Tiểu luận môn tài chính doanh nghiệp Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả

32 353 0
Tiểu luận môn tài chính doanh nghiệp Tài trợ Doanh nghiệp và thị trường hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH SÁCH NHÓM 05 STT HỌ TÊN Ký tên 1 Trần Thị Mỹ Chi 2 Đặng Thị Ngọc Diễm 3 Trần Thị Diễm Hương 4 Nguyễn Thành Luân 5 Ngô Thị Tuyết Minh 6 Nguyễn Hoàng Nam 7 Trần Hà Minh Nguyệt 8 Ngô Thị Hồng Nga Nhóm trưởng 9 Nguyễn Thị Phương Nhi 10 Phạm Phú Hoàng Oanh 11 Lê Thị Hà Thanh 12 Nguyễn Mạnh Toàn 13 Phan Thị Quỳnh Trang 14 Lê Hoài Khánh Vi 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  2 Mục lục  A. Phần lý thuyết 1 1.Một số vấn đề cơ bản về tài trợ doanh nghiệp và thị trường hiệu quả 1 1.1.Tài trợ doanh nghiệp 1 1.1.1.Lợi nhuận giữ lại 1 1.1.2. Các đặc trưng của nợ so với vốn cổ phần thường 2 1.1.3.Trái phiếu chuyển đổi 3 1.2.Chúng ta luôn trở lại với NPV 5 1.3.Lý thuyết thị trường hiệu quả 5 1.3.1.Ý tưởng 5 1.3.2.Đặc điểm của thị trường hiệu quả thông tin 6 1.3.3.Giả định ban đầu làm tiền đề cho lý thuyết TTHQ 6 1.3.4.Các dạng của TTHQ 7 1.3.5.Các chứng cứ của TTHQ 9 1.4.Sáu bài học của TTHQ 11 1.4.1.Bài học 1 11 1.4.2.Bài học 2 11 1.4.3.Bài học 3 12 1.4.4.Bài học 4 14 1.4.5.Bài học 5 16 1.4.6.Bài học 6 17 2.TTHQ trong thực tiễn 18 2.1.Thế giới 18 2.2.Thị trường Việt Nam 19 2.2.1.Về mặt định tính 20 2.2.2.Về mặt định lượng 21 B.Phần bài tập 22 3 Bài thuyết trình GVHD: TS. Lê Thị Lanh PHẦN LÝ THUYẾT 1. Một số vấn đề cơ bản về Tài trợ doanh nghiệp và Thị trường hiệu quả: 1.1.Tài trợ doanh nghiệp: Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại; khi cần vốn bên ngoài, doanh nghiệp vay nợ (vay nợ trực tiếp, phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi), rồi mới phát hành cổ phiếu. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, hay còn gọi là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. 1.1.1.Lợi nhuận giữ lại: Là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn đối với doanh nghiệp.  Ưu điểm • Không phải chia sẻ quyền kiểm soát công ty với cổ đông mới nếu phát hành thêm cổ phiếu; • Không cần phải cung cấp thông tin về doanh nghiệp ra bên ngoài; • Trì hoãn được việc đánh thuế thu nhập cá nhân khi công ty không chia cổ tức; • Ít tốn kém chi phí như phát hành cổ phần, phát hành trái phiếu hoặc vay nợ ngân hàng.  Nhược điểm • Trường hợp doanh nghiệp không có những dự án đầu tư hứa hẹn mang lại tỷ suất sinh lời mong đợi cho các cổ đông, việc giữ lại lợi nhuận đi ngược lại với lợi ích cổ đông. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại: Nhóm 5 NH1-K22 Trang 1 Bài thuyết trình GVHD: TS. Lê Thị Lanh • Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh có lời và ổn định qua các năm, khi đó doanh nghiệp tính toán giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư. • Cơ hội đầu tư và hiệu quả của việc đầu tư: khi doanh nghiệp không có những dự án tốt, không có cơ hội đầu tư thì các cổ đông đòi hỏi họ phải được chi trả cổ tức nhiều hơn. • Ảnh hưởng của thuế: thuế đánh trên cổ tức càng cao thì doanh nghiệp ít trả cổ tức hơn và lợi nhuận thường được giữ lại để tái đầu tư. • Chính sách cổ tức: doanh nghiệp duy trì chính sách cổ tức cao thì hạn chế nguồn tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại. 1.1.2.Các đặc trưng của nợ so với vốn cổ phần thường: • Tính đáo hạn Nợ luôn có tính đáo hạn vì doanh nghiệp phải chi trả cho chủ nợ vào thời điểm mà hai bên thỏa thuận. Vốn cổ phần thường không có tính đáo hạn. Cổ đông muốn lấy lại phần vốn góp thì bán cổ phần đó cho người khác, số tiền thu được phụ thuộc vào giá trị thị trường. • Trái quyền đối với lợi nhuận Ưu tiên: chủ nợ được ưu tiên thanh toán lãi vay trước, sau đó doanh nghiệp mới chi trả cổ tức cho các cổ đông. Tính chắc chắn: doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lãi cho nợ vay, nếu không sẽ đối mặt với các vấn đề pháp lý. Lãi vay là chi phí tài chính mà doanh nghiệp phải trả. Chi trả cố tức phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh. Chi trả lãi vay cho nợ vay là con số cố định, không phụ thuộc vào lợi nhuận. Cổ đông nhận được cổ tức từ lợi nhuận, sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ đối với chủ nợ và cổ đông ưu đãi. Nhóm 5 NH1-K22 Trang 2 Bài thuyết trình GVHD: TS. Lê Thị Lanh • Trái quyền đối với tài sản Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, buộc phải phá sản thì chủ nợ được ưu tiên trả nợ hơn so với phần vốn góp của cổ đông. Hiếm khi cổ đông nhận được giá trị ban đầu sau khi doanh nghiệp thanh lý tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính • Quyền điều hành Chủ nợ không có quyền trực tiếp điều hành doanh nghiệp. Họ có thể đưa ra các điều khoản hạn chế trong thỏa thuận cho vay về hoạt động điều hành của doanh nghiệp. Cổ đông phổ thông có quyền biểu quyết bầu hội đồng quản trị. • Ảnh hưởng của ngành đối với nguồn tài trợ Các ngành khác nhau có những lựa chọn nguồn tài trợ khác nhau. Ngành thương mại, bán lẻ thường có nợ ngắn hạn cao. Tương tự, các ngành sản xuất cũng dùng nợ ngắn hạn làm nguồn tài trợ. Đối với ngành xây dựng kinh doanh bất động sản thường phải tìm tới nguồn nợ trung và dài hạn. • Ảnh hưởng từ giai đoạn phát triển của doanh nghiệp đến nguồn tài trợ - Mới thành lập: vốn chủ sở hữu - Tăng trưởng: Vốn cổ phần, cổ tức thấp - Bão hòa: tài trợ bằng nợ và cổ tức cao - Suy thoái: tài trợ bằng nợ và cổ tức rất cao 1.1.3.Trái phiếu chuyển đổi Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường với một mức giá xác định (tỷ lệ chuyển đổi, hoặc giá chuyển đổi) vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi Nhóm 5 NH1-K22 Trang 3 Bài thuyết trình GVHD: TS. Lê Thị Lanh thành loại cổ phiếu thường và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi, do được kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng vọt và thu được lợi lớn khi chuyển đổi. Về bản chất, trái phiếu chuyển đổi là kết hợp giữa trái phiếu thường và quyền mua cổ phiếu. Quyền mua cổ phiếu là cho phép người nắm giữ mua cổ phần mức giá xác định trong thời điểm tương lai xác định. Giá trái phiếu chuyển đổi = giá trái phiếu thường + giá quyền mua cổ phiếu Giá trị trái phiếu: hiện giá tất cả dòng tiền mang lại từ trái phiếu với lãi suất chiết khấu là lãi suất thị trường. Giá quyền mua cổ phiếu: chêch lệch giá cổ phần hiện tại với giá chuyển đổi. Từ đó có thể thấy rằng giá trái phiếu phụ thuộc vào lãi suất thị trường (như trái phiếu thường) và giá cổ phiếu hiện tại. * Các yếu tố hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi: • Trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu. • Doanh nghiệp có thể loại trừ chi phí trả lãi cố định khi thực hiện chuyển đổi, vì vậy sẽ giảm được nợ. • Phát hành trái phiếu chuyển đổi thì doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng pha loãng cổ phiếu. • Bằng việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thay cho phát hành cổ phần thường, doanh nghiệp sẽ tránh khỏi tình trạng làm cho các khoản thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây bị giảm sút. Việc chuyển đổi hay không phụ thuộc vào trái chủ. Nếu trái chủ không muốn chuyển đổi thì doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu chuyển đổi (thanh toán gốc giống như trái phiếu thường). Trái phiếu chuyển đổi bắt buộc: là trái phiếu chuyển đổi mà buộc trái chủ nhất định phải chuyển thành cổ phiếu thường. Nhóm 5 NH1-K22 Trang 4 Bài thuyết trình GVHD: TS. Lê Thị Lanh 1.2.Chúng ta luôn trở lại với NPV Chúng ta bắt đầu đối chiếu và so sánh các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ. Việc tìm được các cơ hội tài trợ có NPV dương có thể khó hơn do các thi trường vốn rất hiệu quả. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà đâu tư loại bỏ các cơ hội tạo tỷ suất sinh lợi và làm cho các phát hành nợ và vốn cổ phần được định giá một cách công bằng. Đó là lý do vì sao chúng ta dành chương này để giải thích và đánh giá giả thuyết TTHQ. Các khác biệt giữa quyết định đầu tư và quyết định tài trợ • Các quyết định đầu tư đơn giản hơn các quyết định tài trợ: số lượng các quyết định tài trợ khác nhau liên tục được mở rộng thêm. • Các quyết định tài trợ cũng dễ lập hơn các quyêt định đầu tư theo nhiều cách. • Các quyết định tài trợ không có cùng mức độ chung quyết như các quyết định đầu tư và rất dễ đảo ngược. • Việc kiếm tiền hay mất tiền bằng các chiến lược tài chính thông minh cũng khó hơn. • Một quyết định tài trợ tốt sẽ phát sinh NPV dương cho người bán và như vậy nó sẽ phát sinh NPV âm cho người mua Cơ may mà DN của bạn có thuyết phục các nhà đầu tư mua chứng khoán phát sinh NPV âm cho họ là bao nhiêu? Điều này đưa chúng ta đến chủ đề chính của chương này là: TTHQ 1.3.Lý thuyết thị trường hiệu quả 1.3.1.Ý tưởng Thị trường hiệu quả (về mặt thông tin) cho rằng, giá cả của loại hàng hóa giao dịch trên thị trường được phản ánh đầy đủ và tức thời bởi nhiều loại thông tin khác nhau như thông tin về môi trường kinh tế vĩ mô, thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh, thông tin về thị trường… Do đó không thể Nhóm 5 NH1-K22 Trang 5 Bài thuyết trình GVHD: TS. Lê Thị Lanh kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ. Có thể nói một cách ngắn gọn là các nhà đầu tư không thể khôn hơn thị trường. Khái niệm thị trường hiệu quả được đưa ra dựa trên các giả định sau: - Có một số lượng lớn các thành viên tham gia thị trường cạnh tranh, mỗi thành viên phân tích và định giá độc lập nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của mình. - Các nhà đầu tư cạnh tranh cố gắng điều chỉnh giá cổ phiếu ngay tức khắc với tất cả các thông tin liên quan sẵn có nhằm phản hồi được ảnh hưởng của thông tin. - Giá cả chứng khoán được thay đổi tại thời điểm bất kỳ chủ yếu dựa vào thông tin mới được ngẫu nhiên đưa ra. 1.3.2.Đặc điểm của thị trường hiệu quả thông tin • Các nhà đầu tư nên kỳ vọng thu được một mức hoàn vốn đầu tư có thể trang trải các chi phí (lợi nhuận hợp lý). • Không thể suy luận hiệu quả hoạt động tương lai từ hiệu quả hoạt động quá khứ. • Thị trường chỉ có thể hiệu quả nếu có đủ người tin rằng thị trường không hiệu quả. • Thị trường vốn phản ứng nhanh và đầy đủ với thông tin mới. • Các thành viên tham gia thị trường thường bỏ qua các thông tin không liên quan. • Các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tham gia thị trường với mục đích tối đa h óa lợi nhuận. 1.3.3.Giả định ban đầu làm tiền đề cho lý thuyết thị trường hiệu quả Lý thuyết thị trường hiệu quả có ba giả định cơ bản: Nhóm 5 NH1-K22 Trang 6 Bài thuyết trình GVHD: TS. Lê Thị Lanh • Đầu tiên, nhà đầu tư là hợp lý nghĩa là nhà đầu tư định giá cổ phiếu trên phương diện phân tích cơ bản khi nhà đầu tư phân tích cổ phiếu một cổ phiếu nào đó thì những kiến thức đó sẽ được phản ánh vào giá cổ phiếu đó. • Thứ hai, trên thị trường sẽ có một số nhà đầu tư không hợp lý tức là việc ra quyết định mua bán không dựa vào việc phân tích cổ phiếu theo đó những quyết định mua bán này sẽ bị loại bỏ ngay lập tức bởi những nhà đầu tư chênh lệch giá. • Thứ ba, thông tin là miễn phí và mọi người tham gia trên thị trường điều có thể tiếp cận và nhận được các thông tin này cùng lúc. Nhà đầu tư phản ứng nhanh và đầy đủ đối với các thông tin mới dẫn đến giá cổ phiếu được điều chỉnh theo. 1.3.4.Các dạng của thị trường hiệu quả Thị trường hiệu quả ở dạng yếu: cho rằng giá chứng khoán đã phản ánh tất cả các thông tin về tỷ suất sinh lời, thông tin về thu nhập và những thông tin khác liên qua đến chứng khoán đó trong quá khứ hay nói cách khác là tỷ suất sinh lợi trong quá khứ và mọi thông tin liên quan đến cổ phiếu trong quá khứ không có mối liên hệ với tỷ suất sinh lợi trong tương lai. Do đó nếu một nhà đầu tư chỉ phân tích tỷ suất sinh lời và thông tin liên quan của một cổ phiếu trong quá khứ thì không thể tạo ra suất sinh lời vượt trội so với thị trường. Tuy nhiên nếu một nhà đầu tư ra quyết định mua bán cổ phiếu dựa trên thông tin vừa công bố hay thông tin nội bộ của một cổ phiếu thì sẽ tạo ra một suất sinh lợi vượt trội so với suất sinh lợi của thị trường. Giá cả sẽ theo một bước ngẫu nhiên. Thị trường hiệu quả ở dạng trung bình: giá cả phản ánh không chỉ giá cả quá khứ mà còn phản ánh tất cả thông tin đã công bố khác. Giá cả sẽ điều chỉnh ngay lập tức trước các thông như: các thông báo về thu nhập và cổ tức, tỷ lệ P/E, tỷ lệ D/P, tỷ lệ thư giá/ thị giá, chia cổ phần, các thông tin về kinh tế cũng như chính trị. Giả thuyết này có ý nghĩa rằng các nhà đầu tư khi ra quyết định dựa trên các thông tin mới sau khi nó được công bố sẽ không thu được lợi nhuận cao hơn mức trung bình bởi mức giá chứng khoán này đã phản ánh mọi thông tin công khai đó. Nhóm 5 NH1-K22 Trang 7 [...]... có thể liên tục đánh bại thị trường Giả thuyết thị trường hiệu quả thực là sự tổng hợp của cả giả thuyết kém hiệu quả và giả thuyết bán hiệu quả Hơn thế, giả thuyết thị trường hiệu quả thực đưa ra giả định về thị trường hiệu quả, trong đó giá chứng khốn lên xuống mạnh theo các thơng báo cơng khai, để nêu lên giả thiết về thị trường hồn hảo khi tất cả các thơng tin đều miễn phí và sẵn có đối với mọi người... đa dạng, hiệu quả, lại tránh bị động trong mọi trường hợp 2 .Thị trường hiệu quả trong thực tiễn: Thế giới và Việt Nam 2.1.Thế giới: Trước hết, cần xác định lại rằng, mơ hình thị trường hiệu quả được xây dựng trên 3 giả định cơ bản, và khi mà các giả định khơng thể đáp ứng thì khơng thể áp dụng mơ hình Có nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm xem Thị trường thế giới có hiệu quả hay khơng, và nếu hiệu quả thì... Trang 8 Bài thuyết trình GVHD: TS Lê Thị Lanh + Hiệu ứng doanh nghiệp nhỏ cho thấy các doanh nghiệp nhỏ có thể đạt tỷ suất sinh lợi cao hơn các doanh nghiệp lớn + Một trường hợp ngoại lệ của thị trường hiệu quả: nhà đầu tư đạt được tỷ suất sinh lợi cao nhờ các bất hiệu quả của thị trường • Hiệu ứng tháng giêng: tỷ suất sinh lọi có khuynh hướng tăng cao đột ngột vào tháng giêng • Mẫu hình biến động... quả hồi quy, tác giả đã khẳng định Thị trường chứng khốn Việt Nam hiệu quả ở dạng yếu, và chưa hiệu quả ở dạng trung bình 2.2.2.Về mặt định lượng: Theo bài viết: “Kiểm định mức độ hiệu quả thơng tin trên thị trường chứng khốn Việt Nam” của Ths Lê Đạt Chí, đã đưa ra kết luận: đa số các kiểm định trên từng chứng khốn riêng rẽ ủng hộ cho giả thiết thị trường hiệu quả dạng yếu ở Việt Nam, chưa có thị trường. .. triển vọng của cơng ty nên CFO có thể dựa vào triển vọng của cơng ty và mức độ hiệu quả của thị trường để xác định mức giá và thời điểm phát hành chứng khốn để huy động vốn 1.4.4.Bài học 4: Khơng có các ảo tưởng tài chính (Thả mồi bắt bóng) Trong thị trường hiệu quả, khơng có các ảo tưởng tài chính Nhà đầu tư thực sự chỉ quan tâm tới dòng tiền thực của doanh nghiệp và phần chia của dòng tiên thực này mà... trường hiệu quả dạng vừa phải ở VN và tất nhiên sẽ khơng có dạng mạnh vào thời điểm này Đây cũng là một điều tất yếu đối với một thị trường chứng khốn còn rất trẻ như thị trường Việt Nam Vậy: dựa vào những bằng chứng cụ thể có thể kết luận thị trường chứng khốn Việt Nam là hiệu quả dạng yếu Nhưng vì chỉ dựa vào một số bằng chứng cụ thể chứ khơng bao qt tồn bộ diễn biến của thị trường nên sẽ vẫn có một vài... quả cao trong ngắn hạn, nên điều chỉnh lại; Như vậy, việc thị trường có hiệu quả hay khơng cần được xem xét cẩn thận và riêng biệt đối với từng loại chứng khốn, từng thị trường và từng thời điểm khác nhau để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất 2.2 Thị trường Việt Nam: Hiện nay, tại Việt Nam, có rất ít đề tài nghiên cứu về tính hiệu quả của thị trường, các nghiên cứu này cũng khơng được cơng bố rộng... nào đó, thị trường vẫn hiệu quả Tại một số nghiên cứu chun sâu như nghiên cứu về việc IPO của các doanh nghiệp, có 2 giả thuyết chính thường được tranh luận: • Định giá thấp và hiệu quả cao trong ngắn hạn: 2 điều này gắn liền với nhau, IPO định giá thấp hơn thị trường để tạo sức hút, khi giao dịch ở ngày đầu tiên giá mở cửa cao hơn giá chào bàn vì quay trở lại giá trị đúng nên tạo ra hiệu quả cao ở... có kiểm định xem xét tính hiệu quả của thị trường chứng khốn Việt Nam qua các đợt IPO, do đó ở phần này chúng tơi tập trung vào kết quả nghiên cứu của một số tác giả nghiên cứu thị trường chứng khốn Việt Nam hiệu quả ở dạng yếu và dạng trung bình Các tác giả thường khơng nghiên cứu thị trường ở dạng mạnh bởi trên thực tế, khi nhà đầu tư có được thơng tin nội bộ của doanh nghiệp thì thường thu được... 1.4.2.Bài học 2: Hãy tin vào giá thị trường Một thị trường hiệu quả là nơi có một số lượng khổng lồ những nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận một cách khơn ngoan đang cạnh tranh hết sức sơi nổi với nhau và ln nỗ lực để dự đốn trước giá trị thị trường tương lai của từng loại chứng khốn Đó là nơi mà các thơng tin hiện có được "phơi bày" tối đa đối với tất cả mọi người Trong một thị trường hiệu quả, cạnh tranh dẫn . suy luận hiệu quả hoạt động tương lai từ hiệu quả hoạt động quá khứ. • Thị trường chỉ có thể hiệu quả nếu có đủ người tin rằng thị trường không hiệu quả. • Thị trường vốn phản ứng nhanh và đầy. phiếu. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, hay còn gọi là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. 1.1.1.Lợi. trợ doanh nghiệp và Thị trường hiệu quả: 1.1 .Tài trợ doanh nghiệp: Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại; khi cần vốn bên ngoài, doanh nghiệp vay

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan