Các quy định của WTO về trợ cấp nông nghiệp

6 965 12
Các quy định của WTO về trợ cấp nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Sản xuất và thương mại nông sản tại nhiều nước thành viên của WTO, nhất là các nước phát triển không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính chính trị và xã hội. Do đó các nước này có xu hướng bảo hộ cao cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Hiệp định Nông nghiệp WTO đưa ra các quy định về hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu để ràng buộc các nước từng bước cam kết cắt giảm bảo hộ và làm cho thương mại nông sản công bằng hơn. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nội dung các quy định đó trong phần trình bày dưới đây. Giải quyết vấn đề 1. Giới thiệu về Hiệp định Nông nghiệp (AoA): Hiệp định Nông nghiệp của WTO được thông qua tại thời điểm kết thúc Vòng đàm phán Uruguay vào cuối năm 1994. Mục tiêu của Hiệp định Nông nghiệp là nhằm cải cách thương mại nông sản và làm cho các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn. Về dài hạn, Hiệp định nhằm nâng cao khả năng dự báo và an ninh cho các quốc gia nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Hiệp định Nông nghiệp đề cập đến hai vấn đề chính: - Mở cửa thị trường nông nghiệp: thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan, cắt giảm và ràng buộc thuế quan đối với các mặt hàng nông sản; - Quy định về các khoản trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước đối với nông sản. Hiệp định có quy định cụ thể đối với ngành nông nghiệp trong các lĩnh vực mở cửa thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Những lĩnh vực được coi là 3 trụ cột chính của Hiệp định. Theo nghĩa rộng các trụ cột này được định nghĩa như sau: - Mở cửa thị trường: các hạn chế thương mại ảnh hưởng tới nhập khẩu. - Hỗ trợ trong nước: trợ cấp trong nước và các chương trình khác, bao gồm các biện pháp nhằm nâng hoặc đảm bảo giá sản xuất và thu nhập của nông dân. - Trợ cấp xuất khẩu: các khoản trợ cấp được sử dụng để tạo khả năng cạnh tranh giả tạo trong xuất khẩu. 1 2. Vấn đề trợ cấp đối với hàng nông nghiệp và nông sản: Trợ cấp được hiểu là những lợi ích mà chính phủ đem lại cho một đối tượng nhất định và có thể lượng hóa về mặt tài chính. Trong nông nghiệp, WTO phân chia trợ cấp thành hai nhóm chính là hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO thì nông sản là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến chương XXIV và một số sản phẩm cụ thể thuộc các chương khác trong Hệ thống mã HS trừ cá và sản phẩm cá. Như vậy nông sản bao gồm các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: (1) Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi, vv … (2)Các sản phẩm phát sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…(3)Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, rượu, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô,… 2.1. Hỗ trợ nội địa: Hỗ trợ nội địa bao gồm các khoản hỗ trợ và trợ cấp của Chính phủ cho nông dân. Biện pháp hỗ trợ trong nước bóp méo thương mại do các nước giàu áp dụng tác động tiêu cực đến lợi ích xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển do chúng khuyến khích sản xuất quá mức và làm mất giá nông sản trên thị trường thế giới. Trong thuật ngữ của WTO, trợ cấp nói chung được xác định bởi các “hộp” với quy định màu sắc khác nhau như trong đèn tín hiệu giao thông: xanh lá cây (được phép), hổ phách (chậm lại, chuyển dần sang cắt giảm), đỏ (cấm). Trong nông nghiệp, các vấn đề thường là phức tạp hơn. Hiệp định Nông nghiệp không có hộp đỏ, hỗ trợ trong nước vượt quá mức và phải cam kết cắt giảm thì bị cấm và được đưa vào hộp hổ phách. Hộp xanh lơ dành cho các loại trợ cấp gắn với các chương trình hạn chế sản xuất. Các nước đang phát triển cũng được hưởng một số ngoại lệ, thường được gọi là “đối xử đặc biệt và khác biệt” (S&D), như được quy định trong Điều 6 khoản 2 của Hiệp định. - Hộp Hổ phách (Amber Box): Tất cả các biện pháp hỗ trợ trong nước được xem là bóp méo sản xuất và thương mại (cũng có một số ngoại lệ) nằm trong hộp hổ phách và được quy định trong Điều 6 của Hiệp định Nông nghiệp - là toàn bộ các biện pháp hỗ trợ trong nước, ngoại trừ các biện pháp thuộc hộp xanh nước biển và hộp xanh lá cây. 2 Chúng bao gồm các biện pháp trợ giá, hoặc trợ cấp trực tiếp tới khối lượng sản xuất. Các hỗ trợ này là tuỳ thuộc vào mức hạn chế giới hạn, hỗ trợ tối thiểu được phép: 5% đối với sản xuất nông nghiệp ở các nước phát triển và 10% ở các nước đang phát triển. Các hỗ trợ nhóm màu hổ phách là đối tượng của các cam kết cắt giảm trong khuôn khổ WTO . Cam kết cắt giảm được đề cập trong thuật ngữ “Tổng gộp hỗ trợ ” (Total AMS) bao gồm tất cả các hỗ trợ đối với các sản phẩm cụ thể, cùng với những hỗ trợ mà không nhằm đến một sản phẩm cụ thể nào. Một điều khoản đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong nhóm chính sách này là chính sách khuyến khích phát triển sản xuất được gọi là “chương trình phát triển” mà các nước đang phát triển được phép áp dụng, bao gồm: trợ cấp đầu tư, trợ cấp đầu vào cho nông dân ở các vùng khó khăn, trợ cấp chuyển dịch từ cây thuốc phiện sang cây trồng khác…. - Hộp Xanh lơ (Blue Box): Đây là “Hộp hổ phách có điều kiện”, bao gồm các khoản hỗ trợ chi trả trực tiếp trên cơ sở diện tích hoặc số lượng vật nuôi, nhưng kèm theo điều kiện về hạn chế sản suất bằng cách áp đặt hạn ngạch sản suất hoặc yêu cầu nông dân không sử dụng một phần đất của họ (các quy định cụ thể được ghi rõ trong khoản 5, Điều 6, Hiệp định Nông nghiệp). Các điều kiện được thiết kế để hạn chế bóp méo thương mại.Theo quy định của WTO, các biện pháp hỗ trợ này được coi là tách rời một phần với sản xuất và không thuộc đối tượng cam kết cắt giảm. Hiện tại, không có các giới hạn đối với chi trả trợ cấp trong hộp xanh lơ. Hộp xanh lơ được các nước coi là công cụ quan trọng để bãi bỏ các trợ cấp bóp méo thương mại trong hộp Hổ phách mà không gây căng thẳng quá mức. Một số quốc gia khác muốn thiết lập những giới hạn hoặc cam kết cắt giảm, một số thì bảo vệ việc chuyển các hỗ trợ này sang hộp hổ phách. - Hộp Xanh lá cây (Green Box): Trợ cấp theo hộp xanh lá cây nhất thiết không được bóp méo thương mại, hoặc chỉ bóp méo thương mại ở mức nhỏ nhất và không thuộc đối tượng cam kết cắt giảm trong khuôn khổ WTO. Chúng phải được chi trả bởi Chính phủ (mà không bắt người tiêu dùng phải trả một mức giá cao hơn) và phải không bao gồm hỗ trợ giá. Các hỗ trợ cấp này thường là các chương trình không nhắm tới một sản phẩm cụ thể và bao gồm hỗ trợ thu nhập trực tiếp cho nông dân không liên quan đến mức độ sản xuất và giá cả hiện tại. Các trợ cấp này bao gồm bảo vệ môi trường và các 3 chương trình phát triển vùng. Trợ cấp theo “Hộp xanh lá cây” do đó được phép áp dụng không giới hạn, với điều kiện chúng phù hợp với các tiêu chuẩn cụ thể về chính sách được nêu ra trong Phụ lục 2. 2.2. Trợ cấp xuất khẩu: Trợ cấp xuất khẩu là các khoản chi trả của Chính phủ hoặc các khoản lợi tài chính có thể định lượng khác được cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước hoặc các công ty xuất khẩu để hỗ trợ việc xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ của họ. Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức trực tiếp bóp méo thương mại nông sản. Trợ cấp xuất khẩu cho nông nghiệp là biện pháp bị cấm hoàn toàn đối với tất cả các nước gia nhập WTO sau 1/1/1995. Là nước gia nhập sau, Việt Nam phải bãi bỏ tất cả các trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp (trừ trường hợp được hưởng đối xử ưu đãi dành cho nước đang phát triển). Theo quy định của Hiệp định Nông nghiệp, trợ cấp xuất khẩu được định nghĩa là những trợ cấp dựa trên kết quả thực hiện xuất khẩu, bao gồm các trợ cấp xuất khẩu liệt kê cụ thể trong Điều 9 của Hiệp định. Theo Điều 9 Khoản 1 của Hiệp định, danh mục này bao gồm hầu hết các thực tiễn trợ cấp xuất khẩu phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp, điển hình như: - Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp đặc trưng đối với hoạt động xuất khẩu. - Bán các loại hàng nông sản tồn kho phi thương mại cho xuất khẩu với giá thấp hơn mức giá so sánh của các sản phẩm đó trong thị trường nội địa. - Các khoản trợ cấp tài chính cho nhà sản xuất như các chương trình của Chính phủ có yêu cầu thu thuế trên các sản phẩm, sau đó được dùng để trợ cấp xuất khẩu cho một phần nhất định của sản phẩm đó. - Các biện pháp giảm chi phí khác như trợ cấp giảm chi phí tiếp thị sản phẩm cho xuất khẩu, biện pháp này có thể bao gồm các chi phí ví dụ như nâng cấp và quản lý, vận chuyển quốc tế. - Trợ cấp vận tải trong nước chỉ được áp dụng cho hàng xuất khẩu, như các trợ cấp để vận chuyển các sản phẩm có thể xuất khẩu được tới điểm gửi hàng. 4 - Các trợ cấp được gắn với sản phẩm thô và chế biến, cụ thể các trợ cấp đối với nông sản như bột mỳ, nguyên liệu để sản xuất bánh quy xuất khẩu. Tất cả các khoản trợ cấp xuất khẩu này đều phải cam kết cắt giảm cả về số lượng hàng xuất khẩu được trợ cấp và chi phí ngân sách cho các trợ cấp này. Hiệp định nông nghiệp không yêu cầu các nước xoá bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu cho hàng nông sản, nhưng buộc các nước phải giảm mức độ trợ cấp cả về mặt giá trị cũng như số lượng mặt hàng được trợ cấp. Theo Hiệp định, trợ cấp xuất khẩu chỉ được áp dụng trong 4 trường hợp: - Đối với trợ cấp xuất khẩu là đối tượng của cam kết cắt giảm áp dụng đối với từng sản phẩm cụ thể, thì được phép áp dụng trong mức giới hạn quy định tại biểu cam kết của thành viên có liên quan; - Bất kì khoản thặng dư nào của ngân sách chi tiêu dành cho trợ cấp xuất khẩu hoặc cho khối lượng xuất khẩu đã được trợ cấp vượt quá giới hạn quy định tại biểu cam kết mà được điều chỉnh bởi khoản 2(b) Điều 9 Hiệp định; - Các loại trợ cấp xuất khẩu phù hợp với quy định về đối xử S&D dành cho các thành viên DCs (Khoản 4 điều 9 Hiệp định) - Các loại trợ cấp xuất khẩu khác, ngoài những loại là đối tượng của cam kết giảm, với điều kiện chúng phù hợp với quy định về ngăn chặn việc trốn tránh các cam kết về trợ cấp xuất khẩu tại Điều 10 Hiệp định. Về vấn đề cắt giảm trợ cấp: Các nước thành viên phát triển được yêu cầu cắt giảm, với các bước cắt giảm ngang nhau hàng năm trong giai đoạn 6 năm, số lượng trợ cấp xuất khẩu tính trên giai đoạn tham chiếu ở mức 21% và chi phí ngân sách tương ứng cho các trợ cấp xuất khẩu ở mức 36%. Đối với các thành viên đang phát triển, mức cắt giảm được yêu cầu là 14% trong thời gian 10 năm có đối với số lượng, và 24% trong khoảng thời gian tương tự đối với chi phí ngân sách. Các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện có thể tận dụng quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định (Điều 9 Khoản 4), quy định này cho phép các nước này trợ cấp chi phí tiếp thị và vận chuyển nội địa với điều kiện là các chi phí này không được áp dụng theo cách ngầm phá hỏng các cam kết cắt giảm trợ cấp. 5 Kết luận Vấn đề trợ cấp đối với hàng nông sản là một vấn đề nhạy cảm và được sử dụng để bảo hộ nền nông nghiệp trong nước. Sau thất bại của vòng đàm phán Doha, WTO vẫn đang cố gắng giảm đáng kể các biện pháp hỗ trợ trong nước bóp méo thương mại, và đưa ra các quy định và các hạn chế phù hợp để ngăn các thành viên WTO không tăng mức hỗ trợ, tạo ra bất ổn định và khó khăn cho nông dân ở các nước khác. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Luật Thương Mại quốc tế Nxb. CAND, 2012. 2. Ha Noi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Security Publishing House, Ha Noi 3. http://www.trungtamwto.vn/wto/cam-ket-ve-tro-cap-nong-nghiep 4. Hiệp định Nông nghiệp AoA 5. Sách Hỏi - Đáp về Hiệp định Nông nghiệp WTO do Bộ Nông nghiệp và PTNT, Vụ Hợp tác Quốc tế ban hành. 6 . xu hướng bảo hộ cao cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Hiệp định Nông nghiệp WTO đưa ra các quy định về hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu để ràng buộc các nước từng bước cam kết cắt giảm. đất của họ (các quy định cụ thể được ghi rõ trong khoản 5, Điều 6, Hiệp định Nông nghiệp) . Các điều kiện được thiết kế để hạn chế bóp méo thương mại.Theo quy định của WTO, các biện pháp hỗ trợ. về số lượng hàng xuất khẩu được trợ cấp và chi phí ngân sách cho các trợ cấp này. Hiệp định nông nghiệp không yêu cầu các nước xoá bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu cho hàng nông sản, nhưng buộc các

Ngày đăng: 03/04/2015, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan