Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong

16 749 1
Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS TÂN PHONG 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến Hiện nay tình hình chung trong tỉnh là vấn đề học sinh bỏ học rất nhiều. Việc bỏ học của học sinh không những gây ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sự nghiệp của các em mà nó còn ảnh hưởng đến sự tiến bộ của xã hội sự phát triển kinh tế đất nước …. Trong thực tế việc bỏ học của học sinh có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng cho dù nguyên nhân thế nào chăng nữa thì việc hạn chế đến mức tối đa về việc học sinh bỏ học là vấn đề cấp thiết và là trách nhiệm của mọi người chúng ta. Công tác vận động học sinh bỏ học trở lại trường là một công tác khó khăn, tế nhị. Đòi hỏi người vận động phải khéo léo giải quyết được các vấn đề để gia đình học sinh thấy được ý nghĩa việc học hành của con em mình có tầm quang trọng lớn lao trong đời sống tri thức phát triển. Và bản thân học sinh được vận động cảm thấy ý nghĩa của việc học và cảm thấy hứng thú trong học tập thì việc vận động mới thành công. Trong thời kì hiện nay , chủ trương, đường lối và chính sách lớn của đảng nhà nước ta về chiến lược phát triển giáo dục việt nam đến năm 2020. Để hưởng ứng và thực hiện chủ trương này có hiệu quả thì việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trưỡng và không ngừng mở các lớp phổ cập để huy động học sinh đến trường là một trong những vấn đề chủ yếu cấp thiết và thiết thực nhất. Trước thực tế học sinh bỏ học quá nhiều như hiện nay, là một cán bộ quản lý trong nhà trường tôi rất băn khoăn về vấn đề làm thế nào để duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường. Quá trình học là một quá trình dài, liên tục, gập gềnh và rất gian nan vì thế để gặt hái được những thành công và đến được đích cuối cùng. Đòi hỏi mỗi học sinh phải là một chiến sĩ dũng cảm, cảm tử vượt qua mọi trở ngại để thực hiện thành công cái đích cuối cùng của mình. Có như thế thì việc duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học mới có hiệu quả. Với khả năng nhận thức của mình, tôi cảm nhận sâu sắc về lợi ít kinh tế về việc đầu tư cho giáo dục. Từ đó càng nhận thức về vai trò trách nhiệm của mình càng to lớn hơn trong công tác quản lý việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường cũng như công tác vận động học sinh trở lại trường. Để kết quả giảng dạy của nhà trường ngày càng đạt kết quả tốt hơn, chất lượng và sĩ số học sinh ngày càng ổn định vững chắc. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Ở vấn đề này tôi chỉ tập trung nghiên cứu về nguyên nhân và các giải pháp có tính khả thi nhất để giúp cho việc duy trì học sinh trong nhà trường mà mình quản lý đạt kết quả và gíup cho giáo viên trong nhà trường thấy rõ trách nhiệm của mình đối với các em học sinh củng như các em thấy được bổn phận trách nhiệm, tương lai của mình cần hướng đến. Từ đó có định hướng mục tiêu để có lòng hăng say trong học tập. Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 1 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong Chính vì những trăn trở và những ý nghĩa lớn lao ấy nên tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến “ Thực trạng và các giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong” để tập trung nghiên cứu. 3. Mô tả sáng kiến 3.1 Nhiệm vụ của những người làm công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường. Việc duy trì sĩ số học sinh trong trường học là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của tất cả cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà trường. +Người quản lý học sinh phải là người có năng lực, trình độ, gương mẫu, là người biết chia sẽ đặc biệt là phải có “ Uy” đối với học sinh và được học sinh kính nể vâng lời. Người quản lý học sinh phải luôn tìm hiểu về học sinh mà mình quản lý để từ đó có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý khi có những biến động nào đó xãy ra làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em học sinh. Khi hiểu rõ về tất cả những học sinh mà mình quản lý thì công tác giáo dục, chỉ đạo và duy trì việc học tập của các em được thuận lợi và có hiệu quả. + Người quản lý học sinh phải thường xuyên phối hợp với gia đình và phụ huynh học sinh có thể trực tiếp hoặc qua phiếu liên lạc, điện thoại, hay một lời nhắn gởi nào đấy để việc hợp tác quản lý học sinh có kết quả cao. + Người quản lý học sinh phải biết tổ chức lớp học một cách khoa học và hợp lý. Để mỗi học sinh phát huy hết mọi khả năng của mình việc nhận thức được nâng cao và học sinh cảm thấy cảm giác thõa mãn hài lòng tinh thần đoàn kết và khả năng vươn lên trong mọi hoạt động. + Người quản lý học sinh phải biết thông cảm, an ủi, động viên củng như phải biết động viên kích thích trong hoạt động học tập của học sinh. + Cán bộ quản lý trong trường học phải hiểu rỏ giáo viên để có những phân công sắp xếp giáo viên phụ trách, chủ nhiệm lớp củng như các bộ phận trực tiếp quản lý học sinh một cách khoa học và hợp lý, có như thế hiệu quả công việc mới có chất lượng cao. + Trong quá trình học tập, lứa tuổi học sinh rất cần những giây phút vui chơi giải trí vì thế nhà trường thường xuyên tổ chức những hoạt động như phong trào thi đấu thể dục thể thao, hái hoa học tập, thi văn nghệ hay những buổi giao lưu, dã ngoại, những buổi thực hành…Từ đó học sinh có thêm động lực trong học tập. + Cần tổ chức tốt các phong trào thi đua trong nhà trường, lớp để khuyến khích học sinh nâng cao trách nhiệm, nhiệm vụ học tập. Tạo động lực trong công tác học tập của học sinh. + Hoạt động đoàn đội phải sôi nổi có hiệu quả giáo dục, kịp thời ngăn ngừa nhắc nhở những biểu hiện không tốt từ phía học sinh từ đó tạo nền nề nếp tạo phong trào hăng hái thi đua trong học tập. Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 2 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong + Phối hợp chặc chẻ với các ban nghành đoàn thể trong nhà trường củng như ở địa phương. Để có những biện pháp ngăn chặn những tiêu cực trong học sinh cũng như trong công tác tuyên truyền, động viên khen thưởng học sinh. + Thường xuyên giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh và đặc biệt giáo dục cho học sinh nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tri thức trong đời sống sinh hoạt của học sinh. + Giáo viên giảng dạy cố gắn nêu bậc được những ứng dụng của kiến thức bài học vào thực tiển từ đó học sinh thấy hứng thú trong học tập. Đặc biệt thấy được những lợi ích của kiến thức bài học và kích thích thêm tính khám phá của các em. + Cơ sở vật chất của trường phải đảm bảo, khuôn viên trường phải sạch đẹp khang trang và tình hình trật tự an ninh của trường phải đảm bảo. 3.2 Vai trò của việc vận động học sinh bỏ học trở lại lớp Việc vận động học sinh bỏ học trở lại lớp có vai trò quang trọng trong công tác dạy và học trong nhà trường công việc này giúp cho nhà trường: + Duy trì được sĩ số học sinh trong nhà trường. + Góp phần thực hiện thành công việc xã hội hoá giáo dục. + Nâng cao trình độ dân trí ở địa phương. + Nâng cao hiệu quả kinh tế trong đầu tư giáo dục. + Ổn định an ninh trật tự của địa phương. + Tạo công ăn việc làm củng như đầu tư tốt cho tương lai mai sau. + Giúp công tác phổ cập được hoàn thành tốt. + Tạo mối quan hệ tin tưởng giữa nhà trường, gia đình và xã hội. + Tạo sự ổn định và hiệu quả trong việc dạy và học. 3.3 Quy trình vận động học sinh bỏ học trở lại trường Để vận động một học sinh bỏ học trở lại trường là một quá trình hoạt động phối hợp rất khó khăn đòi hỏi nhiều giai đoạn nhiều bước và có những biện pháp thích hợp thì việc vận động mới có hiệu quả. Sau đây tôi trình bài một số quy trình cơ bản mà người quản lý củng như những người làm công tác vận động phải thực hiện: + Bước đầu tiên là phải thu nhập thông tin đầy đủ về học sinh ( nơi ở, hoàn cảnh gia đình, cha, mẹ, quan hệ anh em, bạn bè trong trường, thời gian bỏ học, kết quả học tập củng như các hoạt động của học sinh trong thời gian qua…). + Tổ chức họp với các thành phần có liên quan ( GVCN, học sinh, lãnh đạo nhà trường…). Để sử lý các thông tin. Sau đó tìm ra tất cả các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bỏ học của học sinh, từ đó vạch ra các phương án củng như các biện pháp phù hợp khả thi nhất để quá trình vận động được thành công. Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 3 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong + Thành lập ban vận động. + Tiếp xúc trao đổi gia đình học sinh đó và thu thập thêm thông tin xác địng rỏ nguyên nhân đích thực dẩn đến việc bỏ học của học sinh. + Giải thích thuyết phục và đưa ra các giải pháp thích hợp nhất. + Thống nhất ký cam kết. 3.4 Các hình thức quản lý học sinh trong nhà trường Việc quản lý học sinh trong nhà trường là trách nhiệm là nhiệm vụ chung của tất cả cán bộ giáo viên nhân viên. Sau đây tôi trình bài một số cách quản lý cơ bản để nâng cao chất lượng dạy và học từ đó mới duy trì tốt sĩ số học sinh. + Quẩn lý thông qua giờ dạy: để quản lý tốt học sinh trong giờ dạy của mình thì giáo viên phải: - Quan sát, bao quát lớp luôn tạo ra không khí lớp học sôi nổi hào hứng xây dựng và đồng thời nghiêm túc. - Tạo cảm giác thích thú trong học tập thông qua cách dạy có liên hệ thực tế, làm nội dung bài dạy sinh động, tạo cảm giác lớp học thoải mái tránh quá căng thẳng. - Truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách vững chắc học sinh nắm vững kiến thức và mọi học sinh đều hiểu bài ( thường học sinh bỏ học là học sinh có kết quả học tập yếu, kém, học không hiểu bài ). - Tạo môi trường sư phạm trong giờ dạy, trao đổi thẳng thắn, tôn trọng và xử lý ý kiến của học sinh một cách chính xác. - Đánh giá xếp loại học sinh một cách chính xác, công bằng đồng thời có biện pháp khuyến khích, kích thích việc học của học sinh. + Quản lý thông qua lãnh đạo nhà trường: - Lãnh đạo nhà trường phải hiểu về năng lực và khả năng của từng giáo viên từ đó có những sắp xếp giáo viên chủ nhiệm cho từng lớp, cũng như các bộ phâïn trong nhà trường phù hợp với đặc điểm tình hình và đối tượng của từng lớp. - Thường xuyên trao đổi với các đối tượng, tìm hiểu học sinh. - Xử lý kỹ luật cũng như tuyên dương, khen thưởng khuyến khích động viên kịp thời chính xác. + Quản lý thông qua giáo viên chủ nhiệm. - Theo dõi và có những biện pháp kịp thời uốn nắn sửa chữa. - Thường xuyên tiếp xúc lớp, tạo cảm giác gần gũi dễ thông cảm và trao đổi thông tin tìm hiểu học sinh ( không bỏ tiết sinh hoạt lớp ). - Tổ chức lớp tốt, tạo nền nếp lớp học vững chắc. Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 4 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong - Tổ chức thi đua, khen thưởng, kỷ luật kịp thời. - Tạo môi trường nền nếp công bằng, hăng hái thi đua trong lớp học. - Xữ lý kịp thời hợp tình, hợp lý và có hiệu quả những mâu thuẩn trong lớp dù là nhỏ nhất. - Phải hết sức nhiệt tình đối với công việc đối với các em học sinh và phải phối kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn – Đội, GV bộ môn ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh kịp thời. + Quản lý thông qua các bộ phận, thông qua đoàn đội: - Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, tuyên dương tạo nền nếp trong nhà trường vững chắc. - Tạo môi trường thi đua công bằng dân chủ. - Tổ chức được nhiều hình thức thi đua học tập vui chơi giải trí, dã ngoại thi đấu thể dục thể thao. + Quản lý thông qua công tác bảo vệ trong nhà trường: - Phải kiểm soát chặc chẽ giờ giấc của học sinh. - Ngăn chặn kịp thời các tệ nạn mà học sinh có khả năng vấp phải. - Thường xuyên có hình thức nhắc nhỡ và xử lý kịp thời học sinh vi phạm. - Kết hợp với lãnh đạo nhà trường củng như các bộ phận, GVCN có biện pháp kịp thời xử lý hoặc giáo dục học sinh. - Thường xuyên thu thập thông tin và báo cáo kịp thời. 3.5 Một số nguyên nhân học sinh bỏ học trong nhà trường hiện nay Trong giai đoạn hiện nay mặt dù nền kinh tế của nước ta đang có những bước phát triển vược bậc, nhưng ở nông thôn cũng còn có một bộ phận không nhỏ người dân phải sống với cuộc sống khó khăn cần được hỗ trợ để có đủ cái ăn cái mặc và đồng thời họ muốn trúc bớt gánh nặng lo toan cơm, áo, gạo, tiền,… cho việc học hành của con cái thế là gia đình các em bắt các em phải nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình. Hiện nay có nhiều công việc mà người sử dụng lao động ( vì mướn nhân công giá rẻ ) nên đòi hỏi về điều kiện làm việc, tuổi đời, sức khoẻ, trình độ,… quá dễ dãi. Nên một số học sinh mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, trình độ học vấn còn thấp nhưng vì một ít tiền công mà sẳn sàng đánh đổi việc học tập đang tiến triển tốt đẹp và một tương lai tươi sáng đang rộng mở phía trước để lao vào làm những công việc chân tay nặng nhọc thế là các em lại bỏ học. Một mất mát lớn cho nhà trường, gia đình và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay trong thời kỳ đất nước ta đang mở cửa hội nhập, nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao vì thế các khu công nghiệp, các nhà máy các xí nghiệp mọc lên rất nhanh. Đòi hỏi nguồn nhân lực nhân công rất lớn tập trung vào đây. Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 5 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong Thế là từng dòng người ở thôn quê nghèo khó lũ lượt kéo nhau lên thành phố tập trung vào các khu công nghiệp làm công nhân… làm cho lực lượng người lao động ở thôn quê còn lại rất ít dẫn đến: + Các gia đình không còn người làm công việc hằng ngày nên cho các em nghỉ học phụ giúp công việc nhà. + Không còn người quan tâm chăm sóc đến việc học tập của các em. + Các em học sinh học chưa đến nơi đến chốn bỏ học theo anh chị lên thành phố làm công nhân cho các nhà máy, xí nghiệp. Hiện nay ngành giáo dục chúng ta đang hưởng ứng cuộc vận động “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh không đạt chuẩn lên lớp”. Một số nhà trường hưởng ứng một cách quá tích cực việc đánh giá xếp loại học sinh quá khắc khe nên một số lớn học sinh hiện nay về thực lực hiện tại không đủ khả năng đáp ứng về lượng kiến thức mà các em đang học tập hiện tại. Các em thấy khả năng học tiếp của mình là không thể. Dần cá em cảm thấy việc học của mình là không cần thiết sớm muộn gì việc học tập của mình cũng không đến nơi đến chốn. Vì thế các em quyết định bỏ học ngay từ bây giờ. Trong quá trình giảng dạy củng như công tác chủ nhiệm của một số giáo viên họ chưa hiểu rõ tâm lý và mong muốn của học sinh. Họ mong muốn học sinh mình cố gắng hơn nữa trong học tập, họ thường lấy kết quả yếu kém của học sinh ra răn đe các em. Từ đó các em cảm thấy xấu hổ và bi quang về kết quả học tập của mình thế là cá em lại bỏ học. Trường có gặp trường hợp một giáo viên nọ trong buổi hợp phụ huynh học sinh vào thời gian giữa học kì I đã thông báo kết quả học tập của một em học sinh cho phụ huynh được biết là khả năng học tập của em quá yếu kém có khả năng cuối năm em ở lại lớp. Sau khi hợp về gia đình em quyết định cho em nghỉ học và đến giúp việc cho người cô đang làm kinh doanh mua bán. Nhà trường cùng giáo viên nọ đến vận động mãi nhưng em ấy vẫn nhất quyết không đi học trở lại. Hiện nay chương trình sách giáo khoa mặc dù đã nhiều lần thay đổi nhưng đến nay vẫn còn quá khó tiếp thu đối với một số học sinh. Học sinh không nắm được kiến thức bài học đâm ra chán nãn và bỏ học. Mặc dù đất nước ta là một nước có nền an ninh tốt và an toàn nhất thế giới. Song những tệ nạn trong xã hội vẫn còn mà đối tượng học sinh là đối tượng dễ xa ngã vào các tệ nạn này nhất. Nếu học sinh xa ngã vào các tệ nạn xã hội không có biện pháp quản lý giáo dục kịp thời thì học sinh hư hỏng dẫn đến bỏ học. Hiện nay cơ sở giáo dục quốc dân ở nước ta được phân bố và phát triển rộng khắp. Cơ sở trường lớp ngày càng kiên cố khang trang và được trang bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Tuy nhiên ở vùng thôn quê mạng lưới trường lớp chưa được trãi đều khắp nơi, nhất là bậc mầm non và trung học. Một số xã trường chỉ tập trung ở trung tâm xã chưa phân phối hợp lý trong địa bàn. Đặc điểm của địa phương là vùng sông nước, kinh ngòi chằn chịt. Giao thông nông thôn không phát Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 6 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong triển, có nơi không có lộ để người dân đi lại. Vì thế nên có học sinh nhà cách trường khoảng 9 – 10 cây số thì việc đi lại học hành của con em rất vất vã, khó khăn và hậu quả ít học sinh nào duy trì được việc học lâu dài. Cơ chế chính sách của nhà nước ta thông thoáng, ngày càng có chính sách thông thoáng trong công tác hành chính làm hồ sơ thủ tục giấy tờ. Tuy nhiên trong nhân dân có không ít bộ phận người dân xem nhẹ việc làm khai sinh hộ khẩu cho con em mình kết hợp với sự thiếu nhiệt tình của số ít cán bộ. Dẫn đến học sinh mặc dù đến tuổi đến trường nhưng không có hộ khẩu, khai sinh và thế là nhà trường không nhận các em vào học mặc dù các em có đủ tuổi thừa quyết tâm trong việc học tập của mình. Hoặc thậm chí có học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THCS nhưng do việc bổ sung hồ sơ là giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp Tiểu học không khớp, họ đi sửa tới sửa lui nhiều lần chưa hoàn thành họ chán nản và vì lí do đơn giản thế họ cũng cho con em mình nghỉ học. Hiện nay có một số báo, đài phản ánh một số vấn nạn nó đang len lõi xâm nhập vào nhà trường nó quyến rủ lôi kéo học sinh dễ bê tha và sa ngã. Như nạn hút chích ma tuý, cho vay nặng lãi, ăn chơi lêu lỏng khi gia đình các em phát hiện được thì sự việc đã vỡ lỡ và các em phải nghĩ học. Việc đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm ngày càng được nâng cao và quy mô. Người giáo viên khi ra trường được trang bị đầy đủ về kiến thức, năng lực lẫn nhân cách của nhà hoạt động sư phạm. Nhưng khi vào dạy thực tế họ truyền đạt cho học sinh những kiến thức quá cao siêu dẫn đến việc học sinh học ngày này qua năm nọ mà chẳng hiểu biết tí gì. Nếu việc học mà không hiểu, không nắm bắt được gì thì đến lớp dễ bị thầy cô quở phạt thì việc học chán vô cùng. Thế là các em lại bỏ học. 3.6 Một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong. Để phát huy những mặt tích cực cũng như nâng cao hơn nữa những kết quả đã đạt được củng như việc khắc phục những tồn tại và hạn chế trong việc duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong, căn cứ vào những cơ sở khoa học của việc xác định các biện pháp nhằm tăng cường vai trò của công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường. Tạo cơ sở vững chắc trong công tác giáo dục cũng như nề nếp dạy và học trong nhà trường. Tơi thấy có mấy vấn đề cần giải quyết cấp bách và có thể làm được và đem lại hiệu quả thiết thực như sau: Một là: Nhà trường phải làm tốt công tác tổ chức, thi đua khen thưởng kỹ luật. Có làm tốt công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ giáo viên vào từng vị trí công tác hợp lý mới phát huy hết khả năng tích cực của từng cán bộ giáo viên. Việc đánh giá thi đua trong nhà trường phải thực hiện nghiêm túc thì mọi người mới có tính phấn đấu cao, có mục đích để hướng tới mới phát huy được kết quả công việc. Và phải xây dựng cho được nề nếp trong nhà trường vững chắc, các hoạt động học tập, vui chơi, các phong trào diễn ra nhịp nhàng, sôi nổi cuốn hút học sinh có như thế học sinh mới chịêu khó phấn đấu trong học tập. Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 7 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong Hai là: Phải có sự phối hợp hoạt động giữa nhà trường cùng các ban nghành đòan thể để vận động tuyên truyền về công tác giáo dục. Cần có sự phối hợp giữa nhà trường các cấp ban ngành, đòan thể để vận động tuyên truyền cho quần chúng nhân dân địa phương có ý thức về công tác giáo dục.Công việc này có thể thông qua hoạt động sinh hoạt định kỳ ở khóm ấp hoặc qua thông tin tuyên truyền của bộ phận văn hóa xã; đài, báo của các cơ quan nhà nước…Về phía nhà trường tăng cường hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cũng như tầm quan trọng trong việc học tập của học sinh. Ba là: Phải đưa tiêu chí Học sinh bỏ học vào việc xét gia đình văn hóa và công tác thi đua của cán bộ giáo viên trong nhà trường. Vì có tiêu chí này người dân nâng cao ý thức hơn về việc học hành của con em mình và nhận thức của người dân ngày càng đầy đủ hơn về cơng tác giáo dục. Đồng thời nhà trường đưa việc duy trì sĩ số học sinh ở các lớp là một tiêu chí thi đua trong nhà trường đối với những người làm công tác quản lý học sinh để những người này thấy rõ trách nhiệm của mình cũng như có động lực để mình thực hiện cơng tác được tốt hơn. Bốn là: Phải vận động kịp thời và ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ bỏ học của học sinh. Đây là công tác then chốt để duy trì sĩ số học sinh và đồng thời chúng ta cần đẩy mạnh phong trào huy động học sinh đến trường. Trong công tác vận động học sinh bỏ học đến trường phải làm kịp thời mới có hiệu quả cao, phải thực hiện ngay nếu có thông tin về học sinh bỏ học. Năm là: Đẩy mạnh nâng cao công tác dạy và học. Luôn tìm hiểu và nắm được thông tin về học sinh và kiên quyết ngăn chặn các tệ nạn mà học sinh có thể gặp phải. Có nâng cao chất lượng dạy và học thì việc nhận thức của học sinh ngày càng được nâng cao đồng thời ý thức học tập củng như sự đam mê học tập của các em củng cao và hạn chế tình trạng bỏ học của các em học sinh. Giáo viên luôn tìm hiểu học sinh, xử lý kịp thời các sự việc nảy sinh trong trường, trong lớp, trong quan hệ giữa các em học sinh. Tạo nề nếp và sự đòan kết thương yêu, tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau. Công tác đòan đội và bảo vệ phải làm chặt chẽ, ngăn chặn cho bằng được các vấn nạn hiện nay mà học sinh có thể vướng phải, nếu các em vướng phải các vấn nạn này thì các em rất dễ bỏ học. Đồng thời các cấp có thẩm quyền tạo lập được môi trường lành mạnh xung quanh trường học để thể hiện rõ nhà trường là nơi sinh hoạt trong mơi trường sư phạm. Sáu là: Phải đổi mới công tác dạy và học củng như việc điều chỉnh nội dung sách giáo khoa phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Nội dung sách giáo khoa hiện nay còn có những mãng kiến thức mà một số em không nắm bắt được, vì thế học sinh mà không hiểu thì dẫn đến chán nản và bỏ học vì Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 8 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong thế Bộ Giáo Dục cần có những điều chỉnh với lượng kiến thức phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh. Giáo viên phải luôn tìm cách đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và thực tế hơn. Không quá nặng nề về lý thuyết, cho học sinh ghi quá nhiều và trả bài như “vẹt”. Thuộc bài nhưng cần phải hiểu bài, mà cái cần chủ yếu là giảng dạy cho các em hiểu bài thông qua thực hành, sử dung hiệu quả đồ dùng dạy học và liên hệ thực tế. Để nhằm mục đích chung là tất cả học sinh điều hiểu bài, nắm được nội dung bài học từ đó tạo sự hứng khởi niềm đam mê trong học tập. Và mới duy trì được kết quả học tập cũng như việc duy trì sĩ số lớp học. Bảy là: Nhà nước cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho học sinh. Thông qua các nhà hảo tâm, các loại quỹ từ xã hội giúp đỡ các em có hòan cảnh khó khăn và thiếu thốn về cặp, sách vỡ… cũng như sự hỗ trợ về kinh phí trong quá trình học tập giúp đỡ các em vượt qua mặt cảm, khó khăn hiện tại để duy trì việc học và nâng cao thành tích hơn nữa. Đồng thời những cơ quan ban ngành cũng như những nhà hảo tâm có phương án nhận đỡ đầu giúp đỡ về mọi mặt đối với các em có hòan cảnh khó khăn vì mục tiêu xã hội hóa giáo dục củng như vì tương lai của các em sau này. Tám là: Các cấp chính quyền quan tâm đến đời sống của người dân, có những kế sách, việc làm cụ thể để nâng cao đời sống của người dân. Phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm tại địa phương. Có như thế gia đình các em mới có nhận thức đầy đủ về công tác giáo dục và thực sự quan tâm đến việc học hành của các em. Củng như sự phát triển kinh tế, có việc làm ổn định ở tại địa phương mình cư trú tạo sự vững chắc ổn định về mặt nhân lực từ đó các em có thời gian chăm lo cho việc học hành của mình. Chín là: Trường, lớp tổ chức tốt phong trào giúp bạn vượt khó. Bạn bè là những người gần gũi dễ tiếp xúc trao đổi thông cảm với nhau nhất trong trường, lớp. Vì thế việc học tập hay những khó khăn khúc mắc của các em các em dễ chia sẽ với bạn bè nhất. Nên nhà trường cố gắng phát động phong trào “ giúp bạn vượt khó “ để các em động viên nhau giúp đỡ nhau đồng thời có những đề xuất kịp thời để nhà trường có biện pháp kịp thời mang lại kết quả cao. Mười là: Nhà trường có kế hoach và thực hiện có hiệu quả về việc phụ đạo học sinh yếu kém. Đây là công tác chấn chỉnh và tạo dựng chất lượng dạy và học. Giúp các em có lực học yếu kém, bị mất kiến thức từ các lớp học trước đó ( Là những đối tượng có nguy cơ bỏ học cao nhất ) được bổ sung đầy đủ lượng kiến thức mà các em cần. Từ đó các em hòa đồng và tự tin hơn trong việc học tập của mình. Mười một là: Chính quyền các cấp có giải pháp và thực hiện nhanh chóng việc đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, củng như phân bố trường lớp hợp lý và trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học trong nhà trường. Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 9 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong Giao thông nông thôn kém phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhiều nhất mà điều này lại là điểm yếu nhất ở những xã vùng sâu vùng xa. Vì thế công tác này nên xem trọng và thực hiện ngay giúp các em đi học dễ dàng củng như sự phát triển văn hóa ở địa phương. Các điểm trường phải được chọn xây dựng hợp lý để huy động được nhiều học sinh đến trường. Trang thiết bị phải được đảm bảo về số lượng và chất lượng để nâng cao việc giảng dạy theo hướng tích cực. Mười hai là: Phải nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả của giáo viên chủ nhiệm lớp. GVCN phải thay mặt nhà trường tổ chức cho các em học nội qui, quy định của nhà trường, điều lệ trường học và ký cam kết thực hiện các công việc do trường lớp đề ra. GVCN phải sinh hoạt 15’ đầu giờ và nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt cuối tuần. GVCN phải thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh có thể thường xuyên và định kỳ. Hàng tháng phải thông báo kết quả học tập và ý thức đạo đức của học sinh đến phụ huynh thông qua sổ liên lạc. Mười ba là: Nhà trường chỉ đạo thực hiện tốt công tác, chương trình giáo dục phối hợp với gia đình học sinh, với ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường cùng với phụ huynh học sinh phải bầu ra được một ban đại diện cha mẹ học sinh thật sự nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả công việc. Phải có ký kết quy chế phối kết hợp giửa nhà trường và BĐDCMHS và tổ chức họp định kỳ; BĐDCMHS phải phối hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp đặc biệt là trong công tác quản lý con em khi ra khỏi trường và ở nhà, tác động đến gia đình hạn chế học sinh bỏ học. Trên đây là một số giải pháp để nâng cao vai trị cơng tác quản lý duy trì sĩ số học sinh góp phần thực hiện thành công công tác xã hội hóa giáo dục. 4. Thực trạng về công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong. 4.1/ Vài nét về trờng THCS Tân Phong : Trường THCS Tân Phong là trường mới thành lập được tách ra từ trường THCS Tân Lộc Bắc từ năm học : 2004 – 2005. Trường được thành lập trên địa bàn xã Tân Lộc Đông thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau là một xã vùng sâu, vùng xa thuộc diện khó khăn. Xã cũng mới tách và thành lập từ năm 2001, điều kiện kinh tế xã hội còn chậm phát triển. An ninh xã hội còn phức tạp. Xã nằm ở vị trí phía đông nam giáp địa phận tỉnh Bạc Liêu, phía tây giáp Thánh Phố Cà Mau nên trên địa bàn còn nhiều tệ nạn. Dân cư của xã phát triển và phân bố không đồng đều, kinh tế chủ yếu của người dân là làm vuông tôm, điều kiện đi lại khó khăn, mạng lưới giao thông nông thôn còn nhiều hạn chế, chủ yếu lộ làng bằng đất đen và bê tông, hệ thống kênh ngòi chằn chịt, việc đi lại chủ yếu bằng đường thuỷ. Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 10 [...]... học cũng như công tác duy trì sĩ số học sinh 4.4/ Thực trạng về tình trạng học sinh bỏ học và công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong : Trong những năm học vừa qua cũng như trong năm học này tỉ lệ học sinh bỏ học trong nhà trường chiếm tỉ lệ rất cao Học sinh bỏ học rãi rác vào các thời điểm trong năm, trong hè, nhưng thời điểm bỏ học nhiều nhất là thời gian trước và sau tết Nguyên... trường về công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường : Việc duy trì sĩ số học sinh là một nhiệm vụ cần phải duy trì và thực hiện tốt trong suốt quá trình học Nó cần sự quan tâm thực hiện quyết liệt và kịp thời Duy trì sĩ số học sinh, hạn chế học sinh bỏ học là một tiêu chí thi đua trong nhà trường Nhà trường xác định rõ nhiệm vụ giáo dục học sinh cũng như việc duy tì sĩ số học sinh là nhiệm... trường trên 40km Đường đi lại rất khó khăn Đặc biệt trong mùa mưa đường đến trường lầy lội sình bùn Ý thức học tập của học sinh kém cũng như sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em mình chưa cao, nên tỉ lệ bỏ học của học sinh qua từng năm là khá cao Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 11 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS. .. giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 13 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong - Chưa tìm được biện pháp hiệu quả, thiết thực nhất trong công tác xử lý và vận động do sự thiếu hợp tác, nhận thức của gia đình học sinh, cũng như sự thiếu kinh nghiệm và khả năng xử lý của người vận động - Công tác hoạt động của đòan, đội không sôi nổi... điểm và hòan cảnh cụ thể mà còn có những giải pháp hiệu quả khác mà đề tài chưa nghiên cứu tới Đó chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 6 Một số kiến nghị và đề xuất: 6.1 Đối với các cơ quan ban ngành các cấp: Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 14 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong - Tạo công ăn việc làm cho học sinh, ... năng và trách nhiệm của mình Thường xuyên nhắc nhở và giáo dục học sinh - Đa số GVCN nhận thức được trách nhiệm duy trì sĩ số lớp học mà mình quản lý - Thực hiện đầy đủ công tác vận động học sinh bỏ học trở lại trường - Lãnh đạo, đồn đội, GVCN thường xuyên phối hợp đưa ra hướng chỉ đạo phù hợp và giáo dục học sinh - Để góp phần làm tốt cơng tác quản lý duy trì sĩ số học sinh Nhà trường thường mở các.. .Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong Đa số người dân có cuộc sống khó khăn, chủ yếu thu nhập từ con tôm Trình độ dân trí còn rất thấp ( cả xã số người tốt nghiệp THPT rất ít ) Trình độ văn hoá còn thấp kém, nhận thức của người dân chưa cao, đó là một trở ngại lớn cho công tác giáo dục trong nhà trường Bên cạnh đó do nhà trường còn... phương pháp giáo dục học sinh 4.5.2 Tồn tại và nguyên nhân của nó: Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh của trường THCS Tân Phong còn bộc lộ những hạn chế sau: - Lực lượng giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp còn mỏng và yếu Đa số giáo viên trong trường còn trẻ mới ra trường khả năng giao tiếp và kinh nghiệm quản lý chưa cao Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân. .. thần học tập của các em chưa cao Trường THCS Tân Phong biên chế gồm 10 lớp và kết quả duy trì sĩ số học sinh đến thời điểm hiện tại là : Năm học TT Số lớp Số HS đầu năm Số HS cuối năm Số HS bỏ học Tỉ lệ 2010-2011 1 9 237 223 14 5,9 2011-2012 2 10 262 248 14 5,3 2012-2013 3 10 286 272 14 4.9 * Về công tác quản lý học sinh nhà trường có những hoạt động sau : Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong. .. THCS Tân Phong 12 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong - Lãnh đạo cũng như GVCN lớp có kế hoạch cụ thể về các hoạt động mà mình phụ trách Đồng thời cũng xây dựng các chỉ tiêu để phấn đấu trong năm học ( có chỉ tiêu về học sinh bỏ học ) - Hội đồng thi đua khen thưởng, kỹ luật của nhà trường thường xuyên xử lý và gíao dục học sinh vi phạm - Hằng . Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS TÂN PHONG 1 trong học tập. Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 1 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường THCS Tân Phong Chính vì những trăn trở và những. ra trường khả năng giao tiếp và kinh nghiệm quản lý chưa cao. Tác giả: Tăng Trường Sanh HT trường THCS Tân Phong 13 Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan