MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT

35 746 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT Tác giả: Trần Thị Thanh Xuân Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức vụ: Tổ phó chuyên môn Nơi công tác: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong NAM ĐỊNH, NĂM 2014 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: từ ngày 08 tháng 12 năm 2009 đến ngày 11 tháng 04 năm 2014. 4. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Thanh Xuân Năm sinh: 1979 Nơi thường trú: 45 – đường Lê Văn Hưu - Khu đô thị Hòa Vượng Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Địa chỉ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – 76 Vị Xuyên Điện thoại: 0982826215 5. Đồng tác giả: Không có 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Địa chỉ: 76 Vị Xuyên – Nam Định Điện thoại: 0350 3640297 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Người coi: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu” trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn nhân dân ta phải chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, Người căn dặn: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đó là tinh thần, là tình cảm rất sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta. Người cũng gửi trọn niềm tin vào thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của nước nhà thông qua lời căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Trong dự thảo bổ sung cương lĩnh năm 1991, Đảng ta xác định rõ: Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước “gắn với phát triển kinh tế tri thức”. Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011 – 2015) là phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số: 06/2012/TT- BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì mục tiêu của trường chuyên là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Người xưa đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Vì vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cả đất nước nói chung. Nam Định là được coi là vùng đất học học trấn Sơn Nam xưa. Là một trong những điểm được nhà Vua chọn là nơi mở thi hương vào đời Lê và đời Nguyễn. Ở đô thị cổ này, sớm đã có trường học là trường Thành Chung; cũng bởi vậy mà người Thành Nam luôn tự hào là mảnh đất sản sinh nhiều người hiền tài cho đất nước. Kế thừa truyền thống hiếu học, học giỏi và học thành tài, người Nam Định hôm nay lại càng tự hào hơn bởi trên quê hương mình vẫn là nơi sản sinh ra những người Tài – Đức. Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định là một trong những nôi đó, ban Giám hiệu nhà trường luôn xác định việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Là người trực tiếp phụ trách đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia trong nhiều năm qua, tôi luôn trăn trở và tìm ra những giải pháp đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Mỗi giải pháp được thực hiện và rút kinh nghiệm qua mỗi năm đã làm giàu thêm kinh nghiệm cho bản thân tôi. Với ý thức luôn học hỏi, cầu tiến và tâm huyết với nghề, tôi đã góp phần nhỏ của mình sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà với 15 năm liên tục dẫn đầu cả nước về Giáo dục và Đào tạo. B. THỰC TRẠNG Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT hiện nay thường gặp nhiều khó khăn. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: nội dung, chương trình đào tạo thiếu tính liên thông và liên môn. Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải đảm nhiệm nhiều công tác kiêm nhiệm khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn,… . Ngoài ra, một bộ phận chưa thực sự yên tâm khi được chọn theo một số lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian, sợ thiếu kiến thức về các môn liên quan đến thi Đại học. Đặc biệt đối với các môn xã hội như Sử, Địa và một số môn tự nhiên như: Tin học, Sinh học thì học sinh giỏi không mấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng. Hơn nữa, nhiều phụ huynh học sinh e ngại con em mình học không được toàn diện, trở thành “gà nòi”. Chế độ tuyển thẳng của Bộ Giáo dục và đào tạo đối với học sinh giỏi quốc gia đã làm cho nhiều học sinh và phụ huynh không “mặn mà” với các kỳ thi học sinh giỏi, nhất là các môn khoa học cơ bản như toán, lý, hoá, sinh mà thay vào đó sẽ chọn con đường ít chông gai hơn để đi tới đích. Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và đòi hỏi sự dày công của thầy và sự hết mình của trò. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng gặp những khó khăn như: về thời gian, người thầy phải đảm bảo số tiết theo Luật viên chức và trò phải học đủ tất cả các môn theo chương trình qui định. Do đó, thầy và trò đều cần có thời gian cho hoạt động này. Nhiều địa phương cũng chưa có một chế độ đãi ngộ hợp lí với các Thầy cô trực tiếp phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiều Thầy cô giáo đã và đang hết mình cho công việc này, bởi tự trọng nghề nghiệp, niềm đam mê và lòng yêu thương học trò. Chính vì thế, nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn tốt nhưng chưa thực sự gắn bó với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bắt đầu từ năm học 2011 – 2012 đến nay, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung thi thực hành vào trong các đề tuyển chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia và đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế. Trong khi đó, ở hầu hết các trường THPT không có giáo viên chuyên trách mà phải đưa các giáo viên dạy lý thuyết sang kiêm nhiệm; đồng thời các trang thiết bị thực hành được cung cấp cho các phòng thực thành còn thiếu cả về số lượng, cả về chất lượng, chưa đáp ứng được với chuẩn Quốc tế. Bên cạnh đó, phương pháp học của nhiều học sinh trong các đội tuyển vẫn còn thụ động, còn trông chờ lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp trong mỗi tiết học mà chưa chủ động tự tìm hiểu. Một số em đã xác định được vai trò của tự học nhưng lại chưa tìm ra phương pháp học tập đúng đắn và đạt hiệu quả. Nếu những học sinh ưu tú được ươm, trồng, phát triển trên những mảnh đất có đủ điều kiện về nhiều mặt, đặc biệt được chăm chút bởi những con người có tri thức, có tâm huyết thì chắc chắn Nam Định nói riêng, Việt Nam nói chung sẽ không thiếu nhân tài. Và như vậy, nhân tài Việt Nam không chỉ phụng sự đất nước, mà còn cho cả sự phát triển của nhân loại, nhất là trong thời kỳ hội nhập và mở cửa. C. GIẢI PHÁP 1. Mục tiêu của đề tài - Đề xuất và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế. - Tăng cường năng lực tự học, năng lực làm việc với tài liệu, giáo trình của học sinh giỏi Quốc gia. - Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh giỏi quốc gia dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Nâng cao năng lực hợp tác, hiệu quả nhóm học tập của học sinh giỏi trong đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế môn Sinh học. 3. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra thực tế. - Sưu tầm, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp thực nghiệm. 4. Thời gian thực hiện đề tài - Từ năm học 2008 – 2009 đến nay. 5. Giải pháp cụ thể CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Dân tộc Việt Nam có truyền thống hàng nghìn năm văn hiến, truyền thống hiếu học. Một trong những con người tiêu biểu cho truyền thống hiếu học, có nhiều đóng góp trong việc xây dựng nền giáo dục cách mạng Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là người sáng lập ra chế độ mới, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngay sau ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là một trong những nhiệm vụ cấp bách của chế độ mới. Bởi vì, “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Dốt thì dại, dại thì hèn”. Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục sẽ tạo ra tính liên tục của cách mạng. Trên cơ sở nâng cao dân trí, nhân dân sẽ biết quyền lợi, bổn phận, có kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng. Sự thành công của các nước, không có yếu tố nào quan trọng hơn giáo dục. Giáo dục sẽ tạo ra “những nguyên liệu” không có sẵn trong tự nhiên như kỹ sư, chuyên gia, bác học… Giáo dục và đào tạo sẽ góp phần quyết định làm cho non sông Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu. Giáo dục tạo ra nhân cách và từng bước hoàn thiện con người. Mặt khác, giáo dục còn là yếu tố quyết định trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ tổ chức quản lý. Giáo dục sẽ giúp cho người học có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới mà nếu không có nó thì sẽ không giữ vững được nền độc lập, không thể tham gia vào công việc kiến thiết xây dựng nước nhà dân giàu, nước mạnh. Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân có kiến thức mới để biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc… Theo Hồ Chí Minh, giáo dục chỉ phát huy hết vai trò, sức mạnh của mình khi thực hiện đúng đắn phương châm, phương pháp giáo dục. Điểm cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Và vấn đề xây dựng con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Với Bác, điều làm Bác suy nghĩ, trăn trở nhiều nhất là sự nghiệp “trồng người”. Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 13/9/1958, Bác Hồ đã có bài nói quan trọng về nhiệm vụ của những người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang”. Đúng như lời Bác nói, sự nghiệp trồng người là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. Với mỗi đối tượng giáo dục đều phải có những phương pháp chung và những giải pháp đặc thù. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất vinh quang nhưng không kém phần vất vả. Đối tượng học sinh này có khả năng nhận thức tốt nhưng đây chỉ là điều kiện cần, bởi đó chỉ là một nền tảng bền vững còn việc phát triển nền tảng ấy ra sao còn phải nhờ quá trình rèn luyện và học tập. Và người Thầy chính là người giữ trách nhiệm phát triển nền tảng ấy. Triết gia Aristote cho rằng: Thiên bẩm được sinh ra cùng thân xác, và chỉ là thứ ngang bằng thân xác thôi. Tại sao? Bởi vì thiên bẩm được sinh ra cùng với con người, ai cũng như ai. Ông còn bảo: không có đứa trẻ nào sinh ra mà không cần học. Như vậy thiên bẩm luôn thấp hơn giáo dục. Thiên bẩm mới chỉ là thân xác. Chỉ có giáo dục mới mang đến cho con người tinh thần. Học sinh giỏi phải là người có tư chất thông minh, đồng thời có sự nỗ lực cá nhân, tự học, tự rèn luyện, sự đam mê, nghị lực phi thường đối với công việc của mình làm, lại được sống trong một môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tài năng. Không phải ai có tư chất thông minh cũng đều say mê với công việc, cũng đều có những nỗ lực cá nhân cần thiết để đạt tới tài năng. Ở đây đòi hỏi sự tu luyện của bản thân, công tác giáo dục của gia đình, xã hội và môi trường sống tốt. Vai trò của nhà trường và xã hội trong việc tạo nên điểm tựa cho tài năng nảy nở và phát triển là rất lớn, chẳng khác nào hạt giống tốt được nảy mầm và lớn lên trên mảnh đất màu mỡ. Người tài là những cá biệt, có năng lực đặc biệt xuất sắc, có những cá tính khác thường, và do vậy cần được giáo dục theo một chương trình đặc biệt và cần phải có những giải pháp, những “nghệ thuật” trong quá trình dạy học. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Giáo trình về phương pháp dạy học của các tác giả: Trần Bá Hoành (1980) “Lí luận dạy học sinh học”; Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998) “Lý luận dạy học Sinh học”; Phan Trọng Ngọ (2006) “Đổi mới phương pháp dạy học” Luận án tiến sỹ của các tác giả Vũ Đức Lưu, Phan Đức Huy, Lê Thanh Oai, Lê Tấn Diện “Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ THPT” đều đã dành những nội dung quan trọng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi. CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT Từ năm học 2008 – 2009 đến nay, tôi được giao lãnh đội đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học, tôi đã xây dựng và thực hiện một số các giải pháp sau đây và đạt được những thành công nhất định. 2.1. Nội dung, chương trình và tư liệu Về nội dung và chương trình: Mặc dù, các trường và khối THPT chuyên thành lập được nhiều năm nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có một chương trình chính thống nào do Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý. Bởi vậy, chúng tôi đã chủ động nghiên cứu về nội dung các đề thi HSG môn Sinh học cấp Quốc gia và Quốc tế qua nhiều năm và đã xây dựng được một chương trình khung để đề ra những nội dung phải dạy và mục đích yêu cầu cần phải đạt được. bám sát chương trình chuyên sâu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và dựa trên tình tình thực tế, chúng tôi xây dựng một chương trình khung cho khối chuyên Sinh. Do kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia diễn ra vào cuối học kì I, đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh lớp 11 được tham gia; vì vậy chúng tôi phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình trên nền thời gian do Bộ quy định. Những điều chỉnh cụ thể: trong 2,5 năm, chúng tôi phải dạy xong toàn bộ kiến thức nền của cả 3 năm học. Riêng với đối tượng học sinh lớp 11 dự tuyển, chúng tôi dựa trên kết quả học tập trong năm học lớp 10 để lấy khoảng 5- 7 học sinh có năng lực môn chuyên tốt để tăng cường các phân môn Tiến hóa, Sinh thái học và Di truyền học ngay từ đầu năm học lớp 11. Ngoài ra, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến logic cấu trúc và các kỹ năng cơ bản một bài, chương, một tuyến, một phân môn và nhiều phân môn trong nội dung chương tình khung. Logic cấu trúc phải tuân thủ nguyên tắc hệ thống và khái quát, phụ thuộc vào năng lực và đặc thù tư duy của đối tượng cụ thể. Xin đưa ra một dẫn chứng cụ thể về logic cấu trúc một tuyến: Tuyến cơ sở vật chất và cơ chế di truyền, biến dị Chức năng Cấu trúc Cơ chế Sinh học là môn khoa học có tầm kiến thức rộng và các kiến thức Sinh học đang mở rộng với tốc độ nhanh chưa từng có, vì vậy môn Sinh học luôn cần đến sự hỗ trợ kiến thức của các môn học khác như: Toán học, Vật lý và Hóa học… Chúng tôi đã xây dựng một số chuyên đề bổ trợ như: toán xác suất và hóa hữu cơ để phục vụ giảng dạy phân môn Di truyền học, phân môn Sinh lí thực vật cần sự bổ trợ của một số chuyên đề thuộc bộ môn Vật lí và Hóa học… và nhờ sự giúp đỡ của các tổ chuyên môn khác. Trong những năm gần đây, bắt đầu từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung thi thực hành vào trong các đề tuyển chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia và đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế. Chính vì thế, trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi đã dành một phần quan trọng cho việc hướng dẫn thực hành. Một yêu cầu bắt buộc là phải thực hiện đầy đủ các bài thực hành trong nội dung chương trình giảng dạy, đảm bảo hiệu quả và rèn kĩ năng thực hành cho học sinh. [...]... bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế đã giải quyết được những vấn đề sau: 1 Nghiên cứu và phân tích cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi một cách có hệ thống đã giúp xây dựng các giải pháp một cách hợp lí và khoa học 2 Xây dựng được cấu trúc nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học 3 Đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao nhằm nâng. .. Nhì và 1 giải Ba; đặc biệt có 2 học sinh đã đoạt thành tích nhất định trong kì thi Olympic Sinh học Quốc tế - Năm học 2011 – 2012, có 8/8 học sinh đoạt giải, trong đó có 2 giải Nhất, 6 giải Nhì; đặc biệt có 2 học sinh đã đoạt Huy chương Bạc và Huy chương Đồng trong kì thi Olympic Sinh học Quốc tế - Năm học 2013 - 2014, lãnh đội đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học Với 1 giải Nhất, 4 giải. .. THPT chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ 3 Thắp lên được ngọn lửa đam mê và nâng cao năng lực tự học của học sinh chuyên nói chung và học sinh trong đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế Ngoài những học sinh thuộc khối chuyên Sinh; từ hai năm trở lại đây, có nhiều học sinh thuộc các khối chuyên khác như chuyên Toán cũng xin đăng kí học và tham dự vào đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc. .. viên và học sinh về thực trạng giảng dạy môn Sinh học và hiệu quả của các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài 3.2 Nội dung thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm một số giáo án mẫu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực, giáo án mẫu có sử dụng công nghệ thông tin và các giải pháp tự học. .. thi học sinh giỏi quốc gia của đội tuyển Sinh học trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định luôn giữ ổn định ở tốp dẫn đầu toàn quốc - Năm học 2008 – 2009, có 8/8 học sinh đoạt giải, trong đó có 3 giải Nhì và 5 giải Ba Năm học 2009 – 2010, có 8/8 học sinh đoạt giải, trong đó có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì và 2 giải Ba - Trong năm học 2010 – 2011, có 8/8 học sinh đoạt giải, trong đó có 2 giải Nhất, 5 giải. .. chung học sinh rất hứng thú, say mê học tập bộ môn hơn, các giờ học nhẹ nhàng, sôi nổi và hiệu quả Càng những giờ học về sau, học sinh càng chủ động trong việc khai thác, tìm hiểu kiến thức ** Về việc đổi mới phương pháp học của học sinh: Năm học 2008 – 2009, tôi bắt đầu được giao phụ trách đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học Tôi luôn chú trọng việc tự học của học sinh nói chung và học sinh. .. một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong nghề dạy học chính là người Thầy phải giải phóng được mọi tiềm năng trong học sinh Việc xây dựng và thực hiện các giải pháp trên đã thực sự nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế Có thể đánh giá một cách khái quát về hiệu quả của sáng kiến như sau: 1 Xây dựng được cấu trúc nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia. .. thức Sinh học Nếu các em này được định hướng đúng thì sẽ tạo ra những triển vọng khả quan trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Cụ thể: trong năm học 2013 – 2014, em Phạm Minh Đức là học sinh lớp chuyên Toán đã đoạt giải Nhất Quốc gia môn Sinh học và đang là thành viên của Đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Quốc tế môn Sinh học ở Indonexia vào tháng 7 sắp tới 2.4 Phương pháp dạy của Thầy và học. .. được của giải pháp cũ đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tôi đã mạnh dạn xây dựng một giải pháp tự học cho học sinh đội tuyển (đã trình bày ở mục 2.4.2) Thực tế đã cho thấy, kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia năm sau cao hơn năm trước và đã có những em học sinh đạt được kết quả cao cấp quốc gia và trên đấu trường Quốc tế Đây là minh chứng cho thấy những giải pháp mà tôi đã xây dựng và thực... nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế Các giải pháp này sẽ là những kinh nghiệm quý báu và là nguồn tư liệu tốt để giáo viên có thể tham khảo, vận dụng trong thực tiễn dạy học, chủ yếu là cho đối tượng học sinh giỏi 4 Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định việc áp dụng các giải pháp này trong công tác bồi dưỡng học sinh là hiệu quả IV.2 KIẾN NGHỊ Chúng ta đang sống trong . 3640297 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và chăm. dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ THPT đều đã dành những nội dung quan trọng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi. CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG. DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ MÔN SINH HỌC THPT Từ năm học 2008 – 2009 đến nay, tôi được giao lãnh đội đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học, tôi đã xây dựng và thực hiện một số

Ngày đăng: 03/04/2015, 16:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham gia các buổi giao lưu, các buổi hội thảo của khối các trường chuyên cụm khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ, hội thảo Sinh học toàn quốc, làm quan sát viên trong đoàn Việt Nam dự thi Olympic Quốc tế.

  • 2. Nâng cao hiệu quả tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Hiện nay, hầu hết các giáo viên trong bộ môn đều đã có ít nhất một chuyên đề để bồi dưỡng học sinh giỏi và tham dự hội thảo chuyên đề các trường THPT chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ.

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • 6. PGS. TS. Phó Đức Hòa – Ngô Quang Sơn. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008.

    • 8. PGS.TS. Phó Đức Hòa. Áp dụng dạy học khám phá trong môn khoa học ở tiểu học thông qua hệ thống bài giảng trực tuyến trên trang WEB học tập. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, Hà Nội, 2009.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan