Nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Bình Dương

100 223 0
Nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Bình Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: TS. Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Trang 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta giai đoạn 2001-2010 đã định hướng cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với mục tiêu: “Tăng cường chất lượng và hiệu quả đào tạo, tiếp tục mở rộng quy mô các cấp, bậc học và trình độ đào tạo, phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực”. Trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong thời kỳ đổi mới, nhưng nhìn chung, giáo dục nước ta còn yếu về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu, hiệu qủa giáo dục chưa cao, giáo dục chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đang là thách thức lớn nhất cho toàn ngành giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong Báo cáo về tình hình giáo dục – Kỳ họp Quốc hội tháng 10/2004 đã cho thấy chất lượng của giáo dục nghề nghiệp còn thấp, đặc biệt về kỹ năng thực hành và tác phong công nghiệp. Quy mô đào tạo TCCN và dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối, tỷ lệ đội ngũ giáo viên trong giáo dục chuyên nghiệp đạt chuẩn còn thấp, giáo trình hiện có chưa bảo đảm liên thông giữa các ngành đào tạo Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006. Năm 2009, Bình Dương có 13 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Sóng Thần 1.Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Trong doanh nghiệp, bộ phận kế toán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thông tin kế toán là rất cần thiết cho nhà quản trị đề ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Do đó nếu thông tin kế toán sai lệch sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn. Do vậy, GVHD: TS. Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Trang 2 một bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán rõ ràng, phân tích thấu đáo sẽ giúp cho người điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả. Mặt khác sổ sách rõ ràng thì việc quyết toán về thuế đối với cơ quan chức năng sẽ mau lẹ, giúp tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, đi sâu nghiên cứu về những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vừa cơ bản, vừa cấp bách. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Bình Dương” với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết về lý luận và thực tiễn đã đặt ra. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đưa ra các giải pháp tác động cơ bản nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tại tỉnh Bình Dương 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Dương 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN  Đánh giá thực trạng về chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN tại một số trường dạy kế toán bậc TCCN của tỉnh Bình Dương.  Đề xuất các giải pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngành kế toán bậc TCCN Ở TỈNH Bình Dương  Thực nghiệm sư phạm, xin ý kiến chuyên gia và đánh giá kết quả GVHD: TS. Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Trang 3 5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu trong phạm vi dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương tại các trường: Trung cấp Công nghiệp Bình Dương, Trung cấp Bách Khoa Bình Dương, trường Trung cấp Tài chính - Kế toán Bình Dương. Khi xem xét đến các nhân tố tác động đến chất lượng dạy học môn kế toán tài chính, tập trung vào một số nhân tố chủ yếu trong phạm vi nghiên cứu về giáo dục học và tác động của nhà trường. Đề tài không đi sâu nghiên cứu đến các nhân tố vĩ mô quản lý giáo dục. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tri thức đã có trong các tài liệu về quan điểm giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước. Nghiên cứu các công trình khoa học về việc dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN trong nước và ngoài nước trong những điều kiện lịch sử, để đưa ra các luận cứ về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu. 6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Quan sát, tham quan Quan sát các hoạt động dạy và học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN tại một số trường đào tạo ngành kế toán bậc trung cấp. 6.2.2 Điều tra bằng phỏng vấn và phiếu hỏi Trao đổi, phỏng vấn và phát phiếu hỏi ý kiến cho cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ của doanh nghiệp, giáo viên trực tiếp giảng dạy môn kế toán tài chính, lao động làm việc ở doanh nghiệp và 300 học sinh trung cấp kế toán về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và các vấn đề liên quan đến chất lượng dạy học môn kế toán tài chính. 6.2.3 Xử lý thống kê GVHD: TS. Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Trang 4 Xử lý các ý kiến, thông tin, số liệu từ các phiếu hỏi ý kiến nhằm tìm hiểu về thực trạng việc dạy học môn kế toán tài chính từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN 6.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Tiến hành thực nghiệm sư phạm cho 2 lớp trung cấp kế toán ở trường Trung cấp Công nghiệp Bình Dương ( lớp 10TKT01 – thực nghiệm và 10 TKT02 –đối chứng) với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên trong bộ môn dự giờ, kết hợp vói phương pháp quan sát và điều ra phỏng vấn sinh viên. 7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Hiện nay chất lượng dạy học môn KTTC ngành kế toán bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế, nếu đề xuất được các giải pháp tác động giáo dục như cải tiến nội dung dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ GV thì sẽ đáp ứng được việc nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính qua đó góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cho các KCN ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn tới. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN  MỞ ĐẦU  NỘI DUNG  Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy học môn KTTC ngành kế toán bậc TCCN  Chương 2: Thực trạng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương  Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GVHD: TS. Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Trang 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NGÀNH KẾ TOÁN BẬC TCCN 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng và đề tài nghiên cứu về chất lượng dạy học ở bậc trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục nghề nghiệp đã được thực hiện trong các năm gần đây như: Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến công tác kiểm định chất lượng với đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm chất lượng đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp” của Trần Khánh Đức(1998) thông qua nghiên cứu và thực nghiệm tại các cơ sở đào tạo, đã đề xuất việc ứng dụng các tiêu chí của ILO/ADB trong đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục vào thực tiễn ở Việt Nam. Trong đó, có sự thay đổi về nội dung và các tiêu chí đánh giá. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam” của Phan Văn Kha (2000) - Đề tài B99-52-37, Hà Nội đã đề cập đến những tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục và giáo dục sau đại học áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Tác phẩm “Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực” của Trần Khánh Đức (2002) đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến chất lượng và đánh giá chất lượng TCCN và Đào tạo nghề. Đề tài “Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn 2001 -2010” của Đỗ Minh Cương (2004) đã cho thấy rõ nét về thực trạng lao động kỹ thuật ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển lao động ở Việt Nam đến năm 2010. Tác phẩm “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường,toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”- Đề tài KX 05-10 – Do Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha đồng chủ biên (2006) đã đề cập đến thực GVHD: TS. Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Trang 6 trạng nguồn lao động kỹ thuật ở các trình độ khác nhau, phân tích các mặt mạnh, mặt yếu so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực để CNH, HĐH. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và chính sách trong đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đề tài “Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực trình độ TCCN ở Việt Nam” - Đề tài B2003- 52 -TĐ50 của Phan Văn Kha (2006) đã đề cập đến cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực có trình độ TCCN ở Việt Nam. Tác phẩm “Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên nghiệp và đổi mới phương pháp dạy học” của Nguyễn Quang Hùynh (2006) đã trình bày một số vấn đề về lý luận giáo dục chuyên nghiệp, đồng thời phân tích, tổng hợp những thông tin hiện đại về đổi mới phương pháp dạy học trong các trường chuyên nghiệp 1.2 Một số khái niệm và phạm trù cơ bản 1.2.1 Giáo dục Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. GD là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. Giáo dục mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức GD biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội. GVHD: TS. Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Trang 7 1.2.2 Đào tạo Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách. Kết quả và trình độ được đào tạo (trình độ học vấn) của một người còn do việc tự đào tạo của người đó thể hiện ra ở việc tự học và tham gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất, tự rút kinh nghiệm của người đó quyết định. Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao. Tuỳ theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân biệt đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp. Hai loại này gắn bó và hỗ trợ cho nhau với những nội dung do các đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của tình trạng khoa học, kĩ thuật và văn hoá của đất nước. 1.2.3 Quá trình dạy học Các nhà sư phạm hiện đại định nghĩa Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất các hoạt động của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực của trò nhằm làm cho trò đạt được mục đích dạy học. Như vậy QTDH bao gồm DẠY và HỌC cùng tồn tại và phát triển song song. Dạy là quá trình truyền đạt và điều khiển sự học của học viên; có nghĩa là điều khiển tối ưu hóa hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực và sáng tạo của học viên trong việc nhận thức đúng các khái niệm khoa học cũng như hình thành nhân cách phát triển toàn diện của học viên. Học là quá trình lĩnh hội và tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh các khái niệm khoa học, hình thành cấu trúc tâm lý mới, tái tạo các khái niệm, nắm vững bản chất của khái niệm để từ đó sáng tạo ra những ý tưởng sâu sắc và phong phú. GVHD: TS. Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Trang 8 Dạy học là hình thức đặc biệt của giáo dục nghĩa rộng - Diễn ra theo một qui trình có chủ đích, có kế hoạch. - Có sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học nhằm đạt được mục tiêu. Hệ thống trong dạy học bao gồm các thành tố sau: - Cấu trúc: bao gồm các yếu tố cấu thành - Người dạy, người học, môi trường - Hành vi: Các hoạt động tác động qua lại giữa các yếu tố: dạy – học - Sự kết nối: mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống. Có thể biểu diễn hệ thống bằng sơ đồ sau: Người dạy Người học Môi trường Nội dung Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc 4 yếu tố dạy học Theo thuyết hệ thống, QTDH với tư cách như một hệ thống gồm có nhiều thành tố, giáo viên với hoạt động dạy, học sinh với hoạt động học, nội dung, chương trình, phương tiện. Trong đó GV và hoạt động dạy, HS và hoạt động học là những thành tố cơ bản nhất. Không có hai thành tố này, đặc biệt là không có người học với hoạt động học thì không thể có quá trình dạy học. Tuy nhiên để cho sự tác động qua lại của hai thành tố cơ bản trên đạt được hiệu quả như mong muốn thì không thể không kể đến thành tố môi trường. Môi trường trong hệ thống dạy học ở đây được hiểu đó là nội dung, chương trình và phương tiện dạy học. Trong mối quan hệ dạy – học trong QTDH, GV đóng vai trò chủ đạo với tư cách là chủ thể tác động sư phạm, HS không chỉ là đối tượng chịu sự tác động sư phạm đó mà còn là chủ thể nhận thức, chủ thể của hoạt động học tập. Chỉ khi nào GVHD: TS. Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Trang 9 thực sự là chủ thể nhận thức thì HS mới tiếp thu một cách có ý thức và có hiệu quả sự tác động sư phạm. Vai trò chủ thể nhận thức đòi hỏi học sinh phải tự giác, tích cực, độc lập trong hoạt động học tập của mình. 1.2.4 Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học bao gồm: phương pháp dạy và phương pháp học, chúng là hai hoạt động khác nhau về đối tượng nhưng lại thống nhất với nhau về mục đích; chúng tác động qua lại với nhau và là hai mặt của QTDH. Trong sự thống nhất này, PPDH giữ vai trò chỉ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và chi phối của phương pháp dạy và nó có ảnh hưởng ngược lại đối với phương pháp dạy. 1.2.5 Giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp Luật Giáo dục ban hành năm 2005 đã xác định Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) bao gồm trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thực hành. Mục tiêu của GDNN là đào tạo người lao động có kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Giáo dục TCCN được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Giáo dục TCCN nhằm đào tạo kĩ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp. 1.2.6 Chất lượng: Hiện nay, chất lượng là mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức mà không chỉ riêng nhà giáo dục và đào tạo. Chất lượng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Chất lượng là một vấn đề rất trừu tượng, không ai nhìn thấy được và cảm nhận được nó một cách trực tiếp bằng các giác quan của mình, không thể đo lường bằng những công cụ đo thông thường. GVHD: TS. Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Trang 10 Tuy nhiên, trên thực tế ai cũng công nhận vai trò quan trọng của chất lượng, nhưng đang có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo nhân lực, trong đó có GDNN. Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc), hiện tượng làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác (Từ điển tiếng Việt phổ thông). Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng (Tiêu chuẩn Pháp NF X 50 - 109). Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất (Kaoru Ishikawa). Chất lượng theo quan niệm tuyệt đối:  Chất lượng được hiểu là sự xuất chúng, tuyệt vời, ưu tú, xuất sắc, sự hoàn hảo, sự thích hợp, phù hợp, sự thể hiện giá trị, sự biến đổi về chất (Harvey & Green, 1993).  Chất lượng là mức hoàn thiện, đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ liệu, các thông số cơ bản của một sự việc, sự vật nào đó (Oxford Pocket Dictionnary).  Chất lượng tuyệt đối là cái hầu hết chúng ta đều mong muốn đạt tới nhưng rất khó có thể đạt được. Chất lượng theo quan niệm tương đối:  Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng. (Theo tiêu chuẩn Pháp NFX 50)  Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã đề ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn (Tiêu chuẩn Quốc tế – ISO – 9000)  Theo quan niệm này thì một sản phẩm/ dịch vụ/ quá trình được xem là có chất lượng khi nó đáp ứng được các mong muốn do người sản xuất định ra và các nhu cầu mà người sử dụng đòi hỏi. Chất lượng vừa [...]... giá chất lượng dạy học mơn kế tốn tài chính của học sinh ngành kế tốn Bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương, tác giả đã tiến hành khảo sát nhằm các mục đích sau:  Tìm hiểu thực trạng chất lượng dạy học mơn kế tốn tài chính của học sinh ngành kế tốn Bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương Trang 28 GVHD: TS Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú  Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học mơn kế tốn tài chính của học. .. nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế tốn nói chung và nâng cao chất lượng dạy mơn kế tốn tài chính nói riêng là hết sức cần thiết Từ cơ sở lý luận về ngành kế tốn, mơn học kế tốn tài chính, các vấn đề liên quan đến q trình đào tạo ở Bậc TCCN là cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng và đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học mơn kế tốn tài chính ngành kế tốn bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương Trang... ngành kế tốn bậc TCCN 1.7.1 Vị trí, tính chất của mơn học - Vị trí: Mơn kế tốn tài chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài chính, được học sau các mơn tài chính doanh nghiệp, thuế; là cơ sở để học mơn kế tốn quản trị và thực hành kế tốn - Tính chất: + Mơn học kế tốn tài chính cung cấp những kiến thức về nghiệp vụ kế tốn, là mơn chun mơn chính của nghề kế tốn doanh nghiệp. .. tạo ngành kế tốn Bậc TCCN của tỉnh Bình Dương với số lượng là 23 phiếu (Số phiếu phát ra 25 phiếu) Các giáo viên được hỏi là các giáo viên giảng dạy mơn kế tốn tài chính bậc TCCN với số lượng 89 phiếu (số phiếu phát ra 100 phiếu) Các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi với số lượng 50 phiếu (số phiếu phát ra 50 phiếu) Các học sinh đang học tại các trường Trung cấp Cơng nghiệp Bình Dương, Trường Trung. .. học mơn kế tốn tài chính của học sinh ngành kế tốn Bậc TCCN nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng lao động sau khi tốt nghiệp  Tìm hiểu thực trạng áp dụng các giải pháp hiện tại để nâng cao chất lượng dạy học mơn kế tốn tài chính của học sinh ngành kế tốn Bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương 2.2.1.2 Đối tượng khảo sát Các... phân loại, xử lý chứng từ kế tốn, ghi sổ kế tốn tổng hợp và sổ kế tốn chi tiết, lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính cũng như kiểm tra cơng tác kế tốn tài chính của doanh nghiệp 1.6 Vai trò của kế tốn trong doanh nghiệp Trong mỗi cơng ty, phần tài chính vận động trong nội tại, với chính phủ, với các doanh nghiệp với nhau Tài chính doanh nghiệp biểu hiện sự vận... HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Chương 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC MƠN KẾ TỐN TÀI CHÍNH NGÀNH KẾ TỐN BẬC TCCN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngồi Tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu... về kế tốn tài chính, người học thực hiện được các nội dung về nghiệp vụ kế tốn Mơn học kế tốn tài chính có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm sốt các hoạt động kinh tế - Kiến thức: + Vận dụng được các kiến thức đã học về kế tốn tài chính trong việc thực hiện nghiệp vụ kế tốn được giao + Thực hiện được các nội dung về nghiệp vụ kế tốn doanh nghiệp + Vận dụng được các kiến thức kế. .. số lượng lao động chun ngành kế tốn bậc TCCN làm việc tại doanh nghiệp có ba lựa chọn: thừa – đủ - thiếu + Thực trạng chất lượng lao động ngành kế tốn đang làm việc tại doanh nghiệp: tốt – khá – trung bình – yếu – kém + Thực trạng về giáo viên giảng dạy mơn kế tốn tài chính về kiến thức chun mơn; phương pháp giảng dạy dễ hiểu, linh hoạt; thái độ đứng lớp nhiệt tình với bốn mức độ: rất tốt – tốt – bình. .. kiến đề nghị về giải pháp nâng cao chất lượng dạy học mơn kế tốn tài chính ngành kế tốn bậc TCCN 2.2.1 Thực trạng chất lượng về nội dung dạy học 2.2.1.1 Đánh giá của giáo viên về nội dung dạy học Trang 32 GVHD: TS Vũ Minh Hùng HVTH: Phan Thị Mỹ Phú Bảng 2.1: Bảng số liệu thể hiện mức độ phù hợp của nội dung đào tạo so với u cầu của doanh nghiệp theo đánh giá của giáo viên giảng dạy Mức độ T T Tốt Nội . trình dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên. chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN tại một số trường dạy kế toán bậc TCCN của tỉnh Bình Dương.  Đề xuất các giải pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngành. toán bậc TCCN  Chương 2: Thực trạng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương  Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính

Ngày đăng: 04/04/2015, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan