Tổng quan về tình hình nhân lực CNTT TT thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 2012; Dự thảo chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT TT thành phố giai đoạn 20122015

9 493 0
Tổng quan về tình hình nhân lực CNTT  TT thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008  2012; Dự thảo chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT  TT thành phố giai đoạn 20122015

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Tổng quan về tình hình nhân lực CNTT-TT thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2012; Dự thảo Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT thành phố giai đoạn 2012-2015 TS. Lê Thái Hỷ Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tp. HCM Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển ngành thông tin và truyền thông, bao gồm phát triển nguồn nhân lực của các lĩnh vực và nhân lực quản lý nhà nước của ngành nhằm đảm bảo đủ về số lượng, đạt về chất lượng, hướng đến đạt chất lượng tương đương các nước trong khu vực ở một số lĩnh vực. Trong giai đoạn tới, ngành CNTT-TT tiếp tục được xem là ngành có triển vọng phát triển với tốc độ cao, có vai trò đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện thành công đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”. Tại thành phố Hồ Chí Minh, doanh thu từ công nghiệp công nghệ thông tin năm 2012 ước đạt 86.000 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2011 (52.670 tỷ đồng), trong đó doanh thu từ công nghiệp phần mềm ước đạt 8.000 tỷ đồng, giảm 32% so với năm 2011 (11.700 tỷ đồng); doanh thu từ công nghiệp phần cứng ước đạt 78.000 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2011 (40.970 tỷ đồng). Đóng góp chủ yếu vào tăng doanh thu của công nghiệp phần cứng là doanh thu từ nhà máy của công ty Intel Việt Nam với trên 1,4 tỷ USD (tương đương 28.112 tỷ đồng). Số doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành công nghệ thông tin đến hết năm 2012 ước tính khoảng 1.930 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp nước ngoài đăng ký mới trong năm 2012 là 42 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng 3,2 triệu USD, nâng tổng số doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động là 166 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng 1,13 tỷ USD. I. Hiện trạng nhân lực CNTT-TT tại Tp.Hồ Chí Minh: I.1. Về quy mô và cơ cấu: I.1.1. Trong quản lý nhà nước: Số lượng cán bộ quản lý nhà nước hiện nay là 109.129 người. Thống kê trình độ CNTT trong quản lý nhà nước hiện tại, cán bộ có trình độ CNTT trung cấp trở lên ước chiếm khoảng 6%, trình độ sơ cấp chiếm khoảng 88% và số cán bộ chưa qua đào tạo chiếm khoảng 6%. Nhìn chung, đội ngũ các bộ công chức thành phố đã có trình độ công nghệ thông tin tối thiểu, có thể thực hiện công việc cũng như nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc nhờ vào CNTT. 2 Về đội ngũ cán bộ phụ trách CNTT, với trình độ hiện tại, thành phố cần tập trung nâng cao một số kỹ năng nghiệp vụ như quản trị mạng, bảo mật, và cơ sở dữ liệu để vận hành tốt hệ thống thông tin đơn vị. 100% cán bộ phụ trách CNTT của các đơn vị đều có trình độ CNTT tối thiểu là trung cấp và được đào tạo, tập huấn nâng cao các kỹ năng về quản trị hệ thống và an toàn thông tin. I.1.2. Trong công nghiệp CNTT: Năm 2012, thành phố ước tính có khoảng 1.930 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực CNTT với tổng nhân lực ước tính trên 34.000 lao động, trong đó lao động phần cứng chiếm khoảng 15%, lao động phần mềm chiếm 65% và lao động dịch vụ chiếm 20%. Nhân lực CNTT trong công nghiệp CNTT là nhân lực trẻ, trên 70% là nhân lực có độ tuổi từ 20-30 tuổi. Nguồn nhân lực CNTT của thành phố có trình độ trên 87% từ cao đẳng trở lên. I.1.3. Trong cộng đồng: Việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực như du lịch, giải trí, tài chính, ngân hàng và nông nghiệp đều phát triển mạnh mẽ. Đội ngũ lao động CNTT trong các đơn vị này ngày càng tăng, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Các đơn vị này thường có đội ngũ lao động CNTT khoảng trên 20 người, thậm chí có nơi lên đến hơn 100 lao động CNTT. Ngành CNTT đã được tổ chức giảng dạy ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố. Năm 2008 có 24 trường đại học đào tạo CNTT, đến năm 2012 đã phát triển lên 80 trường. Trung bình mỗi năm, thành phố có khoảng trên 11 . Tin học cũng đã trở thành môn bắt buộc trong giáo dục phổ thông và đại học. Do đó, hầu hết các thanh thiếu niên thành phố đều có khả năng sử dụng các ứng dụng tin học cơ bản như sử dụng internet, các phần mềm tin học văn phòng. N , trong thời gian tới. I.2. Đánh giá về nhân lực CNTT thành phố: I.2.1. Điểm mạnh: Nhân lực CNTT-TT thành phố là nhân lực trẻ, trên 70% lao động CNTT- TT có độ tuổi dưới 30 và có trình độ học vấn tối thiểu là trung học. Chất lượng nguồn nhân lực CNTT-TT từng bước đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Theo kết quả khảo sát được Sở TTTT thành phố và Hội Tin học thành phố thực hiện trong năm 2011, có đến 87% doanh nghiệp hài lòng về chất lượng chuyên môn nhân lực CNTT, 64% doanh nghiệp hài lòng về kỹ năng mềm của lao động được cung cấp. 3 I.2.2. Điểm hạn chế: Trình độ ngoại ngữ (bao gồm các loại ngoại ngữ phổ biến như tiếng Anh, Nhật, Pháp) tiếp tục là điểm hạn chế của nguồn nhân lực CNTT-TT Tp.HCM. Trong những năm qua, do yêu cầu của ngành nên trình độ ngoại ngữ của nhân lực CNTT từng bước được cải thiện, có đến 59% doanh nghiệp CNTT và 80% doanh nghiệp thương mại được khảo sát đã đánh giá ngoại ngữ của nhân lực CNTT tương đối được cải thiện và được đánh giá là khá. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì ngoại ngữ vẫn là vấn đề bức xúc khi muốn đào tạo nâng cao cho nhân lực CNTT tại nước ngoài. II. Hiện trạng của hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT tại thành phố Hồ Chí Minh II.1. Quy mô và cơ cấu II.1.1. Trung học phổ thông và phổ thông cơ sở: Thành phố Hồ Chí Minh có trên 240 trường trung học phổ thông và phổ thông cơ sở. 100% các trường đã đưa tin học thành môn học bắt buộc. Đây là cơ sở để cho đội ngũ nhân lực khi bước vào thị trường lao động đã có khả năng tiếp cận với CNTT. II.1.2. Trung cấp nghề và Trung tâm đào tạo tin học: Trên địa bàn thành phố có trên 30 trường Trung cấp dạy nghề CNTT và trên 170 Trung tâm đào tạo các chương trình tin học từ sơ cấp, trình độ A, B, C đến trung cấp các chương trình nghề như kỹ thuật viên, lập trình viên. Các trường Trung học nghề và các Trung tâm tin học đã đóng góp phần không nhỏ đến việc phổ cập tin học cho lao động toàn thành phố. Tính trung bình mỗi đơn vị có thể đào tạo tối thiểu khoảng 100 học viên, thì hàng năm, các trung tâm này có thể cung cấp khoảng trên 200.000 lao động có khả năng ứng dụng CNTT trong công việc. II.1.3. Cao đẳng – đại học: Thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 80 trường cao đẳng và đại học có các đào tạo chuyên ngành CNTT. Hàng năm, các trường này có thể cung cấp cho thành phố trên 8.000 chuyên viên CNTT có trình độ cao đẳng trở lên. II.1.4. Sau Đại học: Thành phố hiện có ba trường đại học đào tạo chuyên ngành CNTT ở bậc sau đại học, với chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm tăng 30%. Hàng năm các trường cung cấp cho thành phố trên 100 thạc sĩ CNTT và khoảng 15 tiến sĩ CNTT. Bên cạnh các chương trình đào tạo của các trường Đại học, với mục tiêu phát triển nguồn cán bộ công chức trẻ thành những cán bộ quản lý có trình độ phục vụ cho sự phát triển của thành phố, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Nhân dân thành phố đã triển khai Chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ, trong đó ưu tiên tuyển sinh đào tạo ngành CNTT. 4 II.1.5. Đào tạo CNTT trong quản lý nhà nước: Hàng năm, Sở Nội vụ và Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp đào tạo CNTT nhằm nâng cao trình độ CNTT trong quản lý nhà nước. Sở Nội vụ thành phố thường xuyên tổ chức cho các chuyên viên, cán bộ các quận - huyện, sở - ban - ngành trên địa bàn thành phố bổ sung kỹ năng tin học từ trình độ A đến trình độ B. Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ trên thực tế trình độ nhân lực phụ trách ứng dụng CNTT của các quận - huyện, sở - ban - ngành trên địa bàn thành phố để xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo bổ sung kiến thức về quản lý hệ thống thông tin, an toàn an ninh thông tin cho cán bộ phụ trách về CNTT. II.2. Đánh giá khả năng đào tạo và phát triển nhân lực CNTT-TT thành phố: II.2.1. Thuận lợi: Hệ thống giáo dục và đào tạo CNTT-TT phát triển mạnh về chiều rộng, bắt đầu ở cấp phổ thông cơ sở. Phần lớn thanh thiếu niên thành phố đều có kỹ năng cơ bản về việc sử dụng CNTT trong học tập và làm việc. Ngoài các đơn vị đào tạo chuyên ngành, thành phố còn có các doanh nghiệp giải pháp CNTT chuyên cung cấp các khóa đào tạo CNTT chuyên ngành cho các doanh nghiệp. Thành phố đang chuẩn bị xây dựng Chương trình Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT giai đoạn 2012-2015 với các mục tiêu: - Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, nội dung số, dịch vụ, phát thanh, truyền hình, và báo chí, xuất bản. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực CNTT-TT cho khu vực. - Đến năm 2015, hàng năm cung cấp khoảng 30.000 chuyên viên đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ và chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT. - Phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao phục vụ cho chính quyền điện tử và ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước. Đến năm 2015 phấn đấu 100% cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước sử dụng thành thạo máy tính, 100% chuyên viên chuyên trách về CNTT được đào tạo, tập huấn đầy đủ các nghiệp vụ về bảo mật – an ninh thông tin. - Phát triển đội ngũ chuyên gia CNTT đáp ứng yêu cầu về R&D nhằm đảm bảo cho công nghiệp CNTT phát triển theo chiều sâu, bền vững. Hàng năm, trên 300 lãnh đạo các doanh nghiệp CNTT-TT được bồi dưỡng các kỹ năng về quản lý công nghệ thông tin (CIO), an toàn an ninh thông tin (CSO). Chính phủ cũng đã Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định Số: 698/QĐ-TTg) trong đó mục tiêu đến năm 2015: 5 - Tạo được bước chuyển biến đột phá về chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông ở các trường đại học đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực các nước Đông Nam Á; có khoảng 30% số lượng sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế. - Đảm bảo 100% học sinh trung cấp chuyên nghiệp và học nghề được đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng về CNTT. Đến năm 2010, 100% sinh viên đại học, cao đẳng, học sinh trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và 20% học sinh tiểu học được học tin học và đến năm 2015 đạt 100% đối với học sinh trung học cơ sở, 80% học sinh tiểu học được học tin học. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. 65% số giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng. - Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng và tăng nhanh về số lượng. Ở các trường đại học, cao đẳng bảo đảm đạt tỷ lệ trung bình 15 – 20 sinh viên/giảng viên trong đào tạo CNTT; 70% số giảng viên CNTT ở đại học và trên 50% giảng viên CNTT ở cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; tăng nhanh số giảng viên có trình độ tiến sĩ; đến cuối năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên có máy tính riêng để dùng. - Đảm bảo đủ nhân lực, đáp ứng được sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và truyền thông. Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp 250.000 lao động chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp và sơ cấp nghề (đào tạo 1 năm) trở lên, trong đó có 50% lao động có trình độ cao đẳng, đại học và 5% có trình độ thạc sĩ trở lên; - Đẩy mạnh việc phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT. Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức; được đào tạo về ứng dụng CNTT trong công việc của mình; - Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao đẳng hoặc tương đương trở lên đáp ứng đủ cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và cán bộ chuyên trách trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên ở các cơ sở giáo dục tiểu học, giáo dục trung học. Bồi dưỡng chuyên môn về CNTT cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng yêu cầu trình độ được quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ. 6 Như vậy, Chính phủ, Thành phố luôn ủng hộ và tạo điều kiện để phát triển nhân lực CNTT tại Việt Nam nói chung và nhân lực CNTT thành phố nói riêng. II.2.2. Khó khăn: Theo kết quả khảo sát cũng như thông tin từ các đơn vị đào tạo, trong những năm gần đây, kết quả tuyển sinh đầu vào của ngành CNTT bắt đầu giảm dần, lượng học sinh tốt nghiệp đăng ký vào ngành CNTT bắt đầu giảm dần, điều này sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng cũng như số lượng lao động CNTT trong những năm tới sẽ giảm, trong khi cả nước đang triển khai đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”. Đây thực sự là một thách thức lớn về việc phát triển nguồn nhân lực CNTT. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa xác định được hệ thống nghề và các chuẩn đào tạo CNTT. Do đó, các trung tâm đào tạo CNTT phát triển mạnh nhưng chất lượng đào tạo lại không đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động. Một trong những khó khăn khác trong việc phát triển nhân lực CNTT là chưa có sự phối hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị đào tạo CNTT. Các cơ sở đào tạo vẫn chưa quan tâm đến việc tìm hiểu về nhu cầu lao động CNTT của các doanh nghiệp mà chỉ đào tạo theo số lượng chỉ tiêu từ trên giao xuống hoặc do nhu cầu của người lao động đăng ký theo học. Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp đầu tư từ nước ngoài như Intel, Renesas mới bắt đầu khảo sát và đặt mối quan hệ với các trường trong việc đào tạo cũng như hỗ trợ đào tạo nhân lực CNTT. III. Nhu cầu nhân lực CNTT đến năm 2015: - Theo báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu “Dự báo nguồn nhân lực CNTT tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020” của Tiến sĩ Cao Hào Thi thì với tốc độ tăng trưởng 11%/năm thì đến năm 2015, nhu cầu nhân lực CNTT lên đến 56.518 người, đến năm 2020 là 67.324 người. - Khả năng đào tạo của thành phố hiện nay là 12.000 người, nhưng số sinh viên đăng ký học ngành CNTT có xu hướng giảm. Như vậy vấn đề đặt ra cần có những giải pháp, chính sách thế nào để hỗ trợ cho việc đào tạo, nghiên cứu và phát triển nhân lực CNTT – TT thành phố đến năm 2015 vừa cung đủ số lượng thành phố cần mà phải hỗ trợ thêm nhân lực cho các tỉnh, thành để thực hiện đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”. IV. Dự kiến các Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT- TT thành phố thực hiện trong giai đoạn 2012-2015: IV.1. Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT - Nội dung: 7 + Tổ chức khảo sát, tổng hợp các rào cản, những điểm bất hợp lý, các chính sách, cơ chế lạc hậu gây cản trở trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó nghiên cứu và đề xuất các chính sách ưu đãi cho việc đào tạo, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT (về thuế, đất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng…) để thành phố, các bộ-ngành và Chính phủ xem xét, giải quyết. + Hỗ trợ các đơn vị trong việc tháo gỡ các vướng mắc trong thủ tục hành chính (thuế, thủ tục cấp phép đầu tư, hải quan, …). + Mở rộng và đề xuất triển khai nhiều hình thức tuyên truyền về ngành CNTT. + Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài tham gia đầu tư, giảng dạy, đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. - Đơn vị phối hợp: các sở-ngành, quận-huyện, đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế thành phố, công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, Khu Công nghệ cao, Hội Tin học thành phố, các doanh nghiệp. IV.2. Chương trình Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin – truyền thông trong quản lý nhà nước - Nội dung: + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về quản trị mạng, bảo mật mạng, an toàn và an ninh thông tin cho đội ngũ chuyên viên phụ trách quản lý mạng CNTT của sở ban ngành, quận huyện. + Tổ chức đào tạo các chương trình tin học căn bản, nâng cao (điện toán đám mây, an toàn thông tin,…) cho các cán bộ, chuyên viên quản lý nhà nước. - Đơn vị chủ trì: Trường Trung cấp Thông tin và Truyền thông - Sở Thông tin và Truyền thông. - Đơn vị phối hợp: các sở - ban - ngành, quận – huyện, các đơn vị đào tạo. IV.3. Chương trình tào tạo tài năng CNTT-TT - Nội dung: các chương trình nhánh gồm: + Đào tạo, bồi dưỡng Tiếng Anh cho nhân lực CNTT đạttiêu chuẩn quốc tế; + Chương trình tài năng: quản trị mạng (cisco), an toàn thông tin, an ninh mạng, thiết kế vi mạch, ứng dụng trên nền di động, dịch vụ xử lý dữ liệu,…. - Đơn vị chủ trì: Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. - Đơn vị phối hợp: sở TTTT, Hội Tin học, các Viện nghiên cứu. 8 IV.4. Chương trình đào tạo nhân lực theo nhu cầu của xã hội (hay xã hội hoá đào tạo, bồi dưỡng nhân lực CNTT-TT) - Nội dung: + Tổ chức đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội (nâng cao dân trí trong lĩnh vực CNTT-TT), gắn liền chương trình đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp. + Xây dựng kênh thông tin để các doanh nghiệp và các đơn vị đào tạo trao đổi đào tạo theo nhu cầu. + Khuyến khích các doanh nghiệp tạo điều kiện để các sinh viên được thực tập trong môi trường làm việc thực tế. + Hỗ trợ các trường tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao các kỹ năng CNTT-TT. + Hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng CNTT-TT theo nhu cầu của doanh nghiệp. - Chủ trì: Hội Tin học (hay Sở Thông tin và Truyền thông?). - Đơn vị phối hợp: Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, BQL Khu Công nghệ cao, các đơn vị đào tạo, doanh nghiệp, chuyên gia Việt Kiều. IV.5. Chương trình hỗ trợ sinh viên - Nội dung: + Tạo cầu nối để sinh viên tham gia thực tập tại doanh nghiệp, học hỏi kinh nghiệm thực tế. + Hỗ trợ sinh viên vay vốn để nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc. + Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. + Xây dựng các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu để sinh viên có điều kiện thực hành thực tế. - Đơn vị chủ trì: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. - Đơn vị phối hợp: Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, Khu Công nghệ cao, Hội Tin học thành phố, các đơn vị đào tạo, doanh nghiệp. IV.6. Phát huy và mở rộng quy mô hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực CNTT-TT - Nội dung: tăng cường tuyên truyền, quảng bá về Quỹ trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; tìm kiếm, vận động nguồn tài trợ cho các chương trình đào tạo CNTT – TT tiên tiến. - Đơn vị chủ trì: Quỹ Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT. 9 - Đơn vị phối hợp: Hội Tin học thành phố, các đơn vị đào tạo, doanh nghiệp. IV.7. Chương trình đào tạo lãnh đạo Công nghệ thông tin (CIO) và lãnh đạo an toàn thông tin (CSO). - Nội dung: + Thường xuyên tổ chức đạo tạo về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về CNTT-TT. + Tổ chức gặp mặt thường xuyên các cán bộ quản lý nhà nước về CNTT- TT nhằm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm. + Tạo điều kiện cho các CIO tham gia đóng góp ý kiến hoặc triển khai thực hiện các chương trình ứng dụng CNTT của thành phố. + Xây dựng kênh thông tin về lãnh đạo CNTT của thành phố. - Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. - Đơn vị phối hợp: các sở - ban – ngành, quận – huyện, các đơn vị đào tạo, doanh nghiệp./. . năm 2012 ước đạt 86.000 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2011 (52.670 tỷ đồng), trong đó doanh thu từ công nghiệp phần mềm ước đạt 8.000 tỷ đồng, giảm 32% so với năm 2011 (11.700 tỷ đồng); doanh. trên nền di động, dịch vụ xử lý dữ liệu,…. - Đơn vị chủ trì: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. - Đơn vị phối hợp: sở TTTT, Hội Tin học, các Viện nghiên cứu. 8 IV.4. Chương trình đào tạo nhân. năm 2011 (11.700 tỷ đồng); doanh thu từ công nghiệp phần cứng ước đạt 78.000 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2011 (40.970 tỷ đồng). Đóng góp chủ yếu vào tăng doanh thu của công nghiệp phần cứng

Ngày đăng: 06/04/2015, 09:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan