Cây thì là

4 1K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Cây thì là

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo Cây thì là

Thìa Còn gọi là rau thì là, phawk si (Lào-Vientian), aneth (Pháp). Tên khoa học Anethum graveolens L. (Peucedamum graveolens B enth. Et Hook.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae). Thìa cho quả dùng làm thuốc. Thì một loại rau gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn vì vừa thơm ngon, vừa át được mùi tanh. Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thì còn có nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh . Kết quả phân tích thành phần hóa học có trong cây thì gồm nước, tro không tan trong HCl, nhiều khoáng tố vi lượng. Trong lá, hạt, rễ cây cũng có chứa chất dầu (95% α, β pinen, 60% limonene và carvon). Toàn cây có hàm lượng terpen rất cao. A. Mô tả cây Cỏ nhỏ mọc hằng năm, ít phân nhánh, thân nhẵn, cao 0,3-1m, xẻ ba thành những phiến nhỏ hình sợi, vò có mùi thơm dể chịu, nhưng có người cho khó chịu. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành tán to thường gồm 10 gọng không tổng bao và tiểu bao. Quả hình trứng, dài 3 mm, rộng 1,5 mm, dẹp ở lưng, phân liệt quả tách nhau dễ dàng, có sống dọc nổi (Hình 323). B. Phân bố, thu hái và chế biến Thìa được trồng khắp nơi ở nước ta nhưng chủ yếu chỉ để lấy lá, thường nấu với cá. Làm thuốc chỉ dùng quả. Nhưng thường nước ta không thu hái quả làm thuốc, gần đây đã dùng quả làm hương liệu chè cho uống. Tại các nước Trung Á, sau lan sang Châu Âu người ta lấy quả làm thuốc. Trước đây Pháp mua về dùng và bán sang ta, trong khi mọc ở ta nhưng không dùng. Quả hái về phơi khô được. C. Thành phần hòa học Trong quả thìa có từ 3-4% tinh dầu. Tinh dầu không màu hay hơi vàng nhạt, tỷ trọng 0,900- 0,915, quay phải +70 0 -+80 0 . Thành phần chủ yếu trong tinh dầu d.limonen, phellandren, 40-60% d.cacvon, một ít paraffin. Trong tinh dầu thì của Ấn Độ còn chứa dillapiol. Theo Schimmel, tinh dầu thìa Tây Ban Nha cất từ toàn cây chỉ có 20% cacvon, không có limonen, chỉ có phelandren. D. Công dụng và liều dùng Quả thìa (nhân dân vẫn gọi nhầm hạt thìa là) được dùng làm thuốc kích thích trung tiện, lợi sữa. Còn dùng chữa đau bụng cho trẻ em. Dùng dưới hình thức nước cất quả thìa là: Mỗi ngày uống 50-100g để giúp sự tiêu hóa. Hoặc dưới dạng thuốc pha: 4-8g trong 1 lít nước. Nếu dùng tinh dầu thì mỗi ngày 250mg đến 1g, nhỏ vào đường hay nước đường mà uống. Trong công nghiệp hương liệu, quả thì được dùng phối hợp với một số quả khác như mùi, để làm thơm chè. CÔNG DỤNG Theo y học cổ truyền, thì có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, hơi đắng. Nó có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận. Nó còn được xem một loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày. Chữa rối loạn tiêu hóa: ăn thì nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Đặc biệt đối với trẻ em đang lớn hoặc lứa tuổi nhũ nhi, 1-2 muỗng nước sắc thì trộn vào thức ăn của trẻ sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Chữa tiêu chảy và kiết lỵ: chất dầu trong hạt thì rất hữu hiệu để chữa chứng no hơi, đầy bụng. Lấy hạt thì chiên trong một lượng tối thiểu bơ cùng với đồng lượng hạt của cây cỏ cari (fenugreek), hỗn hợp này được xem như một loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính. Để đạt hiệu quả tối đa có thể nướng hạt cho vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, chia 2-3 lần trong ngày. Chữa bệnh đường hô hấp: trong trường hợp cảm lạnh, cúm, hoặc viêm cuống phổi. Dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia 3 lần uống trong ngày. Chữa rối loạn kinh nguyệt: thì có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai, dùng 60g dịch chiết thì trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia 3 lần uống trong ngày. Chữa hơi thở hôi: nhai hạt thì mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn. Chữa mụn nhọt và sưng tấy: giã nát tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. thì đun trong dầu mè được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp. Tác dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú: thì rất tốt cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, nó thường được dùng ngay sau khi sinh để giúp tăng lượng sữa của sản phụ đang cho con bú. Thì còn giúp ngăn ngừa sự rụng trứng sớm nên sử dụng thảo dược này được xem như một phương pháp ngừa thai hiệu quả. Theo Sức khỏe số

Ngày đăng: 03/04/2013, 13:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan