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên Kết quả thống kê được Danh sách các cây thuốc mọc tự nhiên có tiềm năng khai thác, sử dụng (Bảng 4.9) 4.3 Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận đƣợc ở tỉnh Thái Nguyên 4.3.1 Số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên Căn cứ vào các tài liệu bảo tồn như Nghị định số 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ ngày 30/3/2006; Danh lục đỏ cây. .. lý, bảo vệ và phát triển nguồn cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Bảo tồn cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng, đi đôi với phát triển trồng thêm; Khai thác hợp lý, chú ý đến bảo vệ tái sinh; Bảo tồn vốn tri thức bản địa của cộng đồng, nghiên cứu kế thừa và phát huy; Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng 2 Đề nghị 1 Để thực hiện được các yêu cầu cần khoanh vùng bảo vệ và khai thác lâu dài nguồn . tộc ở tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững được tiến hành thực hiện với những mục tiêu lớn sau: Đánh giá đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở. diện bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được, hiện có ở tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích, đánh giá tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và. nguyên cây thuốc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài luận án: Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân

Ngày đăng: 07/04/2015, 12:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan