Hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang

39 609 1
Hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế  “Hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang” HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2010 Chương 1: Tổng quan về quản trị thanh toán tại các doanh nghiệp ở việt nam 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện trọng đại mở ra các cơ hội cũng như tạo ra các thách thức cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để hoàn thành mục tiêu tới năm 2020 Việt Nam chính thức trở thành một nước công nghiệp. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại nói riêng của Việt Nam với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng , phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc mở rộng quan hệ giao lưu, buôn bán giữa các quốc gia với nhau ngày càng được mở rộng, khối lượng giao dịch ngày càng lớn ,chính vì điều này mà việc tiến hành các phương thức thanh toán quốc tế cần phải được tiến hành một cách nhanh, gọn , tiện lợi. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang chuyên xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc, Mỹ , Châu âu Việc tiến hành thanh toán còn gặp nhiều vấn đề còn vướng mắc, cần được giải quyết. Vì vậy hoàn thiện nghiệp vụ quản trị thanh toán trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản đang là vấn đề hết sức cấp thiết cần được giải quyết. Với các lý do trên, cùng với một thời gian thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang , Em xin chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài  Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề về thanh toán hàng nông sản xuất khẩu tại công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Bắc Giang  Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị thanh toán quốc tế đối với hàng nông sản xuất khẩu. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế  Tên đề tài: “Hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang” 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu - Trước hết là hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế. Qua việc nghiên cứu này thì các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế trong xuất khẩu sẽ được hệ thống hóa lại, được tập trung vào các lý luận sát với thực tiễn hoạt động XNK nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng để làm cơ sở cho các nghiên cứu thực tiễn về hoạt động quản trị thanh toán . - Khi hệ thống hóa các vấn đề lý luận thì mục tiêu tiếp theo của bài viết là khảo sát tình hình thực tế hoạt động quản trị thanh toán quốc tế tại CTCP XNK BG. Thông qua quá trình thực tập tại công ty, phỏng vấn chuyên sâu đối với các nhân viên tại công ty. Thu thập các cơ sở dữ liệu thứ cấp và tiến hành phân tích đánh giá , tổng hợp các dữ liệu nhằm phát hiện ra những ưu điểm và phát hiện ra khó khăn chưa được giải quyết tại công ty. - Cuối cùng, khi các vướng mắc được phát hiện, phân tích, đánh giá thì sẽ đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn hoạt động quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại CTCP XNK BG. Các giải pháp được đưa ra dựa trên các khảo sát thực tế các hoạt động tại công ty và kết hợp với hệ thống lý luận chung nhất về hoạt động thanh toán quốc tế sao cho các giải pháp này phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp thực tập và hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp khác 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Vấn đề nghiên cứu trong giới hạn phạm vi doanh nghiệp thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang và trong phạm vi nghiên cứu bài chuyên đề tốt nghiệp. - Phạm vi về thời gian: Do điều kiện không cho phép nên các nguồn dữ liệu thứ cấp trong suốt qua trình nghiên cứu chuyên đề đã thu thập trong thời gian từ năm 2007- 2009. Các thông tin liên quan được thu thập trong thời gian chuyên đề được tiến hành thực hiện. - Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị thanh toán quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng nông sản HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2010 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung . 1.5.1 Khái niệm thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu.  Khái niệm thanh toán quốc tế Trong xu thế hội nhập hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, từ đó hình thành và phát triển hoạt động TTQT. Vậy, TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.  Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu: - Thanh toán quốc tế là khâu then chốt , cuối cùng để khép kín một chu trình mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các tổ chức cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. - Thanh toán quốc tế là cầu nối giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Nó giúp cho hoạt động ngoại thương của các nước phát triển mạnh mẽ hơn. - Việc tổ chức thanh toán nhanh, tiện lợi, chính xác sẽ giúp cho các nhà xuất khẩu yên tâm và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. - Thanh toán quốc tế tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu , giúp phát triển mạnh quá trình sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ để phục vụ cho xuất khẩu. 1.5.2. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế Sự khác biệt về vị trí địa lý, môi trường hoạt động kinh doanh ,môi trường pháp luật, các lợi ích về kinh tế , chính trị đã dẫn tới nhiều rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. Để giảm CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 4 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế thiểu rủi ro thì người ta đã đưa ra các điều kiện về thanh toán quốc tế trong các hợp đồng thương mại. Các điều kiện này có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên ,chính vì lý do này mà các bên tham gia cần quy định thành các điều kiện thanh toán quốc tế trong các hợp đồng thương mại. Khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa thì nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tiến hành đàm phán để thống nhất việc áp dụng các điều kiện thanh toán như thế nào cho thuận tiện và có lợi cho đôi bên . Điều kiện thanh toán ở đây bao gồm: - Điều kiện về tiền tệ. - Điều kiện về địa điểm tiến hành thanh toán. - Điều kiện về thời gian mà nhà nhập khẩu phải thanh toán cho nhà xuất khẩu. - Điều kiện về phương thức tiến hành thanh toán. 1.5.2.1 Điều kiện về tiền tệ. Chúng ta đã biết các đồng tiền mạnh như USD hay EUR là những đồng tiền mạnh có thể dùng để thanh toán ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Còn những đồng tiền yếu thì hầu như không thể tiến hành thanh toán quốc tế . Để có thể tiến hành giao dịch thì nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tiến hành thỏa thuận việc sử dụng đồng tiền để thanh toán. Ngày nay trong các hiệp định và hợp đồng thương mại đều quy định rõ việc sử dụng đồng tiền thanh toán, điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong các hợp đồng thương mại. Chính vì những lý do này mà người ta quy định hai loại đồng tiền thanh toán như sau:  Đồng tiền tính toán: là loại tiền được dùng để thể hiện giá cả và tính toán tổng giá trị của hợp đổng thương mại.  Đồng tiền thanh toán : là loại tiền tệ chi trả cho các hợp đồng thương mại. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu , của nước xuất khẩu hay của nước thứ 3 nào đó.Hiện nay để tránh rủi ro và biến động lớn xảy ra thường sử dụng đồng tiển mạnh như USD , EUR ,vàng để tiến làm đồng tiền thanh toán.Ở đây điều kiện tiền tệ cũng chỉ ra cách xử lý khi có sự biến động của giá trị đồng tiền trong các hợp đồng thương mại , khi thanh toán nếu tỷ giá của đồng tiền thanh toán có sự biến động thì giá cả hàng hóa và tổng giá trị hợp đồng phải có sự điều chỉnh tương ứng: HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2010 Ví dụ: đồng tiền thanh toán là VNĐ . Tổng giá trị hợp đồng là 1.000.000.000 VNĐ, xác định quan hệ tỷ giá với USD: 1USD=17.750VNĐ. Khi thanh toán 1USD =18.790VNĐ khi đó tổng giá trị hợp đồng sẽ điều chỉnh lại là:1.000.000.000 *(18.790/17.750)=1.058.591.549.VNĐ. 1.5.2.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán: Trong thanh toán quốc tế bên nào cũng muốn trả tiền tại nước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán. Sở dĩ vậy vì thanh toán tại nước mình thì sẽ có nhiều điểm thuận lợi hơn. Vi dụ: Đối với nhà nhập khẩu thì tới hạn thanh toán mới phải chi tiền , đỡ đọng vốn , tiết kiệm chi phí vay tiền Đối với nhà xuất khẩu thì thu vốn về nhanh nên có thể luân chuyển vốn nhanh Để đảm bảo tính khách quan thì địa điểm mà nhà nhập khẩu sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu được quy định rõ trong hợp đồng thương mại mà hai bên đàm phán và đã ký kết. Địa điểm thanh toán có thể là tại nước nhập khẩu , nước xuất khẩu , hay một nước thứ 3 nào đó.Tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng đồng tiền thanh toán của nước nào thì sẽ tiến hành thanh toán tại nước đó, hoặc cũng có thể việc tiến hành đàm phán giữa hai bên thống nhất địa điểm thanh toán sao cho thuận lợi cho cả hai bên. 1.5.2.3 Điều kiện về thời gian thanh toán:  Thực tế rằng các nhà xuất khẩu luôn luôn muốn thời gian thanh toán nhanh, để tránh đọng vốn , có thể luân chuyển vốn nhanh ,tránh được những rủi ro biến động về tiền tệ Còn nhà nhập khẩu luôn mong muốn thanh toán chậm nhất . Chính vì điều này mà hai bên luôn phải tranh chấp trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.  Để đảm bảo lợi ích công bằng cho cả đôi bên thì thời gian thanh toán được hai bên quy định rõ trong hợp đồng thương mại và thường có quy định như sau: - Trả tiền trước là việc nhà nhập khẩu trả cho nhà xuất khẩu toàn bộ hoặc một phần khoản tiền hàng sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn hàng của bên nhập khẩu - Trả tiền ngay là việc nhà nhập khẩu phải thanh toán sau khi nhà xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho nhà nhập khẩu tại địa điểm mà hai bên quy định trong hợp đồng. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 6 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế - Trả tiền sau là việc nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu sau một thời gian nhất định kể từ khi nhà xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ( bán chịu) 1.5.2.4 Điều kiện về phương thức thanh toán: Đây là điều kiện qua trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Ở đây phương thức thanh toán thể hiện cách mà nhà nhập khẩu sẽ trả tiền hàng cho nhà xuất khẩu như thế nào.Trong thanh toán quốc tế thì có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, ở đây nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải thống nhất về phương thức thanh toán trong hợp đồng thương mại. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần sau. 1.5.3 Các phương thức thanh toán trong xuất khẩu.  khái niệm Phương thức TTQT trong ngoại thương là toàn bộ quá trình , điều kiện , quy định để người mua trả tiền và nhận hàng , còn nhười bán thì giao hàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại thương thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ. 1.5.3.1 Phương thức chuyển tiền  Khái niệm: Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau: - Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện. - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thức trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc thông qua mạng liên lạc viễn thông SWIFT. Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2010 Giải thích sơ đồ: (1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng hoá gửi cho người nhập khẩu để đi nhận hàng. (2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ hàng hoá, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình. (3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu. (4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền. (5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi đồng thời gửi báo có cho người hưởng lợi.  Ưu điểm , nhược điểm của phương thức chuyển tiền: +Ưu điểm Thủ tục chuyển tiền hết sức đơn giản , chi phí không cao. Còn thời gian chuyển tiền khá nhanh điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu có khẳ năng thu hồi vốn nhanh, thuận lợi cho việc kinh doanh sản xuất chu kỳ mới +Nhược điểm : - Trong thanh toán chuyển tiền, chu chuyển hàng hoá dịch vụ có thể tách rời khỏi chu chuyển tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên (người chuyển tiền và người thụ hưởng). Khi chuyển tiền trước nhà nhập khẩu cứ lo sợ mất tiền nếu nhà xuất khẩu không CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 8 Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) Người hưởng lợi (Beneficiary) Nhà xuất khẩu (5) Người chuyển tiền (Remitter) Nhà nhập khẩu nha (1) (3) (2) (4) Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế giao hàng hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà nhập khẩu. Ngược lại, trong trường hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu. - Có khi rủi ro lại hoàn toàn khách quan như biến cố chính trị, xã hội, kinh tế hay một tai nạn bất ngờ khiến cho một bên kết ước bất đắc dĩ bội tín làm ảnh hưởng đến đối tác làm ăn.  Điều kiện áp dụng: Phương thức thanh toán này chỉ được áp dụng đối với việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ cho các đối tác có mối quan hệ thân thiết , tin cậy lẫn nhau, những đối tác làm ăn lâu dài vì phương pháp này có nhiều khe hở dễ chiếm dụng vốn của nhà xuất khẩu. 1.5.3.2. phương pháp nhờ thu  Khái niệm Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, người bán (nhà xuất khẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác  Đặc điểm :Trong thanh toán nhờ thu thì ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngân hàng không cam kết, không bảo lãnh thanh toán đối với người bán cũng như người mua. Các loại nhờ thu và qui trình nghiệp vụ:Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này ra thành hai loại: +Nhờ thu phiếu trơn (Clean collections): Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo hiểm ) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, không thông qua ngân hàng. Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu phiếu trơn HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 9 (4) (7) (3) (8) (6) (5) (1) (2) NHNT (Remitting Bank) NHTH (Collecting Bank) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2010 (1) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu phiếu trơn” (2) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng. (3) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng chứng từ tài chính tới ngân hàng phục vụ mình. (4) Ngân hàng gửi nhờ thu(NHNT) lập Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính đến ngân hàng thu hộ. (5) Ngân hàng thu hộ ( NHTH)thông báo Lệnh nhờ thu tới người nhập khẩu. (6) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ. (7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu. (8) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu. + Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm: - Chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính. - Chỉ chứng từ thương mại mà không có chứng từ tài chính gửi cùng. Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người này đáp ứng được yêu cầu của lệnh nhờ thu. Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 10 Người uỷ thác (Pricipal)(Nhà XK) Người trả tiền (Drawee)(Nhà NK) [...]... trạng Bước 5: Đề xuất các giải pháp 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động thanh toán quốc tế của công ty: 2.2.1 Những vấn đề về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang: 2.2.1.1 Giới thiệu về công ty ( lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang) Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang tên giao dịch quốc tế là BAC GIANG IMPORT... NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 30 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế Chương 3: Các kết luận và đề xuất các giải pháp để hoản thiện quản trị thanh toán hàng nông nghiệp xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu : 3.1.1 Những lợi thế mà công ty đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang với... đối tác của công ty đã có chiều hướng nhập khẩu tăng dần Do tỉnh Bắc Giang không phải là tỉnh sản xuất gạo phục vụ cho xuất khẩu , nên công ty phải thu mua gạo tại các tỉnh khác,phục vụ cho xuất khẩu, điều này đã làm hạn chế khả năng xuất khẩu mặt hàng gạo của công ty Đối với một số mặt hàng nông sản như Vải thiều , - - Nguồn nhân sự Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang có đội ngũ cán bộ công nhân... ASEAN 2.2.1.3 Tình hình thanh toán trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang trong giai đoạn 2006-2009  Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (xem Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang năm 2008-2009 ) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy hoạt động của công ty tăng trưởng không đều... nhập khẩu Bắc Giang cũ Sau hơn 5 năm hoạt động và phát triển , công ty đã không ngừng lớn mạnh , bằng chính lỗ lực của mình , công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang đã vươn lên giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh , xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Bắc Giang HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 17 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2010 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang. .. kiện mở rộng hoạt động quản trị thanh toán trong xuất khẩu nông sản tại CT CP XNK BG 3.2 Những đề xuất , kiến nghị và những giải pháp hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản 3.2.1 Những đề xuất đối với công ty - Qua quá trình phân tích các dữ liệu điều tra được và qua quá trình phỏng vấn những cán bộ công nhân viên trực tiếp và gián tiếp tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế Em nhận... đảm bảo rằng nhà xuất khẩu giao hàng thì họ mới phải trả tiền hàng - Nhà xuất khẩu yên tâm và sẽ đảm bảo được thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng sẽ lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán cho dù nhà nhập khẩu họ có thanh toán hay không thanh toán. Chính vì điều này mà nhà xuất khẩu sẽ thu hồi... mua bán hàng hoá cho khách hàng trong và ngoài nước, kinh doanh nội thương và đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất ( đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu )  Về Xuất khẩu: các mặt hàng nông sản như: gạo, rau quả, dược liệu,gia vị, hương vị, hàng thủ công mỹ nghệ và nhiều hàng công nghệ phẩm khác  Về nhập khẩu: nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất công nông nghiệp phân bón thuốc trừ sâu hoá chất nông nghiệp,... những các công ty xuất nhập khẩu ngày càng chú trọng tới hoạt động TTQT, cải tiến công nghệ, đưa ra các sản phẩm mới và thường xuyên tổ chức tiếp thị khuyến mại nhằm thu hút khách hàng về phía họ 2.3 Kết quả phân tích dữ liệu thu thập 2.3.1 Kết quả phiếu điều tra phỏng vấn về hoạt động quản trị thanh toán trong xuất khẩu mặt hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang - Phiếu điều tra... chức ) Tổng số cán bộ công nhân viên công ty : 210 người Số nhân lực có trình độ đại học và trên đại học: 30 người 2.2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Công ty cổ phần XNK Bắc Giang là doanh nghiệp sản xuất và thương mại lớn của tỉnh Bắc Giang trực thuộc Sở thương mại và Du lịch Bắc Giang , Công ty chuyên kinh doanh trong các lĩnh vực Xuất khẩu, Nhập khẩu và nhận uỷ thác XNK, sản xuất giấy in, tấm lợp, . gian thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang , Em xin chọn đề tài Hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang làm đề. vấn đề về thanh toán hàng nông sản xuất khẩu tại công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Bắc Giang  Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị thanh toán quốc tế đối với hàng nông sản xuất khẩu. CHUYÊN. BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế  Tên đề tài: Hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:41

Mục lục

  • Chương 1: Tổng quan về quản trị thanh toán tại các doanh nghiệp ở việt nam

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

    • 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

    • 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu

    • 1.5.2.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán:

    • 1.5.2.3 Điều kiện về thời gian thanh toán:

    • 1.5.2.4 Điều kiện về phương thức thanh toán:

    • 1.5.3 Các phương thức thanh toán trong xuất khẩu.

      • 1.5.3.1 Phương thức chuyển tiền

      • 1.5.3.2. phương pháp nhờ thu

      • 1.5.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)

      • 2.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu

      • 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động thanh toán quốc tế của công ty:

        • 2.2.1 Những vấn đề về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang:

          • 2.2.1.1 Giới thiệu về công ty ( lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang)

          • 2.2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:

          • 2.2.1.3 Tình hình thanh toán trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang trong giai đoạn 2006-2009

          • 2.2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới hoạt động thanh toán trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản

            • 2.2.2.1 Tác động của môi trường bên trong doanh nghiệp đối với hoạt động thanh toán quốc tế

            • 2.3 Kết quả phân tích dữ liệu thu thập

              • 2.3.3 Nhận xét đánh giá vấn đề thanh toán trong lĩnh vực xuất khẩu tại công ty thông qua các dữ liệu thu thập , phân tích, đánh giá

              • 3.2 Những đề xuất , kiến nghị và những giải pháp hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản .

                • 3.2.1 Những đề xuất đối với công ty

                • 3.2.2 Những đề xuất đối với nhà nước

                • 3.2.3 Các đề xuất với các ngân hàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan