Công tác xã hội hóa Giáo dục vai trò của hiệu trưởng

7 1.1K 12
Công tác xã hội hóa Giáo dục vai trò của hiệu trưởng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG Đảng ta xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Chính vì vậy nên xã hội ta ngày nay rất quan tâm và chăm lo cho giáo dục ngày càng nhiều và chất lượng giáo dục được khẳng định là có sự tiến bộ rõ rệt. Muốn cho giáo dục ngày càng phát triển điều đầu tiên là phải đầu tư cơ sở vật chất, từ trường lớp, con người, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy… đáp ứng cho nhu cầu giáo dục thì chất lượng mới đạt được những kết quả như mong muốn. Vì thế mỗi một đơn vị trường học không phải cứ ngồi đấy mà trông chờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà mỗi đơn vị sự nghiệp, mỗi các nhân con người Việt Nam phải ý thức được rằng: chúng ta đều có trách nhiệm chăm lo cho giáo dục và nhất là những ai đã và đang hoạt động trong ngành giáo dục. Đảng, Nhà nước ta đang kêu gọi toàn dân ra sức xây dựng đất nước, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân thực hiện công cuộc xã hội hóa ( XHH ) giáo dục , mỗi một đơn vị trường học hãy tích cực thực hiện vận động XHH giáo dục và mỗi cá nhân cùng tham gia XHH giáo dục. Để thực hiện công tác XHH giáo dục ở một đơn vị trường học đạt được kết quả cao nhất thì hiệu trưởng nhà trường là người đóng vai trò rất quan trọng. Hiệu trưởng đơn vị trường học phải làm gì để công tác XHH giáo dục đơn vị mình đạt kết quả cao, nhằm góp phần vào việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị mình quản lý? Đây là một câu hỏi mà câu trả lời đó chính là hành động thiết thực của người đứng đầu đơn vị trường học, nhưng XHH chúng ta đừng lầm tưởng là chỉ vận động đóng góp về vật chất mà bỏ qua sự đóng góp về mặt tinh thần, nhứng ý kiến đóng góp xây dựng là cơ sở để pahts huy những mặt ích cực và khắc phục những hạn chế và có kế hoạch cho sự phát triển lâu dài; tinh thần là động lực khích lệ hiệu quả để cho tập thể, cá nhân hăng hái làm việc và làm việc có chất lượng. Chính vì thế tôi lựa chọn cho mình đề tài: Công tác xã hội hóa giáo dục – Vai trò của Hiệu trưởng trường học. Xác định công tác XHH giáo dục là một nhiệm vụ của của cơ sở giáo dục, hiệu trưởng đơn vị trường học phải lập kế hoạch xây dựng các nội dung hành động cho toàn đơn vị về: Giai đoạn vận động; đối tượng vận động; sự phối hợp trong trong công tác tuyên truyền vận động; phương pháp tiến hành cuộc vận động; bản thân hiệu trưởng và toàn thể cán bộ , giáo viên, nhân viên trong đơn vị cùng tham gia đóng góp XHH giáo dục; mục đích sử dụng và nâng cao nguồn lực XHH giáo dục trong công tác thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Tháng 8 vào đầu năm học tôi đã xây dựng cho toàn đơn vị kế hoạch vận động XHH giáo dục, huy động sự đóng góp cả từng cá nhân, tập thể doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tham gia đóng góp xây dựng trường lớp từ vật chất đến tinh thần, tạo mọi điều kiện để mọi người được tham gia đóng góp ý kiến trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ; kế hoạch nghiên cứu rõ về thực trạng của địa phương, thời gian phát động qua hai giai đoạn tập trung vào Hội nghị phụ huynh học sinh vào đầu năm học, cuối học kỳ I và thông qua giao tiếp nắm bắt cơ hội khi tiếp xúc với các doanh nghiệp. Kế hoạch xác định sự cần thiết về sự đóng góp ý kiến xây dựng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; các hạng mục cơ sở vật chất, phần việc cần vận động đầu tư, số tiền cho từng phần; những vấn đề nhà trường cần được phụ huynh học sinh đóng góp; bản thân cán bộ , giáo viên, nhân viên trong đơn vị đều than gia; đi đầu là Đảng viên, cán bộ quản lý trường học. Kế hoạch được thông qua Chi bộ Đảng, hội đồng trường và tập thể hội đồng sư phạn nhà trường để cùng nhau tổ chức thực hiện kế hoạch. Công tác phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương được duy trì và giữ mối liên hệ chặt chẽ, tiếng nói của Đảng ủy, Ủy ban và các ban ngành đoàn thể thông qua các cuộc Hội nghị phụ huynh học sinh tạo nên động lực mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền vận động người dân trong địa bàn, thấy được trách nhiệm của toàn xã hội và từng cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn dân. Từ đó mà tham gia XHH giáo dục tại trường lớp con em mình đang học, nơi quê hương mình đang sinh sống; điều đầu tiên của bản thân người tham gia XHH giáo dục là con em họ được thụ hưởng giáo dục trong quá trình học tập rèn luyện tại trường và là nét đẹp của lòng nhân ái; sự tri ân của các cơ sở giáo dục đối với tấm lòng của các cơ quan tập thể, các cá nhân mạnh thường quân là nét đẹp truyến thống. Công tác XHH giáo dục từ đó được xã hội quan tâm ngày càng nhiều, góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục về số lượng và chất lượng tại các trường học hiện nay. Bản thân Hiệu trưởng nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền vận động và mỗi cán bộ , giáo viên, nhân viên đơn vị là một tuyên truyền viên tích cực làm công tác vận động. Có thể nói rằng trong xã hội ta ngày nay có rất nhiều tấm lòng nhân ái, họ muốn đóng góp cho giáo dục nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu để bài tỏ tâm tư nguyện vọng của mình góp phần mang lại lợi ích cho xã hội. Chình vì thế cần phải coi trọng công tác tuyên truyền vận động và tạo môi trường tiếp xúc cho mọi người dân. Hiệu trưởng phải rèn luyện cho mình là người năng động, ngoại giao giỏi, có mối quan hệ rộng rãi với xã hội, có trình độ, rèn luyện cho mình phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực trong giao tiếp và hành động khoa học trong thực hiện công tác XHH giáo dục. Lãnh đạo đơn vị hoạt động giáo dục có chất lượng, nhằm nâng cao uy tín của nhà trường và uy tín của hiệu trưởng. Trên cơ sở đó sẽ thuận lợi cho công tác vận động XHH giáo dục của đơn vị. Để nhận được sự tham gia đóng góp của người dân thì bản thân của đơn vị trường học phải gương mẫu đi đầu, Hiệu trưởng nhà trường là người đi đầu; cán bộ , giáo viên, nhân viên nhà trường đều phải tham gia công tác XHH giáo dục tại đơn vị mình công tác, ngoài trách nhiệm thực hiện XHH giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị cần phải nhận giúp đỡ một học sinh nghèo trong năm học. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai tài chính, mỗi đóng góp của tập thể, cá nhân đều được công bố, công khai rõ ràng, mục đích sử dùng nguồn XHH bằng vật chất cụ thể, thiết thực có mục đích để mỗi mạnh thường quân cá nhân tập thể hiểu rằng sự đóng góp của họ là đích thực và xứng đáng. Tất cả sự đóng góp của tập thể cá nhân mạnh thường quân đều phải được lưu trữ, sử dụng và bảo vệ một cách trân trọng nhằm làm động lực thúc đẩy cho công tác vận động XHH giáo dục trong những năm tiếp theo. Trong những năm qua đơn vị trường mầm non Họa My đã thực hiện công tác XHH giáo dục nhưng chưa có kế hoạch cho chương trình hành động, cũng như công tác thực hiện tham mưu chưa kịp thời, công tác phối hợp chưa chặt chẽ nên chất lượng huy động đạt chưa cao. Từ khi tôi nghiên cứu đề tài này và đưa vào thực hiện thì năm học 2012 – 2013, cụ thể đến thời điểm tháng 3 năm 2013 đơn vị đã nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến chân tình của các bật phụ huynh bài tỏ tâm tư, nguyện vọng và những mong muốn của mình khi có con em học tại trường, vận động được hơn Hai mươi triệu đồng để đầu tư cho trang thiết bị giảng dạy và tổ chức cho các cháu vui tết Trung thu thật sôi động và ý nghĩa. Đây là kết quả đạt được ban đầu, nhưng so với các năm học trước đơn vị của tôi đã có sự phát triển rõ rệt về thực hiện nhiệm vụ vận động XHH giáo dục trong trường học, góp phần vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị. Từ kết quả đạt được nêu trên đã mang lại cho đơn vị chúng tôi những khởi sắc, đặc biệt là về mặt tinh thần. Chúng tôi hiểu rằng: người dân đang tin tưởng và ủng hộ chúng tôi trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại địa phương; từ đó khích lệ cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị hăng hái làm việc, chúng tôi thật sự phấn khởi và đoàn kết phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ của từng năm học và hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tại địa phương. Riêng bản thân tôi rút ra những quan điểm và phương pháp trong công tác vận động XHH giáo dục tại trường học như sau: Công tác XHH giáo dục là một nhiệm vụ không thể thiếu ở một đơn vị sự nghiệp giáo dục, vai trò của người đứng đầu đơn vị, cụ thể là Hiệu trưởng vô cùng quan trọng . Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch một cách khoa học và đề ra những biện pháp tích cực, đồng bộ phù hợp với hoàn cảnh thực tại; kế hoạch phải được triển khai sâu rộng trên Hội đồng sư phạm nhà trường. Công tác tham mưu , phối hợp kịp thời và thực hiện thường xuyên liên tục. Vai trò tiên phong gương mẫu của hiệu trưởng và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn được phát huy trong công tác tham gia thực hiện XHH giáo dục. Công bố và sử dụng hiệu quả các nguồn đóng góp từ XHH giáo dục. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao là minh chứng xinh động nhất để chứng minh cho lãnh đạo các cấp ban ngành đoàn thể địa phương và những tập thể, các cá nhân mạnh thường quân thấy rằng sự ủng hộ của họ đã góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục, tham gia XHH giáo dục là một giá trị nhân văn của lòng nhân ái góp phần vào công cuộc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Công tác vận động XHH giáo dục và tham gia đóng góp XHH giáo dục là nhiệm vụ của tất cả tập thể và mỗi cá nhân đang công tác trong ngành giáo dục. Người viết sáng kiến Nguyễn Kim Mảnh . KIẾN ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG Đảng ta xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, giáo dục là sự nghiệp của toàn. công cuộc xã hội hóa ( XHH ) giáo dục , mỗi một đơn vị trường học hãy tích cực thực hiện vận động XHH giáo dục và mỗi cá nhân cùng tham gia XHH giáo dục. Để thực hiện công tác XHH giáo dục ở một. lực khích lệ hiệu quả để cho tập thể, cá nhân hăng hái làm việc và làm việc có chất lượng. Chính vì thế tôi lựa chọn cho mình đề tài: Công tác xã hội hóa giáo dục – Vai trò của Hiệu trưởng trường

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan