Một số vấn đề lý luận cơ bản về cung ứng hàng hoá tại công ty kinh doanh thương mại.

53 275 0
Một số vấn đề lý luận cơ bản về cung ứng hàng hoá tại công ty kinh doanh thương mại.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: TS. An Thị Thanh Nhàn Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CUNG ỨNG HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CPTM CẦU GIẤY 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài: một số giải pháp hoàn thiện cung ứng hàng hoá của công ty cptm Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay. Ngày nay, khi nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tăng lên, vì thế nhu cầu của họ đối với hàng hoá, dịch vụ cũng vì thế mà đòi hỏi cao hơn. Đó là một điều tất yếu. Khách hàng thường khó tính và kỹ càng trong chi tiêu đã tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Cung ứng hàng hoá là một trong những công đoạn có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống logistics kinh doanh thương mại. Nắm bắt được điều này, những công ty thực hiện hoạt động bán hàng hoá cho khách hàng cần phải thực hiện tốt quá trình quản trị cung ứng hàng hoá tại cơ sở của mình. Đáp ứng chất lượng của hàng hoá thôi chưa đủ mà cần phải nắm bắt tâm lý và thoả mãn nhu cầu phát sinh của khách hàng khi họ mua hàng hoá tại công ty của mình. Những người làm kinh doanh, không ai không hiểu rằng “khách hàng là thượng đế”, họ chính là những người có vị trí vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại, thành công trong kinh doanh của công ty. Trong quá trình bán hàng, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy nói riêng cần quan tâm tới vấn đề đảm bảo kịp thời, nhanh chóng chính xác, với số lượng, chất lượng và cơ cấu hàng hoá phù hợp với nhu cầu khách hàng và chi phí thấp nhất. Những yếu tố này sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững và hình ảnh tốt đẹp của công ty trong tâm trí người tiêu dùng. Hơn nữa, bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại ra đời và khẳng định vị trí không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường với SV: Phạm Thị Thanh Huyền - K42C1 Khoa Kinh doanh thương mại 1 GVHD: TS. An Thị Thanh Nhàn Luận văn tốt nghiệp vai trò trung tâm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp thương mại ở thị trường trong nước. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp. Vì thế, để đứng vững. , các doanh nghiệp cần có sự đổi mới trong nhận thức về quản lý kinh tế và sự nắm bắt nhanh nhạy với nhu cầu thị trường. Công tác cung ứng hàng hoá luôn được nghiên cứu, bổ sung để được hoàn thiện hơn cả về lý luận lẫn thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá, hiệu quả sản xuất. Trong những năm trở lại đây, khi thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ hợp tác thương mại với nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt hơn nữa là chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá của nước ta. Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều thử thách, đó là hàng hoá của các nước cũng tràn vào thị trường Việt Nam với khối lượng khổng lồ, chất lượng cao, mẫu mã hiện đại, với nhiều chương trình xúc tiến quảng cáo rầm rộ. Nếu không có sự đổi mới trong công tác quản lý, chẳng hạn như công tác cung ứng hàng hoá thì doanh nghiệp Việt Nam có thể bị thua ngay trên sân nhà. Không đứng ngoài những thách thức đó, công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy tuy đã đạt được nhiều thành tích trong kinh doanh nhưng về công tác cung ứng hàng hoá vẫn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Nếu không được hoàn thiện sẽ có thể gây ra những trở ngại lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Chất lượng dịch vụ khách hàng, uy tín và vị thế của công ty giảm sút. Để tồn tại và phát triển, bất cứ doanh nghiệp thương mại nào cũng phải xây dựng và xác định cho mình chiến lược kinh doanh đúng đắn cũng như đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp mới đảm bảo mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững của mình. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong trong đề tài. Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 50 năm đã đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay, công ty SV: Phạm Thị Thanh Huyền - K42C1 Khoa Kinh doanh thương mại 2 GVHD: TS. An Thị Thanh Nhàn Luận văn tốt nghiệp có một hệ thống gồm một siêu thị và 6 cửa hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để việc kinh doanh đạt hiệu quả, một trong những khâu quan trọng là thực hiện cung ứng hàng hoá thật tốt. Điều này có nghĩa công ty phải cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng thông qua hành vi mua bán hàng hoá, đảm bảo kịp thời, nhanh chóng chính xác, với số lượng, chất lượng và cơ cấu hàng hoá phù hợp với nhu cầu khách hàng và chi phí thấp nhất. Hơn nữa, thực tế đang tồn tại một số vấn đề về cung ứng hàng hoá trong công ty. Điều này nếu không được giải quyết triệt để ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty. Chúng ta đều biết hoàn thiện chất lượng cung ứng hàng hoá giúp doanh nghiệp đảm bảo tính thường xuyên, đều đặn của hoạt động kinh doanh. Ngay từ khâu tổ chức thực hiện cung ứng hàng hoá, nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt, hoạt động cung ứng sẽ bị chậm trễ. Hoàn thiện chất lượng cung ứng còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Việc lập kế hoạch cung ứng chính xác giúp doanh nghiệp có thể tăng nhanh vòng chu chuyển vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cung ứng hàng hoá trong sự thành công của công ty, em xin đưa ra vấn đề nghiên cứu trong đề tài là : Một số giải pháp hoàn thiện cung ứng hàng hoá của công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm; + Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về cung ứng hàng hoá. + Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, xu hướng biến động, các nhân tố ảnh hưởng và dự báo triển vọng việc cung ứng hàng hoá của công ty trong thời gian tới. SV: Phạm Thị Thanh Huyền - K42C1 Khoa Kinh doanh thương mại 3 GVHD: TS. An Thị Thanh Nhàn Luận văn tốt nghiệp Từ kết quả đó rút ra những đánh giá về kết quả đạt được, những mặt hạn chế còn tồn tại và căn cứ để đưa ra những kiến nghị đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện cung ứng hàng hoá của công ty CPTM Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay. 1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Vấn đề nghiên cứu tập trung hoàn thiện cung ứng hàng hoá thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại, hàng hoá điện máy, thực phẩm cho hệ thống siêu thị và các cửa hàng thuộc công ty cổ phần thương mại tại quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay. 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp Ngoài các phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, bài luận văn của em gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về cung ứng hàng hoá tại công ty CPTM Cầu Giấy Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về cung ứng hàng hoá tại công ty kinh doanh thương mại. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề cung ứng hàng hoá tại công ty CPTM Cầu Giấy Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề cung ứng hàng hoá tại công ty CPTM Cầu Giấy SV: Phạm Thị Thanh Huyền - K42C1 Khoa Kinh doanh thương mại 4 GVHD: TS. An Thị Thanh Nhàn Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CUNG ỨNG HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY KINH DOANH THƯƠNG MẠI 2.1 Khái niệm, vai trò của cung ứng hàng hoá trong mạng lưới bán lẻ Mạng lưới bán lẻ trong doanh nghiệp thương mại là tổng thể các cơ sở logistics trực tiếp cung cấp dịch vụ khách hàng, liên kết với nhau và phát triển theo những quy luật của nền kinh tế và của quá trình phân phối, vận động hàng hoá. Mạng lưới bán lẻ trực tiếp cung cấp dịch vụ logistics cho người tiêu dùng thông qua hành vi thương mại bán lẻ. Mạng lưới logistics kinh doanh thương mại là thành phần cơ bản của kênh logistics và hệ thống logistics tổng thể và của doanh nghiệp thương mại, tạo nên dòng chảy phân phối vật chất + Vai trò dịch vụ khách hàng: Cung cấp dịch vụ khách hàng, thoả mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng, đặc biệt thoả mãn dịch vụ thời gian. Khi tăng số lượng và quy mô các cơ sở logistics, trình độ dịch vụ khách hàng tăng lên. + Vai trò chi phí: Số lượng và quy mô mạng lưới logistics kinh doanh ảnh hưởng đến chi phí. Khi tăng số lượng và quy mô các cơ sở logistics, chi phí dự trữ có xu hướng tăng, còn chi phí vận chuyển có xu hướng giảm ( mạng lưới kho) và tăng (mạng lưới bán lẻ) Như vậy, vai trò của mạng lưới logistics bán lẻ chủ yếu là dịch vụ. 2.1.2 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của cung ứng hàng hoá trong mạng lưới bán lẻ. Hệ thống logistics kinh doanh thương mại bao gồm nhiều công đoạn, trong đó có công đoạn trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng, gọi là quá trình cung ứng hàng hoá – logistics trực tiếp. Như vậy, cung ứng hàng hoá là quá trình trực tiếp cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng thông qua hành vi mua bán hàng hoá, đảm bảo kịp thời, nhanh chóng chính xác, với số lượng, SV: Phạm Thị Thanh Huyền - K42C1 Khoa Kinh doanh thương mại 5 GVHD: TS. An Thị Thanh Nhàn Luận văn tốt nghiệp chất lượng và cơ cấu hàng hoá phù hợp với nhu cầu khách hàng và chi phí thấp nhất. Kết quả của quá trình cung ứng hàng hoá chịu ảnh hưởng và thể hiện chất lượng của toàn bộ hệ thống logistics. Số lượng, cơ cấu, và chất lượng hàng hoá, thời gian cung ứng hàng hoá cho khách hàng phụ thuộc vào tổ chức và phân bố mạng lưới logistics, phụ thuộc vào hệ thống cung ứng hàng hoá cho mạng lưới logistics, thể hiện ở công tác quản trị dự trữ, mua hàng, quá trình kho vận…Mặt khác, chất lượng dịch vụ khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình cung ứng hàng hoá. Do đó, cần phải tổ chức và quản trị tốt quá trình này. Khách hàng bên trong của doanh nghiệp là hệ thống các cửa hàng bán lẻ trực tiếp cung cấp dịch vụ khách hàng, liên kết với nhau theo những quy luật của nền kinh tế và của quá trình phân phối, vận động hàng hoá. Doanh nghiệp logistics có thể không cần biết ai là người tiêu dùng cuối cùng, nhưng cần phải luôn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng mua sản phẩm của mình bởi họ chính là người trực tiếp sử dụng dịch vụ logistics mà doanh nghiệp cung cấp. Như vậy, đối với một nhà sản xuất thì khách hàng có thể là nhà sản xuất khác; là một đại lý bán buôn, một nhà phân phối, một đại lý bán lẻ hoặc một công ty bán hàng qua mạng, thậm chí là người tiêu dùng cuối cùng. Một nhà bán buôn hoặc một nhà phân phối có khách hàng là nhà sản xuất, người tập hợp hàng hóa từ nhà bán buôn, nhà phân phối khác, đại lý bán lẻ, hoặc công ty đặt hàng qua mạng. Đối với đại lý bán lẻ hoặc công ty bán hàng qua mạng, khách hàng hầu hết luôn là người tiêu dùng cuối cùng. Quan điểm khái quát cho rằng dịch vụ khách hàng là tât cả những gì mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng - người trực tiếp mua hàng hoá và dịch vụ của công ty SV: Phạm Thị Thanh Huyền - K42C1 Khoa Kinh doanh thương mại 6 GVHD: TS. An Thị Thanh Nhàn Luận văn tốt nghiệp Hình 2.1: Quá trình cung ứng hàng hoá cho mạng lưới bán lẻ trong doanh nghiệp thương mại 2.1.3 Mục tiêu và nguyên tắc của cung ứng hàng hoá trong mạng lưới bán lẻ 2.1.3.1 Mục tiêu của cung ứng hàng hoá trong mạng lưới bán lẻ. Mục tiêu chung của quản trị cung ứng hàng hoá là: Phát triển doanh số trên cơ sở cung cấp trình độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lược với tổng chi phí thấp nhất. Mục tiêu này đòi hỏi phải tối ưu hoá dịch vụ khách hàng, có nghĩa, phải đảm bảo trình độ dịch vụ khách hàng của quá trình cung ứng hàng hoá đem lại khả năng lợi nhuận cao nhất. Mục tiêu của cung ứng hàng hoá bao gồm: - đáp ứng nhanh: Có nghĩa thời gian thực hiện đơn đặt hàng trong kinh doanh thương mại bán buôn và chi phí thời gian mua hàng của khách SV: Phạm Thị Thanh Huyền - K42C1 Khoa Kinh doanh thương mại Doanh nghiệp bán lẻ Cửa hàng 1 Cửa hàng 2 Cửa hàng 3 7 Nguồn hàng GVHD: TS. An Thị Thanh Nhàn Luận văn tốt nghiệp hàng trong kinh doanh thương mại bán lẻ là ít nhất. Việc cải tiến phương pháp và quá trình bán hàng đảm bảo sẽ rút ngắn được thời gian bán hàng đến mức thấp nhất. - Tối thiểu hoá các sai lệch: Quá trình giao hàng cho khách hàng trong kinh doanh bán buôn phải đúng với mong đợi của khách hàng được thể hiện trong hợp đồng mua bán, đặc biệt phải giảm đến mức thấp nhất những sai lệch thời gian. Trong kinh doanh bán lẻ phải thoả mãn đến mức cao nhất những nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, yêu cầu lựa chọn hàng hoá…như đã truyền tin và định vị đối với khách hàng trên thị trường mục tiêu. - Mục tiêu chi phí: Sử dụng công nghệ xử lý và thực hiện đơn đặt hàng và bán hàng tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất và độ chính xác. Phải dần từng bước cơ giới hoá và tự động hoá các thao tác của quá trình, vừa đảm bảo được mục tiêu dịch vụ và chi phí. 2.1.3.2 Nguyên tắc của cung ứng hàng hoá trong mạng lưới bán lẻ Phải thực hiện nguyên tắc cam kết: Thực hiện đầy đủ những cam kết đối với khách hàng được thể hiện trong hợp đồng mua bán đã ký kết; phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng quy định trong các cửa hàng bán lẻ. Phải thực hiện nguyên tắc linh hoạt và ưu tiên: Khi có những yêu cầu bất thường của khách hàng, phải huy động mọi nỗ lực logistics để đáp ứng cho dù có thể không thu được lợi nhuận như mong muốn. Đồng thời phải thực hiện chính sách ưu tiên. Nguyên tắc hệ thống công nghệ: Triển khai quá trình theo một quy trình hợp lý, thống nhất. 2.2 Nội dung cơ bản của cung ứng hàng hoá trong mạng lưới bán lẻ. 2.2.1 Các quyết định cơ bản 2.2.1.1 Xác định mục tiêu dịch vụ cung ứng hàng hoá. SV: Phạm Thị Thanh Huyền - K42C1 Khoa Kinh doanh thương mại 8 GVHD: TS. An Thị Thanh Nhàn Luận văn tốt nghiệp Chất lượng dịch vụ khách hàng là kết quả của toàn bộ hệ thống logistics, đòi hỏi phải có sự phối hợp của toàn bộ hệ thống. Đồng thời, mỗi công đoạn nghiệp vụ phải đề ra mục tiêu riêng. Mục tiêu của cung ứng hàng hoá chủ yếu tập trung vào tốc độ và tính ổn định trong cung ứng hàng hoá cho khách hàng. Phải xác định thời gian tối đa kể từ khi nhận được đơn đặt hàng hoặc ký hợp đồng mua bán hàng hoá. Phải dự đoán nhu cầu dịch vụ của từng khách hàng mục tiêu để đáp ứng, đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Trong từng thời kỳ, phải thiết kế được cửa sổ dịch vụ nhằm xác định trình độ dịch vụ cần đạt để từ đó, xác định thời gian cung ứng hàng hoá cho khách hàng tương ứng. Theo cửa sổ dịch vụ thì muốn đạt được chỉ tiêu trình độ dịch vụ 95%, thời gian thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng không được vượt quá 6 ngày. Nếu vượt quá, có nghĩa là đã giảm trình độ dịch vụ khách hàng xuống. Tuy nhiên, do có mối quan hệ giữa trình độ dịch vụ khách hàng và chi phí, khả năng lợi nhuận, cho nên xác định mục tiêu cung ứng hàng hoá có thể theo một số cách như sau: - Xác định mục tiêu dịch vụ khách hàng, sau đó bằng mọi nỗ lực để giảm chi phí đến mức thấp nhất; - Xác định mức chi phí tối đa, sau đó cải thiện các hoạt động logistics để đạt được trình độ dịch vụ cao nhất có thể; - Xác định trình độ dịch vụ khách hàng tối ưu, có nghĩa xác định trình độ dịch vụ khách hàng mà tại đó, cho khả năng thu lợi nhuận cao nhất 2.2.1.2 Xác định tổng mức và cơ cấu lưu chuyển cung ứng hàng hoá. Trên cơ sở kế hoạch marketing thương mại đã định, phải tiến hành đo lường và dự báo nhu cầu làm cơ sở cho việc xác định định mức bán và ngân sách bán, Phải sử dụng các phương pháp đo lường và dự báo đảm bảo độ chính xác và kịp thời. Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá phải cụ thể, SV: Phạm Thị Thanh Huyền - K42C1 Khoa Kinh doanh thương mại 9 GVHD: TS. An Thị Thanh Nhàn Luận văn tốt nghiệp chi tiết theo từng nhóm, mặt hàng, theo từng đối tượng khách hàng để dự tính các giải pháp logistics hợp lý, đảm bảo những mục tiêu dịch vụ logistics đã đề ra. 2.2.1.3 Xác định các phương thức cung ứng. - Phương thức cung ứng thẳng. Đây là phương thức cung ứng trong doanh nghiệp thương mại mua hàng hoá từ cơ sở sản xuất, các nguồn hàng sau đó chuyển thẳng đến các cơ sở bán hay các cửa hàng trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp. Phương thức này thường được áp dụng khi giá trị cung ứng không lớn hơn nhu cầu tiêu thụ. Ưu điểm của phương thức này là tiết kiệm được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng hoá, tránh được tổn thất trong khâu lưu kho, giúp doanh nghiệp không ứ đọng vốn. Song nhược điểm lớn nhất của phương thức này là khi doanh nghiệp có nhu cầu về hàng hoá lớn thì lại không đáp ứng được kịp thời do doanh nghiệp chỉ tiến hành cung ứng khi đã hết hàng. Nếu các nhà cung cấp không đưa hàng tới đúng thời điểm hay không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật thì hệ thống này lại đem lại rủi ro cho các nhà kinh doanh, làm trì hoãn hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp không tận dụng được cơ hội kinh doanh khi trên thị trường xuất hiện cơn sốt về hàng hoá của doanh nghiệp. Đồng thời, chi phí đặt hàng cũng tăng do phải mua nhiều lần. Hình 2.2: Quá trình cung ứng thẳng - Phương thức cung ứng qua kho. Theo phương thức này, hàng hoá sau khi được mua từ nhà sản xuất, nguồn hàng sẽ được chuyển về kho của doanh nghiệp, nằm lại đó một thời gian sau đó mới được chuyển đến các đơn vị bán của doanh nghiệp. Trong thời gian nằm lại kho, hàng hoá sẽ được bảo quản, bao gói, chỉnh lý trước khi đến các cửa hàng để bán, đối với nguyên liệu sản xuất trong thời gian ở SV: Phạm Thị Thanh Huyền - K42C1 Khoa Kinh doanh thương mại Nhà cung ứng Vận chuyển hàng hoá Giao hàng cho khách 10 [...]... lên hàng năm là băng chứng xác thực cho sự tăng trởng, đầu t kinh doanh đúng hớng, và thuế thu nhập của DN năm 2008/2007 tăng 61.8% tơng ứng số tiền 34(Trđ) năm 2009/2008tăng 79.2% tơng ứng số tiền 70.5(Trđ) chứng tỏ thu nhập của CBCNV tăng lên nh vậy doanh nghiệp đã cải thiện đợc đời sống của ngời lao động trong công ty Nh vậy doanh nghiệp đã hoànthànhtốt nghĩa vụ nộp thuế 3.4.3 D oỏn v tỡnh hỡnh cung. .. 18% tơng ứng số tiền là 6.500(Trđ) năm 2009 so 2008 tăng 20.7% tơng ng số tiền là 8.800(Trđ) Trong đó mặt hàng thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành hàng nh vậy mặt hàng thực phẩm vẫn đợc ngời tiêu dùng quan tâmcụ thể là năm 2008/2007 tăng 7.9% tơng ứng với số tiền là 1.200(Trđ) nhung đến năm 2009/2008 tăng 30.4% tơng ứng với số tiền là 5.000(Trđ)Nó có thể làm cho doanh thu của công ty tăng... chiều hớng suy giảm vềtỷ trọng mặc dù công ty đã có nhiều biện pháp, liên kết và là nhà phân phối cho các nhà sản xuất có hàng hoá chất lợng cao nh: Công ty kim khí Thăng Long 3.4.3 Phõn tớch tỡnh hỡnh thc hin mt s ch tiờu kinh t ca cụng ty, giai on t 2006 2009 3.4.3.1 Phõn tớch tỡnh hỡnh thc hin hot ng kinh doanh ca cụng ty n v: Triu ng Cỏc ch tiờu Nm 2006 Nm 2007 Nm 2008 Nm 2009 Tng doanh thu 65000.0... doanh Tu theo quy mụ kinh doanh v mt hng m doanh nghip cú nhiu kho hay ớt kho, kho rng hay hp cho phự hp b Nh cung cp Mt s nh cung cp truyn thng v cỏc sn phm chớnh m cụng ty thng mua l: Tờn nh cung ng Cụng ty sa Vit Nam Vinamilk Mt hng cung ng Sa ti, sa chua, phụ mai SV: Phm Th Thanh Huyn - K42C1 27 Khoa Kinh doanh thng mi GVHD: TS An Th Thanh Nhn Lun vn tt nghip Cụng ty bỏnh ko Kinh ụ Tp on Unilever... 23.2 hàng mua vào 15.000 16.500 19.500 1.500 10.0 3.000 18.1 Hàng TP Hàng dụng cụ 5.000 6.500 8.000 1.500 30.0 1.500 23.0 gia đình 4.150 6.000 Hàng hoá mỹ 3.000 1.150 38.3 1.850 44.5 phẩm 4.500 6.000 500 12.5 1.500 33.3 Hàng đồ chơi 4.000 4.850 5.500 Hàng văn 3.000 1.850 61.6 650 13.4 phòng Nhận xét: Qua bảng 3.7 ta thấy tình hình mua vào của công ty năm 2008 so 2007 tăng lên 21.6% tơng ứng với số tiền... Phỳc, Hng Yờn 3.4 Phõn tớch tỡnh hỡnh cung ng hng hoỏ v cỏc ch tiờu kinh t ti cụng ty 3.4.1 Phõn tớch tỡnh hỡnh thc hin k hoch cung ng hng hoỏ nm 2009 n v: triu ng DS: doanh s KH: k hoch TH: thc hin HTKH: hon thnh k hoch Kế hoạch CUNG NG 2009 SV: Phm Th Thanh Huyn - K42C1 30 Khoa Kinh doanh thng mi GVHD: TS An Th Thanh Nhn Lun vn tt nghip ds CUNG kh cung th CUNG ds CUNG NG 2008 NG NG 2009 2009 NG 09/08... kéo theo lợi nhuận của công ty tăng.Sở dĩ để mua đợc lợng hàng nh vậy là do công ty có mối quan hệ với các công ty bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội và những đơn vị sản xuất đảm bảo có uy tín chất lợng tốt và thơng hiệu đã đợc ngời tiêu dùng biết đến SV: Phm Th Thanh Huyn - K42C1 32 Khoa Kinh doanh thng mi GVHD: TS An Th Thanh Nhn Lun vn tt nghip Nhóm hàng đồ dùng gia đình đay là nhóm hàng mà đợc ngời tiêu... - Kinh doanh dch v, du lch trong v ngoi nc - u t xõy dng h tng Kinh doanh bt ng sn v vn phũng cho thuờ 3.2.1.2 Chc nng nhim v ca cụng ty Cụng ty c thnh lp vi nhim v: + Khụng ngng nõng cao li ớch ca cỏc c ụng v m bo i sng, vic lm cho ngi lao ng + Tng tớch lu phỏt trin sn xut kinh doanh ca cụng ty + Gúp phn thit thc vo vic thc hin cỏc nhim v phỏt trin kinh t xó hi ca t nc 3.2.1.3 C cu t chc hot ng kinh. .. Cụng ty cú nhiu i th cnh tranh trờn th trng, mt s khỏch hng quen thuc ó chuyn la chn sang cụng ty khỏc - Cht lng dch v khỏch hng ca cụng ty cha thc s tt, ỏp ng cỏc nhu cu ca khỏch hng 3.4.2 Phõn tớch tỡnh hỡnh thc hin k hoch cung ng hng hoỏ ti cụng ty nm 2009 Bảng 3.5: Tình hình bán ra của CPTM Cầu Giấy Đơn vị: Triệu đồng 2007 Chỉ tiêu Tổng trị giá hàng bán ra Hàng TP Hàng dụng cụ gia đình Hàng hoá. .. với số tiền là 6.500(trđ) năm 2008 so với năm 2009 tăng lên 23.2% tơng ứng với số tiền 8.500(trđ) Qua bảng ta thấy doanh nghiệp có xu hớng về hàng hoá mỹ phẩm và hàng đồ chơi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành hàng bởi dân có xu hớng làm đẹp và đi chơi 3.4.3.3 Phõn tớch tỡnh hỡnh thc hin np ngõn sỏch v np ngha v ca cụng ty Bảng 3.8: Kết quả nộp ngân sách và nộp nghĩa vụ Đơn vị: Trđ 2008/2007 2007 . bài luận văn của em gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về cung ứng hàng hoá tại công ty CPTM Cầu Giấy Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về cung ứng hàng hoá tại công ty. học Thương Mại thực hiện. - Đề tài đã giải quyết được một số vấn đề sau: + Nêu lên được đầy đủ những lý luận cơ bản về cung ứng hàng hoá trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại. +. CƠ BẢN VỀ CUNG ỨNG HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY KINH DOANH THƯƠNG MẠI 2.1 Khái niệm, vai trò của cung ứng hàng hoá trong mạng lưới bán lẻ Mạng lưới bán lẻ trong doanh nghiệp thương mại là tổng thể các cơ

Ngày đăng: 02/04/2015, 15:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan