Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải bài tập tinh thể áp dụng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT

29 1.1K 2
Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải bài tập tinh thể áp dụng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 2 I. Lí do chọn đề tài 2 II. Mục đích của đề tài 3 III. Nhiệm vụ của đề tài 3 IV. Phương pháp nghiên cứu 3 V. Phạm vi nghiên cứu 3 VI. Đối tượng nghiên cứu 3 NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lí luận 4 II.Thực trạng 5 III.Giải pháp 6 IV. Nội dung 6 IV.1. Hệ thống các kiến thức về chuyên đề tinh thể 6 IV.1.1. Ô mạng cơ sở 6 IV.1.2. Một số mạng tinh thể quan trọng 6 IV.1.3 Các công thức sử dụng trong bài tập tinh thể 8 IV.2 Phân loại các dạng bài tập và đề xuất hướng giải 9 IV.3 Bài tập tinh thể trong các đề thi học sinh giỏi 16 IV.4 Rút ra kinh nghiệm đối với bản thân và các giáo viên khác 24 V. Kết quả 25 V.1. Đối tượng 25 V.2. Cách tiến hành 25 V.3. Kết quả 25 V.4. Đánh giá kết quả 25 KẾT LUẬN 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hóa học là bộ môn khoa học có từ lâu đời, các nhà hóa học đã nghiên cứu và tìm tòi ra các chất. Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng với đời sống của con người. Việc học tốt môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu rõ những biến đổi vật chất trong đời sống. Từ những hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế của Tổ quốc, đồng thời biết bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Môn hóa học trang bị cho học sinh các kiến thức khoa học giúp học sinh lí giải được nhiều hiện tượng trong tự nhiên, bài trừ mê tín dị đoan. Cải tiến nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục. Hóa học là mộn học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, do đó muốn nâng cao kết quả của quá trình dạy học hóa học người ta cho rằng:‛‛Một học sinh hiếu học là học sinh sau khi học bài xong, chưa vừa lòng với những hiểu biết của mình và chỉ yên tâm khi tự mình giải được các bài tập”. Bài tập hóa học có tác dụng rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Qua việc giải bài tập giúp học sinh rèn luyện trí thông minh, nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Đối với các em thi học sinh giỏi môn hóa thì việc rèn luyện giải bài tập hóa rất có ý nghĩa, giúp cho các em nâng cao kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn. Như chúng ta đã biết hóa học tinh thể rất trừu tượng và phức tạp, trong sách giáo khoa nâng cao chỉ đưa ra được một số khái niệm về tinh thể và phân loại tinh thể: tinh thể ion, tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử. Còn giáo trình đại học thì hàn lâm khô cứng, nếu đem toàn bộ giáo trình đại học để giảng dạy học sinh phổ thông thì các em khó tiếp thu. Vì vậy, theo tôi giáo viên muốn bồi dưỡng hoc sinh giỏi đạt hiệu quả cao thì phải biết chọn lọc những kiến thức cơ bản học sinh dễ tiếp thu. Các kiến thức này là cẩm nang giúp học sinh tìm được hướng giải dễ dàng, hạn chế tối đa những sai lầm trong quá trình giải bài tập đồng thời phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh. Thực tế những năm gần đây trong các kì thi học sinh giỏi, phần tinh thể rất thường xuyên được đề cập tới. Với mục đích giúp các em học sinh có cái nhìn đầy đủ, tổng quát và có hướng giải bài tập về tinh thể nhanh và chính xác nhất nên tôi đã chọn đề tài: ‛‛Phân loại và phương pháp giải bài tập tinh thể áp dụng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT” GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn hóa học. - Phát huy tính tích cực và hứng thú cho học sinh trong học tập. - Là tài liệu quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, giúp giáo viên hệ thống hóa kiến thức và phương pháp dạy học phần tinh thể. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Nêu được cơ sở lí luận về tinh thể và thực trạng của việc giải bài tập hóa học tinh thể của học sinh hiện nay. - Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển thành diện rộng, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đặc biệt trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học. - Một số bài tập minh họa. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: - Nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu SGK, sách tham khảo, các tài liệu đã được soạn sẵn, các đề thi học sinh giỏi các tỉnh và quốc gia. - Tổng kết kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy học. - Thực nghiệm sư phạm. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu từ đầu năm học 2008-2009 đến nay. - Trong phạm vi đề tài này tôi xin mạn phép trình bày kinh nghiệm bồi dưỡng phương pháp giải một số dạng bài tập tinh thể. Nội dung đề tài được sắp xếp theo trình tự : + Khái niệm tinh thể. + Một số mạng tinh thể quan trọng. + Một số dạng bài tập tinh thể. + Bài tập tinh thể trong các đề thi học sinh giỏi. VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đội tuyển học sinh giỏi hóa trường THPT Đồng Xoài. GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Khái quát về tinh thể - Các chất tồn tại chủ yếu ở trạng thái khí, lỏng, rắn. Chất rắn gồm: chất rắn vô định hình và chất rắn tinh thể. - Chất rắn tinh thể: các hạt cấu trúc ( ion, nguyên tử, phân tử ) phân bố theo một trật tự nhất định và tạo thành mạng lưới không gian đều đặn gọi là mạng lưới tinh thể. 2. Tinh thể ion. Đồng sunfat Đá Ruby Tính chất của tinh thể ion + Lực liên kết có bản chất tĩnh điện + Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu trong tinh thể là rất lớn. + Các hợp chất ion đều khó nóng chảy, khó bay hơi . Ví dụ : t 0 nc của NaCl là 801 0 C + Tan nhiều trong nước và khi tan trong nước tạo dung dịch dẫn điện tốt 3. Tinh thể nguyên tử Tính chất của tinh thể nguyên tử Tính chất của tinh thể nguyên tử + Các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị + Các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị + Do liên kết cộng hóa trị là liên kết bền nên các tinh thể nguyên tử + Do liên kết cộng hóa trị là liên kết bền nên các tinh thể nguyên tử đều bền vững , khá cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao. đều bền vững , khá cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao. GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 4 kim cương than SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT Ví dụ Ví dụ : Kim cương , Silic, gemani, siliccacbua…là những tinh thể : Kim cương , Silic, gemani, siliccacbua…là những tinh thể nguyên tử. Kim cương có độ cứng lớn nhất so với các chất khác. nguyên tử. Kim cương có độ cứng lớn nhất so với các chất khác. 4. Tinh thể phân tử Tính chất của tinh thế phân tử Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập (mỗi phân tử vẫn chiếm một điểm nút của mạng tinh thể). Vì vậy, tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi. Ví dụ: ở nhiệt độ thường, một phần tinh thể naphtalen và iot đã bị phá hủy. Các phân tử tách rời ra khỏi tinh thể và khuếch tán vào không khí làm cho ta dễ nhận ra mùi của chúng. II. THỰC TRẠNG Khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi phần hóa học tinh thể này tôi đã có được những thuận lợi và những khó khăn sau: - Thuận lợi : + Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi yên tâm công tác. + Môi trường làm việc tốt, các đồng nghiệp có tâm huyết với nghề đã cho tôi nhiều kinh nghiệm quý. + Học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi hóa chăm chỉ, đam mê khoa học và có ý thức học tập cao. - Khó khăn : + Tài liệu về hóa học tinh thể rất hiếm và trừu tượng. + Bài tập về tinh thể ít. + Chưa có sự hệ thống và phân loại các dạng bài tập. + Không phổ biến do nội dung chuyên đề chỉ xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi tỉnh, olympic 30/4, casio, quốc gia, quốc tế nên chỉ áp dụng thực nghiệm cho đội tuyển học sinh giỏi tỉnh, olympic 30/4, casio, quốc gia chưa áp dụng đại trà cho mọi đối tượng học sinh. GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT III. GIẢI PHÁP Qua nhiều năm tham gia bồi dưỡng HSG, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh giải quyết tốt các bài thi liên quan đến chuyên đề này với các giải pháp sau: 1. Biên soạn lại một cách có hệ thống các kiến thức về chuyên đề tinh thể. 2. Phân loại các dạng bài tập và đề xuất hướng giải. 3. Tập hợp các đề thi HSG các tỉnh liên quan đến chuyên đề và phân loại các dạng đã từng xuất hiện. 4. Tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi theo phần lý thuyết đã hệ thống và rèn kỹ năng qua các dạng bài tập đã phân loại đồng thời học sinh tiếp cận với các đề thi HSG của các năm trước. IV. NỘI DUNG IV.1. Hệ thống các kiến thức về chuyên đề tinh thể IV.1.1. Ô mạng cơ sở còn được gọi là tế bào đơn vị (hay ô mạng cơ sở, tế bào cơ sở). Mô hình khối không gian nhỏ nhất có tính đối xứng cao nhất, có số góc vuông nhiều nhất, có thể tích bé nhất được gọi là ô mạng đơn vị. Ví dụ : sự sắp xếp không gian theo quy luật các ô mạng trong tinh thể NaCl 1 ô mạng đơn vị IV.1.2 Một số mạng tinh thể quan trọng IV.1.2.1. Tinh thể kiểu CsCl Trong tinh thể CsCl, một loại ion chiếm ở đỉnh hình lập phương còn ion trái dấu chiếm ở tâm hình lập phương (mạng lập phương đơn giản hay lập phương tâm khối) GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT Cs + Cl a CsCl Điều kiện : 0,732 r r + − ≥ Số phân tử CsCl trong 1 ô cơ sở Vì ion hạt nằm ở đỉnh thuộc 8 hình lập phương (8 hình lập phương chung nhau 1 đỉnh) ion Cl - 8 × 1/8=1 Ion Cs + 1  Ghi nhớ: Nếu kim loại có mạng tinh thể lập phương tâm khối 1 ô cơ sở có 1 8 1 2 8 × + = nguyên tử kim loại a: thông số mạng hay hằng số mạng ( hay cạnh hình lập phương) r: bán kính nguyên tử IV.1.2.2. Tinh thể kiểu NaCl Trong tinh thể kiểu NaCl mỗi loại ion cấu trúc ( Na + hoặc Cl - có cấu tạo kiểu lập phương tâm mặt hay lập phương tâm diện ). Khi tịnh tiến mạng của mỗi loại ion Na + hoặc Cl - đi 1 đoạn bằng 2 a (a: cạnh hình lập phương ) thì 2 mạng của 2 ion đó trùng nhau. Điều kiện : 0,414 0,732 r r + − ≤ ≤ Số phân tử NaCl trong 1 ô mạng cơ sở GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 7 Na Cl có 1 phân tử CsCl SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT Ion Cl - 1 1 8 6 4 8 2 × + × = ion Cl - Ion Na + 1 12 1 4 4 × + = ion Na + Vậy có 4 phân tử NaCl trong một ô cơ sở  Ghi nhớ : Nếu kim loại có mạng tinh thể lập phương tâm diện Số nguyên tử trong một ô mạng : 1 1 8 6 4 8 2 × + × = nguyên tử a Từ hình vẽ ta có 4 2r a= IV.1.2.3. Tinh thể kim cương Trong tinh thể kim cương chỉ có một loại nguyên tử là nguyên tử C, Các nguyên tử C tạo ra ô mạng cơ sở kiểu lập phương mặt tâm, ngoài ra trong mỗi ô mạng cơ sở có 8 hình lập phương con, ở tâm của 4 trong 8 hình lập phương đó có 4 nguyên tử C, do đó số nguyên tử C trong 1 ô mạng cơ sở của kim cương có: 1 1 8 6 4 8 8 2 × + × + = nguyên tử. IV.1.3 Các công thức sử dụng trong bài tập tinh thể - Bài tập tinh thể chủ yếu liên quan đến công thức sau: 1. Công thức tính khối lượng riêng của kim loại D = 3 3. . 4 . A M P r N π GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 8 A B C D a E a = 3,55 A Liªn kÕt C-C dµi 1,54 A SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT M: Khối lượng kim loại (g) N A : Số Avogađro n: Số nguyên tử trong 1 ô cơ sở P: Độ đặc khít (mạng lập phương tâm khối P = 68%; mạng lập phương tâm diện, lục phương chặt khít P = 74%) P: Hằng số r : Bán kính nguyên tử (cm) V 1ô : Thể tích của 1 ô mạng 2. Khối lượng riêng còn được tính theo công thức . . A n M D N V = M: Khối lượng kim loại (g) N A : Số Avogađro, n: số nguyên tử trong 1 ô cơ sở. V: thể tích của 1 ô cơ sở. Đối với mạng lập phương V = a 3 ( a: hằng số mạng) Đối với mỗi loại mạng thì giữa a và r có liên hệ với nhau như sau Đối với mạng lập phương tâm khối 4 3r a = Đối với mạng lập phương tâm diện 4 2r a = Đối với mạng kim cương 3 2 4 a r = IV.2. Phân loại các dạng bài tập và đề xuất hướng giải 1. Dạng 1: Xác định độ đặc khít (% chiếm chỗ của các đơn vị cấu trúc) của các mạng tinh thể. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính độ đặc khít nguyentu tinhthe V V ρ = V nguyên tử : thể tích chiếm chỗ của nguyên tử. V tinh thể : Thể tích của 1 ô cơ sở. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết trong hóa học tinh thể người ta coi như nguyên tử có cấu tạo hình cầu, do đó thể tích nguyên tử được tính theo công thức 3 4 . 3 V r π = GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT Bài 1: Tính % chiếm chỗ của nguyên tử kim loại trong mạng lập phương tâm diện?  Phương pháp dẫn dắt học sinh: Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình, từ đó tính được trong một ô cơ sở của mạng lập phương tâm diện có 4 nguyên tử. Do đó, thể tích chiếm chỗ của nguyên tử là 3 4 4. . 3 V r π = Giải a Tính độ đặc khít ( ρ ) a 2 4r a 2 r 4 = ⇒ = 3 3 3 4 a 2 4 ( r ) 100% 16 ( ) 100% 2 100% 3 4 74% 3 6 a × × Π × Π× ρ = = = ; Bài 2 : Tính % chiếm chỗ của nguyên tử kim loại trong mạng lập phương tâm khối? Giải Tính độ đặc khít ( ρ ) : a 3 4r a 3 r 4 = ⇒ = GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 10 4r [...]... DIÊN Năm học: 2012 - 2013 25 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT Với những đội tuyển học sinh giỏi đã được hướng dẫn giải bài tập tinh thể theo phương pháp trên thì các em tiếp thu bài tốt, khắc sâu kiến thức hơn từ đó các em có hứng thú đối với phần hóa học tinh thể hơn và đạt những thành tích đáng kể trong các kì thi học sinh giỏi. .. trúc và biết được công thức liên hệ giữa a và r trong mỗi mạng tinh thể - Chú ý đổi đơn vị trong mỗi bài 1 × (133 + 35,5) = 168u = GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 16 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT IV.3 Bài tập tinh thể trong các đề thi học sinh giỏi Để học sinh rèn luyện tốt hơn giáo viên cho học sinh làm quen với bài tập. .. đó điền vào bảng và so sánh khối lượng riêng của các kim A loại đó, giải thích kết quả tính được?  Phương pháp dẫn dắt học sinh: Đậy là đề yêu cầu học sinh tính khối lượng riêng theo công thức D= GV: NGUYỄN THỊ DIÊN 3.M P 4π r 3 N A Năm học: 2012 - 2013 11 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào sách... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT ρ= V2 nt Vmang 4 4 2 × π r3 2 × π r3 π 3 3 3 = = = 4 3 a3 8 ( r) 3 Độ đặc khít mạng lập phương tâm khối = 68,01747616% IV.4 Rút ra kinh nghiệm đối với bản thân và các giáo viên khác Qua việc hệ thống hóa lí thuyết về tinh thể và phân loại các dạng bài tập, tôi nhận thấy học sinh thích thú học chuyên... xuất: ‛‛ Phân loại và phương pháp giải bài tập tinh thể áp dụng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT , vấn đề của tôi nêu trong tài liệu này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc THPT Với phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là mảng kiến thức tương đối hẹp trong toàn bộ kiến thức của chương trình hóa học THPT nhưng nó đã giúp ích cho học sinh và giáo viên...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT 4 a 3 3 2 × ( Π r 3 ) × 100% 8Π × ( ) × 100% Π 3 × 100% 3 4 ρ= = = ; 68% 3 3 8 a 3a 2 Dạng 2: Xác định khối lượng riêng Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định được số cấu trúc trong một ô cơ sở, hiểu tính chất của từng loại mạng và áp dụng công thức tính khối lượng riêng là có thể giải. .. cm3 b/ D = = −8 3 23 V (6,56.10 ) × 6, 02 ×10 Bài 4: Sắt monooxit FeO có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện giống như NaCl với thông số mạng a = 0,432nm Hãy tính khối lượng riêng của tinh thể FeO đó? GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 12 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT Giải Số đơn vị cấu trúc FeO trong một ô mạng... bán kính của Tl+ và Cl- lần lượt là 1,36 A0 và 1,81A0 Giả GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 23 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT nVC thiết mỗi ion đều có dạng hình cầu , hãy tính giá trị P = V và cho biết ý tb nghĩa của chỉ số này (Vtb : thể tích của 1 tế bào sơ đẳng; VC : thể tích của 1 ion, n là số ion có thể tích VC trong... GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT b) Độ chặt khít (C) của mỗi loại mạng tinh thể trên c) Khối lượng riêng (D) theo kg/m3 của mỗi loại clorua nói trên  Phương pháp dẫn dắt học sinh: Đối với bài tập này học sinh đã biết mối liên hệ giữa độ dài cạnh a và bán kính ion trong mạng tinh thể ion kiểu NaCl Còn trong mạng tinh thể ion kiểu CsCl giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết... Ban Giám Hiệu trường THPT Đồng Xoài, tổ chuyên môn hóa đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm của mình Đồng Xoài, ngày 13 tháng 3 năm 2013 GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 26 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT Người thực hiện Nguyễn Thị Diên , TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành . ‛ Phân loại và phương pháp giải bài tập tinh thể áp dụng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT GV: NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH. KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT III. GIẢI PHÁP Qua nhiều năm tham gia bồi dưỡng HSG, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm. NGUYỄN THỊ DIÊN Năm học: 2012 - 2013 11 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TINH THỂ ÁP DỤNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào sách giáo khoa

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan