Ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu tới hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần và đầu tư dịch vụ ô tô Việt Nam

57 1.6K 0
Ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu tới hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần và đầu tư dịch vụ ô tô Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Thương Mại “ Ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu tới hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần và đầu tư dịch vụ ô tô Việt Nam” Khoa Kinh tế Nguyễn Đình Hải – Lớp K45F5 1 Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam đang bước qua hơn hai thập kỷ của công cuộc đổi mới chính sách và cơ chế kinh tế, trong đó hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đã trở thành một yêu cầu tất yếu, một trong những nguồn lực để thưc hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề về cơ chế chính sách cần phải được xem xét, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó thuế nhập khẩu đóng một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế. Ở nước ta, chính sách thuế nhập khẩu đã và đang không chỉ là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, của các nhà nghiên cứu mà còn của cả các doanh nghiệp và đông đảo quần chúng nhân dân. Kể từ khi chuyển cơ chế quản lý kinh tế theo hướng thị trường thì việc thay đổi trong chính sách thuế nhập khẩu luôn có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.Việc tăng thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng có thể làm hạn chế việc nhập khẩu mặt hàng đó, ảnh hưởng không tốt tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc ngược lại khi giảm thuế suất thuế nhập khẩu thì sẽ khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp này. Công ty CPĐT & DV ôtô Việt Nam được thành lập từ năm 2004, là thành viên của Viện máy bộ công nghiệp Việt Nam. Công ty ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày ngày càng đa dạng của thị trường xe hơi trong nước, đặc biệt là dòng xe nhập khẩu cao cấp đến từ thị trường Mỹ, Nhật, Trung Đông Công ty chuyên kinh doanh các dòng xe du lịch cao cấp của TOYOTA và HONDA nhập khẩu nguyên chiếc mới 100%. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng lớn và chứng minh được sự lớn mạnh của công ty, năm 2008 Công ty thành lập thêm trung tâm TOYOTA nhập khẩu tại TP HCM, đưa thương hiệu VautoClub đến mọi miền trên toàn quốc. Năm 2009, Công ty tiếp tục thành lập thêm trung tâm kinh doanh xe ôtô đã qua sử dụng tại Hà Nội giúp cho khách có thể lựa chọn được những sản phẩm tốt nhất làm khách hàng hài lòng nhất. Ngoài hoạt động nhập khẩu và kinh doanh buôn bán xe hơi đã mang lại Khoa Kinh tế Nguyễn Đình Hải – Lớp K45F5 2 Trường Đại học Thương Mại rất nhiều thành công cho Công ty thì hiện nay Công ty còn mở rộng kinh doanh thêm một số nghành nghề khác như: Dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa; Dịch vụ cho thuê xe ô tô các loại; Dịch vụ sửa chữa, bảo trì xe gắn máy, xe ô tô các loại; Tư vấn, đào tạo, dạy nghề trong lĩnh vực ô tô xe máy; Dịch vụ lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế; Buôn bán thiết bị, vật tư nghành viễn thông; Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành thiết bị viễn thông; Xây dựng, lắp đặt các công trình viễn thông; Đại lý kinh doanh thiết bị bưu chính viễn thông Như chúng ta đều biết, ô tô nhập khẩu là một mặt hàng đang được ưa chuộng và theo dự báo là sẽ có nhu cầu vô cùng lớn trong những năm tới. Nhưng cũng giống nhiều doanh nghiệp kinh doanh ô tô khác, đó là một trong những thuận lợi và cũng là thách thức đối với Công ty. Trong quá trình kinh doanh thì Công ty luôn gặp nhiều khó khăn do biến động của thị trường thế giới, khủng hoảng tài chính, tỷ giá hối đoái thay đổi, sự cạnh tranh của các công ty trong nước và đặc biệt là chính sách thuế nhập khẩu ô tô của nước ta luôn thay đổi liên tục chính là một vấn đề khó cho doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu và kinh doanh ô tô. Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam, nghiên cứu, khảo sát và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty cùng với những tình hình thực tiễn em thấy rằng hoạt động nhập khẩu ô tô của công ty bị tác động quá lớn bởi chính sách thuế nhập khẩu của nhà nước. Vì vậy mà em đã chọn đề tài “ Ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu tới hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần và đầu tư dịch vụ ô tô Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Em hy vọng đề tài này sẽ góp phần hoàn thiện hơn các chính sách về thuế nhập khẩu ô tô nhằm khuyến khích hoạt động nhập khẩu. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Thuế nhập khẩu là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Ở nước ta, quá trình cải cách chính sách thuế nhập khẩu trong thời gian qua đã tác không chỉ tác động đến nền kinh tế mà còn trực tiếp tác động tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp.Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần nhận định đúng vai trò và ảnh hưởng của thuế nhập khẩu, tìm hiểu thực trạng của chính sách thuế nhập khẩu hiện nay và các nhân tố ảnh hưởng tới nó đồng thời tìm hiểu thực trạng tình hình kinh doanh của Khoa Kinh tế Nguyễn Đình Hải – Lớp K45F5 3 Trường Đại học Thương Mại doanh nghiệp để thấy được những ảnh hưởng to lớn của thuế nhập khẩu. Từ những nhận định này, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa to lớn khi nghiên cứu về chính sách thuế nhập khẩu và những tác động của nó đối với nhập khẩu ô tô nói riêng và nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung nên em chọn đề tài : “ Ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật Bản ” 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. - Đối với nhà nước: Thông qua việc nghiên cứu về thuế nhập khẩu cùng với thực tiễn điều hành chính sách về thuế nhập khẩu ở Việt Nam nhằm khẳng định ảnh hưởng lớn của thuế nhập khẩu đến các hoạt động của nền kinh tế nước ta. Quá trình nghiên cứu còn giúp chúng ta nêu lên thực trạng của chính sách thuế nhập khẩu hiện nay của Nhà nước, những mặt đạt được và chưa đạt được. Để từ đó đưa ra các giải pháp đối với nhà nước nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu và những dự báo ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu trong thời gian tới để hạn chế những ảnh hưởng này. - Đối với Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam: Nghiên cứu, phân tích hoạt động nhập khẩu, tình hình kinh doanh của công ty và sự biến động của thuế nhập khẩu ô tô mà Công ty nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu và kinh doanh của Công ty. Từ đó sẽ giúp Công ty né tránh, khắc phục đồng thời tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế ở mức thấp nhất các tác động tiêu cực mà thuế nhập khẩu gây ra cho Công ty. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Công ty CP đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam kinh doanh trên khả nhiều lĩnh vực nhưng mặt hàng ô tô nhập khẩu là một măt hàng chính đã đem lại rất nhiều thành công cho Công ty và đây cũng chính là mặt hàng mà Công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất của thuế nhập khẩu. Do đó em tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu nói chung và mặt hàng ô tô nhập khẩu nói riêng. - Khách thể nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu về ô tô nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản và tập trung vào dòng xe du lịch là chính. Khoa Kinh tế Nguyễn Đình Hải – Lớp K45F5 4 Trường Đại học Thương Mại - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi không gian là Công ty CP đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam, tập trung nghiên cứu thuế nhập khẩu ô tô mà Công ty nhập từ thị trường Nhật Bản. + Phạm vi thời gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong thời gian khoảng 3 năm từ năm 2007 – 2009. 1.5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, tài liệu tham khảo, các phụ lục, đề tài luận văn được thể hiện chủ yếu ở 4 chương: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. - Chương 2: Một số lý luận cơ bản về chính sách thuế nhập khẩu. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam. - Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu tới hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam. Khoa Kinh tế Nguyễn Đình Hải – Lớp K45F5 5 Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU 2.1. Một số khái niệm cơ bản. 2.1.1. Khái niệm, vai trò của thuế  Khái niệm thuế Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và các pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và Pháp luật.  Vai trò của thuế - Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại các thu nhập theo đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, nguồn thu từ nước ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chịu sức ép của quan hệ “mua bán sòng phẳng”,“có vay, có trả”, thuế phải là công cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, ổn định kinh tế - xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển đất nước lâu dài. Vì vậy, thuế phải trở thành nguồn thu chủ yếu, một bộ phận cơ bản của nền tài chính quốc gia lành mạnh. - Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Thông qua việc xây dựng đúng đắn cơ cấu và mối quan hệ giữa các sắc thuế, việc xác định hợp lý người nộp thuế, đối tượng đánh thuế, thuế suất, chế độ miễn giảm, phương pháp quản lý thu thuế dựa trên cơ sở hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác, thuế là công cụ điều tiết đối với thu nhập của các tầng lớp xã hội thể hiện trên hai mặt: khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động kinh doanh cần thiết làm ăn có hiệu quả; đồng thời thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế sản xuất, hạn chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, chống lãng phí. Thuế còn khuyến khích việc bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật. Thuế góp phần khuyến khích khai Khoa Kinh tế Nguyễn Đình Hải – Lớp K45F5 6 Trường Đại học Thương Mại thác nguyên liệu, vật tư trong việc tranh thủ vốn hợp tác của nước ngoài để phát triển kinh tế hàng hóa, không ngừng nâng cao khả năng tích lũy, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước. Thuế thúc đẩy mở rộng thị trường một cách lành mạnh, vừa khuyến khích giao lưu hàng hóa, vừa đấu tranh hạn chế mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian, đầu cơ tích trữ để hưởng chênh lệch giá. - Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc đảm bảo công bằng và bình đẳng trong làm nghĩa vụ và quyền lợi. Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau (thuế suất) giữa các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế cùng hoạt động trong một lĩnh vực, bảo đảm sự công bằng và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ với mọi công dân, không có những đặc quyền, đặc lợi cho bất cứ đối tượng nào. Thuế kích thích mọi công dân, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, đầu tư vốn, đầu tư chất xám, làm ăn giỏi và có thu nhập cao một cách chính đáng. 2.1.2. Khái niệm thuế nhập khẩu. Theo cách nhìn nhận của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thì thuế nhập khẩu được xem như là một chi phí vận chuyển. Nếu việc đánh thuế nhập khẩu bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa hai thị trường thì sẽ không có việc mua bán hàng hóa từ một nước xuất khẩu đến một nước nhập khẩu. Hay thuế nhập khẩu còn được hiểu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Hay thuế nhập khẩu là thuế gián thu đánh vào hàng hóa mậu dịch hoặc phi mậu dịch được phép nhập khẩu qua biên giới của một quốc gia. 2.1.3. Vai trò của thuế nhập khẩu - Thuế nhập khẩu góp phần vào việc bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của các hàng hóa nhập khẩu. Bảo hộ lợi thế cạnh tranh của hàng hóa nội địa chính là đặc điểm nổi bật của thuế nhập khẩu. - Theo dõi trên đồ thị ta nhận thấy: Tại điểm cân bằng O do chưa có sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập, mức giá của hàng nội địa là P0 và nhu cầu tiêu dùng đối với loại hàng hóa này là HQ0. Do sự chênh lệch về lợi thế phân bổ nguồn lực, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý Một số quốc gia có khả năng sản xuất cùng mặt hàng nói trên có chất lượng tương đương Khoa Kinh tế Nguyễn Đình Hải – Lớp K45F5 7 Trường Đại học Thương Mại hoặc cao hơn nhưng với chi phí sản xuất thấp hơn và giá bán sản phẩm này trên thị trường thế giới là H << P0 . Nếu hàng hóa này được tự do nhập khẩu vào thị trường nội địa mà không có sự tác động của thuế nhập khẩu. Khi đó, mức giá của hàng nhập khẩu thấp hơn nhiều so với mức giá hàng nội địa, do giá hạ nên nhu cầu sẽ tăng nên HD = HQ0 + Q0D. Dù nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên nhưng thị phần của các nhà sản xuất hàng hóa trong nước bị thu hẹp do sự cạnh tranh về giá của hàng ngoại nhập, sản xuất nội địa chỉ chiếm được thị phần HG < HQ0 , phần còn lại GD sẽ do các nhà cung cấp hàng ngoại nhập chiếm giữ. Như vậy, do sự cạnh tranh về giá của hàng ngoại nhập khiến cho người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn hàng ngoại nhập thay vì tiêu dùng hàng nội địa như trước đây. Sự cạnh tranh tự do này buộc các nhà sản xuất nội địa phải tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá bán từ P0 xuống H, chỉ một số rất ít nhà sản xuất có khả năng làm được điều này, phần lớn các nhà sản xuất nội địa sẽ phải phá sản do không đủ năng lực cạnh tranh. Có thể nói rằng mặt hàng ngoại nhập với sự cạnh tranh tuyệt đối về giá đã bóp chết ngành sản xuất trong nước. Hình 1: Bảo hộ của thuế nhập khẩu đối với nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Khoa Kinh tế Nguyễn Đình Hải – Lớp K45F5 O C D F B Q0 G Cầu Cung P (Giá) P0 A H 8 Q (Lượng) Trường Đại học Thương Mại Lúc này, Nhà nước với vai trò người bảo hộ sản xuất nội địa sẽ dùng chính sách thuế nhập khẩu để hạn chế đến mức thấp nhất những thiết hại do hàng ngoại nhập gây ra cho nhà sản xuất nội địa. Một khoản thuế nhập khẩu T sẽ được áp dụng lên mặt hàng này. Mức thuế nhập khẩu T cao hay thấp tùy thuộc vào từng mặt hàng cũng như mức độ bảo hộ sản xuất nội địa của nhà nước với ngành nghề đó. Nhà nước có thể quy định mức thuế nhập khẩu rất cao để ngăn cản hoàn toàn hàng ngoại nhập, bảo hộ tuyệt đối sản xuất nội địa. Cũng có khả năng mức thuế này chỉ giao động ở mức vừa phải để ngăn cản tương đối hàng ngoại nhập, bảo hộ có giới hạn đối với sản xuất nội địa. Thuế nhập khẩu T có tác dụng làm tăng giá bán hàng ngoại nhập từ H tăng lên A. Giá bán hàng ngoại nhập tăng lên làm cho nhu cầu đối với hàng ngoại nhập giảm đi, ngược lại người tiêu dùng sẽ tìm đến với hàng nội địa nhiều hơn. Do tăng giá nhu cầu đối với mặt hàng này sẽ giảm xuống đến AC < HD. Tuy nhiên thì nhu cầu tiêu dùng hàng nội địa sẽ tăng lên đến AB > HG, đồng thời nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại nhập lai giảm xuống BC < GD. Nhà sản xuất nội địa có điều kiện mở rộng thị phần, mở rộng quy mô sản xuất và thiệt hại đối với ngành sản xuất mặt hàng này sẽ ít hơn trong trường hợp không có sự tác động của thuế nhập khẩu. - Huy động nguồn lực tài chính, cân đối ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn từ năm 5 năm từ 2005- 2008, nghành hải quan luôn đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của Bộ Tài Chính. Số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2005 đạt 52.000 tỷ đồng, năm 2006 đạt 58.000 tỷ đồng, năm 2007 đạt 69.900 tỷ đồng, năm 2008 đạt 84.500 tỷ đồng ( tốc độ tăng doanh thu bình quân hàng năm 20% ) - Là công cụ thực hiện chính sách thị trường như chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường hay hạn chế nhập khẩu cac mặt hàng xa xỉ phẩm, đi ngược các truyền thống văn hóa dân tộc từ đó sẽ hướng tiêu dùng trong nước theo những mục tiêu nhất định. - Thể hiện quyền lực chính trị, vị thế của quốc gia trong mối quan hệ thương mại song phương, đa phương, góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại. 2.1.4. Khái niệm về chính sách thuế nhập khẩu. Khoa Kinh tế Nguyễn Đình Hải – Lớp K45F5 9 Trường Đại học Thương Mại Chính sách thuế nhập khẩu là một bộ phận quan trọng cấu thành chính sách kinh tế nói chung, chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng của một quốc gia Nhiệm vụ cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu là điều tiết nhập khẩu. Từ đó điều tiết thị trường. Đồng thời là biện pháp quan trọng nhất để quản lý hoạt động ngoại thương, góp phần thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại, đảm bảo an toàn về kinh tế và công nghệ của đất nước, giải quyết các mục tiêu kinh tế, tài chính và thương mại. Có thể nói rằng chính sách thuế nhập khẩu là tổng hòa các phương hướng của nhà nước ở từng giai đoạn trong lĩnh vực thuế nhập khẩu và các biện pháp để đạt được mục tiêu đã định. Chính sách thuế nhập khẩu thể hiện đường lối và phương hướng động viên thu nhập trong nền kinh tế quốc dân dưới hình thức thuế nhập khẩu. Chính sách thuế nhập khẩu được thực hiện bằng cách thiết lập các văn bản pháp luật trong lĩnh vực nộp thuế nhập khẩu, danh mục và biểu thuế nhập khẩu, xác định mức thuế và các ưu đãi về thuế nhập khẩu trong từng giai đoạn nhất định. 2.2. Một số lý thuyết về chính sách thuế nhập khẩu. 2.2.1. Chính sách tài khóa Chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách tài khóa có hai công cụ chủ yếu là chi tiêu của chính phủ và thuế. Chi tiêu của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của chi tiêu công cộng, do đó có thể tác động trực tiếp đến tổng cầu và sản lượng. Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế: + Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế Khoa Kinh tế Nguyễn Đình Hải – Lớp K45F5 10 [...]... xét: Thuế suất thuế nhập khẩu ô tô liên tục được nhà nước điều chỉnh cho phù hợp với thị trường và nhằm bảo hộ nền công nghiệp ô tô trong nước 3.4.3 Kết quả hoạt động nhập khẩu ô tô của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Hoạt động nhập khẩu ô tô của Công ty CP đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam được thể hiện qua biểu đồ sau: Khoa Kinh tế K45F5 Biểu đồ 3.2: Hoạt động nhập. .. nhập khẩu và bán ô tô của Công ty CP đầu tư và dịch vụ ô tô VN từ 2007 - 2009 Nguyễn Đình Hải – Lớp 34 Trường Đại học Thương Mại Nhận xét: Số lượng ô tô mà Công ty nhập về năm sau luôn cao hơn so với năm trước, điều này cũng chứng tỏ rằng lượng ô tô bán ra cũng tăng hàng năm 3.4.4 Phân tích ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu ô tô của Công ty CP đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam. .. sách này tới nền kinh tế, tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu Tuy nhiên với một góc độ tiếp cận hoàn toàn mới mẻ cộng với việc đi sâu vào nghiên cứu mặt hàng ô tô, là một mặt hàng chịu ảnh hưởng vô cùng lớn của thuế nhập khẩu, thì đề tài: “ Ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu tới hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam ... tại Công ty Cổ phần đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam như Phó tổng giám đốc; trưởng, phó phòng kinh doanh; trưởng phòng kế toán, em nhận thấy hầu hết các chuyên gia đều có những quan điểm khá giống nhau và có tính tổng quát về ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu và kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam là công ty đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán... cũng tăng lên khá nhanh theo từng năm 3.4.2 Thị trường nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu của mặt hàng ô tô  Thị trường nhập khẩu ô tô Có thể nói, đặc điểm khá nổi bật của thị trường ô tô Việt Nam là bị tác động nhanh và mạnh bởi sự thay đổi của các chính sách thuế Ô tô khi được nhập khẩu về Việt Nam chịu ảnh hưởng của 3 loai thuế là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng ( VAT... số 50.400 chiếc và kim ngạch nhập khẩu là 1034 tỷ USD của năm 2008 thì lượng ô tô nhập khẩu tăng tới 50% và kim ngạch tăng 13%  Biểu thuế của mặt hàng ô tô Thuế nhập khẩu ô tô luôn thay đổi liên tục nên biểu thuế của mặt hàng ô tô cũng thường xuyên được sửa chữa và bổ sung Bảng 3: Thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ năm 2007 – 2009 Thời gian Thuế suất thuế nhập khẩu Thuế suất thuế nhập khẩu (%) bình quân...  Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đến doanh thu Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đến doanh thu của Công ty thể hiện qua biểu đồ sau: Nhận xét: Khi thuế suất thuế nhập khẩu chuẩn bị có xu hướng tăng thì Công ty đã đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, làm lương ô tô nhập khẩu của Công ty tăng đồng thời làm doanh thu tăng  Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đến lợi nhuận Được thể hiện qua biểu đồ giữa thuế nhập khẩu và. .. thích hoạt động sản xuất và kinh doanh CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ Ô TÔ VIỆT NAM 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Có rất nhiều phương pháp để thu thập dữ liệu, nhưng qua quá trình thực tập tại Công ty CPĐT & DV ô tô Việt nam. .. tế và các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng điện tử Từ đó đưa ra các định hướng của chính phủ trong việc hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp Thuế nhập khẩu và các chính sách về thuế nhập khẩu đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu Các công trình này cũng đã đề cập khá nhiều tới thuế nhập khẩu, các chính sách của thuế nhập khẩu và các ảnh hưởng của chính sách. .. nhập khẩu và kinh doanh của Công ty Trong các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của Công ty, thì vấn đề về thuế nhập khẩu được các chuyên gia quan tâm nhất, đặc biệt là sự thay đổi của chính sách thuế nhập Theo như kết quả phỏng vấn, có thể thấy trong 3 năm gần đây sự thay đổi liên tục của thuế nhập khẩu đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động nhập khẩu và kinh doanh của Công ty Các chuyên gia đánh . Trường Đại học Thương Mại “ Ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu tới hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần và đầu tư dịch vụ ô tô Việt Nam Khoa Kinh. doanh của công ty và sự biến động của thuế nhập khẩu ô tô mà Công ty nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu và kinh. Nhật Bản của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam. - Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu tới hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật

Ngày đăng: 07/04/2015, 08:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan