HIỆU TRƯỞNG TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

18 995 5
HIỆU TRƯỞNG TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến – Kinh nghiệm Nguyễn Văn Khánh BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG DANH HIỆU CHIẾN SỸ THI ĐUA CẤP TỈNH Đề tài: HIỆU TRƯỞNG TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Họ và tên: Nguyễn Văn Khánh Đơn vị: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển I: PHẦN MỞ ĐẦU Giờ học là yếu tố quan trọng cơ bản có tính chất quyết định đến kết quả Giáo dục của nhà trường, nó mang tính chất bắt buộc đối với học sinh. Trên cơ sở chương trình ban hành, giờ học chiếm phần lớn thời gian của quá trình hoạt động của nhà trường. 1 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Khánh Hoạt động dạy học được thể hiện chủ yếu bằng hình thức dạy trên lớp với những giờ lên lớp và hệ thống bài học. Giờ lên lớp của giáo viên phản ánh toàn bộ những gì họ đã tích lũy được, đã nghiền ngẫm, đã luyện tập, đồng thời cũng là lúc thể hịên tinh thần trách nhiệm nơi họ. Trong giờ dạy trên lớp, mỗi công việc, mỗi thái độ biểu thị trước học sinh của giáo viên đều là những chi tiết thể hiện phương pháp dạy học. Phương pháp đó còn được thể hiện ở sự hài hòa giữa công việc của thầy và trò, ở sự cân đối các khâu( giảng những kiến thức mới và luyện tập kỹ năng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, truyền thụ và kiểm tra). Trong công tác quản lý trường học, kiểm tra nội bộ trường học có vị trí rất quan trọng. Thông qua kiểm tra, Hiệu trưởng mới có thể nắm bắt được thông tin một cách kịp thời, chính xác về thực trạng hoạt động của nhà trường. Nhờ có thông tin, Hiệu trưởng mới có thể phân tích, đánh giá những mặt mạnh, yếu, những tồn tại, từ đó có biện pháp thích hợp, kịp thời để điều chỉnh, khắc phục và lãnh đạo nhà trường đúng hướng để đạt mục tiêu quản lý. Trong giờ học, hoạt động trí tuệ của học sinh giữ vị trí quan trọng và nó chỉ nẩy sinh ở học sinh khi các em đứng trước một nhiệm vụ, một công việc rõ ràng và hợp với trình độ. Do đó khi lên lớp giáo viên phải động viên được chức năng tâm lý, khai thác đầy đủ những nét tích cực của mổi học sinh để các em thu nhận được vốn hiểu biết của chính mình. Do tầm quan trọng của giờ lên lớp nên cả hiệu trưởng và giáo viên đều tập trung sự chú ý mọi cố gắng của mình vào giờ lên lớp nhưng mỗi người có vai trò riêng. Trực tiếp quyết định kết quả lên lớp là người giáo viên. Quản lý thế nào để giờ lên lớp có kết quả tốt là việc làm của hiệu trưởng, nhưng quản lý mà không kiến tạo thì người hiệu trưởng sẽ không nắm chắc điều gì ngoài những đánh giá cảm tính và nhận định chủ quan. Một trong những công việc quan trọng đó mà người hiệu trưởng không thể không chú ý đến là: Chỉ đạo và quản lý dự giờ, phân tích sư phạm giờ dạy của tập thể sư phạm. Bởi lẽ công việc này một mặt giúp hiệu trưởng nắm bắt trình độ chuyên môn, nghệ thuật sư phạm của từng giáo viên, tình hình học tập và chất lượng học sinh, mặt khác qua đó rút ra những bài học kinh 2 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Khánh nghiệm, giúp cho giáo viên ngày càng hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ của mình, góp phần tích cực vào việc hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu năm học của nhà trường. Theo tôi giờ dạy trên lớp thực sự đáng quan tâm hơn bao giờ hết vì những lý do khách quan như đã nói trên, vì kinh nghiệm thực tế mà các nhà giáo dục đã khẳng định vì nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học mà chúng ta đang quản lý. Tuy nhiên ở huyện Ngọc Hiển. Một số hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy còn nhiều hạn chế: - Chưa nắm vững nguyên tắc kiểm tra. - Chưa chuẩn bị tốt cho tiết dự giờ. - Việc tổ chức kiểm tra dự giờ. - Chưa nắm vững về yêu cầu kiểm tra giờ dạy. - Qui trình phân tích sư phạm một tiết dạy…… - Tổ chức kiểm tra hoạt động giờ dạy trên lớp. Hiệu trưởng với hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp là một trong những vấn đề mà bản thân tôi tâm đắc, theo đuổi trong nhiều năm nay với hy vọng khẳng định được vị trí chuyên môn của mỗi người và có cái nhìn thực tế về đội ngũ, để có sự phân công chính xác nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đồng thời thông qua đó đánh giá đúng thực trạng, phát hiện những sai lệch và điều chỉnh nhằm đưa hoạt động kiểm tra trình độ nghiệp vụ, tay nghề đạt tới mục tiêu hy vọng vừa nêu. Vì vậy nhằm làm cho công tác quản lý nhà trường đạt hiệu quả hơn và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng tốt hơn, tôi chọn nội dung đề tài: “ Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên ở trường trung học cơ sở”. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Nguyên tắc kiểm tra giờ dạy: a. Kiểm tra giờ dạy trên lớp tuân thủ các nguyên tắc kiểm tra trong quản lý giáo dục: 3 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Khánh + Kiểm tra phải chính xác, khách quan, kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh định kiến, suy diễn và các hình thức giả tạo. + Kiểm tra phải có hiệu quả, kiểm tra không phải là “Bới lông tìm vết ” ,kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện tốt hơn. + Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời; Không phải có “vấn đề” mới kiểm tra, đây là công việc thường xuyên của nhà quản lý. + Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên phải được tiến hành một cách công khai: Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của cá nhân, bộ phận trong nhà trường. b. Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên phải có tính hiệu quả: Kiểm tra nhằm để đôn đốc, thúc đẩy giáo viên phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để giảng dạy tốt hơn. Kiểm tra không phải là cố tìm ra chỗ sai của giáo viên đứng lớp, "bới lông tìm vết" c. Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên phải thường xuyên, kịp thời: Hoạt động kiểm tra phải có kế hoạch từ đầu năm học, thực hiện thường xuyên trong cả năm học. Không nên chỉ kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên khi "có vấn đề" d. Việc dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy giúp cho giáo viên tiếp thu những tinh hoa của đồng nghiệp, người dự sẽ tích lũy đuợc khá nhiều kinh nghiệm quý báu, cộng với những hình thức học tập khác, giáo viên sẽ có một bề dày năng lực dạy học. Chúng ta biết thực chất quan hệ giữa hoạt động dạy của và hoạt động học của trò là quan hệ điều khiển ( Nếu xét quá trình dạy học như một hệ thống), cho nên nếu thầy có năng lực giảng dạy tốt ắt việc học của trò đạt kết quả tốt, đây là mục đích quản lý của thầy hiệu trưởng. Như vậy, việc dự giờ trên lớp rõ ràng rất cần thiết cho hiệu trưởng và cả hiệu phó chuyên môn, tổ trưởng, và cả giáo viên cần phải nhận thức một cách đúng đắn, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh hoạt động dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy, có như vậy mới nâng cao chất lượng giảng 4 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Khánh dạy, học tập, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. 2. Nội dung kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên a. Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm. - Xem xét trình độ nắm vững mục đích, yêu cầu, chương trình, nội dung giảng dạy, vị trí bài dạy trong hệ thống chương trình. - Mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của bài dạy, xác định trọng tâm, yêu cầu tối thiểu cho cả lớp và những vấn đề cần mở rộng, nâng cao cho học sinh khá giỏi. - Việc giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh thông qua bài dạy. - Cấu trúc của bài dạy có hợp lí không. - Mục tiêu bài dạy có đạt không. b. Đánh giá năng lực sử dung phương pháp (kĩ năng sư phạm) Đây là nội dung quan trọng nhất khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên ( vì giáo viên nắm chắc kiến thức chưa đủ để học sinh nắm bài tốt). - Phát huy tích cực, tự giác của học sinh làm cho học sinh chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, tránh truyền đạt cho học sinh một cách thụ động - Trong quá trình giảng dạy phải nắm bắt được năng lực, nhịp độ làm việc, thói quen làm việc của học sinh, phát hiện lỗ hổng kiến thức, hiểu được khó khăn của học sinh. - Khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên cần xem xét các khía cạnh sau đây: + Những hoạt động đơn phương của giáo viên + Chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục có phù hợp với đặc điểm của học sinh và của môn học hay không ? ( thuyết trình, đàm thoại, trực quan, trao đổi nhóm các hoạt động khác nhau trong cùng một tiết dạy) sử dụng ngôn ngữ có trong sáng dễ hiểu không ? + Biết hình thành rõ ràng các mục tiêu, từ đó đặt vấn đề, đưa ra chỉ dẫn, yêu cầu rõ ràng hay không ? 5 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Khánh + Nghệ thuật trình bày bảng, trình bày thí nghiệm: Lựa chọn sử dụng đồ dùng, thí nghiệm có đúng lúc, đúng mục đích không ? + Phân phối thời gian có hợp lí hay không ? + Các biện pháp của giáo viên tổ chức, thúc đẩy học sinh chủ động học tập, sát trình độ các nhóm đối tượng và từng đối tượng hay không ? + Giáo viên có nêu vấn đề làm cho học sinh định hướng rõ ràng theo dõi bài học: Cách hướng dẫn, hệ thống các câu hỏi dẫn dắt cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo để năm kiến thức và rèn luyện kĩ năng không ? + Giáo viên có chú ý rèn luyện phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm bộ môn hay không ? + Giáo viên có kích thích học sinh động não, chủ động làm việc không ? (chú ý cả 3 nhóm đối tượng khá giỏi, trung bình, yếu) + Giáo viên có tổ chức, quản lí hoạt động theo nhóm để học sinh được làm việc phù hợp với năng lực hoặc có thể trao đổi thảo luận hay không ? + Giáo viên có biết khai thác lỗi của học sinh, Tận dụng cơ hội để uốn nắn làm cho học sinh nắm kiến thức chắc hơn không ? + Giáo viên điều khiển lớp học thế nào ? việc thu hút sự chú ý của học sinh ra sao ? + Giáo viên có làm chủ khi xử lí các tình huống vi phạm hay không ? + Giáo viên có đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh hay không ? +Giáo viên có làm chủ các mối quan hệ với học và lớp học hây không ? + Giáo viên có tạo được không khí tin cậy, biết lắng nghe ý kiến học sinh không ? + Để đánh giá một tiết dạy ngoài các câu hỏi ở trên cần quan sát học sinh để nhận xet kết quả học tập giờ học đó. c. Quan sát để nhân xét kết quả học tập của học sinh trong giờ dạy dựa vào thông tin sau: - Thái độ của học sinh trong lớp, sự tham gia xây dựng bài, tính chắc chắn của nội dung phát biểu trả lời của học sinh. 6 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Khánh - Việc vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài tại lớp - Không khí và nhịp độ hoạt động của lớp, của nhóm - Nề nếp học tập của học sinh - Quan hệ của các nhóm và từng cá nhân học sinh 3. Phương pháp dự giờ - quan sát giờ dạy trên lớp: đây là phương pháp kiểm tra giúp đánh giá đúng đắn và khách quan giờ dạy trên lớp của giáo viên, đây là phương pháp kiểm tra quan trọng nhất mà người quản lý phải sử dụng. Người kiểm tra phải quan sát bao quát được hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, mối quan hệ thầy – trò, trò – trò tại lớp học để thu thập được các thông tin tin cậy, khách quan về đối tượng được kiểm tra. Có hai loại quan sát: quan sát tĩnh và quan sát động - Quan sát tĩnh là quan sát các điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học như phòng học, bàn ghế, đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục, - Quan sát động là quan sát mọi hoạt động diễn ra suốt tiến trình tiết dạy. Cụ thể: + Với thầy: chú ý quan sát kiến thức chuyên môn, khả năng diễn đạt, kinh nghiệm sư phạm, xử lý tình huống, phương pháp giảng dạy, + Với trò: chú ý quan sát tinh thần thái độ học tập, khả năng tư duy thông qua các biểu hiện như tập trung chăm chú nghe giảng, phát biểu xây dựng bài, ghi chép bài học, các phương pháp giải quyết một vấn đề, Quan sát và ghi nhận tất cả thông tin, các tình huống xảy ra trong tiết dạy. Trong hai loại quan sát trên thì quan sát động là hình thức quan sát quan trọng nhất của người kiểm tra. 4. Yêu cầu về kiểm tra dự giờ: Muốn tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, phân tích sư phạm giờ dạy. Hiệu trưởng phải nắm vững lý luận dạy học nói chung, các văn bản pháp quy, kiến thức về các bộ môn 7 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Khánh nói riêng, cũng cần nắm các hình thức tổ chức dự giờ, phương pháp phân tích giờ dạy, nắm các đối tượng quản lý của mình. Cụ thể cần phải nắm chắc và thực hiện các yêu cầu sau: a. Hiệu trưởng phải xác định đối tượng cần dự giờ: - Giáo viên có năng lực, trung bình, yếu: Trên cơ sở dự giờ giáo viên để phát hiện những điều bất hợp lý, khiếm khuyết để bổ sung, uốn nắn kịp thời để giúp đở về phương pháp, bồi dưỡng về kiến thức, mặt khác dẫu sau trong tiết dạy vẫn có những ưu điểm cần học tập và động viên giáo viên đó. - Giáo viên giỏi, khá: dự giờ một mặt để khẳng định trình độ chuyên môn của giáo viên. Mặt khác mỗi tiết thành công là một bài học kinh nghiệm cụ thể, sinh động để lại cho người dự những bài học bổ ích trong quá trình tự hoàn thiện nghệ thuật sư phạm của mình. Đồng thời qua giờ dự hiệu trưởng rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho quá trình chỉ đạo, kiểm tra giờ dạy trên lớp. b. Hiệu trưởng xác định, xây dựng lực lượng dự giờ: - Tùy theo đối tượng dự giờ và mục đích giờ dự mà xác định lực lượng dự giờ cho thích hợp. - Tuy nhiên, để tránh tình trạng làm cho lớp học không tập trung, giáo viên mất tự nhiên, nên chọn lực lượng càng ít càng tốt, để lực lượng dự giờ chủ động về mặt thời gian, thành phần. c. Hiệu trưởng phải nắm các hình thức dự giờ: Tùy theo mục đích dự mà chọn hình thức thích hợp: - Dự giờ có báo trước: Để xem xét năng lực cao nhất mà giáo viên chuẩn bị đến đâu, còn hạn chế chỗ nào, nguyên nhân. Hình thức này làm cho giáo viên thoải mái, chủ động, không bất ngờ. Tuy nhiên nếu dự để đánh giá thì thời gian báo trước không nên quá nhiều, vì vậy mất tính khách quan. 8 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Khánh - Dự giờ không báo trước: hình thức này thường sử dụng cho mục đích kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, xem việc thực hiện nề nếp soạn giảng, ý thức chấp hành quy chế chuyên môn của giáo viên thế nào. Hình thức này giáo viên bị động, nhưng người dự thấy được khách quan việc tự giác của giáo viên. - Dự giờ chuyên đề: nhằm xác định trình độ từng giáo viên, từng tổ chuyên môn, trước vấn đề chuyên môn sôi động đang yêu cầu tập trung giải quyết. Từ đó rút ra kinh nghiệm về một vấn đề cần thiết trong việc cải tiến soạn giảng một vấn đề của từng môn, từng chuyên đề. - Dự giờ các giáo viên cùng dạy một môn ở các lớp khác nhau: để xem xét chuyên môn, nghệ thuật sư phạm từng giáo viên, phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy học môn đó. Đồng thời nắm chất lượng học tập, tình hình thái độ của học sinh đối với môn đó. - Dự giờ tất cả giáo viên cùng dạy trong một lớp: Để xem xét tập thể giáp viên dạy ở lớp đó có hành động thống nhất hay không, mức độ, thái độ học tập của các em đối với từng bộ môn như thế nào với mỗi thầy dạy đó. Hình thức này rất cần thiết, có như vậy mới điều chỉnh thái độ học của học sinh cho thích hợp. d. Quy trình tổ chức phân tích sư phạm : Đây là một khâu quan trọng trong hoạt động dự giờ, nếu không thực hiện khâu này thì việc dự giờ vô nghĩa. Để tổ chức ta tiến hành theo các bước : - Giáo viên dạy tự đánh giá giờ dạy của mình, từ khâu soạn bài đến hết quá trình lên lớp, về những điều chưa thỏa mãn, những thành công của mình về các mặt : nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức … - Những giáo viên dự phân tích, nhận xét chỉ ra cái đạt, cái chưa đạt được từ đó nêu lên những ý kiến, đề xuất. 9 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Khánh - Cần lưu ý làm cho tốt hai nhiệm vụ tư vấn và thúc đẩy. Tư vấn phải sát thực, khả thi, sao cho giáo viên sẽ thật sự dạy tốt hơn nữa bài đó sau này. Cần lựa chọn những phương pháp hay, những kinh nghiệm tốt của giáo viên, của giáo viên khác, hay của bản thân người kiểm tra, để phổ biến cho giáo viên, nhân rộng cho hội đồng sư phạm, nhằm thúc đẩy tập thể ngày càng hoàn thiện hơn. - Hiệu trưởng, tổng hợp rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất với đối tượng và tập thể sư phạm. sau đó tập hợp phiếu dự giờ, biên bản, lưu hồ sơ. 5. Tổ chức kiểm tra hoạt động giờ dạy trên lớp: a. Xây dựng lực lượng dự giờ: - Theo đúng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp, chúng tôi đã cố gắng giữ đúng nguyên tắc cơ bản: Có ít nhất 2 người cùng tham gia kiểm tra một giáo viên và trong hai người đó phải có chuyên môn đào tạo đúng với bộ môn đang được kiểm tra. Khi người được kiểm tra là người kiểm tra viên thì lãnh đạo trường phối hợp với những người còn lại quyết định để đảm bảo nguyên tắc trên. - Về việc xây dựng kiểm tra, chúng tôi đã thống nhất tối thiểu 2 tiết trên một đối tượng được kiểm tra, với đúng thành phần tham gia và đúng kế hoạch. Các kiểm tra viên đều được sinh hoạt lại nghiệp vụ, các thao tác tiến hành và một số chú ý về yếu tố tâm lý khi làm nhiệm vụ. b. Yêu cầu đánh giá tiết dạy: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao về chất lượng giáo dục và giảng dạy, giữ vững kỉ luật, khuyến khích sự cố gắng của giáo viên, đồng thời tạo cơ sở để giúp hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên một cách hợp lý. 10 [...]... trong khâu dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên - Điều đáng nói ở đây chính là thái độ nghiêm túc và kiên quyết của hiệu trưởng đối với công việc kiểm tra giờ dạy của giáo viên, là sự nhiệt tình phấn đấu cho những mục tiêu kiểm tra và mục tiêu giáo dục Trên đây là sáng kiến, kinh nghiệm trong việc tổ chức, kiểm tra giờ dạy trên lớp của hiệu trưởng đối với giáo viên cấp trung học cơ sở Do thời gian... tích về việc kiểm tra hoạt động giờ dạy trên lớp của giáo viên của các hiệu trưởng trường THCS, tôi thấy hiệu trưởng tổ chức kiểm tra nội bộ và chỉ đạo hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp khá tốt Điều này xuất phát từ việc hiệu trưởng đã nhận thức đúng vai trò của giờ dạy trên lớp, có các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp thích hợp Rõ ràng, hiệu trưởng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên bằng chính... 10227/THPT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày 11/9/2001 về việc hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc Trung học Ở phần I yêu cầu đánh giá giờ dạy như sau: - Đánh giá một giờ dạy phải xem xét, phân tích giờ dạy đó đã giải quyết được ở mức độ nào theo mục đích đặt ra trên cơ sở sử dụng phương pháp, phương tiện và cách tổ chức phù hợp với nội dung của giờ dạy đó Nghĩa là phải đánh giá giờ dạy của giáo viên. .. ích cho hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp, cho kiểm tra viên và giáo viên Mặt khác, khi trao đổi với giáo viên các kiểm tra viên chỉ mới làm được công việc nhận xét các ưu, nhược điểm và hiệu quả của giờ dạy đánh giá và xếp loại giờ dạy theo các văn bản hướng dẫn Thực chất các kiểm tra viên chưa làm được việc quan trọng này, chưa tạo điều kiện tối đa cho giáo viên, chưa cùng giáo viên tìm phương pháp... những cử chỉ thiếu tế nhị trong quá trình dự giờ Việc phân tích giờ dạy của giáo viên còn diễn ra đơn giản ở khâu hội ý để thống nhất cao về những gì sẽ trao đổi với giáo viên và cũng để chỉ ra các giải pháp giúp cho giáo viên tiến bộ Do điều kiện cơ sở vật chất và tình hình trường, do đặc điểm công tác làm thủ tục của các kiểm tra viên cũng như giáo viên, trường chưa có cách giải quyết vấn đề này nhưng... năm học 2010-2011(xếp loại tay nghề của giáo viên) 14 Sáng kiến kinh nghiệm Tổng số giáo viên 110 Nguyễn Văn Khánh Xếp loại tay nghề Giỏi Khá Trung bình 61 47 Ghí chú Yếu 02 b Sau khi áp dụng (rộng rãi trong toàn huyện): Cuối năm học 2011-2012: T/s giáo viên 110 Xếp loại tay nghề Giỏi Khá 81 Trung bình Ghí chú Yếu 29 Có thể nói hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp đã giúp cho việc giảng dạy của giáo viên. .. kiểm tra giờ dạy trên lớp (dự giờ) , dự giờ là phương pháp đặc trưng của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, trong đó sự thể hiện rõ nét nhất trình đ ộ phương pháp giảng dạy giáo dục của giáo viên Qua quan sát chúng ta tìm thấy kết quả lao động sống thực của giáo viên Đó cũng là kết quả đáng tin cậy nhất mà bất kỳ hiệu trưởng nào cũng cần thiết quy trình dự giờ diễn ra theo trình tự các bước tương... chính hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên Dù còn nhiều khiếm khuyết, nhưng nói chung hoạt động đã có những tiến bộ nhất định, đạt được những yêu cầu cơ bản không thể phủ nhận - Điểm cần khắc phục của hiệu trưởng và hoạt động này, là việc uốn nắn từng bước những thiếu sót của các kiểm tra viên và động viên họ phải cố gắng phản ứng đúng thực chất chất lượng dạy học của giáo viên, tránh những... hơn khi đánh giá, đồng thời được sử dụng để đảm bảo chất lượng khi xếp loại giờ dạy c Kết quả sự đánh giá định tính với định lượng: Sau khi dự giờ và kiểm tra giờ dạy, người đánh giá trước hết phải dựa vào sự quan sát trên lớp và kết hợp với những biện pháp khác nhau như: Phỏng vấn thầy giáo và học sinh, xem xét giáo án, các tư liệu dạy học và kiểm tra trắc nghiệm ngắn đối với học sinh để đánh từng... mà hiệu trưởng đều mời các thành viên ban kiểm tra lại để sơ kết, Mục đích yêu cầu hoạt động kiểm tra là hướng tới : Duy trì kỉ cương nề nếp, giúp đỡ giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, khuyến khích sự cố gắng của giáo viên, nội bộ kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mình, giúp lãnh đạo có kế hoạch và bồi dưỡng nguồn nhân lực… 13 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Khánh Bởi . đề tài: “ Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên ở trường trung học cơ sở . II. NỘI DUNG THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Nguyên tắc kiểm tra giờ dạy: a. Kiểm tra giờ dạy trên lớp. KHEN THƯỞNG DANH HIỆU CHIẾN SỸ THI ĐUA CẤP TỈNH Đề tài: HIỆU TRƯỞNG TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Họ và tên: Nguyễn Văn Khánh Đơn vị: Phòng Giáo dục. phân tích về việc kiểm tra hoạt động giờ dạy trên lớp của giáo viên của các hiệu trưởng trường THCS, tôi thấy hiệu trưởng tổ chức kiểm tra nội bộ và chỉ đạo hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp khá

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan