Phân tích tình hình tài chính của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng

52 1K 2
Phân tích tình hình tài chính của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía các Thầy, Cô, bạn bè và các cô chú, anh chị trong công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể quý Thầy, Cô trường Đại học Thương Mại, quý Thầy, Cô khoa Tài chính - ngân hàng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Đỗ Thị Diên đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình em thực hiện khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị trong công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng đã tạo điều kiện cho em trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận. Với vốn kiến thức còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu có hạn, khóa luận của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô để kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 24 tháng 4 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Như Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: K46H4 1 MỤC LỤC SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: K46H4 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ2.1: Mô hình tổ chức của công ty Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả điều tra Bảng 2.2: Tình hình tài sản của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng Bảng 2.5: Phân tích hệ số khả năng thanh toán Bảng 2.6: Phân tích hệ số khả năng hoạt động của DN Bảng 2.7: Phân tích hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản của DN Bảng 2.8: Phân tích hệ số khả năng sinh lời của DN Bảng 2.9: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng năm 2010 – 2011 Bảng 2.10: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng năm 2011 - 2012. Bảng 2.11: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng năm 2010 - 2011. Bảng 2.12: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng năm 2011 - 2012. SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: K46H4 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC Báo cáo tài chính CP Cổ phần DN Doanh nghiệp PTTC Phân tích tài chính VCSH Vốn chủ sở hữu TC Tài chính TCDN Tài chính doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: K46H4 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Diên LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong tình hình hiện nay, những biến động của thị trường và điều kiện kinh tế chính trị trong nước cũng như quốc tế luôn mang lại cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và rủi ro cho cho doanh nghiệp DN. Vì vậy, để có được những quyết định đúng đắn trong sản xuất , kinh doanh, các nhà quản lý đều quan tâm đến vấn đề tài chính. Trên cơ sở phân tích tài chính sẽ biết được tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, sự vận động của tài sản nguồn vốn , khả năng tài chính, Thông qua các kết quả PTTC, có thể đưa ra các dự báo về kinh tế, các quyết định về tài chính trong ngắn hạn và từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Không chỉ cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị DN đưa ra các quyết định đúng mà PTTC còn là công cụ cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm đến TCDN trên các góc độ khác nhau để phục vụ cho mục đích khác nhau của họ. Dựa vào kết quả phân tích TCDN mà nhà đầu tư hay ngân hàng sẽ có căn cứ để ra quyết định đầu tư hiệu quả, các đối thủ cạnh tranh của DN có thể xem xét đối thủ để có chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, các cơ quan Nhà nước có thể đề ra những chủ trương, chính sách đối với nền kinh tế quốc gia. Do đó, công tác PTTC phải được tiến hành thường xuyên liên tục để giúp cho DN cũng như các đối tượng bên ngoài có được cái nhìn tổng quan về TCDN. Công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ thương mại với nhiều ngành nghề kinh doanh đa dạng. Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, công ty ngày càng mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy tình hình tài chính của công ty bộc lộ một số mặt tồn tại: hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, khả năng sinh lời thấp, khó khăn trong việc thu hồi nợ. Để thấy được thực trạng tình hình TC hiện nay, công tác phân tích tình hình TC đối với công ty là rất quan trọng. Vì vậy, em mạnh dạn đề xuất đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng” làm khóa luận tốt nghiệp. 2.Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa lý thuyết về tình hình TCDN và phân tích tình hình TCDN, bao gồm khái niệm, nội dung liên quan đến TCDN và phân tích TCDN, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phân tích sâu về tình hình TCDN công ty CP thương mại dịch vụ Hai Bà Trưng. SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: K46H4 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Diên Khảo sát và phân tích tình hình TC công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng để thấy rõ thực trạng tình hình TC của công ty với những điểm yếu, điểm mạnh,. Đồng thời, tìm hiểu công tác PTTC, để thấy những hạn chế, thiếu sót cần hoàn thiện, bổ sung. Từ những tồn tại thấy được trong quá trình phân tích và dựa trên thực trạng tình hình TC của DN, đề xuất những giải giáp nhằm cải thiện tình hình tài chính và hoàn thiện công tác PTTC của công ty. 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng - Phạm vi nghiên cứu: +Không gian: Tại Công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng, địa chỉ: Số 25 Lê Đại Hành, phường Lê Đại hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. +Thời gian: Các dữ liệu được sử dụng và phân tích trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. +Nội dung: Nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính, thực trạng tình hình tài chính tại công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải thiệ tình hình TC của công ty. 4.Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu sử dụng: + Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc). + Phương pháp phân tích các chỉ số TC: Bao gồm 4 chỉ số TC cơ bản: Cấu trúc tài chính, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời. + Phương pháp tỷ lệ: phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ TC trong quan hệ TC. + Một số phương pháp nghiên cứu khác: phương pháp diễn giải, qui nạp, phương pháp thống kê, Ngoài ra, trong bài còn sử dụng các bảng biểu, đồ thị để tăng tính thuyết phục. 5.Kết cấu khóa luận SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: K46H4 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Diên Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu bởi 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng Chương 3: Một số kết luận và các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính và công tác phân tích tài chính của công ty CP Thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng. SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: K46H4 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Diên CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.Một số khái niệm cơ bản về TCDN và phân tích TCDN 1.1.1.Khái niệm TCDN Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. (Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Trường Đại học Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê – 2013). 1.1.2.Khái niệm phân tích TCDN Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối quan hệ ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên BCTC để có thể đánh giá tình hình TCDN thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà DN đã đề ra hoặc so với các DN cùng ngành nghề. (Phân tích TCDN – NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM 2009). 1.1.3.Một số khái niệm khác 1.1.3.1.Tài sản Là nguồn lực do DN kiểm soát và có thể thu được lợi tích kinh tế trong tương lai. Lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của DN hoặc làm giảm bớt những khoản tiền mà DN chi ra. Tài sản của DN được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế. Tài sản xét theo tính chất và yêu cầu quản lý bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. 1.1.3.2.Tài sản ngắn hạn Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của DN có thời gian sử dụng, luân chuyển giá trị trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN hoặc trong một năm. TSNH của DN bao gồm nhiều loại khác nhau về tính chất và công dụng, do đó TSNH được phân loại theo nhiều cách khác nhau. 1.1.3.3.Tài sản dài hạn Là những tài sản của DN có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trên 1 năm hoặc qua nhiều chu kỳ kinh doanh của DN. Bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản đầu tư TC dài hạn và tài sản dài hạn khác. SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: K46H4 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Diên 1.1.3.4.Nợ phải trả Là các nghĩa vụ hiện tại của DN, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà DN sẽ phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Đó alf toàn bộ các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh đơn vị phải trả cho các chủ nợ nhưng chưa trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. 1.1.3.5. Hàng tồn kho Là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường hoặc đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang hoặc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. 1.1.3.6.Nguồn vốn chủ sở hữu Là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. DN có quyền sử dụng lâu dài trong quá trình hoạt động và không phải cam kết thanh toán. VCSH trong DN bao gồm nhiều loại khác nhau. 1.2.Lý thuyết về phân tích TCDN 1.2.1.Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích TCDN 1.2.1.1.Mục tiêu của phân tích TCDN Phân tích TCDN nhằm nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện, khách quan tình hình và khả năng tài chính của DN, thấy được sự tác động, ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản suất kinh doanh và kết quả kinh doanh, tìm ra những yếu kém, mâu thuẫn còn tồn tại trong công tác tổ chức và quản lý tài chính, qua đó đề ra những phương hướng, biện pháp cải tiến, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý TCDN. 1.2.1.2.Ý nghĩa của phân tích TCDN Phân tích tài chính hiểu theo nghĩa khái quát là hệ thống các phương pháp đánh giá, phân tích, hiểu các BCTC của DN trong một thời gian hoạt động nhất định, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh. Do đó việc thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình tài chính công ty giúp cho các nhà quản trị công ty, các cơ quan quản lý của công ty hiểu rõ về thực trạng tài chính của công ty, xác định được đầy đủ, đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của công ty. Từ đó có những biện pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính công ty. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá, đưa ra quyết định kịp SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: K46H4 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Diên thời của nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong ngoài nước. 1.2.2.Cơ sở dữ liệu để phân tích TCDN Những thông tin đầu vào phục vụ cho quá trình phân tích TCDN có thể được thu thập từ các nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm: Các thông tin chung của nền kinh tế, các thông tin theo ngành và các thông tin liên quan trực tiếp đến DN thuộc đối tượng phân tích. Trong đó, các thông tin liên quan trực tiếp đến DN bao gồm các thông tin về TCDN được thể hiện tập trung trong các báo cáo TCDN. Đây chính là cơ sở dữ liệu quan trọng và chủ yếu nhất phục vụ cho công tác phân tích TCDN. Thông thường, bộ báo cáo TCDN bao gồm 4 báo cáo cơ bản : Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo mô tả tình trạng tài chính của DN trên hai khía cạnh là tài sản và nguồn vốn của DN tại một thời điểm cụ thể. Nói cách khác, đây là bản báo cáo trình bày những thứ mà DN đang nắm giữ thể hiện ở phần tài sản và những thứ mà DN nợ thể hiện ở phần nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. BCĐKT cho biết qui mô và cơ cấu giá trị của các loại tài sản mà DN đang nắm giữ cũng như qui mô và cơ cấu các nguồn vốn mà DN đã huy động để tài trợ cho tài sản. Hiện nay, ở Việt Nam, các DN tiến hành lập BCĐKT theo biểu mẫu hướng dẫn của Nhà nước (Mẫu B01-DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là một BCTC phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của DN trong một niên độ kế toán. BCKQKD trình bày kết quả kinh doanh theo từng loại hình hoạt động gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Nội dung cơ bản của BCKQKD được trình bày theo các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của DN. Hiện nay, ở Việt Nam, các DN tiến hành lập BCKQKD theo biểu mẫu hướng dẫn của Nhà nước (Mẫu B02-DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là một BCTC mô tả dòng vận động tiền tệ của DN trong một khoảng thời gian nhất định. BCLCTT cho biết dòng tiền vào, ra và chênh lệch giữa chúng, phản ánh cách thức mà DN huy động tiền và số tiền đó đã ddc chi tiêu, sử dụng vào việc gì. Hiện nay, ở Việt Nam, các DN tiến hành lập BCKQKD theo biểu mẫu hướng dẫn của Nhà nước (Mẫu B03-DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Là một bản báo cáo bổ sung mô tả và giải thích các đặc điểm, tình hình và kết quả tài chính của DN trong một khoảng thời gian nhất định. SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: K46H4 10 [...]... việc tổ chức công tác PTTC một cách có hệ thống đối với công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng 2.3.2 .Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình TC của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng dựa vào dữ liệu thứ cấp Để phân tích tài chính của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng thông qua hệ thống các chỉ số đã học, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, em sẽ... xuất kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu đồng bộ sẽ làm lãng phí nguyên vật liệu, làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TỔNG HỢP HAI BÀ TRƯNG 2.1.Giới thiệu về công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng SVTH: Nguyễn... nhằm thực hiện phân tích một cách dễ dàng hơn Sử dụng công cụ bảng tính excel để xử lý số liệu, ta thu được những dữ liệu mới nhanh chóng và chính xác làm cơ sở cho việc phân tích 2.3 .Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình TC của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng 2.3.1 .Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình TC của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng dựa vào... đoạn gần đây, tình hình tài chính của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng là không tốt Có nhiều yếu tố ảnh hưởng, là nguyên nhân dẫn tới tình hình tài chính hiện tại của công ty Cũng như các DN khác, công ty đánh giá cao sự ảnh hưởng của chính sách, đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước, cũng như tình hình lạm phát, biến động của nền kinh tế đến sự ổn định tài chính của công ty Ngoài ra,... (10,81) VCSH (ROE) (%) (Nguồn: BCTC công ty CP dịch vụ thương mại tổng hợp Hai Bà Trưng ) Hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ tổng hợp với nhiều ngành nghề đa dạng, bao gồm sản xuất, buôn bán hàng hóa, tư vấn, cho thuê nhà, Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, công ty vẫn duy trì được hoạt động kinh... kết quả tính được ở trên, ta có thể nhận xét khái quát về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng như sau: Có thể thấy rằng, phần lớn thu nhập của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong đó, doanh thu chủ yếu là từ cung cấp dịch vụ, đặc biệt năm 2013 không có doanh thu từ bán hàng Điều... Hai Bà Trưng được chuyển thành Công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng Địa chỉ : Số 25 Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04 3974 4168 Fax: 04 3974 4068 Loại hình đơn vị: Công ty cổ phần Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh của công ty: thương mại, cho thuê văn phòng, cung cấp dịch vụ, kinh doanh bất động sản 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty. .. của đề tài này, em sẽ tiến hành phân tích một số nội dung cơ bản sau: SVTH: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: K46H4 Khóa luận tốt nghiệp 27 GVHD: ThS Đỗ Thị Diên 2.3.2.1 .Phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng a) Phân tích sự biến động của tài sản Để phân tích sự biến động tài sản của công ty, ta căn cứ vào bảng cân đối kế... 20 Công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng ( tên giao dịch tiếng Anh là Hai Ba Trung general trade and services joint stock company) , tên viết tắt là Trade Share Co.,HBT District, tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước: Công ty kinh doanh thương nghiệp tổng hợp Hai Bà Trưng Ngày 30/12/1998, theo Quyết định số 5670/QĐ-UB, doanh nghiệp nhà nước Công ty kinh doanh thương nghiệp tổng hợp Hai. .. Theo Ông (Bà) , tình hình tài chính của công ty trong những năm tới có xu hướng như thế nào? Theo Ông (Bà) , giải pháp nào sau đây công ty nên thực hiện trong tương lai gần để giúp cải thiện tình hình tài chính của công ty? 10 GVHD: ThS Đỗ Thị Diên Ý kiến khác Theo Ông (Bà) , công tác Trình độ nhân viên tham gia phân phân tích tài chính gặp những tích khó khăn gì? Áp dụng phương pháp trong phân tích Nguồn . DỊCH VỤ TỔNG HỢP HAI BÀ TRƯNG 2.1.Giới thiệu về công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng SVTH:. đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng - Phạm vi nghiên cứu: +Không gian: Tại Công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà. hình tổ chức của công ty Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả điều tra Bảng 2.2: Tình hình tài sản của công ty CP thương mại dịch vụ tổng hợp Hai Bà Trưng Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của công ty CP thương

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • 1.Tính cấp thiết của đề tài

  • Trong tình hình hiện nay, những biến động của thị trường và điều kiện kinh tế chính trị trong nước cũng như quốc tế luôn mang lại cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và rủi ro cho cho doanh nghiệp DN. Vì vậy, để có được những quyết định đúng đắn trong sản xuất , kinh doanh, các nhà quản lý đều quan tâm đến vấn đề tài chính. Trên cơ sở phân tích tài chính sẽ biết được tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, sự vận động của tài sản nguồn vốn , khả năng tài chính,... Thông qua các kết quả PTTC, có thể đưa ra các dự báo về kinh tế, các quyết định về tài chính trong ngắn hạn và từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.

  • 2.Mục đích nghiên cứu

  • 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

  • 4.Phương pháp nghiên cứu

  • Các phương pháp nghiên cứu sử dụng:

  • 5.Kết cấu khóa luận

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

  • 1.1.Một số khái niệm cơ bản về TCDN và phân tích TCDN

  • 1.1.1.Khái niệm TCDN

  • 1.1.2.Khái niệm phân tích TCDN

  • 1.1.3.Một số khái niệm khác

  • 1.1.3.1.Tài sản

  • 1.1.3.2.Tài sản ngắn hạn

    • 1.2.Lý thuyết về phân tích TCDN

    • 1.2.1.Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích TCDN

    • 1.2.2.Cơ sở dữ liệu để phân tích TCDN

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan