Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay

85 916 8
Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn  năm 1995 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, chính xác. Được các tác giả cho phép sử dụng, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tác giả khóa luận Nguyễn Văn Tần LỜI CẢM ƠN Bài khóa luận được hoàn thành là một thành công lớn đối với bản thân, trên con đường bước đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học. Để có được kết qủa ngày hôm nay, bản thân em phải cố gắng học hỏi, tìm hiểu và rèn luyện chính mình, đồng thời được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô, bạn bè và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Ban giám hiệu trường Đại học Quảng Bình. Dành lời cảm ơn trân trọng nhất đến quý thầy cô Khoa Khoa học xã hội trường Đại học Quảng Bình. Cùng các thầy cô trong trường đã dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Nguyễn Thế Hoàn trong suốt thời gian học cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận đã giành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, đóng góp những kinh nghiệm qúy báu để em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến ba mẹ đã luôn quan tâm, yêu thương và tạo mọi điều kiện cho em học tập. Xin cảm ơn những bạn tốt đã luôn bên em, góp ý, trao đổi và động viên cho em trong quá trình nghiên cứu. Do thời gian có hạn, nên khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người! Em xin chân thành cảm ơn! Quảng Bình, năm 2014 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN - ASEAN ( Association of South East Asean Nation): Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ. - AFTA ( ASEAN Free Trade Area): Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN. - AIA ( ASEAN Investerment Area): Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN. - ARF (ASEAN Regional Forum): Diễn đàn Khu vực ASEAN. - AMM (ASEAN Ministerial Meeting): Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. - AICO (ASEAN Investerical Cooperation): Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN. - AFSA (Framework Agreement on Serveces): Hiệp định Khung về Khu vực tự hóa mậu dịch ASEAN - AEM (ASEAN Economic Meeting) Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. - ACE (ASEAN Economic Community): Cộng đồng kinh tế ASEAN. - ACFTA (ASEAN – China Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc. - ZOPFAN (Zone of Peace, Freedom and Neutrality): Khu vực hòa bình, tự do và trung lập. - TAC (Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia): Hiệp ước thân thiện hợp tác ở Đông Nam Á, hay Hiệp ước Bali. - SEANWFZ (The Southeast Asia Nuclear Weapon Free Zone): Hiệp hội về một khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân. - SOM (Senior OFFicials Meeting): Cuộc họp các quan chức cấp cao. - JCM (Joint Consultative Meeting) Cuộc họp tư vấn chung. - IAI : Sáng Kiến Liên kết ASEAN. - EAC ( East Asian Community): Cộng đồng Đông Á - DOC: Tuyên bố về cách ứng xữ các bên ở Biển Đông. - COC : Quy tắc ứng xử Biển Đông. - CEPT (Common Effective Preferential Tariffs): Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung. - APEC (Asia Pacific Economic Cooperation): Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương. - ASEM: (Asia Europe Meeting): Hội nghị Á- Âu. - ASC (ASEAN Security Community): Cộng đồng An ninh ASEAN. MỤC LỤC Ph n n y s đi v o quan h Vi t Nam v i m t s n c tiêu ầ à ẽ à ệ ệ ớ ộ ố ướ bi u nh : Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo.ể ư 64 2.2.2.1 Quan h Vi t Nam - Inđônêxiaệ ệ 64 PHỤ LỤC 79 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, hoạt động đối ngoại trong thời kỳ đổi mới đã thu được những thành tựu đáng mừng và đánh dấu sự thành công đỉnh cao này là hoạt động đối ngoại trong năm 1995 với ba thắng lợi đối ngoại quan trọng nổi bật, quan hệ Việt - Mỹ bình thường hoá; Việt Nam gia nhập ASEAN. Cùng với xu thế chung của thế giới sau chiến tranh lạnh, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, bắt tay nhau cùng hòa bình, hợp tác và phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng một đường lối đối ngoại mở rộng với phương châm "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Trên tinh thần đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển". Chính sách đối ngoại mở cửa là và đường lối đối ngoại mới đã góp phần đẩy mạnh, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị và phát triển giữa Việt Nam đối với các nước. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, đánh dấu sự thay đổi cục diện ở Đông Nam Á sau 50 năm kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác toàn diện trong khu vực, vì sự phồn vinh của mỗi nước và Đông Nam Á. Sự kiện này là bằng chứng hùng hồn về xu thế khu vực hóa đang phát triển mạnh mẽ cùng với xu thế quốc tế hóa ngày càng gia tăng trong một thế giới tùy thuộc lẫn nhau ngày càng rõ rệt. Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN cũng cho thấy sự đúng đắn và kịp thời của chủ trương hội nhập trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đây là một kết quả tất yếu của qúa trình đổi mới và cũng phản ánh đúng nguyện vọng của nhân dân cả khu vực, là muốn thực sự hòa hợp và hợp tác cùng phát triển, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN đã mở ra thời kỳ mới cho tổ chức này - thời kỳ hội nhập khu vực hóa của cả khu vực Đông Nam Á nhằm xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và thịnh vượng. 1 Hơn bao giờ hết trong bối cảnh các nước ASEAN vừa ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 thì mối quan hệ chính trị, kinh tế giữa các nước ASEAN càng trở thành một vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy ngay từ khi trở thành thành viên của tổ chức ASEAN (1995), Việt Nam đã và đang không ngừng thúc đẩy các hoạt động kinh tế - chính trị giữa các nước trong Hiệp hội, tiến trình thực hiện khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và đặc biệt là quan hệ kinh tế - chính trị giữa Việt Nam và các nước ASEAN, tiếp tục được nâng lên những tầm cao mới kể từ sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN VI được tổ chức tại Hà Nội tháng 12/1998. Có thể thấy rằng mối quan hệ Việt Nam – ASEAN ngày càng phát triển toàn diện, bền chặt hơn. Nó thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế nói chung và các nước trong khu vực nói riêng đối với những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta. Ngày nay, tổ chức ASEAN là một tổ chức kinh tế, chính trị khu vực bền vững và thành công nhất trên thế giới và sự phát triển năng động, tiếng nói và vị thế của ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Trong đó có sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các hoạt động kinh tế - chính trị. Sự lớn mạnh của ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng có ý nghĩa quan trọng trên trường quốc tế. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1995 đến nay, cho chúng ta thấy được quan hệ đa phương và song phương của nước ta với ASEAN trên tất cả các lĩnh vực an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Từ đó giúp cho Đảng ta có nhiều bài học quý báu trong chính sách đối ngoại. Bên cạnh đó, đối với một sinh viên thuộc chuyên ngành Lịch sử việc tìm hiểu nghiên cứu đề tài này, giúp bản thân hiểu sâu hơn và bổ sung kiến thức cho học phần lịch sử thế giới hiện đại và giúp cho tác giả bước đầu làm quen với tác nghiên cứu khoa học. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tại "Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Đã từ lâu việc nghiên cứu về quan hệ quốc tế khu vực Đông Nam Á, thu hút sự chú ý của nhiều nhà sử học trong nước và trên thế giới. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ cức ASEAN thì mối quan hệ Việt Nam - ASEAN chuyển sang 2 một trang mới tốt đẹp hơn, bền vững hơn. Vì vậy mà đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan như: Đề tài Mối quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương từ 1975-1992, lịch sử và triển vọng của Nguyễn Thị Thúy Hà; Mối quan hệ giữa các nước ASEAN và Đông Dương từ 1967-1990 của PGS.TS Nguyễn Quốc Hựng. Các công trình trên đề cập đến mối quan hệ Đông Dương - ASEAN còn Việt Nam lại nằm trong Đông Dương, do đó các tác giả chưa đề cập mối quan hệ Việt Nam - ASEAN. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những công trình mang tính cụ thể như: Việt Nam – ASEAN: Quan hệ đa phương và song phương của Vũ Dương Ninh, NXB Chính trị Quốc gia, 2004 và cuốn Hợp tác ASEAN+ 3 quá trình phát triển, thành tựu và triển vọng của Nguyễn Thu Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007. đã đề cập đến quan hệ Việt Nam – ASEAN trên các lĩnh vực như: Chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội Đặc biệt là đề cập đến vấn đề quan hệ Việt Nam với các nước thành viên ASEAN. Lược sử Đông Nam Á của Phan Ngọc Liên, NXB giáo dục, 1997; Giáo trình Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (1945-1999) của Nguyễn Văn Tận, Lê Văn Anh, NXB Giáo dục, 2001; Tiến tới một ASEAN hòa bình ổn định và phát triển bền vững của Nguyễn Duy Quý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,1997. Những công trình trên chủ yếu khái quát chung chung, chưa di sâu đề cập đến vấn đề quan hệ Việt Nam - ASEAN từ khi hội nhập đến nay, mà chỉ tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, và cơ cấu tổ chức, triển vọng của ASEAN. Tuy nhiên, cuốn giáo trình “Lịch sử thế giới hiện đại” (quyển II), của PGS.TS Trần Thị Vinh (CB), Lê Văn Anh, (2008), NXB Đại học sư phạm, đã đề cập đến mối quan hệ Việt Nam - ASEAN trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội và mối quan hệ của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN, nhưng chỉ đề cập đến một số khía cạnh chủ yếu. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác như: Đỗ Xuân Dân (Chủ biên) (1997), Hội nhập AFTA:cơ hội và thách thức, NXB Thống kê, Hà Nội; Vũ Đình Hương – Vũ Đình Bách (chủ biên) (1997), Quan hệ Việt Nam - ASEAN và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đào Huy Ngọc chủ biên (1997), ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội ,bên cạnh đó, trên các báo chuyên ngành ở nước ta đã đề cập đến vấn 3 đề quan hệ ngoại giao Việt Nam- ASEAN như: Nguyễn Thu Mỹ (2005) “Việt Nam với sự phát triển của ASEAN 10 năm nhìn lại”, Tạp chí Cộng Sản; Vũ Dương Ninh (1997)“Hành trình hội nhập Việt Nam - ASEAN”, Tạp chí Cộng sản, Vũ Dương Ninh (2005), “Việt Nam - ASEAN 10 năm đồng hành trên chặng đường hội nhập quốc tế 1995 - 2005”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á; Phạm Đức Thành (1995), "Quá trình Việt Nam tham gia ASEAN", Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á Nhìn chung cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến quan hệ Việt Nam – ASEAN từ năm 1995 đến nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống mối quan hệ Việt Nam và ASEAN từ 1995 đến nay (1995 - 2013). Vì vậy, nghiên cứu đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần bé nhỏ làm phong phú hơn về chuyên đề nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - ASEAN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1995 đến nay trên các lĩnh vực an ninh – chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu quan hệ của Việt Nam đối với ASEAN giai đoạn từ năm 1995 đến nay (1995 - 2013). Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống và toàn diện thì khóa luận còn mở rộng nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN từ khi tổ chức ASEAN thành lập năm 1967 cho đến năm 1995 khi Việt Nam gia nhập tổ chức này. Không gian: Chúng tôi nghiên cứu quan hệ Việt Nam ASEAN giai đoạn 1995 đến nay trong bối cảnh quan hệ khu vực và quan hệ quốc tế trên toàn cầu. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin được chúng tôi vận dụng trong bài nghiên cứu khóa luận này. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp chủ yếu: Phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng 4 phương pháp như: Phân loại, thống kê, phân tích, tổng hợp tư liệu đồng thời sử dụng phương pháp so sánh để rút ra đặc điểm, tính chất đến từng nước cụ thể và các giai đoạn phát triển cụ thể. 5. Đóng góp của khóa luận. 5.1 Về khoa học Qua đề tài khóa luận này chúng tôi đã hệ thống hóa và phân tích các tài liệu liên quan đến Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN tương đối đầy đủ, theo từng nội dung cụ thể. Với những tư liệu lịch sử chân thực, đề tài đã góp phần đánh giá một cách khách quan, chính xác và toàn diện về mối quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay. Đề tài cũng làm rõ mối quan hệ giữa Việt Nam với một số nước thành viên tiêu biểu của tổ chức ASEAN. 5.2 Về thực tiễn Thành công của khoa luận có thể nói đây là một trong những cơ sở thực tiễn, là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu mang tính chất toàn diện, cụ thể hơn về mối quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1995 đến nay, trên các lĩnh vực an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, đối thoại 6. Bố cục khoa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 2 chương. Chương 1: Khái quát sự hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN. Quá trình Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1967 – 1995). Chương 2: Quan hệ Việt Nam- ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay. 5 [...]... và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước thành viên ASEAN, tạo ra chuyển biến ban đầu quan trọng trong quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN Song lúc này Việt Nam vẫn chưa có quan hệ hợp tác với tổ chức ASEAN và từ chối tham gia các hoạt động của ASEAN 1.2.4 Quan hệ Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1979 - 1990 Quan hệ Việt Nam - ASEAN trong giai đoạn này bị chi phối bởi vấn đề Campuchia Năm 1979, Việt Nam. .. yếu khách quan Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một biểu hiện cụ thể của xu hướng đó” [22] Từ đây mối quan hệ ASEAN - Việt Nam bước sang một trang mới tốt đẹp hơn, đầy đủ và toàn diện hơn 29 CHƯƠNG 2 QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN GIAI ĐOẠN NĂM 1995 ĐẾN NAY Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào ngày 28/7 /1995 đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, mở ra một trang sử mới... Pônpốt - IêngXari Từ đây quan hệ Việt Nam - ASEAN bước vào giai đoạn mới với nhiều căng thẳng, quan hệ song phương từng bước giảm xuống ở mức thấp nhất xoay quanh vấn đề Campuchia Hơn nữa, với sự phát triển của quan hệ Việt - Xô mà nhất là việc Liên Xô bắt đầu sử dụng quân cảng Cam Ranh đã làm cho quan hệ Việt Nam - ASEAN bước vào giai đoạn đối đầu sang căng thẳng Thái Lan lo ngại quân đội Việt Nam sẽ... của Việt Nam, Lào, Inđônêxia, Malaixia và các quốc gia khác ở ĐNÁ, là những nhân tố phát triển tích cực nêu trên và đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ căng thẳng trong quan hệ Việt 25 Nam - ASEAN, đưa quan hệ Việt Nam – ASEAN sang một một trang mới tốt đẹp hơn và bền vững hơn 1.2.5 Tiến trình cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á và gia nhập ASEAN của Việt Nam (1991 - 1995) Bước sang giai đoạn (1991 - 1995) ... các lĩnh vực như an ninh - chính trị, văn hóa - xã hội, kinh tế và đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước thành viên ASEAN 2.1 Việt Nam tham gia các lĩnh vực hợp tác của ASEAN 2.1.1 Quan hệ Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực chính trị - an ninh 2.1.1.1 Lĩnh vực chính trị Có thể nói năm 1995, là năm hết sức có ý nghĩa đối với Việt Nam và ASEAN Sự thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ V diễn ra... các nước ASEAN về việc tái thiết và khôi phục lại các nước Đông Dương Còn đối với Việt Nam, từ sau khi ký Hiệp định Pari năm 1973, Việt Nam bắt đầu tích cực triển khai các chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước thuộc tổ chức ASEAN Tháng 3/1973, Việt Nam lập quan hệ ngoại giao với Malaixia và tháng 8/1973 lập quan hệ ngoại giao với Xingapo Trong năm 1974 và năm 1975 Việt Nam đã... chế độ chính trị - xã hội khác Do chính sách kích động chia rẽ của các nước đế quốc và lực lực lượng thù địch bên ngoài; quan hệ Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ này xấu đi; bản thân các nước trong khu vực vẫn còn những cách biệt chưa khắc phục được Những yếu tố trên đây đã tác động không nhỏ đến quan hệ Việt Nam - ASEAN trong giai đoạn này Tuy nhiên, có thể nói rằng giai đoạn này, Việt Nam đã từng bước... góp quan trọng vào việc xây dựng một Đông Nam Á hoà bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh” [22] Năm 1995, hoạt động đối ngoại của nước ta có sự khởi sắc mới Nhìn tổng thể Việt Nam đã "phủ sóng ngoại giao" suốt từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây với các sự kiện nổi bật như: Quan hệ Việt - Mỹ chính thức được bình thường hoá từ 11/7/1994, Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU đã được ký kết, quan hệ Việt Nam. .. Malaixia, Xingapo đã bắt đầu thăm dò khả năng phát triển quan hệ với Việt Nam cả về kinh tế, thương mại và ngoại giao Riêng Inđônêxia là nước duy nhất trong các nước thành viên sáng lập ASEAN đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam từ năm 1964 và nâng cấp quan hệ lên hàm Đại sứ năm 1973 Tuy nhiên trong thời gian này, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN vẫn chưa có tiến triển gì đáng kể Tháng 1/1973,... thắng lợi tháng 4/1975, đã làm cho ASEAN thay đổi hẳn và trở thành một thành tố sinh động và tiến tới không ngừng Cuối những năm 60 và đầu những năm 70 không thể có điều đó” [23; 24] 1.2.3 Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn (1976 - 1978) Thắng lợi năm 1975 của Việt Nam đã buộc các nước ASEAN phải có sự nhìn nhận đúng đắn đối với các nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, mặc dù ý đồ chia rẽ . tại " ;Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Đã từ lâu việc nghiên cứu về quan hệ quốc tế khu vực Đông Nam Á, thu. mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN từ khi tổ chức ASEAN thành lập năm 1967 cho đến năm 1995 khi Việt Nam gia nhập tổ chức này. Không gian: Chúng tôi nghiên cứu quan hệ Việt Nam ASEAN giai đoạn. liệu lịch sử chân thực, đề tài đã góp phần đánh giá một cách khách quan, chính xác và toàn diện về mối quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay. Đề tài cũng làm rõ mối quan hệ giữa Việt

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần này sẽ đi vào quan hệ Việt Nam với một số nước tiêu biểu như: Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo.

  • 2.2.2.1 Quan hệ Việt Nam - Inđônêxia

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan