Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai

44 2.8K 13
Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc TÓM LƯỢC Trong đời sống xã hội của chúng ta, nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa, gọi chung là giao dịch dân sự là một nhu cầu tất yếu khách quan. Để điều chỉnh và đảm bảo tính hiệu lực của các giao dịch đó, pháp luật về hợp đồng đã ra đời và ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình. Hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Pháp luật về hợp đồng hiện nay đã cơ bản hoàn thiện với những quy định ràng buộc chặt chẽ. Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình thực hiện hợp đồng đặc biệt là hợp đồng đại lý thương mại mới được quy định mở rộng từ hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa trong Luật thương mại 2005 luôn nảy sinh những vấn đề rắc rối do nhiều nguyên nhân khác nhau. Pháp luật chưa điều chỉnh triệt để làm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng trở nên khó khăn, trong nhiều trường hợp dẫn đến tranh chấp phải đưa đến cơ quan pháp luật hoặc cơ quan trọng tài để giải quyết. Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai. em tìm hiểu được lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt động đại lý thương mại. Do đó, em muốn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề về hợp đồng đại lý tại công ty để hiểu rõ hơn thực tiễn áp dụng hợp đồng đại lý tại công ty cũng như trải nghiệm những kiến thức đã học được trong chuyên ngành luật thương mại. SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương mại, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo trong trường. Qua quá trình học tập em đã tích lũy được một phần kiến thức để vận dụng vào công việc của mình trong tương lai. Với đề tài khóa luận “ Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai ”, em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức của mình đã học tại trường vào thực tế đểcủng cố thêm vốn kiến thức và hiểu biết của mình. Sau thời gian thực tập tại Công ty đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong trường đại học Thương mại, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Phùng Bích Ngọc người đã hết lòng hướng dẫn em hoàn thành khóa luận của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giám đốc công ty Lưu Hồng Nam cùng toàn thể nhân viên trong công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về lý luận và kinh nghiệm thực tế nên khóa luận của em còn có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các chú và anh chị trong công ty để bài viết của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nghiêm Thị Tình SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc MỤC LỤC TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2 1.3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu. 3 1.4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4 1.4.1. Đối tượng 4 1.4.2. Mục tiêu 4 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu 4 1.6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5 Chương 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI 6 1.1. Khái quát về hợp đồng đại lý thương mại 6 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng đại lý thương mại 6 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng đại lý thương mại 6 1.1.3. Các hình thức đại lý thương mại 7 1.2. Nội dung và nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại 8 1.2.1. Giao kết hợp đồng đại lý thương mại 8 1.2.1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý thương mại 8 1.2.1.2. Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý thương mại 9 1.2.1.3. Nội dung giao kết hợp đồng đại lý thương mại 9 1.2.1.4. Hình thức giao kết hợp đồng đại lý thương mại 11 1.2.1.5. Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý thương mại 12 1.2.2. Thực hiện hợp đồng đại lý thương mại 13 1.2.2.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý thương mại. 13 1.2.2.2. Thực hiện hợp đồng về nội dung 13 1.2.2.3. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng đại lý thương mại 14 1.2.3. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại 15 1.2.4. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng 16 1.2.4.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 16 1.2.4.2. Phạt vi phạm hợp đồng 17 1.2.4.3. Bồi thường thiệt hại 18 1.2.4.4. Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng 18 SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc 1.2.5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý thương mại 19 1.2.5.1. Giải quyết bằng thương lượng hòa giải 19 1.2.5.2. Giải quyết bằng trọng tài hoặc Tòa án 19 Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI 20 2.1. Khái quát về hoạt động đại lý thương mại tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai 20 2.2. Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại tại công ty 21 2.2.1. Chủ thể giao kết 21 2.2.2. Nguyên tắc, căn cứ giao kết hợp đồng 22 2.2.3. Nội dung giao kết hợp đồng 23 2.3. Thực trạng thực hiện các điều khoản về hợp đồng đại lý thương mại tại Công ty 24 2.3.1. Thực hiện các điều khoản về số lượng, chủng loại 24 2.3.2. Thực hiện các điều khoản về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên 24 2.3.3. Thực hiện các điều khoản về thanh toán tiền hàng 24 2.3.4. Thực hiện các điều khoản về thời hạn và phụ lục hợp đồng 25 2.3.5. Thực hiện các điều khoản khác trong hợp đồng 25 2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 26 2.4.1. Những kết quả đạt được 26 2.4.2. Khó khăn 27 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI 30 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại 30 3.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại đối với Nhà nước 30 3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại đối với công ty 31 3.1.3. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại đối với đại lý 32 3.2. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại.32 3.2.1. Kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật 32 3.2.2. Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng nói chung 33 SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc 3.2.3. Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý thương mại 34 3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 36 KẾT LUẬN 1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế, xã hội, chính trị ổn định và bền vững. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, dân số đông với cơ cấu độ tuổi trẻ, Việt Nam có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực đại lý thương mại nói riêng. Đại lý thương mại là một hoạt động trung gian thương mại được quy định tại Luật Thương mại của Việt Nam năm 2005. Đại lý thương mại có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Trong những năm gần đây, hoạt động đại lý trở nên rất sôi động và phát triển ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát… Hiện tại, Việt Nam chưa có một số liệu điều tra chính thức về số lượng các đại lý nói chung cũng như số lượng các đại lý trong các lĩnh vực cụ thể. Nếu chỉ xét trong lĩnh vực xăng dầu, 11 doanh nghiệp đầu mối của Việt Nam đã có khoảng 3.800 đại lý trực thuộc và 240 tổng đại lý, trong đó các tổng đại lý lại có rất nhiều đại lý trực thuộc khác,… Mặc dù hoạt động đại lý thương mại đang rất phát triển nhưng pháp luật quy định về hoạt động đại lý vẫn còn chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển trên thực tế. Đại lý thương mại mới chỉ được quy định tại một số điều của Luật Thương mại năm 2005 và một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về đại lý đối với một số mặt hàng như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng còn lại phần lớn chưa có quy định của Nhà nước về hệ thống đại lý. Do vậy khi các bên đi vào kí kết, thực hiện hợp đồng đại lý thương mại còn nhiều chỗ không rõ ràng đối với quyền và trách nhiệm giữa các bên, gây nên tranh cãi, mất kiểm soát dẫn đến hậu quả vi phạm hợp đồng với biểu hiệm của hàng giả, hàng nhái, chất lượng hàng kém, nhiều khi dẫn đến hiện tượng cục bộ, đứt nguồn cung, làm bất ổn về giá… Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai ( sau đây gọi là công ty Phúc Lai), từ khi thành lập đến nay được hơn 3 năm, Công ty Phúc Lai đã hoạt động trong nhiều lĩnh vực như nhập khẩu nông, lâm, thủy sản, bao bì, đồ uống, thực phẩm chế biến, nhưng chủ yếu là vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng vận tải; kinh doanh vận tải, kinh doanh thương nghiệp tổng hợp; ngoài ra còn kinh doanh một số ngành khác Để hoạt động kinh doanh của mình phát triển công ty Phúc Lai đã tổ chức nhiều hình thức bán hàng khác nhau như : bán hàng trực tiếp, bán hàng qua mạng internet, bán hàng qua đại lý. Trong đó kênh bán hàng qua đại lý chiếm một tỷ trọng SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc doanh số tương đối lớn ( gần 40%) trong tổng doanh thu của công ty Phúc Lai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại nhiều bất cập cũng như khó khăn trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động đại lý, do đó đã tạo ra không ít những vướng mắc, hiểu lầm cũng như sự không hài lòng giữa công ty Phúc Lai và các đại lý. Từ đó, có thể thấy rằng nếu có một hợp đồng đại lý hoàn thiện quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ có thể tăng doanh thu từ kênh bán hàng này từ việc những bên đại lý thấy được sự tương xứng những mật lợi ích cũng như trách nhiệm của mình trong hợp tác kinh doanh. Để bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ hợp đồng đại lý thương mại, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại là rất cần thiết. Chính vì vậy nên em quyết định chọn đề tài “ Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai”. Em hi vọng, kết quả của việc nghiên cứu này mang lại lợi ích cho chính bản thân trong việc nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật cũng như có thể giúp công ty Phúc Lai trong hoạt động đại lý thương mại hoạt động tốt hơn. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan. Trong quá trình nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu qua thư viện, tạp chí, sách báo, internet,… để thực hiện đề tài, em tìm thấy rất ít tài liệu nghiên cứu trực tiếp pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại mà chủ yếu là những công trình liên quan đến pháp luật về hợp đồng nói chung. Các chuyên đề, bài nghiên cứu, luận án tiến sĩ liên quan đến khóa luận nghiên cứu là: • Bài nghiên cứu “ Hòa giải, thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế” của TS. Trần Đình Hảo đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật năm ( 2000). • Chuyên đề “Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng tại công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Thực phẩm Hà Nội” tại www. Zbook.vn (2011). • Bài nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam” của PGS.TS Dương Đăng Huệ đăng tại tạp chí Nhà nước và Pháp luật (2002). • Luận án tiến sĩ “ Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hiệu quả của hợp đồng kinh tế vô hiệu” của Lê Thị Bích Thọ tại Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội (2002). • Bài nghiên cứu “Chế định hợp đồng kinh tế - Tồn tại hay không tồn tại” của GS.TS Lê Hồng Hạnh đăng tại tạp chí Luật học ( 2003). • Bài nghiên cứu “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước” của PGS.TS Nguyễn Như Phát đăng tại tạp chí Nhà nước và pháp luật (2003). SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc • Bài nghiên cứu “Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật và hợp đồng Việt Nam” của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa tại tạp chí nghiên cứu lập pháp (2003). • Bài nghiên cứu “Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hợp đồng” đăng tại tạp chí Nhà nước và pháp luật (2004) và “Hoàn thiện pháp luật về biện pháp đảm bảo nhìn từ quyền tự do hợp đồng” của TS. Nguyễn Am Hiểu đăng tại tạp chí Dân chủ và pháp luật (2004). • Bài nghiên cứu “ Dự thảo Bộ luật dân sự ( sửa đổi) và vấn đề cải cách pháp luật hợp đồng ở Việt Nam” của PGS.TS Phạm Hữu Nghị đăng tại http//www.vibonline.com,vn//vi-VN/Topic Deltaivaspx? TopicID251 (2005). • Bài nghiên cứu “Hoàn thiện chế định hợp đồng” của TS Phan Chí Hiếu đăng tại tạp chí nghiên cứu lập pháp ( 2005). • Bài nghiên cứu “ Những quy định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005” của TS. Nguyễn Thúy Hiền đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật (2006). Ngoài ra còn một số sách chuyên khảo liên quan đến một số khía cạnh của vấn đề khóa luận nghiên cứu như: • Quyển “ Chế định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Khánh, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội (2007). • Quyển “ Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án” của TS. Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ( 2008). Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu vô cùng quý giá giúp em có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. Những vấn đề bao quát chung thì được nghiên cứu nhiều nhưng những vấn đề nhỏ trong nó đang ngày càng không phù hợp thì như chưa được tìm hiểu, nghiên cứu sâu, trong khi đó hoạt động đại lý ngày càng phát triển mạnh pháp luật quy định về hợp đồng đã có nhiều chỗ không thỏa đáng gây mâu thuẫn giữa các bên nên pháp luật về hợp đồng đại lý cần phải được nghiên cứu nhiều hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn để từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện nó giúp cải thiện pháp luật khi mà pháp luật hiện nay chưa đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động đại lý thương mại. 1.3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu. Công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai là công ty hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có hoạt động đại lý thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của công ty. Với mong muốn đi sâu vào tìm hiểu bản chất, vai trò, nội dung các hình thức, chủ thể và các vấn đề khác của hợp đồng đại lý SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc thương mại nhằm hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế của hợp đồng này và đặt ra các vấn đề cần giải quyết để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn vấn đề pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại của công ty. Qua đó, em quyết định chọn đề tài “ Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai”. 1.4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. 1.4.1. Đối tượng. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Đề tài tập trung nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại trong Luật thương mại 2005 và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai. 1.4.2. Mục tiêu. Thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai nhằm các mục tiêu sau: • Hiểu rõ hơn những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hơp đồng đại lý thương mại theo quy định của luật thương mại 2005. • Nghiên cứu thực trạng về pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai. • Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại phúc Lai. 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu. Do hạn chế về năng lực và thời gian nên đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề về thực hiện hợp đồng đại lý thương mại tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai. • Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Nghiên cứu trong phạm vi hoạt động kinh doanh đại lý thương mại của công ty. • Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Cùng với việc nghiên cứu những qu định của pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng đại lý thương mại nói riêng, đề tài cũng dành thời gian nghiên cứu những hợp đồng đại lý thương mại của công ty từ năm 2010 đến nay. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã ứng dụng đồng thời và hài hòa những phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong kinh tế chính trị như: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp khảo sát, đánh giá thực tiễn, so sánh, diễn giải, quy nạp. SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc Cách phân tích vấn đề theo “ chiều dọc” nhằm làm rõ toàn bộ nội dung pháp lý liên quan đến hợp đồng đại lý trong mối quan hệ biện chứng từ khi giao kết hợp đồng, xác lập và tuyên bố hợp đồng, thực hiện hợp đồng, cho đến khi sửa đổi, chấm dứt hợp đồng. Mặt khác, trong mỗi vấn đề, em cũng sử dụng cách thức truyền thống là đi từ nghiên cứu lý thuyết cơ bản cho đến thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng và cuối cùng là các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 1.6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các bảng, biểu, hình, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI . Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI. Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI. SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 5 [...]... SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về hợp đồng đại lý thương mại 1.1.1 Khái niệm về hợp đồng đại lý thương mại • Khái niệm đại lý thương mại Khái niệm đại lý thương mại được quy định tại Điều 166 Luật thương mại 2005: “ Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên đại lý. .. hợp pháp của bên vi phạm các phán quyết này có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc Khi yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mai giải quyết thì các bên phải tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI 2.1 Khái quát về hoạt động đại lý thương. .. chỉ và hủy bỏ hợp đồng + Theo Điều 308 Luật thương mại 2005 quy định: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng đại lý thương mại là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý thương mại Khi hợp đồng đại lý thương mại bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực + Theo Điều 310 Luật thương mại 2005 quy định: Đình chỉ thực hiện hợp đồng đại lý thương mại là việc một bên chấm dứt thực. .. trái pháp luật Vấn đề này có ý nghĩa trong việc giưa trật tự, an toàn trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế cũng như hợp đồng thương mại 1.2.1.2 Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý thương mại Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý là thương nhân Chủ thể của hợp đồng đại lý theo điều 167 Luật thương mại 2005 bao gồm bên giao đại lý và bên đại lý Trong đó, bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho bên đại lý bán... quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý + Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận 1.2 Nội dung và nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại 1.2.1 Giao kết hợp đồng đại lý thương mại 1.2.1.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý thương mại • Nguyên tắc tự nguyện: Việc giao kết hợp đồng thương mại phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, ... TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại 3.1.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại đối với Nhà nước Do phạm vi hoạt động đại lý thượng mại rộng nên nguồn pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động trung gian thương mại này rất phong phú, không chỉ có Luật thương mại 2005 mà còn nhiều luật, pháp lệnh, nghị định,... giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao 1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng đại lý thương mại Hợp đồng đại lý thương mại có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Bên đại lý phải dùng chính danh nghĩa của mình để thực hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng Đây là một đặc điểm quan trọng của hợp đồng đại lý thương mại cho phép phân biệt hợp đồng đại lý với hợp đồng đại. .. Tùy vào điều kiện sẵn có của các đối tác và doanh thu mà công ty chia hệ thống đại lý thành đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền và tổng đại lý, hệ thống đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 Các đại lý cấp 1 là những đại lý có doanh thu lớn, vị trí địa lý thuận lợi nhằm là một kênh chu chuyển để cung cấp sản phẩm cho đại lý cấp nhỏ hơn Những tỉnh có nhu cầu về vận tải lớn công ty đều có ít nhất từ 2 đến 3 đại lý. .. theo hợp đồng đại lý thương mại Khi hợp đồng đại lý thương mại bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng + Theo Điều 312 Luật thương mại 2005: Huỷ bỏ hợp đồng đại lý thương mại là sự kiện pháp lý. .. thông qua hành vi thực tế về vấn đề đại lý không có giá trị pháp lý SVTH: Nghiêm Thị Tình 11 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc 1.2.1.5 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý thương mại Về bản chất, hợp đồng đại lý thương mại là một hợp đồng dân sự nên quá trình giao kết một hợp đồng đại lý được thực hiện giống như một hợp đồng dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 . 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI 20 2.1. Khái quát về hoạt động đại lý thương mại tại công ty cổ phần vận tải và. VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI. Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ. thức để vận dụng vào công việc của mình trong tương lai. Với đề tài khóa luận “ Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.

  • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.

  • 1.3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu.

  • 1.4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.

  • 1.4.1. Đối tượng.

  • 1.4.2. Mục tiêu.

  • 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu.

  • 1.5. Phương pháp nghiên cứu.

  • 1.6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

  • Chương 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI.

  • 1.1. Khái quát về hợp đồng đại lý thương mại.

  • 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng đại lý thương mại.

  • 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng đại lý thương mại.

  • 1.1.3. Các hình thức đại lý thương mại.

  • 1.2. Nội dung và nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại.

  • 1.2.1. Giao kết hợp đồng đại lý thương mại.

  • 1.2.1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý thương mại.

  • 1.2.1.2. Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý thương mại.

  • 1.2.1.3. Nội dung giao kết hợp đồng đại lý thương mại.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan