tiểu luận môn thủy văn môi trường

19 681 1
tiểu luận môn thủy văn môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt Mục Lục Mục Lục   Chương mở đầu Vũng - vịnh ven bờ biển phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều trung tâm kinh tế, đô thị và cảng biển lớn cỡ Quốc tế phát triển gắn với vũng vịnh ven bờ biển. Việt Nam có vùng biển chủ quyền rộng khoảng 1.000.000 km 2 và bờ biển dài trên 3200km với 3 loại địa hệ ven bờ tiêu biểu là các vũng – vịnh, vùng cửa sông (hình phễu, châu thổ và liman) và đầm phá. Chúng là kết quả tương tác giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh, là kết quả tương tác giữa các yếu tố động lực ngoại sinh sông, sóng và thủy triều ở dải bờ biển. Mỗi loại có những đặc trưng riêng không chỉ về mặt hình thái mà về quá trình tiến hóa bờ, động lực hình thành và tổ hợp các dạng địa hình phản ánh đặc trưng hình thái đó. Dưới góc độ địa lý tự nhiên – địa mạo chúng là các địa hệ ven bờ. Dưới góc độ địa chất đó là các thể địa chất hiện đại. Dưới góc độ trầm tích học, chúng là các nhóm tướng trầm tích theo nguồn góc phát sinh. Dưới góc độ sinh thái, chúng là các hệ sinh thái lớn và quan trọng ở dải bờ biển, bao gồm các tiểu hệ thành phần. Trong phạm vi hạn hẹp của tiểu luận nên em chỉ nghiên cứu về một loại địa hình ven bờ biển Việt Nam đó là hệ thống vũng – vịnh và các dạng tồn tại của SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 1 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt chúng. Trong khi nghiên cứu không khỏi những thiếu sót, mong thầy cô và các bạn giúp đỡ, đóng góp ý kiến để em có thể bổ sung và hoàn thiện bài tiểu luận cũng như kiến thức của bản thân. Bằng phương pháp quan sát, thu thập thông tin, kiểm kê và phân tích dữ liệu, số liệu về các đặc trưng, hình thái và cấu trúc của vũng – vịnh để có thể phân loại các dạng tồn tại của hệ thống vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam. Chương I: Khái quát về vũng -vịnh ở Việt Nam 1.1 Khái niệm vũng-vịnh Theo “Từ điển Địa chất giải thích” (Nguyễn Văn Chiển và nnk, 1979) thì "Vịnh là phần biển ăn sâu vào lục địa, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể. Vũng biển là phần biển ăn sâu vào lục địa, nối với ngoài khơi thường chỉ bằng các khe, lạch không lớn Vũng biển còn được gọi là vịnh nhỏ". Theo từ điển Việt Nam thì vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam được hiểu là một phần của biển lõm vào lục địa hoặc do đảo chắn tạo thành một vùng nước khép kín ở mức độ nhất định mà trong đó động lực biển thống trị. Có thể so sánh thuật ngữ tương đương với nước ngoài như sau: 1.1.1 Vịnh biển (Gulf): Nằm trên một vùng rộng lớn của thềm lục địa, hoặc vùng biển nước sâu. Trên đáy có thể có mặt trầm tích di tích hoặc các di tích các dạng địa hình cổ. 1.1.2 Vịnh ven bờ (Bay): Nằm trong dải bờ biển, độc lập hoặc là một phần của vịnh biển, độ sâu thường không vượt quá 30m, là nơi xảy ra quá trình bờ mạnh mẽ và tương tác lục địa và biển rất rõ. Thường không có mặt các trằm tích di tích. 1.1.3 Vịnh bờ đá (Embayment): Nằm trong dãi bờ biển, độc lập hặc là một phần của vịnh biển. Bờ xâm thực mài mòn ưu thế. Bờ đá gốc là chủ yếu. 1.1.4 Vũng (Bight): Nằm trong dãy bờ biển, độc lập hoặc là một phần của vịnh ven bờ. Vùng lõm khá thoải và tương đối hở. Đường bờ thường khá đơn giản. 1.1.5 Vụng (Shelter): Độc lập hoặc là một bộ phận của vịnh ven bờ hay vịnh bờ đá. Khá kín, hình thái đường bờ thường khúc khuỷu phức tạp kiểu tùng và áng. SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 2 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt 1.2 Tổng quan hệ thống vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam Các vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam được tạo nên do các mũi nhô, bán đảo, đảo chắn, đa dạng về kiểu loại, hình dáng và kích thước, phân bố rộng rãi nhưng tập trung chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc, tạo nên bộ phận cấu trúc hình thái của kiểu bờ dalmatic và karst cấu tạo từ các đá vụng nguyên và cacbonat, và ở vùng bờ biển miền trung (từ Thanh hóa tới Vũng Tàu), tạo nên bộ phận cấu trúc của kiểu bờ riat đang trong giai đoạn san bằng bờ, cấu tạo từ các đá vụn lục nguyên và macma. Động lực phát triển bờ vịnh chủ yếu là sóng thống trị, trừ vịnh Hạ Long đông bắc triều thống trị. Trao đổi nước trong vịnh thường rất tốt, hay có mặt bãi cát biển, thềm mài mòn và vách đá, rạn san hô. Bờ vách nói chung khá ổn định. Hệ thống vũng – vịnh ven bờ gồm có 48 chiếc với tổng diện tích khoảng 4000km 2 , phân bố kéo dài trên 10 vĩ độ Bắc dọc bờ biển, từ bắc vào Nam, thuộc các vùng địa lý khác nhau, có tính chất và mức độ tập trung khác nhau. Mặc dù diện tích mặt nước các vũng – vịnh chỉ bằng 1,4% diện tích đất liền và 0,44% diện tích vùng biển, nhưng là các vị trí trọng điểm vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. 1.3 Các yếu tố hình thái cơ bản của vũng – vịnh Các yếu tố hình thái cơ bản của một vũng – vịnh có thể phân biệt như sau: - Bờ vịnh: bờ đá gốc, bờ cát (bãi cát biển) và có thể có những đoạn bờ bùn. Nói chung bờ đá gốc phổ biến nhất. Trong trường hợp bờ vũng – vịnh hầu như là đá gốc thì gọi là bờ vịnh đá. Bờ cát phổ biến ở một số vịnh, nơi tác động của sóng mạnh và ngồn bồi tích cát phong phú cung cấp tờ phá hủy các mũi nhô hoặc đưa ra từ các con sông gần đấy. Bờ bùn có thể xuất hiện ở vịnh thủy triều thống trị (ven bờ Đông Bắc), hoặc khu vực lân cận cửa sông đổ vào vịnh. - Mũi nhô: thường cấu tạo từ đá gốc rắn chắc và có khi vươn ra phía biển tạo nên hình thái bán đảo. Các vũng – vịnh thường có ít nhất một mũi nhô che chắn, có khi hai mũi nhô chính chắn. Một số vịnh lớn có thể them nhũng mũi nhô nhỏ trong cung bờ vịnh. - Lòng vũng - vịnh: là phần không gian chủ yếu của vũng – vịnh và bao gồm nhiều dạng địa hình khác nhau như luồng lạch ngầm, các mỏm đá ngầm, các rạn san SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 3 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt hô (kiểu viền bờ là chính, hiếm khi gặp kiểu chắn bờ). Địa hình lòng vịnh thường thoải, sâu dần ra phía trục long chính của vũng – vịnh và sâu dần ra phái cửa. Một số vịnh ven bờ Đông Bắc như Hạ Long và Bái Tử Long có các luồng lạch rất sâu. - Cửa vũng - vịnh: đó là khoảng không gian nằm giữa hai mũi nhô xa nhất của vịnh. Phía ngoài cửa vũng – vịnh là chế độ biển hở. Phía trong cửa vịnh, chế độ hoàn lưu nước mang đặc điểm khác. - Đảo chắn hoặc đảo nằm trong vịnh: có thể một hoặc nhiều, góp phần khép kín vịnh và làm phức tạp hoàn lưu nước trong vịnh. Bờ các đảo vùng nước trong thường là nơi phát triển các rạn san hô ngầm. Phổ biến bờ đảo đá gốc. Một số đảo lớn có thể có các bãi cát biển quy mô lớn như trường hợp Ngọc Vừng, Cô Tô. Chương II: Phân loại các dạng vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam 2.1 Phân loại vũng - vịnh dựa vào kiểu loại và tính chất chuyển tiếp về hình thái: Vũng- vịnh ven bờ biển Việt Nam được chia thành 3 cấp cơ bản: - Cấp 1: Vịnh biển(Gulf). Ví dụ: vịnh Bắc Bộ,… - Cấp 2: Vịnh ven bờ (Bay), trong đó có vịnh bờ đá. Ví dụ: vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ,… - Cấp 3: Vũng hoặc vụng (Bight và Shelter) , trong đó vũng chỉ hình thái hở hơn, còn vụng chỉ hình thái kín hơn. Ví dụ: vụng Cửa Lục, vụng Gấu,… 2.2 Phân loại vũng - vịnh theo quy mô Phân loại vũng vịnh theo quy mô căn cứ vào diện tích mặt nước ở mực biển trung bình. Diện tích của hệ thống vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam trong khoảng 2 – 560km 2 . Ở mức độ khái quát, các vũng – vịnh này có diện tích phổ biến từ 50 – 150km 2 , lớn nhất là vịnh Bái Tử Long với diện tích 560km 2 và nhỏ nhất là vụng Ông Diên (Sông Cầu – Phú Yên) với diện tích 2km 2 . Ở mức độ chi tiết hơn, vũng – SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 4 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt vịnh ven bờ biển Việt Nam được phân thành các cấp: Vũng - vịnh loại lớn( diện tích trên 100km 2 ), trung bình(50 – 100km 2 ), nhỏ(10 – 50 km 2 ), rất nhỏ( diện tích dưới 10km 2 ). Bảng 1: Đặc trưng các nhóm vũng – vịnh theo quy mô STT Nhóm Tổng diện tích(km 2 ) Số lượng(cái) Phẩn trăm diện tích(%) Phần trăm số lượng(%) 1 Lớn 3135,3 14 78 29 2 Trung bình 414 6 10 13 3 Nhỏ 430,3 17 11 35 4 Rất nhỏ 53,3 11 1 23 2.3 Phân loại vũng – vịnh theo độ sâu Dựa theo phân tích thống kê tài liệu, có xem xét đến các mức độ sâu biến dạng của sóng khi truyền vào bờ, độ sâu các vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam được phân chia thành các cấp sau: - Nhóm có độ sâu rất lớn: trên 25m - Nhóm có độ sâu lớn: sâu từ 15m – 25m - Nhóm có độ sâu trung bình: từ 5 – 15m - Nhóm có độ sâu nhỏ: dưới 5m Bảng 2: Tỷ lệ nhóm vũng – vịnh phân loại theo độ sâu STT Nhóm độ sâu Số lượng(cái) Tỷ lệ theo số lượng(%) 1 Rất sâu 3 6 2 Sâu 14 29 3 Trung bình 23 48 4 Nhỏ 8 17 Giá trị độ sâu trung bình của toàn bộ hệ thống vũng – vịnh Việt Nam là 11,5m, phổ biến trong khoảng 5-15m, lớn nhất không quá 30m. Nhóm vũng – vịnh có độ sâu lớn và trung bình chủ yếu tập trung tại Trung Bộ, từ vịnh Diễn Châu(Nghệ An) đến vịnh Phan Thiết(Bình Thuận) và các đảo tương đối xa bờ(vịnh SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 5 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt Cô Tô, vịnh Côn Sơn,…). Vũng – vịnh có độ sâu nhỏ chủ yếu phân bố ở phần đông bắc bờ biển Việt Nam: vịnh Tiên Yên – Hà Cối, Quán Lạn(Vân Đồn), Bái Tử Long, … 2.4 Phân loại vũng – vịnh theo hình thức tạo vịnh và cấu tạo thạch học bờ 2.4.1 Hình thức tạo vịnh Dựa vào hình thức tạo vịnh, hệ thống vũng – vịnh Việt Nam được phân thành 2 nhóm: Nhóm do mũi nhô tạo bán đảo và nhóm do đảo chắn hỗn hợp. Hầu hết các vũng – vịnh tạo ra do có mũi nhô đá gốc tạo thành bán đảo. tiêu biểu cho hình thức này là vịnh Đà Nẵng với bán đảo Sơn Trà, vịnh Văn Phong với bán đảo Hòn Gốm. Một số ít các vũng – vịnh tạo ra do các đảo chắn hỗn hợp như: vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Bảng 3: Tỷ lệ nhóm vũng – vịnh phân loại theo chỉ tiêu hình thức tạo thành STT Nhóm Số lượng(cái) Tỷ lệ(%) 1 Mũi nhô 14 85,5 2 Đảo chắn hỗn hợp 7 14,5 Ngoài ra, còn tồn tại hình thức vịnh ven đảo, được hình thành từ cung lõm của các đảo có kích thước lớn nằm tách khỏi bờ. Ví dụ: vụng ở Hòn Tre, Hòn Mun(Nha Trang), vịnh Côn Sơn(Côn Đảo), vịnh Cô Tô( Quảng Ninh). 2.4.2 Cấu tạo thạch học bờ Vũng – vịnh ven bờ có cấu tạo thạch học rất phức tạp. Một vũng – vịnh có cấu tạo thạch học bờ là trầm tích bở rời bùn, cát hoặc đá gốc nhưng lại có thể là tổ hợp của cả hai hay ba loại nêu trên. Dựa vào tính ưu thế, có thể chia thành 3 nhóm cấu tạo bờ: bờ cấu tạo từ đá gốc, bờ cấu tạo từ cát và bờ cấu tạo từ bùn. Việc xác định 3 nhóm cấu tạo bờ trên được tiến hành dựa trên tập bản đồ Địa chất các tỉnh ven biển Việt Nam, tỷ lệ 1/200000 của Cục Địa Chất và Khoáng sản Việt Nam(1999-2000). Bảng 4: Tỷ lệ nhóm vũng – vịnh phân loại theo chỉ tiêu cấu tạo thạch học bờ. SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 6 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt STT Nhóm bờ Số lượng Tỷ lệ(%) 1 Cát 25 52 2 Đá gốc 21 44 3 Bùn 2 4 - Nhóm vũng – vịnh cấu tạo bờ từ đá gốc là vịnh bờ đá tiêu biểu, phân bố tại những đá gốc lan ra sát biển, sông suối chảy vào ít hoặc không đáng kể. Nhóm này phổ biến tại Đông Bắc Bộ, miềm Trung và ven các đảo, tiêu biểu là vịnh bái Tử Long, Quán Lạn, Hạ Long, Lan Hạ(Bắc Bộ), Nghi Sơn(Bắc Trung Bộ), Làng Mai, Cù Mông, Xuân Đài,…(Nam Trung Bộ), hoặc ven đảo như vịnh Cô Tô, Lan Hạ, Cù Lao Chàm(Quang Nam), Hòn Tre(Nha Trang - Khánh Hòa), Côn Sơn. - Nhóm vũng – vịnh cấu tạo từ bờ cát chủ yếu phân bố ở miền Trung. - Nhóm vũng – vịnh được cấu tạo từ bờ bùn chiếm một tỷ lệ rất ít, điểm hình là vịnh Tiên Yên – Hà Cối và vịnh Cửa Lục(Quảng Ninh). 2.5 Phân vùng vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam Việc phân vùng vũng – vịnh căn bản dựa theo phân vùng tự nhiên lãnh thổ và phân vùng dải bờ biển Việt Nam . Tuy nhiên, phân vùng vũng -vịnh còn dự theo mức độ phân bố tập trung của chúng và đặc biệt dựa vào đặc trưng của nhóm chỉ tiêu động lực hình thái phản ánh nguồn gốc, tiến hóa và tương quan động lực của các tập hợp vũng – vịnh trên một không gian nhất định. Vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam được phân bố theo 4 vùng địa lý với các đặt trưng khác nhau là Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng các đảo phía Nam. 2.5.1 Vùng bờ biển Bắc Bộ (Quảng Ninh – Ninh Bình) Có tổng số 7 vũng – vịnh: Tiên Yên- Hà Cối, Bái Tử Long, Quán Lạn, Hạ Long, Cô Tô, Lan Hạ và Cửa Lục.Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, chỉ ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa trung bình năm khoảng 2000 – 2400mm và giảm dần về phía Nam. Động lực thủy triều đóng vai trò chủ đạo. Hệ thống sông – suối đổ vào vũng – vịnh khá phong phú và đóng vai trò nhất định trong việc thành tạo địa hình bờ vịnh. SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 7 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt 2.5.1.1 Vịnh Tiên Yên – Hà Cối - Địa điểm: Đông bắc Quảng Ninh: Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên. - Diện Tích: 400km 2 - Hình thức tạo vịnh: đảo chắn - Cấu tạo thạch học bờ: bùn - Vịnh Tiên Yên - Hà Cối hình thành do ngập chìm các vùng cửa sông Ba Chẽ, Tiên Yên và Hà Cối và được che chắn bởi hệ thống đảo Cái Bầu, Vạn Vược, Vạn Mực, Cái Chiên và Vĩnh Thực. Vịnh trao đổi nước với Vịnh Bắc Bộ qua 5 cửa chính gồm Cửa Tiểu, Cửa Đại, Bò Vàng, Cửa Mô và Đầu Tán. 2.5.1.2 Vịnh Bái Tử Long - Địa điểm: Đông bắc Quảng Ninh: Vân Đồn, Cẩm Phả - Diện tích: 560km 2 - Hình thức tạo vịnh: đảo chắn - Cấu tạo thạch học bờ: đá gốc - Vịnh Bái Tử Long còn có hệ thống thủy triều với mức triều vào khoảng 3,5- 4m/ngày. Các đảo của Vịnh thường là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, là địa hình có tuổi kiến tạo địa chất khoảng 300 triệu năm, do quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. 2.5.1.3 Vịnh Quán Lạn - Địa điểm: Đông bắc Quảng Ninh: Vân Đồn - Diện tích: 105km 2 - Hình thức tạo vịnh: Đảo chắn SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 8 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt - Cấu tạo thạch học bờ: Đá gốc - Mức độ đóng kín: Nửa kín - Vịnh Quán Lạn là một vịnh nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long. Chế độ nước sông đổ vào không đáng kể. 2.5.1.4 Vịnh Hạ Long - Địa điểm: Đông nam Quảng Ninh: Thành phố Hạ Long - Diện tích: 420km 2 - Hình thức tạo vịnh: Đảo chắn - Cấu tạo thạch học bờ: Đá gốc - Vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Hàng nghìn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. - Ngày 11/11/2011, Vịnh Hạ Long chính thức lọt vào danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. 2.5.1.5 Vịnh Cô Tô - Địa điểm: Đông bắc Quảng Ninh: Cô Tô - Diện tích: 32km 2 - Hình thức tạo vịnh: Mũi nhô - Cấu tạo thạch học bờ: Đá gốc - Vịnh Cô Tô nằm ở đảo xa đất liền, hầu như không chịu ảnh hưởng của động lực sông. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, san hô, vùng triều, đáy mềm phát SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 9 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt triển mạnh. Thậm chí còn tìm thấy cả các khu rừng ngập mặn nhưng lại không hề thấy các bãi cỏ biển. 2.5.1.6 Vịnh Lan Hạ - Địa điểm: Đông nam Cát Bà (Hải Phòng) - Diện tích: 33km 2 - Hình thức tạo vịnh: Đảo chắn - Cấu tạo thạch học bờ: Đá gốc - Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, trông ra cửa Vạn, liền kề vịnh Hạ Long. Đây là một vùng vịnh rất êm ả hình vòng cung với khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ. 2.5.1.7 Vịnh Cửa Lục - Địa điểm: Bắc vịnh Hạ Long - Diện tích: 80km 2 - Hình thức tạo vịnh: Đảo chắn - Cấu tạo thạch học bờ: Bùn - Vịnh Cửa Lục là một vịnh biển nhỏ ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Phía bắc vịnh là huyện Hoành Bồ. Vịnh chỉ rộng 18 km² và chỗ sâu nhất chỉ 17 m. Phía bờ tiếp giáp với Hoành Bồ có SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 10 [...]... sóng rất lớn, thủy triều nhỏ và của sông suối gần như không đáng kể SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 15 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt Côn Đảo Phú Quốc Chương kết luận Vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam được hiểu là “một phần của biển lõm vào lục địa hoặc do đảo chắn tạo thành một vùng nước khép kín ở mức độ nhất định mà trong đó động lực biển thống trị” Vũng – vịnh là một nhóm thủy vực động... 2.5.3.5 Vịnh Văn Phong - Địa điểm: Bắc Khánh Hòa: Ninh Hòa SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 14 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt - Diện tích: 187km2 - Vịnh có địa hình rất phong phú, đặc biệt là hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu kín gió, các bờ cát, cồn cát hấp dẫn và là khu vực có hệ sinh thái đa dạng như rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật ven biển… - Trong những năm gần đây, vịnh Văn Phong... mũi nhô Môi trường trầm tích khá đa dạng với các dạng chính như bãi biển, bãi triều (có thể có hoặc phở biến là bãi lầy sú vẹt), của sông, lạch triều và long vịnh Khi động lực sóng thống trị, trầm tích hạt thô cát và bột lớn là thành phần chủ yếu Khi thủy triều thống trị, trầm tích có thành phần phức tạp, mặc dù hợp phần mịn chiếm ưu thế SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 16 Thủy văn môi trường GVHD:... người dân địa phương thường gọi là Vũng Quýt có biển quanh năm nơi đây hiền hòa, được bao bọc bởi dãy núi Nam Trâm SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 13 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt và mũi CoCo là hình vòng cung che chắn gió, thuận lợi cho ngư trường khai thác quanh năm 2.5.3.3 Vịnh Xuân Đài - Địa điểm: Bắc Phú Yên: Sông Cầu - Diện tích: 60,8km2 - Vịnh được tạo thành bởi một dãy núi chạy dài... sinh, dự báo tài nguyên, môi trường và các hệ quả sinh thái… Tài liệu tham khảo 1 2 3 4 5 6 7 Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 1999 – 2000 Bản đồ địa chất các tỉnh ven biển Việt Nam, tỷ lệ 1:200000 Trần Đức Thạnh, Nguyển Chu Hồi và nnk, 1997 Đặc điểm địa mạo bờ biển ven bờ Việt Nam(tập IV) Tài nguyên và Môi trường biển Nxb: KH & KT Hà Nội “Từ điển Địa chất giải thích” (Nguyễn Văn Chiển và nnk, 1979)... thạch học bờ: Đá gốc - Mức độ đóng kín của vịnh thì hở vì vậy, chế độ nước từ sông đổ vào khá đáng kể tương 2.5.2.3 Vịnh Diễn Châu - Địa điểm: Trung Nghệ An SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 11 đối Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt - Diện tích: 237km2 - Hình thức tạo vịnh: Mũi nhô - Cấu tạo thạch học bờ: Cát - Huyện Diễn Châu có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành... lục địa, có các mũi nhô ra, đáy nghiêng về phía biển, độ kín rất thấp, lượng nước ở sông đổ vào khá đáng kể 2.5.3 Vùng bờ biển Nam Trung Bộ (Đà Nẵng- Ninh Thuận) SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 12 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt Có số lượng vũng vịnh phân bố nhiều nhất, gồn 31 vũng – vịnh Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ấm quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc về mùa đông, ảnh hưởng lớn... lượng giáng thủy thấp hơn lượng bay hơi Đây là nới phổ biến bờ đá gốc, độ sâu vũng – vịnh lớn, động lục sống mạnh và thủy triều nhỏ, vai trò của sông suối đổ vào vũng – vịnh nhỏ Tiêu biểu một số vịnh: 2.5.3.1 Vịnh Đà Nẵng - Địa điểm: Thành phố Đà Nẵng - Diện tích: 116km2 - Vịnh Đà Nẵng được bao bọc bởi hai dãy núi Hải Vân và Sơn Trà, hình thành từ một nhánh của dãy Trường Sơn Từ Đông Bắc Trường Sơn... Cần xác định được chính xác, rõ ràng các đặc tính cơ bản của mỗi loại hình, như: nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển tiến hoá, cấu trúc hình thái và nhất SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 17 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt là động lực phát triển ưu thế, xu thế biến động và dự báo hệ quả, đánh giá được toàn diện các tài nguyên thiên nhiên tiềm năng và chủ yếu, v.v là những căn cứ quan trọng.. .Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt nhiều vũng nhỏ hẹp ăn sâu vào đất liền Một số sông nhỏ trút nước vào vịnh này như sông Diễn Vọng, sông Trới 2.5.2 Vùng bờ biển Bắc Trung Bộ ( Thanh hóa – Thừa Thiên Huế) . của sóng rất lớn, thủy triều nhỏ và của sông suối gần như không đáng kể. SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 15 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt Côn Đảo Phú Quốc Chương kết luận Vũng – vịnh. Nam Trâm SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 13 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt và mũi CoCo là hình vòng cung che chắn gió, thuận lợi cho ngư trường khai thác quanh năm. 2.5.3.3 Vịnh Xuân. trong 29 vịnh đẹp nhất trên thế giới. 2.5.3.5 Vịnh Văn Phong - Địa điểm: Bắc Khánh Hòa: Ninh Hòa SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tiên Trang 14 Thủy văn môi trường GVHD: Huỳnh Tiến Đạt - Diện tích: 187km 2 -

Ngày đăng: 02/04/2015, 10:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương mở đầu

  • Chương I: Khái quát về vũng -vịnh ở Việt Nam

    • 1.1 Khái niệm vũng-vịnh

    • 1.2 Tổng quan hệ thống vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam

    • 1.3 Các yếu tố hình thái cơ bản của vũng – vịnh

    • 2.2 Phân loại vũng - vịnh theo quy mô

    • 2.3 Phân loại vũng – vịnh theo độ sâu

    • 2.4 Phân loại vũng – vịnh theo hình thức tạo vịnh và cấu tạo thạch học bờ

    • 2.5 Phân vùng vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam

    • Chương kết luận

    • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan