HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (TT)

26 605 0
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH (TT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chính sách đổi mới đất nước cùng quá trình thị trường hóa hoạt động kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu mang lại những kết quả nhất định, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, việc huy động và sử dụng vốn đầu tư – đặc biệt vốn đầu tư nước ngoài – tác động đáng kể đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của cả nước cũng như từng địa phương. Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trà Vinh còn có điều kiện cùng phát triển kinh tế biển với Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và cả nước. Việc tăng tốc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại nhằm phát triển kinh tế đòi hỏi rất nhiều vốn. Trà Vinh cần đề ra và thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn vốn từ trong và ngoài nước, khơi dậy nguồn lực to lớn trong dân, khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn kinh doanh làm giàu cho mình, cho địa phương và cho đất nước. 2. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, tỉnh Trà Vinh chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 theo mục tiêu chung của ĐBSCL và cả nước nói chung để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thực tiễn vừa qua đã làm bộc lộ yếu kém của con người, những nghịch lý gây bức xúc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: trình độ phát triển thấp nhất nước, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế còn lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là Trà Vinh thiếu một chiến lược phát triển kinh tế tổng thể, toàn diện và lâu dài, thiếu cả vốn đầu tư. Việc thu hút được nhiều vốn đầu tư cho phát triển kinh tế là vấn đề mang tính sống còn cho sự phát triển của Tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nguồn vốn đầu tư tại Trà Vinh và tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh. bên cạnh đó, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Đồng thời đưa ra luận chứng các giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn đầu tư ở tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới. Về thời gian: đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trong thời gian 2007 – 2013. Về không gian: tập trung nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Trà Vinh. 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1. Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh; đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trong thời gian tới. 4.2. Mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Làm sáng tỏ hệ thống hóa lý luận về huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế. - Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư ở tỉnh Trà Vinh thời gian từ 2007 – 2013, những thành công và hạn chế, làm cơ sở đề ra giải pháp trong thời gian tới. - Mục tiêu 3: Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh bằng mô hình định lượng. - Mục tiêu 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh bằng việc lập câu hỏi khảo sát và ứng dụng các phần mềm xử lý. 1 - Mục tiêu 5: Đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới trên cơ sở phân tích. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập thông tin, số liệu được công bố như: báo cáo khoa học, báo chí, Internet, hội nghị, các đề tài hội thảo, các niên giám thống kê tại các tỉnh ĐBSCL, báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh, VCCI Cần Thơ, Viện Nghiên cứu Kinh tế ĐBSCL (Đại học Cần Thơ), Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, các huyện, thành phố, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh hàng năm - Phỏng vấn chuyên sâu: hình thức chọn mẫu thuận tiện căn cứ vào khả năng tiếp cận. Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp. Tất cả những thông tin thu thập cũng được tổng hợp và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu. - Cơ sở vùng nghiên cứu bao gồm: (i) địa bàn tỉnh Trà Vinh, (ii) mẫu chọn bao gồm 300 doanh nghiệp trên địa bàn (cụ thể lấy mẫu tại TP.Trà Vinh, huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Càng Long, Cầu Kè, Duyên Hải) làm mẫu đại diện trong Tỉnh. 5.2. Phương pháp phân tích số liệu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp phân tích số liệu theo quy trình sau: - Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm khái quát chung về vốn đầu tư, kinh nghiệm huy động vốn tại các vùng, miền tại Việt Nam và một số quốc gia; phân tích, đánh giá làm cơ sở lý luận cho đề tài (sử dụng số liệu thứ cấp). - Đối với mục tiêu 2: phân tích thực trạng huy động vốn trong vùng giai đoạn 2007 – 2013, trong đó, đánh giá và phân tích toàn diện thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 – 2013. - Đối với mục tiêu 3: sử dụng phương pháp kiểm định mối quan hệ nhân quả, phân tích phân rã phương sai và phân tích phản ứng đẩy để xem xét mối quan hệ giữa FDI đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh (sử dụng dữ liệu thời gian). - Đối với mục tiêu 4: sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh (sử dụng số liệu sơ cấp). - Đối với mục tiêu 5: sử dụng phương pháp thống kê suy luận, mô hình nghiên cứu hồi quy và kiểm định nhân quả để đề xuất giải pháp và kiến nghị phù hợp. 6. Lược khảo tài liệu 6.1. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Nguyễn Thị Giang (2010) đánh giá một cách có hệ thống những thành công và hạn chế trong thu hút vốn cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và những nguyên nhân. Nghiên cứu của Sử Đình Thành (2001) thể hiện rõ cách thức sử dụng công cụ tài chính để huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam như: Ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, các quỹ hỗ trợ tài chính nhà nước; Nghiên cứu của Võ Thanh Khiêm (2007) phân tích sâu sắc thực trạng huy động vốn, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Bình Thuận, giúp việc quản lý đầu tư đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong tương lai. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Nguyệt Anh (2009) kế thừa các mô hình phát triển kinh tế, cơ sở lý luận huy động vốn, mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư trên địa bàn Trà Vinh giai đoạn 2003-2007. Dựa theo mục tiêu và các chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020. 6.2. Các nghiên cứu ngoài nước 2 Nghiên cứu của Yun-hwan Kim and Purnima rajapakse (2001) phản ánh sự cần thiết thu hút vốn đầu tư trong từng giai đoạn phát triển tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Nghiên cứu của Suresh n. Shende (2002) nhấn mạnh vai trò của quản trị ở cấp quốc gia và quốc tế để phát triển bền vững cùng với tính minh bạch trong hệ thống tài chính, tiền tệ và kinh doanh. Nghiên cứu của Grant Thornton (2010) đưa ra quan điểm về vai trò quan trọng của cả hai vấn đề đi vay – cho vay trên thị trường vốn tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu của Christoph Denk (2011) đưa ra quan điểm về sự cần thiết đầu tư cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng bền vững ở từng quốc gia.Trong đó, chú trọng khai thác các nguồn vốn dài hạn từ tư nhân và nhà nước theo mô hình hợp tác công-tư. Vietnam economic News from FT Information of Asia Intelligence Wire (1998) chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn ODA cho sự phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn sau khủng hoảng 1998 tại các nước Đông Nam Á.Vietnam economic News from ProQuest document (1998) thể hiện quan điểm “vốn nước ngoài là quan trọng, trong khi vốn địa phương là quyết định”. Evans, Sandra; Jordan, Mary (1990) và Pedro R. Payne, PhD, Kirk R. Williams, PhD (1997) cho rằng sự cần thiết huy động nguồn vốn trong xã hội để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước - đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài. Déau, Thierry (2011) nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn tư nhân trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng của các nước OECD (Organization for Economic Co-operation and Development) nhằm tạo sự hài hòa trong chính sách đầu tư công cũng như khai thác tốt nguồn vốn dài hạn này cho nền kinh tế. 7. Kết cấu luận án Luận án có khối lượng 173 trang, 20 sơ đồ, 31 biểu bảng. Bao gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh. Chương 3: Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh. Chương 4: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Chương 5: Giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1.Huy động vốn đầu tư 1.1.1. Huy động vốn đầu tư Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, các chủ thể cần có nguồn lực tài chính nhất định. Chức năng huy động nguồn tài chính, hay còn gọi là chức năng huy động vốn, thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Huy động vốn đầu tư: Chức năng huy động nguồn tài chính, hay còn gọi là chức năng huy động vốn, thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. * Về thời gian; về kinh tế; về mặt pháp lý. 1.1.2. Vai trò của vốn đầu tư Vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và cải thiện chất lượng theo chiều sâu: 1.1.2.1. Vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 1.1.2.2. Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh 1.1.2.3. Thúc đẩy hình thành các hình thức kinh doanh đa dạng, nguồn vốn đa dạng, tăng cường cạnh tranh, tạo động lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. 3 1.1.2.4. Tăng cường khai thác những lợi thế tuyệt đối và tương đối để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. 1.1.2.5. Mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế và hội nhập. 1.1.2.6. Giúp giải quyết các vấn đề xã hội. 1.2. Tổng quan về đầu tư cho phát triển kinh tế 1.2.1. Khái niệm về đầu tư Từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế học đưa ra các khái niệm khác nhau về đầu tư.Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus quan niệm “đầu tư là sự bổ sung vào tư liệu sản xuất, ví dụ hàng hóa vốn. Hàng hóa vốn gồm các trang thiết bị, nhà xưởng, hay hàng hóa vật tư lưu kho…“đầu tư” khi họ mua một miếng đất, hay chứng khoán cũ, hay một tài sản nào đó. 1.2.2. Phân loại đầu tư: Dựa vào những tiêu chí khác nhau, có các loại đầu tư khác nhau:xét theo chủ thể đầu tư; xét theo mức độ đóng góp vào năng lực sản xuất quốc gia; xét theo thời gian; xét theo quan hệ quản lý của nhà đầu tư với tài sản hình thành từ vốn đầu tư. 1.2.3. Các nguồn vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư Vốn đầu tư của nền kinh tế được hình thành từ hai nguồn chính: vốn trong nước và vốn ngoài nước. - Nguồn vốn đầu tư trong nước: nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước); nguồn vốn đầu tư từ nền kinh tế (nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, nguồn vốn từ doanh nghiệp tư nhân, nguồn vốn từ khu vực dân cư, ). - Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài: nguồn vốn đầu tư trực tiếp, nguồn vốn đầu tư gián tiếp, nguồn tài trợ phát triển chính thức ODA; nguồn tín dụng từ các định chế tài chính quốc tế, nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. 1.3. Tăng trưởng kinh tế 1.3.1. Khái niệm Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng sản phẩm quốc dân trong một thời kỳ (thường là một năm) nhất định so với kỳ gốc (năm gốc). Để đo lường tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế ta thường sử dụng 02 chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 1.3.2.1. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có thúc đẩy được quá trình tăng trưởng hay không phụ thuộc vào 02 khía cạnh:Số lượng lao động có việc làm và chất lượng lao động. 1.3.2.2. Vốn đầu tư: là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư bao gồm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ,đầu tư nước ngoài và khấu hao. 1.3.2.3. Tiến bộ công nghệ: được thể hiện ở các phát minh và cải tiến trong sản xuất. 1.3.2.4. Tài nguyên thiên nhiên: bao gồm đất đai, khoáng sản, thủy sản, điều kiện khí hậu, thời tiết. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với môi trường đầu tư 1.4.1. Môi trường đầu tư 1.4.2. Về chính sách thuế 1.4.3. Về chính sách nhân lực và đào tạo nghề bao gồm: Trình độ người lao động và phân bố trình độ; cơ cấu nghề nghiệp được đào tạo. 1.4.4. Chính sách đất đai và vấn đề thuê đất đai bao gồm: thời hạn cho thuê; chi phí cho thuê và các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. 1.4.5. Cơ sở hạ tầng 1.4.6. Về chuyển giao công nghệ 1.4.7. Về marketing địa phương và xúc tiến thương mại bao gồm: marketing địa phương và xúc tiến thương mại. 1.4.8. Về chính sách tín dụng của Nhà nước và của các TCTD 4 1.4.9. Về văn hóa và môi trường sống 1.5. Nhu cầu vốn đầu tư 1.5.1. Nhu cầu đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 1.5.2. Nhu cầu đầu tư cho giáo dục, đào tạo 1.5.3. Nhu cầu đầu tư cho khoa học - công nghệ 1.5.4. Nhu cầu đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế 1.6. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế 1.6.1. Ở Nhật Bản: Nhật Bản đã thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ nhằm mục đích duy nhất là tăng trưởng kinh tế. 1.6.2. Ở Thái Lan: Thái Lan đã thu hút và sử dụng tốt nguồn vốn FDI để thúc đẩy phát triển nông nghiệp. 1.6.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của bốn con rồng châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông (NICs) Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công là do mỗi nước, tuỳ vào đặc điểm phát triển kinh tế của mình, có chính sách thu hút vốn đầu tư quốc tế riêng. Tuy vậy, chúng ta có thể rút ra các đặc điểm như sau: nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, gia tăng nguồn vốn cho đầu tư; hình thành chính sách thuế hấp dẫn cho đầu tư và khuyến khích xuất khẩu; thực hiện chính sách khuyến khích thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân; quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ; ổn định tỷ giá để tạo ra động lực thúc đẩy xuất khẩu. 1.6.4. Vùng kinh tế Đông Nam bộ Vùng kinh tế Đông Nam bộ bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương. Thực hiện 06 nhóm giải pháp thu hút vốn đầu tư hiệu quả: nhóm giải pháp về quy hoạch; nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách; nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư, nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng; nhóm giải pháp về lao động, tiền lương; nhóm giải pháp về cải cách hành chính. 1.6.4.1. Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Dương thành công trong thu hút vốn đầu tư, nhất là thu hút nguồn vốn FDI, ngoài những giải pháp mang tính cơ bản, Bình Dương thực hiện theo nhiều cách riêng: chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp; chính quyền tỉnh thể hiện sự trọng thị đối với các doanh nghiệp; xóa bỏ chính sách hai giá đối với người nước ngoài đặc biệt là giá đất thuê tại các khu công nghiệp, hạ tầng điện, nước, khuyến khích xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, thể dục thể thao. Đào tạo tay nghề cho lao động phổ thông, giúp cho lao động trong Tỉnh có trình độ chuyên môn cao. 1.6.4.2. Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Đồng Nai Để huy động được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đưa kinh tế Tỉnh phát triển theo đúng định hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, một mặt, phát huy lợi thế về địa lý nhất là hệ thống giao thông có nhiều trục đường chính xuyên quốc gia và về tài nguyên khoáng sản như đá, cát xây dựng, đất sét gạch ngói cũng như về nguồn nhân công rẻ. 1.6.5. Kinh nghiệm huy động vốn của hai tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ - Thực hiện cơ chế một cửa trong xét cấp phép đầu tư, thực hiện cấp phép nhanh; có chính sách miễn giảm thuế thu nhập DN, trong miễn giảm có sự phân biệt vùng đầu tư, ngành nghề đầu tư; có chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, việc miễn, giảm có sự phân biệt tổng vốn đầu tư của dự án cao hay thấp, vùng đầu tư, ngành nghề đầu tư; hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, xây dựng các trung tâm đào tạo nghề tại các khu công nghiệp nhằm kịp thời cung cấp lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp; các giải pháp huy động vốn có khác nhau ở mỗi nơi. 1.6.6. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Trà Vinh Trà Vinh nên có hướng đi hợp lý để giải quyết những khó khăn và sử dụng lợi thế so sánh của mình: thực hiện chính sách đầu tư có chọn lọc để nâng cao chất lượng các nguồn vốn đầu tư; có cơ chế quản lý chặt chẽ 5 nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, tiếp thu công nghệ và bí quyết sản xuất thông qua hoạt động của nguồn vốn này; áp dụng mô hình PPP là rất cần thiết và xây dựng cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch, quy định cụ thể để thúc đẩy tư nhân tham gia đầu tư. Xác định nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp là nguồn vốn FDI, cần xúc tiến đầu tư và có chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này; cải cách hành chính để thành công trong thu hút đầu tư; cần ưu tiên phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện cơ chế một cửa trong xét cấp phép đầu tư, thực hiện cấp phép nhanh, không gây phiền hà cho nhà đầu tư. Đồng thời, có chính sách miễn giảm thuế thu nhập DN, trong miễn giảm có sự phân biệt vùng đầu tư, ngành nghề đầu tư. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh 2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn * Lãnh thổ và đặc điểm địa hình Trà Vinh là tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long giữa sông Tiền và sông Hậu, phía Nam tiếp giáp biển Đông có bờ biển dài hơn 65 km, phía Bắc, Tây - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp tỉnh Bến Tre cách sông Cổ Chiên, phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng cách Sông Hậu. Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên Quốc lộ 53, cách Thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách Thành phố Cần Thơ 100 km. * Đặc điểm khí tượng thủy văn Trà Vinh mang đặc điểm chung của ĐBSCL là theo khí hậu gió mùa cận xích đạo, mỗi năm có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Biểu đồ 2.1: Vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh (Nguồn: www.travinh.gov.vn) Với đặc điểm như trên, tỉnh Trà Vinh xét về lãnh thổ và địa hình ít có khả năng thu hút đầu tư một cách tự nhiên. Địa hình phân cắt khiến kết cấu hạ tầng cần được đầu tư nhiều hơn so với các địa phương khác. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Là một tỉnh thuộc đồng bằng ven biển, Trà Vinh có tài nguyên đất đai và nguồn lợi thủy sản đáng kể, còn các tài nguyên khoáng sản không phong phú. Việc có ít khoáng sản ít hấp dẫn nhà đầu tư khai thác và chế biến công nghiệp. * Tài nguyên đất nông nghiệp, đất rừng 6 Theo báo cáo tổng kiểm kê đất đai năm 2013, tỉnh Trà Vinh có 287,616.19 ha tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 185,165.06 ha đất sản xuất nông nghiệp; 6,683.87 ha đất lâm nghiệp có rừng; 29,669.90 ha đất nuôi trồng thủy sản; 48,076.63 ha đất phi nông nghiệp; 4,471,49 ha đất ở; 13,549.24 ha đất chuyên dùng. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại đất năm 2013. Diện tích: 287,616.19 ha * Tài nguyên thủy sản Với diện tích nuôi trồng là 29,670 ha và khoảng 98,597 ha ngập nước từ 3-5 tháng/năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính của Trà Vinh là 3,000-4,000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2,000-2,500 tấn. Bãi tôm cửa Định An khoảng 20,000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 5 bãi tôm ở dãi ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Ước tính trữ lượng tôm biển tại hai bãi tôm chính là 97-212kg/ha. * Tài nguyên khoáng sản Trà Vinh không có thế mạnh về khoáng sản. Trà Vinh là tỉnh ở hạ lưu sông Cửu Long, độ cao địa hình từ 0 - 5 m. Địa chất toàn Tỉnh là trầm tích trẻ có nguồn gốc phù sa sông biển, vì vậy ở Trà Vinh chỉ có cát san lắp, cát xây dựng với trữ lượng không đáng kể và một số ít đất sét làm gạch ngói. * Dân số và phân bố dân cư Năm 2010, toàn tỉnh có 1,005 nghìn người, tốc độ tăng dân số trung bình là 1.19% (giai đoạn 2008-2012 tốc độ này là 1.14%/năm). Năm 2011, dân số của Tỉnh là 1,012 nghìn người, với tỷ lệ tăng sinh 0.7%/năm; năm 2012 là 1,019 nghìn người, năm 2013 đạt 1,027 nghìn người và dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 1,076 nghìn người, với mức tăng bình quân là 0.7%/năm thời kỳ 2013-2020. Dân cư ở Tỉnh Trà Vinh phân bố không đều giữa các huyện, tập trung chủ yếu ở Thành phố Trà Vinh (mật độ # 1,504 người/km 2 ). * Nguồn nhân lực: Số lao động;Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực; Trình độ chuyên môn – kỹ thuật của nguồn nhân lực. 2.1.3. Về doanh nghiệp Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp qua các năm Nhìn chung từ năm 2007 – 2013, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng, bình quân trong 07 năm là 11.6%. Trong đó, tốc độ tăng doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 11.9%, chiếm tỷ trọng 97,6% số lượng doanh nghiệp. 2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư của tỉnh Trà Vinh 2.2.1. Tình hình huy động vốn đầu tư của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007-2013 Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn đầu tư giai đoạn 2007-2013 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh và báo cáo kinh tế xã hội của UBND tỉnh) Biểu đồ 2.3 cho thấy GDP tăng đều qua các năm. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng bình quân từ 2007 – 2013 là 50.17% trong khi tốc độ tăng GDP bình quân 07 năm chỉ đạt 26.61%. Quá trình sử dụng vốn đầu tư trong thời gian 2007 - 2013 chưa hiệu quả, không tương xứng với quá trình tăng trưởng GDP. 2.2.2. Về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo thành phần giai đoạn 2007 - 2013 7 Trong 07 năm 2007 - 2013, tăng trưởng GDP bình quân đạt 64.4% trong khi tổng vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế đạt khoảng 40,405 tỷ đồng theo giá hiện hành, trong đó vốn đầu tư khu vực nhà nước huy động được là 21,060 tỷ đồng chiếm khoảng 52.1%, vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước huy động được 16,884 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41.8%, vốn nước ngoài là 2,458 tỷ đồng chiếm khoảng 6.1%. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội hằng năm so GDP ở mức cao và tăng khá, năm 2007 tỷ lệ nói trên là 31.5% đến năm 2013 con số này tăng lên 49.7%, bình quân khoảng 2.6% hàng năm. Biểu đồ 2.4: Tình hình cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo thành phần kinh tế Nguồn vốn đầu tư huy động được trong những năm qua chủ yếu là từ trongnước, trong đó nguồn vốn từ khu vực nhà nước có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. 2.2.3. Về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo ngành kinh tế giai đoạn 2007-2013 Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo ngành kinh tế Nguồn vốn đầu tư theo cơ cấu ngành có sự tăng trưởng ổn định, ngành nông nghiệp, thủy sản giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2007 đạt 613 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 21.6%; nhưng đến năm 2013 là 1,914 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15%, tăng trưởng vốn đầu tư cho ngành này 06 năm là 1,301 tỷ đồng; bình quân đạt 186 tỷ đồng. 2.2.4. Huy động vốn phân theo cơ cấu nguồn vốn trong nước 2.2.4.1. Huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Bảng 2.3: Thu ngân sách nhà nước Biểu đồ 2.5: Thu ngân sách tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 - 2013 Biểu đồ 2.5 cho thấy thu NS địa phương có xu hướng tăng qua các năm. Quy mô thu NS ngày càng lớn, tổng thu Ngân sách từ 2007 – 2013 đạt 15,527 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân trong 07 năm đạt 21.8%. Trong đó, thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 07 năm đạt 12,910 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 14.9%; thu giữ lại ngân sách địa phương trong 07 năm đạt 2,617 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 418%, tương đương bình quân 105 tỷ đồng. 2.2.4.2. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước Biểu đồ 2.6: Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước Nguồn đầu tư từ NSNN tăng, giảm không ổn định, trong khi tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng nhanh. Năm 2007, nguồn vốn đầu tư từ NSNN là 911 tỷ đồng, chiếm 32.1% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2008, tỷ trọng này tăng lên 46.1% đạt 1,512 tỷ đồng, nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 41.6%, đến năm 2013 chỉ còn 17.8% (có xu hướng giảm dần). Điều này chứng tỏ khuynh hướng giảm dần nguồn vốn đầu tư từ NSNN và khuyến khích xã hội hóa nguồn vốn đầu tư. 2.2.4.3. Nguồn vốn đầu tư từ trung ương trên địa bàn Bảng 2.4: Nguồn vốn đầu tư từ trung ương tại Trà Vinh Biểu đồ 2.7: Huy động vốn từ trung ương trên địa bàn Nguồn vốn này huy động trong 07 năm từ 2007 – 2013 đạt 12,278 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng bình quân 30.3% trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn trung ương chủ yếu đầu tư cho các công trình thủy lợi, hệ thống điện, nước sinh hoạt, phát triển hệ thống bưu chính viễn thông…Qua từng danh mục chương trình của trung ương và số phân bổ định kỳ hàng năm, nguồn vốn đầu tư này thấp so với nhu cầu của Tỉnh. 2.2.4.4. Huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân Bảng 2.5: Huy động vốn từ khu vực tư nhân tại Trà Vinh Nguồn vốn từ khu vực tư nhân có xu hướng tăng đều qua các năm, bình quân hàng năm tăng 22%, so với tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội là 50%. Ngoài ra, tỷ trọng nguồn vốn khu vực dân doanh so với tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng ổn định, năm 2007 là 53.3% đến năm 2013 là 30%. Biểu đồ 2.8: Huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân 8 Tổng nguồn vốn huy động từ khu vực này trong 07 năm đạt khoảng 16,885 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 41.8% trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Toàn Tỉnh có 1,175 doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực, với trên 4,543 tỷ đồng tổng vốn đăng ký, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít; số dự án đăng ký nhiều nhưng quy mô nhỏ, suất đầu tư thấp. 2.2.4.5. Huy động vốn từ nguồn tín dụng Biểu đồ 2.9: Dư nợ cho vay từ các tổ chức tín dụng giai đoạn 2007-2013 Dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn có xu hướng tăng lên, bình quân 06 năm tăng 12.3% (biểu đồ 2.9), khá ổn định qua các năm. Cơ cấu dư nợ được cải thiện đáng kể, riêng năm 2013, dư nợ phục vụ phát triển nông - lâm - thủy sản chiếm 34%, công nghiệp - xây dựng 22%, thương mại - dịch vụ 28%, các ngành khác 16%, cho thấy cơ cấu đầu tư nguồn vốn tín dụng tại tỉnh Trà Vinh trong những năm qua phù hợp với điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế của Tỉnh, góp phần quan trọng vào đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đặc biệt phát triển ngành nông lâm thủy sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tích cực. 2.2.5. Huy động vốn từ nước ngoài 2.2.5.1. Huy động nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài Bảng 2.6: Huy động vốn từ nước ngoài: Biểu đồ 2.10: Huy động vốn từ nước ngoài (FDI) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng nhanh từ 2012 trở đi, nếu năm 2007 vốn thực hiện đạt 232 tỷ đồng, chiếm 8.19% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, sang 2009 là 301 tỷ đồng, chiếm 7.8% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Đến 2010 nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh đạt 1,129 tỷ đồng, chiếm 25.2% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội và đến 2013 con số này là 1,256 tỷ đồng, chiếm 9.8% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. 2.2.5.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài Bảng 2.7: Bảng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trà Vinh Biểu đồ 2.11: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trà Vinh theo cơ cấu Giai đoạn 2007 – 2013, Trà Vinh thu hút 38 dự án với tổng vốn đầu tư 189.9 triệu USD, trong đó, 09 dự án công nghiệp chế biến với vốn đăng ký 49.2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 25.9% tổng vốn đầu tư nước ngoài; 06 dự án hóa chất, vốn đăng ký đạt 21.1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11.1%; 14 dự án thủy sản và dịch vụ, du lịch, vốn đăng ký đạt 16.95 triệu USD, chiếm tỷ trọng 8.9%; cùng các dự án cung cấp nước, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp đạt 102 triệu USD. 2.2.5.3. Cơ cấu vốn theo đối tác đầu tư Bảng 2.8: Theo đối tác đầu tư tại Trà Vinh Biểu đồ 2.12: cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác đầu tư Đài Loan đầu tư vào tỉnh Trà Vinh nhiều nhất, với 11 dự án, tổng vốn đăng ký là 65.6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 34.5% tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài; Canada là quốc gia đứng thứ hai với 07 dự án, vốn đăng ký 30.6 triệu USD, chiếm 16.1% tổng nguồn vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ ba với 05 dự án, vốn đăng ký 32.3 triệu USD, chiếm 17% tổng nguồn vốn đầu tư. 2.2.5.3. Huy động nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Trà Vinh thực hiện và quản lý 08 dự án trong đó 03 dự án có vốn ODA do Chính phủ vay của Ngân hàng Thế giới (WB), Đan Mạch, Nhật Bản (JIBIC), IFAD; 01 dự án do Tỉnh vay từ nguồn Kiến thiết của Chính phủ Đức do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư; 02 dự án viện trợ không hoàn lại từ các nhà tài trợ CIDA (Canada); 01 dự án viện trợ không hoàn lại của UNDP. 2.3. Đánh giá tác động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế Tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 – 2013 2.3.1. Tác động của vốn đầu tư xã hội đối với tăng trưởng kinh tế 9 Bảng 2.9: Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư, GDP và hệ số ICOR Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân giai đoạn 2007-2013 là 50.17%, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 26.6% cho thấy vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, điều này chứng tỏ vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế những năm đầu đã phát huy tác dụng làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm 2007 – 2013. Biểu đồ 2.13: So sánh tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư & GDP Biểu đồ 2.14: So sánh Hệ số ICOR tại tỉnh Trà Vinh Năm 2008, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 15.6% so với năm 2007, đồng thời GDP tăng 19.7%. Năm 2011, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 43.5%, trong khi GDP chỉ tăng 31.3%. Năm 2012, vốn đầu tư toàn xã hội và GDP tăng tương ứng là: 11.6% với 10.4%, đến năm 2013, con số này tương ứng là 88.9% và 9.1%. Vốn đầu tư vào nền kinh tế có phát huy tác dụng đồng thời có tính hiệu quả chưa cao. 2.3.2. Tác động vốn đầu tư đối với cơ sở hạ tầng - Nhiều công trình thủy lợi đầu mối thuộc dự án Nam Măng Thít hoàn thành đưa vào sử dụng như: Chà Và, Bắc Trang, Thâu Râu , Đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch như: quốc lộ 53-54-60, các tuyến đường tỉnh lộ, hương lộ. - Phát triển hơn 1,950 km đường dây trung thế, 2,332 km đường dây hạ thế, 2,550 trạm biến thế tương đương 116,742 KVA; tăng tỷ lệ hộ dùng điện từ 9% năm 1992 lên 92% năm 2013,ước thực hiện 87 triệu kwh/năm, bình quân 88kwh/người/năm. - Nhiều công trình phúc lợi công cộng hoàn thành đưa vào sử dụng như: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Nhà bảo tàng văn hoá Khmer, Đài phát thanh truyền hình, trên 1,000 phòng học tre lá được xây dựng cơ bản, các trạm y tế và trung tâm kế hoạch hóa gia đình hầu hết được đầu tư mở rộng, nâng cấp. - Tăng công suất nước máy từ 10,500m 3 /ngày đêm năm 1995 lên trên 22,000m 3 /ngày đêm năm 2012, xây dựng 28 trạm cấp nước máy ở thị trấn, trung tâm xã, nâng từ 4,650 hộ lên 10,000 hộ sử dụng nước máy, đến nay 80% hộ dùng nước sạch; 2.3.3. Tác động của vốn đầu tư đối với chuyển dịch kinh tế Bảng 2.10: So sánh tăng trưởng kinh tế Trà Vinh với vùng ĐBSCL và cả nước - Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 4.5%. Diện tích cây lương thực tăng trên 80,000 ha, năng suất bình quân từ 2.72 tấn/ha năm 1992 lên 4.43 tấn/ha năm 2013; sản lượng lương thực tăng từ 450,887 tấn năm 1992 lên 1,184,269 tấn năm 2013, trong đó lúa từ 449,677 tấn tăng lên 1,155,261 tấn. - Giá trị thủy sản tăng bình quân hàng năm trên 21% là thế mạnh sau cây lúa. Nuôi trồng thủy sản đã phát triển diện tích nuôi từ 18,000 ha năm 1992 lên 29,162 ha năm 2013 trong đó có 23,409 ha diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và 5,753 ha nước ngọt. - Công nghiệp có tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 16%, giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2013 ước thực hiện đạt 10,330 tỷ đồng tăng gần 10 lần so với năm 1992. - Thương mại dịch vụ, tốc độ tăng bình quân hàng năm 16%, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2013 ước đạt 9,661 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần so với 1992. 2.3.4. Tác động của vốn đầu tư đối với lĩnh vực xuất khẩu Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 44.3%, từ 73.9 triệu USD năm 2007 lên 303.4 triệu USD năm 2013. Trong đó, xuất trực tiếp đạt trên 289 triệu USD và xuất ủy thác đạt 14.4 triệu USD. Biểu đồ 2.15: Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Trà Vinh qua các năm 2.3.5. Giải quyết việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo được công ăn việc làm cho hơn 5,000 lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 1,000 triệu đồng. Bộ phận các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động. 10 [...]... Bảng 5.4: Các phương án huy động vốn đầu tư và tăng trưởng GDP 5.5.1 Quan điểm huy động vốn 5.5.2 Lựa chọn phương án huy động vốn và tăng trưởng kinh tế - Phương án; Phương án 2; Phương án 3 5.6 Giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh Kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo thứ tự quan... luận Việt Nam phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập quốc tế với sự ổn định về chính trị Trong những năm qua, Trà Vinh đã có nhiều cố gắng huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Tổng nguồn vốn huy động ngày càng nhiều, cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng tích cực Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020, phấn đấu đưa Trà Vinh trở thành một tỉnh phát triển tư ng đối khá... học quý báu giúp cho tác giả đưa ra được giải pháp khuyến nghị huy động vốn đầu tư được đề cập ở chương tiếp theo CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH 5.1 Dự báo về xu hướng vận động của các nguồn vốn đầu tư quốc tế và trong nước 5.1.1 Các dòng vốn đầu tư FDI - Do kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nên dòng vốn FDI tiếp tục phát triển nhưng không lớn về khối... các dòng vốn đầu tư trong nước 5.2 Dự báo về nhu cầu vốn đầu tư đối với Trà Vinh giai đoạn 2011-2020 Bảng 5.1: Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2011 – 2020 20 5.2.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội Trà Vinh đến 2020 Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh trong khu vực Huy động tối... QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH Qua phân tích ở Chương 2 Chúng ta thấy rằng có rất nhiều nguồn vốn đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh, trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữ vai trò rất quan trọng trong những năm gần đây Vì vậy, để thấy được tầm quan trọng của FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh Tác giả... tỉnh công nghiệp – dịch vụ và du lịch với vị thế cao, một tỉnh phát triển năng động, bền vững Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ huy động vốn đầu tư phải được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Để đáp ứng đủ vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, cần có hệ thống các giải pháp huy động vốn một cách tích cực, hiệu quả 6.2 Kiến nghị 6.2.1 Kiến nghị đối với UBND Tỉnh Trà Vinh. .. dân 5.6.13 Giải pháp huy động vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán TTCK cùng với thị trường tín dụng là những trục chính đẩy nhanh tốc độ huy động vốn của nền kinh tế Tạo lập môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tại Trà Vinh hoạt động theo luật doanh nghiệp tiếp cận đến việc phát hành chứng khoán nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn trên TTCK, phục vụ cho đầu tư phát triển kinh doanh 5.7 Những... nước ngoài, không nhận chuyển giao công nghệ, thậm chí người vận hành CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH TRÀ VINH Để đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, cần xem xét sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh để có những đánh giá sát thực các nhân tố tác động và đề xuất những giải... động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP luôn tăng cao, bình quân khoảng 62.8% GDP - Thu NS địa phương hàng năm đều tăng hơn năm trước, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NS ngày càng tăng - Cơ cấu nguồn vốn đầu tư chuyển biến theo hướng huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội 2.4.2 Những hạn chế - Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện: việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở... nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội 5.2.2 Mục tiêu phát triển Đưa Trà Vinh thoát khỏi tình trạng tỉnh kém phát triển vào năm 2020, trở thành một trong những Tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL 5.2.2.1 Mục tiêu kinh tế 5.2.2.2 Mục tiêu xã hội 5.2.2.3 Mục tiêu bảo vệ môi trường 5.3 Vị thế của Trà Vinh trong tổng thể cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long Trong 63 tỉnh, thành cả nước, Trà Vinh chỉ chiếm . nghiên cứu (OECD, 200 2); Mencinger (2 00 3); (Barry, 200 0); Blomstrom and Kokko (1 99 8); Zhang (2 001a);Moran(199 9); Ford et al .(2 00 8); Mecinger (2 00 3); Hansen và Rank (2 00 6); Ozturk (2 00 7), Sohinger. Kokko (1 99 8); Driffield (2 00 0); Varamini và Vũ (2 00 7); De Mello (1 99 7); OECD (2 00 2); Loungani và Razin (2 00 1); Zhang (2 001b) và Ram và Zhang (2 00 2); Loungani và Razin (2 00 1); Hanson (2 00 1) và. 200 8); (Driffield, 200 0). Sen (1 99 8); (De Mello, 199 7); (Dattaray et al., 200 8); Roy và Van den Berg (2 00 6); Omran và Bolbol (2 00 3); Moran (1 99 9); (Nunnenkamp, 200 4). Theo Vissak và Roolaht (2 00 5),

Ngày đăng: 07/04/2015, 10:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.3. Dữ liệu nghiên cứu

  • Nghiên cứu này dựa theo nghiên cứu của Sarbapriya Ray (2012)) cho khoảng thời gian từ quý 1 năm 1999 đến quý 4 năm 2013, tạo nên 52 quan sát; dữ liệu thứ cấp được lấy từ cục thống kê tỉnh Trà Vinh: GDP danh nghĩa, Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Trà Vinh.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan