Mức độ phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng.doc

31 703 2
Mức độ phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mức độ phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng

Trang 1

Chương I : Tổng quan về QTNH :Bảng cân đối của Ngân hàngI Tài sản (sử dụng vốn)

1 Ngân quỹ :

- Gồm bốn loại tài sản bằng tiền như sau:

+ Tiền giấy và tiền kim loại tại két sắt của ngân hàng (NH), dành để thanh toán cho những khách hàng, các khoản tiền nhỏ hàng ngày và các khoản cho vay đột xuất

+ Tiền gửi dự trữ ở NH Trung ương, do các biện pháp phòng ngừa phải tiến hành, các ngân hàng gửi một khối lượng tiền giấy và tiền kim loại ở mức tối thiểu và an toàn tại ngân hàng trung ương

+ Tiền gửi thanh toán ở TCTD khác

+ Các khoản tiền trong quá trình thu, các khoản tiền trong lãnh vực thanh toán sẽ thu trong thời gian ngắn

- Khoản mục chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng VÌ khoản mục này có khả năng sinh lời rất thấp Quy mô của của nó phụ thuộc vào các yếu tố sau :

+ Mức độ phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng

Nếu dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tốt thì khách hàng chủ yếu sẽ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, từ đó ngân hàng chỉ phải duy trì 1 lượng tiền mặt tại quỹ thấp.

+ Mức độ phát triển của thị trường tài chính , đặc biệt là thị trường tiền tệ Nếu thị trường

TT chưa phát triển, ngâ hàng phải duy trì lượng tiền mặt cao vì các GTCG có tính thanh khoản thấp

+ Quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng Đối với những ngân hàng lớn, có tài sản

lớn và khách hàng lớn, có uy tín, họ có thể dễ dàng vay mượn trên thị trường, và tìm đướcự hỗ trợ từ phía khách hàng, do đó chỉ cần duy trì 1 lượng tiền mặt thấp.

+ Tính chất thời vụ, dịp tết nguyên đán thường là thời điểm ngân hàng cần duy trì lượng tiền

mặt cao.

2 Chứng khoán kinh doanh

Trang 2

- Gồm các loại GTCG ngắn hạn như : TPKB, hối phiếu, CPs, và các GTCG ngắn hạn khác đủ điều kiện chiết khấu.

- Đặc điểm ;

+ Khả năng thanh khoản cao + Khả năng sinh lời trung bình

+ Theo dõi ở trading book và theo dõi theo giá thị trường - Mục tiêu :

+ Hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng khi cần + Phân tán rủi ro

+ Sinh lời.

3 Đầu tư chứng khoán: Các ngân hàng thương mại đầu tư vào các chứng khoán vì mục đích

thanh khoản và đa dạng hoá hoạt động để nâng cao lợi tức.

a Chứng khoán sẵn sàng để bán : Bộ phận thanh khoản

- Bao gốm : Chứng khoán nợ : Tín PKB, chứng chỉ tiền gửi, công trái, trái phiếu, thương phiếu

chứng khoán vốn : Cổ phiếu - Đặc điểm :

+ Khả năng thanh khoản cao

+ Khả năng sinh lời trung bình, cao hơn chứng khoán kinh doanh + Cung ứng nguồn thanh khoản bổ sung cho ngân hàng

+ Ghi nhận theo giá thị trường, trừ loại chứng khoán chưa niêm yết (OTC), phải ghi theo giá gốc.

=>Phân biệt CPs và thương phiếu

CPs : Là GTCG do các công ty phát hành ngắn hạn để huy động vốn VN không có CPs do các công ty không được phép phát hành nó để huy động vốn, mà chỉ được phép phát hành CP, TP.

Thương phiếu : Là GTCG phát sinh trong quan hệ mua bán chịu, bao gồm hối phiếu và lênh phiếu.

Trang 3

b.Chứng khoán giữ đến ngày đến hạn : bộ phận sinh lời

- Bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty

- Mục đích : Tạo thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.

- Đặc điểm : khả năng thanh khoản thấp, khả năng sinh lời cao Nếu bán trước hạn có thể gặp rủi ro thị trường Theo dõi trên banking book.

=>Phân biệt 2 loại sổ để quản lý rủi ro

Quy mô chứng khoán đầu tư phụ thuộc vào

- Nhu cầu thanh khoản , sinh lời, và tính chất hoạt động của ngân hàng - Sự phát triển của thị trường

- Tính chất chu kỳ của nền kinh tế.

4 Cho vay :

a Cho vay và tạm ứng cho khách hàng

- Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng thương mại

- mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng Nhà quản trị ngân hàng cũng phải quyết định phân chia vốn trong phạm vi các khoản mục cho vay, nghĩa là vốn phải được phân thành các khoản cho vay như: tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu dùng, tín dụng tài sản cố định, tín dụng khác

- Chiếm tỷ tọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng, tuy nhiên tỷ trọng có xu hướng giảm dần trong những nưm gần đây.

- Khả năng thanh khoản thấp

5.Tài sản cố định : Bao gồm giá trị tài sản của ngân hàng như nhà cửa, trang thiết bị và những

trang bị cần thiết dành cho các hoạt động của ngân hàng

Trang 4

- tỷ trọng thấp : < 50% vốn tự có cấp 1 , xấp xỉ 1% TTS

- Tuy nhiên nó lại thể hiện quy mô hoạt động và hình ảnh của ngân hàng.

- TSCĐ chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ trong TTS của NH vì nó càng lớn thì mức độ rủi ro của ngân hàng càng cao Các NH thường hay đi thuê đối với TSCĐ là văn phòng, trụ sở.

Cụ thể ta có CT đo sự nạy cảm của lợi nhuận với chi phí sản xuất:

EP,Q = Tr – VQ / ( Tr – VQ – F ) Trong đó F là TSCĐ F càng cao thi mức độ rủi ro càng lớn.

II/ Nguồn vốn 1 Vốn huy động :

- Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào cho nhu cầu thực tế Loại tiền gửi này còn gọi là tiền gửi phát hành séc, nghĩa là chúng có thể được rút ra bằng cách phát hành séc Loại tiền gửi này luôn đáp ứng cho chủ tài khoản các giao dịch thanh toán của họ

- Tiền gửi có kỳ hạn - Tiền gửi tiết kiệm

=> Chiếm tỷ trọng lớn, thường xuyên biến động

Đa dạng về quy mô, kỳ hạn và nguồn gốc hình thành => Đánh giá nguồn vốn huy động :

- VHĐ có đảm bảo yêu cầu hoạt động kinh doanh ko

+ Kỳ hạn VHĐ có phù hợp với kỳ hạn các khoản cho vay ? RR lãi suất + Loại tiền huy động có phù hợp với loại tiền cho vay ? RR tỷ giá + Nguồn vốn huy động được có hiệu quả : chi phí cao hay thấp - Mức độ an toàn : Vốn huy động ổn định hay thường xuyên biến động - Chi phí : tỷ trọng của nguồn vốn rẻ và đắt trong số vốn huy động

+ Tiền gửi : lãi suất phải trả thấp => chi phí thấp, nhưng biến động nhiều + GTCG : lãi suất phải trả cao hơn => chi phí cao, nhưng ổn định và chủ động.

2 Vốn đi vay :

- Vay tại NHTW : không muốn vì có thể bị đánh giá là hoạt động kém => sẽ bị NHTW kiểm soát và theo dõi, mặc dù lãi suất vay có thể thấp hơn

Trang 5

- Vay NH khác : Khi các NH này tạm tời dư thừa thanh khoản VD dư thừa DTBB do tháng này KH đột ngột rút tiền nhiều hơn => lượng DTBB phải duy trì ít hơn

=> Chiếm tỷ trọng nhỏ

Đáp ứng nhu cầu tạm thời Cả người vay và người cho vay đều không muốn thời hạn dài Vì nguwoif đi vay sẽ mất nhiều chi phí, còn người cho vay thì chỉ dư thừa tạm thời, và có thể họ đã có những kế hoạch cho vay khác.

3 Vốn chủ sở hữu : - Vốn tự có cấp 1:

+ Vốn điều lệ ( Vốn cổ phần )

+ Thặng dư vốn cổ phần : chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá + Lợi nhuận để lại

+ Các quỹ : quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ , quỹ dự phòng tài chính, quỹ XDCB, quỹ KTPL) - VTC cấp 2 : trái phiếu chuyển đổi : nếu chưa đến thời hạn chuyển đổi thì vẫn là trái phiếu và không thuộc sở hữu của NH

+ Lã cơ sở tổ chức các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

+ Điều chỉnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng : VD ngân hàng chỉ sở hữu TSCĐ < 50% VTC cấp 1, cho vay không quá 15% VTC, góp vốn, dâu tư chứng khoán, trạng thái ngoại tệ, yêu cầu mức an toàn vốn tối thiểu Nếu VTC của NH nhỏ, thì NH chỉ có thể quan hệ với những KH nhỏ, đối với những khách hàng lớn thì không có đủ khả năng cho vay.

4 Vốn khác

Các rủi ro trong hoạt động KD ngân hàng

Trang 6

Rủi ro tài chính - Rủi ro thị trường - Rủi ro lãi suất

- Rủi ro giá cổ phiếu

- Rủi ro tỷ giá

- Rủi ro giá hàng hóa

- Implied volatility risk

- Rủi ro tín dụng

- Rủi ro thanh khoản

Rủi ro phi tài chính - Rủi ro hoạt động - Rủi ro danh tiếng - Rủi ro pháp luật

Chương II : Quản trị TS – Nợ

Quản trị TS – Nợ : là quá trình đưa ra tập hợp các quyết định về sự cân xứng và bất cân xứng giữa tài sản và nợ trong sổ ngân hàng, đặc biệt là về kỳ hạn và định giá lại.

- Sổ KD : trading book : ghi các công cụ tài chính được nắm giữ trong ngắn hạn và giao dịch nhằm kiếm lời từ sự biên động giá trên thị trường Sổ trading book sẽ ghi CK KD và CK SSĐB - Sổ ngân hàng : banking book : ghi các công cụ tài chính còn lại trên bảng can đối của ngân hàng và được nắm giữ đến khi đáo hạn Sổ bankingg book sẽ ghi CK GĐNĐH.

-Mục tiêu :

+ Quản tri các rủi ro trong BCĐ của ngân hàng : l/s, tỷ giá, … + Quản trị thanh khoản

+ Bảo toàn và làm tăng giá trị ròng của ngân hàng.

+ Quản trị cơ cấu BCĐ của ngân hàng 1 cách chủ động và tối ưu.

Công việc phải làm : xây dựng danh mục sản phẩm tiền gửi, cho vay,…, thực hiện và định giá điều chuyển vốn nội bộ, lập các báo cáo ALM.

Trang 7

-Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ : Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP :

+ Các chi nhánh tự hoạt động và cho vay, nếu còn thừa thì điều chuyển lên hội sở Vì trên thực tế có chi nhánh thuận lợi trong huy động, có chi nhánh thuận lợi trong cho vay, nếu thừa sẽ chuyển lên (bán) hội sở và nếu thiếu thì mua của hội sở Chi nhánh nào hoạt động hiệu quả : huy động được với lãi suất thấp, thì hội sở mua với lãi suất thấp và ngược lại.

+ Như vậy các chi nhánh đã chuyển các rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá về hội sở, nhưng vẫn còn lại rủi ro tín dụng.

+ Đảm bảo cho sự an toàn của hệ thống

I/Rủi ro lãi suất Khái niệm :

Rủi ro lãi suất là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị

trường biến động

Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến độngthu nhập và giá trị ròng ( vốn tự có) của ngân hàng khio lãi suất thị trường biến động.

Rủi ro lãi suất xảy ra do sự không tương thích về kỳ hạn tài sản nợ và có, và do sự biens

động của lãi suất thị trường.

VD : Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn , VD huy động 6 tháng với lãi suất 8% nhưng cho vay 12 tháng với lãi suất 12%, do phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngoài ra vì mục tiêu lợi nhuận , ngân hàng có thể sử dụng 1 phần vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn ( vì chi phí thấp hơn) Nhưng sau đó lãi suất tăng lên, và khách hàng đòi rút tiền trước hạn, ngân hàng thiếu vốn phải tiếp tuc huy động hoặc đi vay trên thị trường với mức lãi suất cao hơn, ví dụ 10% Lúc này ngân hàng đã gặp rủi ro lãi suất.

Nếu cân xứng về kỳ hạn, ngân hàng vẫn tiềm ẩn rủi ro lãi suất, do biên độ thay đổi của lãi suất huy động và lãi suất cho vay khác nhau VD lãi suất huy động tăng nhanh hơn lãi suất cho vay

Phân loại :

1.Rủi ro về thu nhập : Là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị

trường biến động Gồm 3 loại :

a.Rủi ro định giá lại : hay là rủi ro lãi suất tài tài trợ TSN hoặc tái đầu tư

Trang 8

TSC, thực chất là rủi ro phát sinh khi ngân hàng có sự chênh lệch về kỳ hạn giữa TSC và TSN ( đối với các khoản mục có lãi suất cố định ) và chênh lệch về kỳ định giá lại ( đối với các khoản mục có lãi suất thả nổi ).

- Rủi ro tái tài trợ TSN : Khi ngân hàng có kỳ hạn TSC lớn hơn kỳ hạn TSN, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất và thực sự phải gánh chịu rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường tăng Hoạt động tái tài trợ TSN xảy ra khi thời hạn sử dụng vốn lớn hơn thời hạn nguồn vốn tài trợ nó

VD : Ngân hàng A có khoản cho vay 50 tỷ thời hạn 2 năm lãi suất cho vay 16% Gốc và lãi trả hàng năm Ngân hàng huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất 14%/ năm Năm thứ 1 ngân hàng có khoản thu nhập ròng là 2% Năm thứ 2, ngân hàng phải huy động thêm 50 tỷ mới với thời hạn 1 năm Lúc này ngân hàng đối mặt với rủi ro tái tài trợ TSN, và phải thực sự gánh chịu rủi ro nếu lãi suất liên ngân hàng tăng lên Khi lãi suất huy động tăng cao hơn 16%, ngân hàng sẽ bị lỗ.

- Rủi ro tái đầu tư TSC : Khi ngân hàng có kỳ hạn TSC ngắn hơn kỳ hạn TSN, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất và thực sự phải gánh chịu rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường giảm Hoạt động tái đầu tư TSC xảy ra khi thời hạn sử dụng vốn ngắn hơn thời hạn nguồn vốn huy động.

VD : Ngân hàng A có khoản vốn nhàn rỗi là 50 tỷ trong 2 năm, lãi suất huy động là 14% Ngân hàng cho vay trong thời hạn 1 năm với lãi suất cho vay là 16%/năm Sau 1 năm, ngân hàng có khoản thu nhập ròng là 2% Sang năm thứ 2, lãi suất thị trường giảm nên ngân hàng chỉ có thể cho vay theo lãi suất hiện hành là 13,5% Như vậy ngân hàng đã gặp phải rủi ro tái đầu tư TSC.

Như vậy : Ngân hàng gặp rủi ro đinh giá lại khi : Gt TSC < gt TSN và lãi suất tăng

Gt TSC > gt TSN và lãi suất giảm b Rủi ro cơ bản

Ngay cả khi ngân hàng cân xứng về kỳ hạn, ngân hàng vẫn tiềm ẩn rủi ro lãi suất, do biên độ thay đổi của lãi suất huy động và lãi suất cho vay khác nhau VD lãi suất huy động tăng nhanh hơn lãi suất cho vay

c Rủi ro lựa chọn : liên quan đến sự lựa chọn của khách hàng

Trang 9

VD : Khách hàng gửi với kỳ hạn dài 12 tháng, khi lãi suất tăng lên, khách hàng sẽ rút tiền về và gửi với kỳ hạn ngắn hơn => chi phí huy động của ngân hàng tăng lên.

2.Rủi ro giảm giá trị tài sản : Là khả năng giá trị ròng của ngân hàng bị suy giảm khi lãi suất

Khi lãi suất tăng, PV = FV/ (1+r)n giảm => A và L đều giảm, nhưng nếu A giảm nhiều hơn L thì E giảm, nếu A giảm ít hơn L thì E tăng.

- Kỳ hạn TSC < TSN thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường giảm

Cụ thể : ta có PV = FV / (1+ r)n

Khi lãi suất giảm => PV của TSC và TSN đều tăng, nhưng n của TSC < n của TSN => mức tăng của TSC < mức tăng của TSN => E giảm

VD : Ngân hàng duy trì tài sản có ngắn hơn tài sản nợ Trước đây ngân hàng huy động vốn dài

hạn, kỳ hạn 3 năm với lãi suất 15%, và cho vay ngắn hạn, kỳ hạn 1 năm với lãi suất cho vay 18% Nhưng hiện tại lãi suất giảm Lãi suất huy động hiện tại chỉ còn 8%, nhưng có những khách hàng gửi tiền kỳ hạn 3 năm với lãi suất huy động 15% vẫn chưa hết hạn, và ngân hàng vẫn tiếp tục phải trả lãi Lãi suất cho vay hiện tại cũng chỉ ở mức 14%, 15% Như vậy ngân hàng gặp phải rủi ro tái tài trợ TSN.

- Kỳ hạn TSC > TSN thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng.

Cụ thể khi lãi suất tăng => PV của TSC và TSN đều giảm, nhưng n của TSC > N của TSN => mức giảm của TSC > mức giảm của TSN => E giảm.

VD : Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn , VD huy động 6 tháng với lãi suất 8% nhưng cho vay

12 tháng với lãi suất 12%, do phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngoài ra vì mục tiêu lợi nhuận , ngân hàng có thể sử dụng 1 phần vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn ( vì chi phí thấp

Trang 10

hơn) Nhưng sau đó lãi suất tăng lên, và khách hàng đòi rút tiền trước hạn, ngân hàng thiếu vốn phải tiếp tuc huy động hoặc đi vay trên thị trường với mức lãi suất cao hơn, ví dụ 10% Lúc này ngân hàng đã gặp rủi ro lãi suất.

b Rủi ro đường cong lãi suất :

Là rủi ro của ngân hàng trước những thay đổi về độ dốc và hình dạng của đường cong lãi suất.

Nguyên nhân rủi ro lãi suất :1.Sự biến động lãi suất thị trường :

Sự biến động của lãi suất thị trường là do sự biến động của cung và cần tín dụng Cung tín dụng

a.Lạm phát dự tính : lạm phát dự tính tăng => tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ giảm so với lãi suất dự tính của tài sản thực => lượng cầu công cụ nợ giảm => giảm cung tín dụng b Rủi ro

- Mức độ rủi ro của công cụ nợ tăng lên => cầu mua công cụ nợ giảm đi =>cung tín dụng giảm c Tính lỏng công cụ nợ

- Tính lỏng của công cụ nợ càng cao thì tính hấp dẫn của công cụ nợ càng tăng, làm cầu công cụ nợ tăng lên => cung tín dụng tăng.

d Chu kỳ kinh doanh

- Khi nền kinh tế đang tăng trưởng => tài sản và thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên => tăng khả năng cung ứng vốn ở mọi mức lãi suất => tăng cung tín dụng.

Cầu tín dụng

a.Lạm phát dự tính :

- Lạm phát dự tính tăng => chi phí thực dự tính của việc vay tiền giảm, người vay vốn được lợi =>nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên => cầu tín dụng tăng.

b Chu kỳ kinh doanh

-Khi nền kinh tế tăng trưởng => có nhiều cơ hội đầu tư được trông đợi là có khả năng sinh lợi => tăng nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án của doanh nghiệp => cầu tín dụng tăng lên c Thâm hụt ngân sách nhà nước :

Trang 11

- Khi bội chi ngân sách nhà nước tăng lên, nhu cầu vay của nhà nước để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước làm tăng câu tín dụng.

2 Sự không cân xứng kỳ hạn

- do sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng gửi tiền và vay tiền

- Các ngân hàng có khuynh hướng duy trì kỳ hạn của tài sản có lớn hơn tài sản nợ - Ngân hàng thường không bắt buộc khách hàng phải tôn trọng thời hạn tron hợp đồng.

Quản lý rủi ro lãi suất

1 Nhận biết rủi ro lãi suất2 Dự báo lãi suất :

- Căn cứ vào đường cong lãi suất đã được công bố

- Đường cong lãi suất chính là tập hợp các mức lãi suất chiết khấu của các công cụ nợ có thời hạn khác nhau, được xác định căn cứ theo giá thị trường của các công cụ nợ đó tại mỗi thời điểm

Vd : tín phiếu 100k, 3 tháng, lãi suất 10%, hiện tại được bán với giá 95k Để xác định lãi suất kỳ hạn 3 tháng ta tính như sau :

(100 + 100*10%*1/4)

PV = 95 = - Từ đó suy ra i 3th Từ các mức lãi suât 3th, 6th, …

(1 + i)1/4 Nối lại ta có đường cong lãi suất.

VD : Đường cong lãi suất công bố ngày 1/1//2003 ta có : lãi suất kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm là : 8%, 8.5%,9% Dự tính lãi suất ngắn hạn các năm 2004, 2005, 2006.

0R3 = 9%

0R2 = 8.5%

Trang 12

2003 04 05 06

0R1=8% 1R2=? 2R3 = ? Dự tính lãi suất 04:

Có 2 cách đầu tư vào năm 2003:

- Đầu tư vào TP kỳ hạn 2 năm với lãi suất 8.5% FV = 100(1+0.085)2

- Đầu tư vào TP kỳ hạn 1 năm với lãi suât 8%, sau đó năm 2004 lại đầu tư tiếp TP kỳ hạn 1 năm, lãi suất i FV =100(1+0.08)(1+i)

Ta có : 100(1+0.085)2 = 100(1+0.08)(1+i) => I = 1R2

(1+ 0R2 )2 (1+ 0R3)3 1R2 = - 1 2R3 = -1 (1+ 0R1) (1+ 0R2)2

3.Đo lường rủi ro lãi suất : gồm 2 mô hình

Tổng tổn thất của ngân hàng được đo lường từ cả 2 mô hình

a.Mô hình đánh giá lại : Đo lường rủi ro thu nhập

* Mục đích : đo lường mức độ biến động của thu nhập lãi ròng của ngân hàng trước sự biến động của lãi suất thị trường

* Nội dung : phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán nhằm xác định chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ tài sản có và lãi phải thanh toán cho tài sản nợ sau 1 thời gian nhất định

* Các bước :

- Phân loại TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất

Để phân loại TSC, TSN nhaỵ cảm với lãi suất và TSC,TSN không nhạy cảm với lãi suất, ta dựa vào mức độ biến động của thu nhập lãi (TSC) và chi phí lãi (TSN) khi lãi suất thị trường thay đổi

- Tính GAP : là chênh lệch giữa TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất :

Trang 13

GAP = RSA – RSL

+ GAP > 0  TSC nhạy cảm với lãi suất >TSN nhạy cảm với lãi suất Khi i giảm => thu nhập lãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN đều giảm, nhưng thu nhập lãi giảm nhiều hơn chi phí lãi nên thu nhập lãi ròng giảm => ngân hàng bị tổn thất.

+ GAP < 0  TSC nhạy cảm với lãi suất < TSN nhạy cảm với lãi suất Khi i tăng => thu nhập lãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN đều tăng nhưng chi phí lãi tăng nhanh hơn => thu nhập lãi ròng giảm => ngân hàng bị tổn thất.

Như vậy ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi GAP >0 và i giảm

GAP <0 và i tăng

- Tính ∆NII : sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất

∆ NII = GAP × ∆I

+ Khi i giảm => ∆i < 0 => ∆ NII <0 : ngân hàng gặp rủi ro thu nhập

GAP > 0 GAP và ∆i cùng + Khi i tăng => ∆I > 0 => ∆ NII < 0 : ngân hàng gặp rủi ro thu nhập dấu

GAP < 0

+ Khi i giảm => ∆i < 0 => ∆ NII > 0 : có lợi cho ngân hàng

GAP < 0 GAP và ∆i trái dấu + Khi i tăng => ∆i > 0 => ∆ NII > 0 : có lợi cho ngân hàng

Trang 14

lãi suất thả nổi 6

tháng/lần 200 trái phiếu 2 năm 270

Ngân hàng chịu thiệt hại khi lãi suất giảm 2% sau 2 tháng ∆ NII = GAP ×∆i = 280 × (- 0.02) = - 5.6

* Ưu nhược điểm của mô hình định giá lại - Ưu điểm

+ Dễ dàng xác định thay đổi của thu nhập lãi ròng + Đơn giản và trực quan

- Nhược điểm :

+ Mới chỉ đo lường được rủi ro thu nhập, chưa nói đến rủi ro giảm giá trị tài sản

+ Về tiêu chí đánh giá : mới chỉ đề cập đến thời hạn danh nghĩa mà không đề cập đến thời hạn thực tế của tài sản VD khoản tín dụng 5 năm không được xếp vào những tài sản có nhạy cảm với lãi suất, nhưng thực tế khoản cho vay này có thể không được giải ngân 1 lần mà được chia thành nhiều đợt

+ Về kỳ định giá tích lũy : Những tài sản có kỳ hạn khác nhau thì rủi ro khác nhau + Vấn đề tài sản đến hạn.

Trang 15

4.1 Chiến lược quản lý chênh lệch tài sản – nợ nhạy cảm : a Chiến lược quản lý mang tính bảo vệ :

- Ngân hàng thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần = 0 tới mức tối đa có thể để giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãi ròng ngân hàng.

Ngân hàng điều chỉnh cho TSC nhạy cảm gần bằng TSN nhạy cảm (GAP gần = 0) nhằm mục đích bảo toàn vốn cho ngân hàng Tuy nhiên ngoài việc bảo toàn vốn, ngân hàng còn cần phải có lợi nhuận Chiến lược này chỉ áp dụng đối với những ngân hàng nhỏ, quản lý kém.

b Chiến lược quản lý chênh lệch năng động :

- Ngân hàng sẽ thường xuyên tay đổi chênh lệch tài sản – nợ nhạy cảm dựa trên các dự báo tin cậy về lãi suất của ngân hàng Chiến lược này áp dụng đối với những ngân hàng lớn, quản lý tốt.

- Nội dung :

Dự đoán sự biến động

lãi suất

giá trị khe hở nhạy cảm lãi

suất tối ưu Phản ứng của các nhà quản lý

I tăng => rủi ro khi

I giảm => rủi ro khi

GAP > 0 Nên duy trì khe hở âm (GAP < 0)

*Giảm TSC nhạy cảm với ls

*Tăng TSN nhạy cảm với ls

-Để tăng TSC nhạy cảm với lãi suất ta có thể giảm các TSC ít nhạy cảm với lãi suất

+ Bán các khoản cho vay dài hạn Nhưng việc này ít khả thi Vì với các khoản tín dụng chất lượng tốt thì ngân hàng không muốn bán, còn những khoản tín dụng chất lượng xấu thì lại khó bán và bán được giá thấp.

+ Chứng khoán hóa các khoản cho vay dài hạn.

Người đi vay 1 Người mua A Người đi vay 2 Người mua B Ngân hàng Người đi vay 3 Tổ chức phát hành CK Người mua C …… phí hh ……… Người đi vay n ( chênh lệch lãi suất ) Người mua n

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:26

Hình ảnh liên quan

3.Đo lường rủi ro lãi suấ t: gồm 2 mô hình - Mức độ phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng.doc

3..

Đo lường rủi ro lãi suấ t: gồm 2 mô hình Xem tại trang 12 của tài liệu.
* Ưu nhược điểm của mô hình định giá lại   - Ưu điểm  - Mức độ phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng.doc

u.

nhược điểm của mô hình định giá lại - Ưu điểm Xem tại trang 14 của tài liệu.
b. Mô hình thời lượng : - Mức độ phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng.doc

b..

Mô hình thời lượng : Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan