Tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10, trung học phổ thông

37 1K 5
Tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10, trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Tích hợp kiến thức văn học địa phương vào chương trình ở các cấp học không phải là một vấn đề mới lạ trong quá trình dạy học môn Ngữ văn hiện nay. Mục tiêu của việc tích hợp này là nhằm giúp học sinh tiếp cận, tìm hiểu nền văn học của địa phương, cũng như biết cách vận dụng những kiến thức trong nhà trường với những vấn đề đang được đặt ra cho chính địa phương mình. Đồng thời, việc khai thác, tìm hiểu kiến thức văn học địa phương sẽ góp phần làm phong phú, đa dạng thêm chương trình chính khóa, từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mình đang sống, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa của quê hương, bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào với quê hương, xứ sở của mình. Đó là những mục tiêu chính đáng và quan trọng trong quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh trong giai đoạn xã hội có nhiều những biến động như hiện nay. Tuy nhiên, việc tích hợp kiến thức văn học địa phương vào chương trình, mới chỉ được chú trọng ở cấp trung học cơ sở chứ chưa được chú trọng ở cấp trung học phổ thông, chính vì thế mà chưa tạo ra được sự thống nhất trong chương trình Ngữ văn. Một trong những mục tiêu của môn Ngữ văn là nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học, phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn nữa, với độ tuổi của học sinh ở cấp trung học phổ thông, các em đang trong quá trình hình thành phát triển nhân cách, đã có những nhìn nhận, đánh giá sâu sắc về cuộc sống, văn học, nghệ thuật…các em cần được tìm hiểu về chính quê hương, xứ sở mình trên nhiều lĩnh vực để bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của quê hương. Cho nên, sẽ là thiếu sót nếu như trong chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông không đề cập đến mảng văn học địa phương. Nam Định là một trong những trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, là mảnh đất người xưa đã từng truyền tụng: “ Bắc Kỳ đa sĩ, Nam Định vi ưu”. Bản sắc văn hóa Nam Định không thể tách rời nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, trên mảnh đất này, trải qua những năm tháng thử thách của lịch sử vẫn có những dấu ấn riêng, tạo nên cốt cách của người Nam Định, tạo nên một màu sắc văn hóa riêng, trong đó có nền văn học. Chính những sắc màu riêng của nền văn học địa phương nói chung và của văn học Nam Định nói riêng đã mang tới cho nền văn học dân tộc sự độc đáo, phong phú và đa dạng. Có thể kể ra rất nhiều những 1 thành tựu của văn học Nam Định trong suốt chiều dài lịch sử từ văn học dân gian tới văn học viết, từ những bài ca dao: “ Hỡi cô thắt dải lưng xanh Có về Nam Định với anh thì về Nam Định có bến đò Chè Có nghề dệt lụa, có nghề ươm tơ” tới những truyền kỳ về Điền Quận Công, bà chúa Phùng Ngọc Đài, Cường Bạo Đại Vương, thần Tam Bành đã làm thành “ Thiên Bản lục kỳ” của Nam Định. Đó còn là những tên tuổi của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của thời kỳ văn học trung đại như: nhà sư Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải là lớp người đã đặt nền móng cho nền văn học viết của đất Sơn Nam hạ xưa và Nam Định ngày nay, là Trần Nhân Tông – ông vua thi sĩ, xứng đáng giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử thơ ca dân tộc, đó còn là bậc “ thần thơ, thánh chữ” Trần Tế Xương – một trong những tác giả lớn nhất của văn học Việt Nam… Tất cả những thành tựu văn học nổi bật của Nam Định nói riêng và của tất cả các địa phương trên cả nước nói chung đều đã được đưa vào trong chương trình Ngữ văn các cấp, tuy nhiên nó mới chỉ là sự điểm xuyết, chưa trở thành một hệ thống. Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giải pháp: “ Tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10 trung học phổ thông” để giúp học sinh có cơ hội, điều kiện tìm hiểu về nền văn học của quê hương; phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học, bồi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị truyền thống của quê hương; cũng như góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của giải pháp này là tích hợp các kiến thức văn học của tỉnh Nam Định: kiến thức văn học dân gian và văn học trung đại vào quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 giúp học sinh được tiếp cận với nền văn học của quê hương. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Việc tích hợp kiến thức văn học địa phương vào chương trình Ngữ văn lớp 10 trung học phổ thông đang diễn ra như thế nào? - Giáo viên cần lựa chọn những mảng kiến thức nào trong quá trình tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào chương trình Ngữ văn lớp 10? 2 - Hiệu quả của tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10 trung học phổ thông như thế nào? 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Quá trình tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10. - Học sinh lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định, năm học 2013-2014. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh, đối chiếu, khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích. - Phương pháp khái quát, hệ thống hóa; nghiên cứu tiếp thu chọn lọc các tài liệu liên quan. 6. Ý nghĩa nghiên cứu - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nền văn học tỉnh Nam Định cho học sinh lớp 10 cấp THPT. Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống văn hóa, văn học của quê hương. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo động cơ, hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh. Góp phần vào việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG QUY TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP KINH NGHIỆM CỤ THỂ 2.1. Thực trạng ( trước khi tạo ra giải pháp ) 2.1.1. Không nằm ngoài quá trình phát triển của nền văn học dân tộc, văn học Nam Định cũng phát triển mạnh mẽ ở hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian Nam Định xuất hiện trước khi có chữ viết và song song tồn tại với dòng văn học thành văn. Văn học dân gian bao gồm hai bộ phận chính là thơ ca dân gian và văn xuôi dân gian. Dấu ấn của Nam Định thể hiện trong ca dao, tục ngữ không chỉ là những tên làng, tên xã cùng với đặc điểm địa lý, tự nhiên của vùng miền đó, mà còn là những phương ngôn về những đặc sản, sản vật, nghề nghiệp, tính cách con người qua cách nhìn, cách phác họa dân gian của một làng quê Nam Định. Đối với văn xuôi dân gian Nam Định thì khá nhiều và phong phú, mang tính địa phương hơn tục ngữ, ca dao bởi gắn liền với những nhân vật, sự kiện, địa danh cụ thể. Một bộ phận không nhỏ của văn xuôi dân gian Nam Định là sự tích của nhiều dòng họ. Trước khi được cố định, hay văn bản hóa trong các tộc phả, gia phả, bia ký của các dòng họ, sự tích hay những mẩu chuyện, ký ức về cội nguồn dòng họ sẽ được truyền ngôn từ đời này, sang đời khác. Có thể nhắc tới các sự tích như: Sự tích dòng họ Ngô Bách Tính ở Nam Trực, họ Ngô làng Thi ở xã Xuân Hy – Xuân Trường, rồi sự tích các ông tổ lập làng Quần Anh ở Hải Hậu, dòng họ Vũ ở Hoành Nha – Giao Thủy, chuyện khai hoang lập làng của dòng họ Phạm ở Hoàng Nam – Nghĩa Hưng. Một đặc điểm nổi bật nữa trong văn xuôi dân gian Nam Định đó là giai thoại về các danh nhân. Hầu như bất kỳ một nhận vật nổi tiếng nào trong lịch sử của vùng đất Nam Định cũng đều có giai thoại. Những giai thoại về Nguyễn Hiền, Đào Sư Tích, Lương Thế Vinh, Phạm Văn Nghị, Trần Bích San, Vũ Hữu Lợi, Tú Xương, Nguyễn Bính… đã trở thành những giai thoại hay nhất của Việt Nam. Văn học viết Nam Định bắt đầu phát triển từ thế kỷ XI kéo dài cho đến tận ngày hôm nay. Có thể nhận thấy những giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học Nam Định là: văn học dưới thời nhà Lý ( từ thế kỷ XI đến thế kỷ XII ); văn học dưới thời nhà Trần ( từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV); và đặc biệt là giai đoạn văn học ở thế kỷ XIX – thời kỳ nở rộ của văn học Nam Định với trên 40 tác giả và hàng nghìn tác phẩm ở nhiều thể loại xuất hiện, đã khiến Nam Định trở thành một trong những trung tâm lớn của văn chương nước nhà. Có thể thấy, cũng giống như nền văn học dân tộc, nền văn học Nam Định cũng luôn có sự tác động qua lại giữa hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Kho tàng văn học dân gian với dòng chảy mênh mang, vô tận, thấm đượm chất trữ tình của tục ngữ ca dao đã 4 góp phần bồi đắp cho tâm hồn và tài năng của nhiều thế hệ các nhà thơ, nhà văn Nam Định. Không phải ngẫu nhiên mà những bài thơ trữ tình, thấm đượm phong cách dân ca, ca dao, đượm hương đồng gió nội thuộc loại hay nhất trong Văn học Việt Nam lại được nảy sinh từ mảnh đất Nam Định, từ những nhà thơ – những người con ưu tú của quê hương Nam Định như: Nguyễn Bính, Trần Tuấn Khải, Đoàn Văn Cừ… 2.1.2. Có thể thấy, tích hợp kiến thức văn học địa phương vào dạy học trong chương trình Ngữ văn các cấp là rất cần thiết, thế nhưng việc làm đó đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là sự phân bố, sắp xếp chương trình chưa đồng đều. Chúng ta mới chỉ thấy có sự phân bố thời lượng cho chương trình văn học địa phương ở cấp trung học cơ sở mà chưa có ở chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông, cụ thể: lớp 6 có 4 tiết ( tiết 69, 70 ở HK I, tiết 139, 140 ở HK II); lớp 7 có 6 tiết ( tiết 70 ở HK I, tiết 74, 133, 134, 137, 138 ở HK II); lớp 8 có 5 tiết ( tiết 31, 52 ở HK I, tiết 92, 121, 137 ở HK II); lớp 9 có 5 tiết ( tiết 42, 63 ở HK I, tiết 101, 133, 143 ở HK II). Không chỉ thế, đối với chương trình văn học địa phương ở cấp trung học cơ sở cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình dạy học như về tư liệu hỗ trợ giảng dạy, các điều kiện để tổ chức các hoạt động ngoại khóa,… cho nên phần lớn thời lượng dạy học chương trình văn học địa phương vẫn chỉ tập trung vào phần Tiếng Việt ( sửa lỗi chính tả, phát âm… cho học sinh) mà chưa chú ý đến phần Văn học của địa phương. Tuy rằng Bộ GD-ĐT cũng đã có hướng dẫn thực hiện “ Phần văn học địa phương, nếu chưa hoặc không có văn bản đáp ứng, có thể sử dụng cho hoạt động ngoại khóa, tham quan quê nhà văn hoặc gặp gỡ các văn nghệ sĩ ở địa phương, gặp gỡ Hội văn nghệ…” ( Theo Phân phối chương trình THCS môn Ngữ văn – Phần Hướng dẫn thực hiện – T.34), song dường như mảng văn học địa phương vẫn còn rất mơ hồ, như một “mảng trống chưa được lấp đầy” đối với chương trình, với giáo viên và cả với học sinh. Khó khăn đó không chỉ thấy ở cấp trung học cơ sở mà chúng ta còn thấy rõ hơn ở cả cấp trung học phổ thông. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, 12 không có thời lượng dành cho văn học địa phương, càng không có một tài liệu hướng dẫn nào đối với mảng kiến thức này. Nếu muốn thực hiện, giáo viên phải tự mình tìm hiểu tài liệu, xây dựng thành các chuyên đề, các buổi hoạt động ngoại khóa… cho học sinh. Nhưng không phải giáo viên nào, nhà trường nào cũng có điều kiện thiết kế và tổ chức các buổi học theo chuyên đề hay các buổi hoạt động ngoại khóa và càng khó có thể đưa hoạt động tìm hiểu văn học địa phương trở thành một hoạt động thường niên trong quá trình dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường. 5 Vấn đề dạy học văn học địa phương của tỉnh Nam Định cũng đang đối mặt với những khó khăn đó. Chúng ta chưa có điều kiện để sưu tầm, biên soạn chương trình, nội dung cụ thể, phù hợp để phục vụ công tác giảng dạy. Ngay với mảng văn học dân gian, chúng ta cũng chưa thể đánh giá được hết trữ lượng của thơ ca dân gian Nam Định. Trước đây, cũng đã có một vài công trình sưu tầm, giới thiệu về tục ngữ, ca dao vùng Nam Định, song về cơ bản cho đến năm 2002 chưa có một đợt tổng điều tra, sưu tầm toàn diện, đầy đủ. Cho nên sẽ là vô cùng khó khăn cho giáo viên khi muốn đưa mảng văn học địa phương tỉnh nhà vào tích hợp trong quá trình dạy học môn Ngữ văn. Vì thế mà, với cấp trung học cơ sở có nhiều nơi, nhiều trường mảng văn học địa phương chỉ được thực hiện một cách miễn cưỡng, chiếu lệ, còn với cấp trung học phổ thông thì đó lại càng là một sự “ ảo tưởng”, dẫn tới sự hiểu biết về các thành tựu văn học của quê hương của học sinh rất bập bõm, ngay cả những bài ca dao về chính nơi “ chôn rau cắt rốn” của mình hầu như học sinh cũng không hề biết, hay những truyền thuyết, sự tích, những danh nhân, những nhà thơ nhà văn nổi tiếng của quê hương học sinh cũng chẳng hề hay. Học sinh đang ngày càng xa lạ với chính những thể loại văn học đặc sắc của tỉnh nhà như: chèo, cải lương; ngày càng thờ ơ với chính những giá trị truyền thống của quê hương mình. Điều đó, đặt ra cho chúng ta – mỗi người giáo viên Ngữ văn, những người góp phần vào việc lưu giữ và truyền bá những giá trị văn học đặc sắc của tỉnh nhà, một thử thách lớn: làm thế nào để tích hợp kiến thức văn học địa phương vào quá trình dạy học môn Ngữ văn ở các cấp học từ tiểu học tới trung học cơ sở, trung học phổ thông ? 2.2. Các giải pháp Từ việc tìm hiểu chương trình Ngữ văn lớp 10 trung học phổ thông và khái quát về nền văn học Nam Định, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những đặc điểm chung, văn học Nam Định vẫn mang những dấu ấn, những nét độc đáo riêng. Trên cơ sở học sinh đã được tìm hiểu về nền văn học dân tộc, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu nền văn học Nam Định qua các chuyên đề để giúp học sinh tích cực, chủ động trong quá trình học tập, cũng như tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận, nắm rõ về quá trình phát triển, những thành tựu đặc sắc của nền văn học quê hương, bồi dưỡng tình yêu quê hương, niềm tự hào về những truyền thống văn học của quê hương. Chương trình Ngữ văn lớp 10, tập trung cả vào hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết vì thế mỗi bộ phận văn học, chúng tôi xây dựng thành các chuyên đề và tổ chức cho học sinh làm việc theo các nhóm. Căn cứ vào chương trình chính khóa, ở bộ phận dân gian chúng tôi thấy có thể đưa ra các chuyên đề sau: Tìm hiểu thơ ca dân gian Nam Định, Các 6 truyền thuyết và sự tích về các dòng họ ở Nam Định, Vài nét về chèo Nam Định và trích đoạn chèo “ Thần đồng đất Việt”, Tìm hiểu giai thoại dân gian Nam Định… Đối với bộ phận văn học viết, chương trình Ngữ văn lớp 10 mới chỉ dừng lại ở mảng văn học trung đại ( từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỉ XIX ) cho nên chúng tôi thấy có thể đưa ra các chuyên đề sau: Vài nét về văn học Nam Định dưới thời Lý, Văn học Nam Định dưới triều đại nhà Trần, Trần Nhân Tông – ông Vua thi sĩ của triều Trần….Đó là những chuyên đề có thể đưa vào để giúp học sinh tiếp cận với nền văn học của quê hương. Tuy nhiên, để xây dựng được hệ thống các chuyên đề đó, cũng như để có thể lồng ghép với chương trình chính khóa trong quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 tại các nhà trường một cách thường xuyên, thì đòi hỏi phải có thời gian. Trong phạm vi nghiên cứu của giải pháp này, tôi xin đưa ra mô hình dạy học của một vài chuyên đề sau: Chuyên đề 01: Vài nét khái quát về văn học dân gian Nam Định Chuyên đề 02: Vài nét về chèo Nam Định và trích đoạn chèo “Thần đồng đất Việt” Chuyên đề 03: Vài nét về văn học Nam Định dưới triều nhà Lý – Trần Cả ba chuyên đề trên đã được đưa vào dạy thực nghiệm ở khối lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Khuyến thành phố Nam Định. Để minh họa cho quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành quay video giờ học của chuyên đề thứ 02: Vài nét về chèo Nam Định và trích đoạn chèo “Thần đồng đất Việt” và nộp kèm theo bản sáng kiến kinh nghiệm. Sau đây là phần thiết kế giáo án thực nghiệm theo từng chuyên đề: Chuyên đề 01: Vài nét khái quát về văn học dân gian Nam Định A.Mục tiêu bài học. Giúp học sinh: - Về kiến thức: Có thêm hiểu biết về văn học dân gian của quê hương. - Về kỹ năng: Biết cách tiếp cận và tìm hiểu các thể loại văn học dân gian của quê hương qua đặc trưng từng thể loại. - Về thái độ: Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian quê hương, tâm hồn của người dân lao động quê mình từ đó có thái độ trân trọng đối với di sản văn học của quê hương, yêu quý người dân lao động cũng như những sáng tác của họ. B.Đối tượng và thời lượng dạy học - Đối tượng: Học sinh lớp 10 Ban cơ bản - Thời lượng: 135 phút 7 C.Nội dung dạy học. Tập trung vào 02 mảng: - Thơ ca dân gian Nam Định qua các bài ca dao, tục ngữ - Văn xuôi dân gian Nam Định qua các truyền thuyết, sự tích. D.Phương pháp, phương tiện dạy học - Phương pháp: Dự án, thuyết trình, vấn đáp, làm việc theo nhóm. - Phương tiện: Máy chiếu, mạng Internet, các tài liệu tham khảo. E.Chuẩn bị bài trước khi lên lớp - Giáo viên: Thiết kế bài học. Chia lớp thành 10 nhóm, tương ứng với 09 huyện và 01 thành phố của Nam Định, mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh; cử nhóm trưởng và giao nhiệm vụ: + Tìm hiểu khái quát văn học dân gian Nam Định. + Sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian nói về vùng, miền mà nhóm phụ trách. - Học sinh: Tích cực, chủ động làm việc theo các nhóm, tìm hiểu về văn học dân gan Nam Định, sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian Nam Định theo từng thể loại: cao dao, truyền thuyết, sự tích. F.Tiến trình tổ chức dạy học 1.Giới thiệu vào bài mới: Giáo viên chiếu một đoạn clip ngắn về Nam Định và dẫn vào bài 2.Bài mới Hoạt động 1. Giới thiệu khái quát về văn học dân gian Nam Định Học sinh: Đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt lại kiến thức: -Văn học dân gian Nam Định là một bộ phận trong dòng văn học dân gian Việt Nam, xuất hiện trước khi có chữ viết và song song tồn tại cùng với văn học thành văn. -Văn học dân gian Nam Định bao gồm ba bộ phận chính: thơ ca dân gian, văn xuôi dân gian và sân khấu dân gian. *Thơ ca dân gian Nam Định: Gồm 02 thể loại chính là tục ngữ và ca dao, có thể được chia thành các nhóm sau: + Về địa danh từng vùng + Về nghề nghiệp + Về đặc sản, sản vật 8 + Về dòng họ + Về chợ búa, hội hè + Về trang phục * Văn xuôi dân gian Nam Định: Gồm 02 thể loại chính là truyền thuyết, sự tích; có thể được chia thành các nhóm sau: + Về các nhân vật, sự kiện, địa danh + Về các dòng họ -Văn học dân gian Nam Định vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày hôm nay, và tác động không nhỏ tới nền văn học viết của Nam Định. Văn học dân gian Nam Định đã góp phần bồi đắp tâm hồn, tài năng cho nhiều các thế hệ các nhà thơ, nhà văn Nam Định như: Trần Tế Xương, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ… * Sân khấu dân gian Nam Định: - Nam Định là một trong những chiếc nôi của chiếu chèo vùng Sơn Nam hạ. Hoạt động theo kiểu phường và gánh. + Phường là bán chuyên, mỗi năm chỉ biểu diễn có 2 mùa xuân thu nhị kỳ. Nam Định có các phường nổi tiếng là phường chèo xã Yên Nhân, Yên Phong (Ý Yên), phường chèo xã Hải Châu (Hải Hậu), phường Mỹ Hà (Mỹ Lộc), Giao Hà (Xuân Thuỷ). + Gánh chèo: có tính chuyên nghiệp, hát ở các đình đám, hội hè hết mùa đình đám thì đi hát ở các rạp trong tỉnh. Nổi tiếng ở Nam Định là gánh hát chèo của cụ Trùm Khúc. + Phường chèo và gánh chèo thường diễn những tích cổ có sẵn như: "Quan Âm thị Kính", "Lưu Bình Dương Lễ", "Xuý Vân giả dại", "Đôi ngọc lưu ly" Mỗi phường, mỗi gánh tuỳ từng nơi diễn trong các lớp hề họ có lối "cương" sáng tạo riêng để hợp với từng nơi diễn. -Bên cạnh đó sân khấu dân gian Nam Định còn có múa rối nước. Nổi bật là rối nước Nam Chấn (huyện Nam Trực), múa rối cạn chùa Bi, chùa Cổ Lễ, chùa Keo ở Hành Thiện. Hoạt động 2. Tìm hiểu về thơ ca dân gian Nam Định *Các câu tục ngữ, ca dao về các địa danh ở Nam Định Giáo viên đưa ra các bài tập cho học sinh thực hiện. Học sinh làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm đưa ra phương án trả lời riêng Giáo viên đưa ra đáp án. Bài 1. Tìm các địa danh ở Nam Định và điền vào chỗ trống trong các câu tục ngữ, ca dao sau cho phù hợp. 9 a.………… thất Cổ, ……lục Hoành b.………… thất Cổ, ……cửu A c. Đông Cồn …., Cồn… Tây núi …, Thần …. d. Hỡi cô thắt dải lưng xanh Có về …… ……với anh thì về ……… có bến …………… Có nghề dệt lụa, có nghề ươm tơ e. Thuyền ngược hay là thuyền xuôi Thuyền về…… .cho tôi về nhờ Con gái chỉ nói ỡm ờ Thuyền anh chật chội còn nhờ làm sao Miệng anh nói, tay anh bẻ lái vào Rửa chân cho sạch, bước vào trong khoang Thuyền dọc anh trải chiếu ngang Anh thì nằm giữa, hai nàng nằm bên f.Chợ ……một tháng sáu phiên Gặp cô hàng xén, kết duyên bán hàng Hàng cô cánh kiển vỏ vang Giây thau giây thép giây đàn lưỡi câu Gương soi với lược chải đầu Hòn son bánh mục gượng Tàu bày ra Đèn nhang sắp để trong nhà Giấy tiền vàng bạc đem ra bày hàng g.……….rút kén, ươm tơ Chợ trâu … , bánh đa làng …. h.……… có tiếng từ xưa Biển đình Phong Lạc, bia chùa Phúc Lâm Khách về khách vẫn hỏi thăm Nước chè cầu ngói, tơ tằm chợ Lương Đáp án: a. Nam Chân, Giao Thủy b. Nam Chân, Hải Hậu Nam Chân tức là Nam Trực ngày nay. Thời Bắc thuộc, Nam Trực được gọi là Tây Chân, thời Lê Trung Hưng được đổi thành Nam Chân. Cổ, Hoành, An là những chữ đầu tiên trong tên các xã của các huyện Nam Chân, Giao Thủy, Hải Hậu. c. Cồn Quay, Cồn Bẹ, núi Nẹ, Thần Phù. Năm 1511, vua Lê Tương Dực (1509-1516) phê chuẩn Quần Cường ấp thành xã Quần Anh: phía Đông là Cồn Quay, Cồn Bẹ (nay thuộc xã Hải Thanh và thôn Xuân Hà xã Hải Đông), phía Tây là Núi Nẹ, Thần Phù (nay nằm ngoài khơi huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình), phía Bắc giáp Đại Hà (sông lớn-sông Ninh Cơ), phía Nam vươn ra biển ở độ sâu 18 sải nước. Từ đây Quần Anh có tên trên bản đồ quốc gia Ngày 27/12/1888 (Nguyễn Đồng Khánh thứ 3, năm Quý Mùi) Kinh Lược Bắc Kỳ ra quyết định, được Tổng Trú sứ Trung-Bắc kỳ chuẩn y thành lập huyện Hải Hậu. d. Nam Định, đò Chè ( thuộc thành phố Nam Định ) e. Nam Định f. Vị Hoàng ( thành phố Nam Định ) g. Bình Lãng ( Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng ), Quỹ Nhất ( Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng), Vò ( Yên Phúc, Ý Yên ). 10 [...]... giải pháp trên vào quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 nói riêng và quá trình dạy học môn Ngữ văn nói chung, tác giả giải pháp xin đề xuất một vài ý kiến như sau: Với chương trình, nội dung Ngữ văn: gia tăng thời lượng dạy học môn văn học địa phương ở cấp trung học cơ sở và bổ sung mảng văn học địa phương vào chương trình ở cấp trung học phổ thông Với các nhà trường, tổ chuyên môn: căn cứ vào điều kiện... tiêu đó Góp phần vào việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay Khi nghiên cứu chương trình, nội dung và phương pháp dạy học môn Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng chương trình Ngữ văn hiện nay khép kín, cứng nhắc, xa rời với văn học địa phương, phương pháp dạy học vẫn thiên về đọc chép, “ chiếu chép”… những ý kiến đó không... lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc tích hợp kiến thức văn học Nam Định nói riêng và văn học địa phương nói chung vào quá trình dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường Không chỉ góp phần làm đổi mới chương trình, nội dung phương pháp dạy học mà còn góp phần giúp môn Ngữ văn đạt được những mục tiêu đã được đặt ra về kiến thức, về giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho học sinh để góp... không phải không có cơ sở Nhìn vào phân phối chương trình của Bộ giáo dục, chúng ta sẽ nhận thấy sự cứng nhắc, khép kín cả về thời lượng tiết học với từng bài lẫn nội dung kiến thức dạy học, ngay cả những bài đọc thêm cũng phải theo đúng phân phối chương trình, khiến cho chương trình mất đi độ mở Khi tích hợp kiến thức văn học địa phương vào quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10, qua những chuyên đề, người... lượng dạy học Bên cạnh đó, giải pháp đã xây dựng thành công 03 chuyên đề dạy học về văn học tỉnh Nam Định: chuyên đề Vài nét khái quát về văn học dân gian Nam Định, chuyên đề Vài nét về chèo Nam Định và trích đoạn chèo “ Thần đồng đất Việt”, và chuyên đề Vài nét về văn học Nam Định dưới thời Lý – Trần Đồng thời, giải pháp cũng đã đưa ra một vài chuyên đề khác về văn học Nam Định có thể tích hợp trong... khi áp dụng những chuyên để trên vào quá trình dạy học Chương trình Ngữ văn lớp 10, trung học phổ thông, tác giả nhận thấy giải pháp đã đem lại rất nhiều hiệu quả về mặt xã hội, cụ thể như sau: Góp phần vào việc lưu giữ, truyền bá và phát huy những thành tựu rực rỡ của văn học Nam Định cho thế hệ trẻ Vùng đất Nam Định nay – Thiên Bản xưa với chiều dài lịch sử, chiều dày văn hóa đã góp phần không nhỏ và... hợp trong quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 để các thầy, cô và đồng nghiệp có thể tham khảo, thiết kế và triển khai trong quá trình dạy học Về mặt thực tiễn, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, giải pháp đã giúp chúng ta nhận ra thực trạng dạy học mảng văn học địa phương tại tỉnh Nam Định: với cấp trung học cơ sở, phần lớn là tập trung vào mảng Tiếng Việt chứ chưa chú ý tới mảng văn học, nếu có thì... chuyên”, phù hợp với yêu cầu của thời đại Giải pháp cũng đã chỉ một vài những hạn chế trong chương trình Ngữ văn lớp 10 nói 35 riêng và chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông nói riêng, đó là sự cứng nhắc, khép kín trong nội dung và phân phối thời lượng dạy học; đó là sự xa rời với văn học địa phương, với những vấn đề đang được đặt ra trong quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa, văn học của địa phương... dung kiến thức dạy học là văn học tỉnh Nam 34 Định, đòi hỏi người giáo viên, cũng như học sinh phải biết thu thập kiến thức qua nhiều kênh thông tin, từ sách vở tới mạng Internet, điều đó cũng đã góp phần nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học Góp phần vào việc nâng cao kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh... phát huy nét đẹp văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng Hoạt động 5: Minh họa lại trích đoạn chèo vừa học qua sự diễn xuất của các học sinh trong lớp ( Xem trong video kèm theo ) Chuyên đề 03: Vài nét về văn học Nam Định dưới triều nhà Lý – Trần A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Về kiến thức: Có thêm hiểu biết về nền văn học viết Nam Định nói chung và văn học thời Lý – Trần . của tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10 trung học phổ thông như thế nào? 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Quá trình tích hợp kiến thức văn học Nam Định. nghiên cứu giải pháp: “ Tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào dạy học chương trình Ngữ văn lớp 10 trung học phổ thông để giúp học sinh có cơ hội, điều kiện tìm hiểu về nền văn học của quê hương;. văn lớp 10 trung học phổ thông đang diễn ra như thế nào? - Giáo viên cần lựa chọn những mảng kiến thức nào trong quá trình tích hợp kiến thức văn học Nam Định vào chương trình Ngữ văn lớp 10? 2 -

Ngày đăng: 03/04/2015, 16:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan