Quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ

72 492 0
Quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Luận văn tốt nghiệp Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 1.1. Tính cấp thiết của quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ. Theo kết quả điều tra tổng hợp trong báo cáo tổng hợp kết quả điều tra thì một trong những khó khăn vướng mắc trong hoạt động quản trị của Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ là hoạt động quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Cũng theo kết quả điều tra thì hoạt động kinh doanh thương mại- nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và thường xuyên của Công ty góp phần làm tăng tổng doanh thu của Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay, kinh doanh quốc tế trở thành một hoạt động đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và cũng là một xu hướng cần thiết nếu như các doanh nghiệp muốn phát triển. Trong hoạt động XNK bao giờ cũng đi liền với thanh toán quốc tế vì vậy hoạt động XNK chỉ có hiệu quả cao nhất khi hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt và ổn định. Nhưng hoạt động thanh toán quốc tế trong đó có thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, là hình thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện này vì nó tổ ra là có nhiều ưu điểm vượt trội so vối các hình thức thanh toán khác. Nhưng bên cạnh đó thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng là hoạt động phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro nhất là đối với các doanh nghiệp có ít kinh nghiệm kinh doanh quốc tế như các doanh nghiệp Việt Nam. Những kiến thức mới và những quy tắc quốc tế vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt hết, dẫn đến những sai sót trong quá trình thanh toán. Vì vậy vấn đề quản trị thanh toán quốc tế cần được quan tâm đặc biệt và tìm hiểu một cách sâu rộng nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế. Thực tiễn ở Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ có thể thấy công tác thanh toán của Công ty luôn gặp phải những trở ngại, khó khăn trong khâu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ- phương thức thanh toán chủ yếu của Công ty trong hoạt động XNK. Là doanh nghiệp kinh doanh XNK với hoạt động NK là hoạt động chính vì thế quản trị thanh toán quốc tế cần được quan tâm và đầu tư đúng mức. Do còn khá mới mẻ nên quản trị hoạt động thanh toán quốc tế của công ty còn có nhiều sai sót, chưa phát huy được hết hiệu quả của phương thức thanh toán này. Trình độ nghiệp vụ, cũng như thiếu kinh nghiệm trong khâu tổ chức thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nên dẫn đến sự Đại Học Thương Mại SV: Ngọc Phương Nhung - Lớp42E6 1 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Luận văn tốt nghiệp lúng túng trong khâu tác nghiệp như kiểm tra bộ chứng từ gửi tới, thủ tục mở L/C…dẫn tới tốn kém về chi phí cũng như thời gian. Chính vì thế để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh quốc tế thì việc quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là vấn đề hết sức cấp thiết cần được quan tâm nghiên cứu nhằm nâng cao hiêu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Tạo được uy tín của công ty đối với đối tác và nâng cao tính cạnh tranh của công ty Tây Hồ trên thị trường cả trong và ngoài nước. 1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài trong luận văn. Quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là một hoạt động quan trọng cần được quan tâm và đầu tư. Qua thời gian thực tế và quan sát nghiệp vụ tại Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ em thấy Công ty đã đạt được nhiều thành công nhưng bên cạnh đó còn một số thiếu sót trong nghiệp vụ quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Xuất phát từ vấn đề cấp thiết nêu trên, em muốn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “ Quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ”. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. Luận văn đưa ra 3 mục tiêu cơ bản sau: - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về quản trị thanh toán quốc tế đặc biệt là quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. - Tìm hiểu thực tế về quản trị thanh toán quốc tế theo phương thưc tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ, nhằm tìm ra những thành công của Công ty cũng như những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân chủ quan và khách quan của những khó khăn đó. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện hơn hoạt động quản trị thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, tạo ra vị thế mới và sức cạnh của doanh nghiệp trên trường quốc tế. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. - Về không gian. Không gian nghiên cứu về quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trọng hoạt động nhập khẩu của luận văn là tại Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ. - Về thời gian. Đại Học Thương Mại SV: Ngọc Phương Nhung - Lớp42E6 2 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Luận văn tốt nghiệp Luận văn đi sâu khảo sát, tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ. Đề tài thu thập số liệu trong phạm vi thời gian là từ năm 2007- 2009. - Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề “ Quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ”. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp. Ngoài lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt, kết luận, các tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn bao gồm 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng Quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hồ giai đoạn 2007-2009. Chương 4: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện Quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hồ Đại Học Thương Mại SV: Ngọc Phương Nhung - Lớp42E6 3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Luận văn tốt nghiệp Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 2.1. Khái quát chung về thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit) 2.1.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng ( ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất địnhcho một người thứ ba ( người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụng. 2.1.2. Các chủ thể tham gia và mối quan hệ giữa các chủ thể trong phương thức tín dụng chứng từ. 2.1.2.1. Các chủ thể tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ. - Người xin mở thư tín dụng ( Applicant): Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong TMQT, người mở thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm phát lý về việc ngân hang phát hành trả tiền cho người thụ hưởng L/C. - Người hưởng lợi L/C ( Beneficialy): Là bên hưởng lợi L/C được phát hành, nghĩa là được hưởng số tiền thanh toán khi sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán của L/C. - Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issusing Bank): Là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của người mở. NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán. Nếu không có sự thỏa thuận trước thì nhà NK được phép tự chọn NHPH. - Ngân hàng thông báo ( Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người hưởng lợi theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà NK. - Ngân hàng xác nhận ( Confirming Bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc theo sự uỷ quyền của NHPH. Ngân hàng xác nhận có thể là NHTB hay là một ngân hàng khác do người XK yêu cầu, thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng, tài chính quốc tế. - Ngân hàng chỉ định ( Nominated Bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc là bất cứ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự do. - Ngân hàng thanh toán ( The Paying Bank): Có thể là NHPH hoặc có thể là một ngân hàng khác được NHPH chỉ định thay mình thanh toán tiền cho nhà XK hay chiết khấu hối phiếu. Đại Học Thương Mại SV: Ngọc Phương Nhung - Lớp42E6 4 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Luận văn tốt nghiệp 2.1.2.2. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ. Trong phương thức tín dụng chứng từ có ba mối quan hệ hợp đồng được tạo thành theo mô hình: Hình 2.1:Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. - Thứ nhất: Quan hệ hợp đồng giữa người mua và người bán. Được thực hiện bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán, bao gồm các chi tiết liên quan đến số lượng, trọng lượng, chất lượng…Ngoài ra, trong hợp đồng mua bán còn có các điều khoản quy định về điều kiện thanh toán. Nếu người mua và người bán đồng ý chọn phương thức tín dụng chứng từ thì nó cũng phải được thể hiện thành điều khoản trong hợp đồng. - Thứ hai: Quan hệ hợp đồng giữa người mua ( người làm đơn mở L/C) và ngân hàng phục vụ người mua ( NHPH). Mối quan hệ hợp đồng này được thể hiện bởi tất cả hoặc bất cứ một trong các loại hợp đồng sau đây giữa người mua và NHPH. + Các điều kiện và điều khoản quy định trong bất kỳ thủ tục nào được ký của người mua, trên cơ sở đó ngân hàng phát hành L/C trên danh nghĩa của người mua. + Các điều kiện và điều khoản chung được ký bởi người mua về biện pháp đảm bảo tín dụng, trong đó có khoản ký quỹ của người mua cho NHPH. + Các điều khoản và điều kiện thực hiện trong đơn xin mở L/C được ký bởi người mua gửi NHPH. - Thứ ba: Quan hệ hợp đồng giữa ngân hàng người mua ( NHPH) và người hưởng lợi ( Người bán/ người XK). Mối quan hệ này là hệ quả của hai mối quan hệ trên, nhưng lại là một nghiệp vụ hợp đồng độc lập của NHPH L/C thực hiện cam kết của ngân hàng này đối với người bán và là cơ sở để thanh toán. Thực chất nghiệp vụ hợp đồng này là sự cam kết của NHPH đối với người bán rằng sẽ thanh toán, nếu người bán xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C. Cam kết thanh toán của NHPH là hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán và độc lập hoàn toàn với người mua và NHPH. Ngoài ra, cam kết của NHPH cũng hoàn toàn độc lập với bất kỳ hợp đồng cơ sơ nào có liên quan tới hàng hoá. Đại Học Thương Mại SV: Ngọc Phương Nhung - Lớp42E6 N H P H Người mở L/C Người hưởng lợi Đơn xin mở L/C Hợp đồng thương mại L/C 5 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Luận văn tốt nghiệp 2.1.3. Quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ Hình 2.2 Quy trình nghiệp vụ trong giao dịch bằng L/C. Bước 1: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà NK làm đơn theo mẫu gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát hành một L/C cho người Xk hưởng lợi. Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý NHPH lập L/C và thông qua đại lý của mình ở nước nhà XK để thông báo về việc phát hành L/C và chuyển L/C đến nhà XK. Bước 3: NHTB sẽ chuyển L/C bản gốc tới cho nhà XK. Bước 4: Nếu nhà XK chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị nhà NK thông qua NHPH sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương. Bước 5: Sau khi giao hàng, nhà XK phải hoàn tất bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C và xuất trình đúng thời hạn quy định cho NHPH để thanh toán. Bước 6: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với L/C do mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu thấy không phù hợp, thì từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng từ cho nhà XK. Bước 7: NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà NK. Bước 8: Nhà NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho NHPH, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền cho NHPH. 2.1.4. Thư tín dụng. 2.1.4.1. Khái niệm: Thư tín dụng là một bức thư do NH viết ra theo yêu cầu của người NK ( người mở thư tín dụng), cam kết sẽ trả tiền cho người XK ( người hưởng lợi) một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản trong thư tín dụng. 2.1.4.2. Đặc điểm của thư tín dụng. - L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hoá: Về bản chất, L/C là một giao Đại Học Thương Mại SV: Ngọc Phương Nhung - Lớp42E6 (8) Người xin mở L/C (Nhà NK) NHTB NHPH Người thụ hưởng (Nhà XK) (5) (4) (2) (5) (1) (6) (7) (3) (2) 6 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Luận văn tốt nghiệp dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác , và hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch L/C. Trong mọi trường hợp, NH không liên quan hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng này. Như vậy L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp thuận thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C. - L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ: Các NH chỉ dựa trên cơ sở chúng từ, kiểm tra việc xuất trình để xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp không? Như vậy, các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng cho việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hoá đã được giao, do đó chúng trở thành căn cứ để NH trả tiền, là căn cứ để nhà NK hoàn trả tiền cho NH, là chứng từ đi nhận hàng của nhà NK. Việc nhà NK có thu được tiền hay không phụ thuộc duy nhất vào việc xuất trình chứng từ có phù hợp, nghĩa là NH không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hoá mà bất kỳ chứng từ nào đại diện. Khi chứng từ xuất trình là phù hợp thì NH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà XK , mặc dù trên thực tế hàng hoá có thể được giao hoặc không được giao hoàn toàn đúng như trên chứng từ, nếu hàng hoá không khớp với chứng từ thì hai bên mua bán tự giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đến NH. Chỉ trong trường hợp chứng từ không phù hợp, nhưng NH vẫn thanh toán cho nhà XK thì NH phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, bởi vì người NK có quyền từ chối thanh toán cho NH. - L/C tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Vì giao dịch chỉ bằng chứng từ và thanh toán chỉ bằng chứng từ, nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Để được thanh toán người XK phải lập bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản, điều lệ của L/C. Bao gồm số loại, số lượng và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu. 2.1.4.3. Ưu, nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. a.Đối với người nhập khẩu. - Lợi ích: + Người nhập khẩu sẽ nhận được các chứng từ về hàng hóa do mình quy định như NHPH ghi rõ trong L/C, đồng thời NHPH giúp kiểm tra bộ chứng từ với chuyên môn và trách nhiệm cao nhất. + Người nhập khẩu được bảo đảm rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C khi tất cả các chỉ thị trong L/C được thực hiện đúng. + Người nhập khẩu có khả năng bảo toàn được vốn vì anh ta không phải ứng trước tiền. + Tận dụng được tín dụng của ngân hàng: Theo từng giai đoạn nhập hàng, nếu Đại Học Thương Mại SV: Ngọc Phương Nhung - Lớp42E6 7 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Luận văn tốt nghiệp được ngân hàng cho phép miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ trị giá L/C thì không khác gì ngân hàng đã cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. + Đảm bảo hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ theo các điều kiện và điều khoản đã ký kết trong hợp đồng ngoại thương, như số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng. + Vì có sự bảo đảm về thanh toán, người nhập khẩu có thể thương lượng để đạt được giá cả tốt hơn mà mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như quy mô kinh doanh. - Rủi ro: + Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào kiểm tra hàng hóa. Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NHPH. + Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu với nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ xung L/C làm kéo dài thời gian giao dịch, tăng chi phí. + NHXN hay một NHCĐ khác có thể mắc sai lầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ NHPH. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định thì NHPH có quyền truy hoàn lại số tiền đã bị ghi nợ. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu phải chấp nhận điều khoản hoàn trả cho NHPH ngay cả khi ngân hàng mắc sai lầm do NHPH chỉ định. Về nguyên tắc, NHCĐ mắc sai lầm phải hoàn trả lại số tiền đã ghi nợ cho NHPH, nhưng thực tế thì rất phức tạp và dễ bị từ chối. Điều này xảy ra là vì để được bồi hoàn buộc NHPH phải giao dịch với một ngân hàng ở rất xa và tại một quốc gia khác, hơn nữa ngân hàng này thường đề cao mối quan hệ và trách nhiệm của mình với nhà xuất khẩu nội địa. Thậm chí, cho dù cuối cùng thì NHPH cũng được bồi hoàn, nhưng phải mất nhiều tháng giao dịch thư từ, tranh cãi, và chi phí có thể vượt cao hơn cả L/C. + Nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cập cảng. Vì bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hóa, nên thiếu vận đơn thì hàng hóa không được giải tỏa. Nếu nhà nhập khẩu cần gấp ngay hàng hóa, thì phải thu xếp để được NHPH phát hành cho một thư bảo lãnh gửi hàng tàu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà nhập khẩu phải trả một khoản phí cho ngân hàng. Hơn nữa nếu không nhận hàng theo quy định thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh. Tuy nhiên thông thường theo các điều khoản của L/C thì nhà nhập khẩu sẽ nhận được bộ chứng từ trong khoảng thời gian hợp lý. - Nếu không quy định "bộ vận đơn đầy đủ" (full set of bills of lading), thì một người khác có thể lấy được hàng hóa khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hóa lại là nhà nhập khẩu. b. Đối với người xuất khẩu. - Lợi ích. + Là người hưởng lợi L/C, người xuất khẩu được bảo đảm rằng khi xuất trình (cho Đại Học Thương Mại SV: Ngọc Phương Nhung - Lớp42E6 8 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Luận văn tốt nghiệp NHPH, NHXN hoặc ngân hàng được chỉ định) bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C thì sẽ nhận được tiền thanh toán, mà không cần phải chờ đến khi người nhập khẩu chấp nhận hàng hóa hay chấp nhận bộ chứng từ. + Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng cam kết của NHPH là sẽ trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu trên cơ sở chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản của L/C. + Một L/C không hủy ngang có xác nhận sẽ đặt trách nhiệm thanh toán không những cho NHPH mà còn cho NHXH, do đó, nó cung cấp sự an toàn tốt nhất cho người xuất khẩu. + Để có ưu thế trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu có thể đồng ý để nhà nhập khẩu trả chậm trên cơ sở NHPH chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn. Nhà xuất khẩu có thể mang hối phiếu đã chấp nhận đến ngân hàng phục vụ mình (hay bất kỳ ngân hàng nào khác) để chiết khấu nhận tiền tức thời. + Để đảm bảo quyền lợi của mình, nhà xuất khẩu phải ký được hợp đồng ngoại thương có các điều khoản, điều kiện khả thi và trong tầm khả năng thực hiện của mình: trên cơ sở đó kiểm tra chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C xem có phù hợp với hợp đồng ngoại thương gốc hay không, nhằm mục đích lập được bộ chứng từ hàng xuất phù hợp với L/C đã được mở. - Rủi ro. + Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi bổ sung L/C. + L/C loại hủy ngang có thể được NHPH sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ khi nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ, mà không cần sự đồng ý của người này (hiện nay loại L/C này đã không được dùng). + Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C, thì mọi khoản thanh toán chấp nhận có thể bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng hóa như dỡ hàng; lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết. + Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu NHPH mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán. + Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ NHPH (không gửi thông qua NHTB), thì đó có thể là một L/C giả. Nhà xuất khẩu phải yêu cầu có một ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được ngân hàng phục vụ mình xác nhận L/C là thật. 2.2. Quản trị hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ. 2.2.1. Hoạch định: Hoạch định tác nghiệp của quá trình thanh toán quốc tế trong hoạt động NK: là ra quyết định ngắn hạn, chi tiết xây dựng nội dung công việc thanh toán cần tiến hành: người tiến hành các hoạt động thanh toán và cách thức tiến hành. Như vậy, công việc đầu tiên mà nhà quản trị cần làm là lập bản kế hoạch chi tiết về việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Đó là kết quả của cấp hoạch định tác nghiệp Đại Học Thương Mại SV: Ngọc Phương Nhung - Lớp42E6 9 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Luận văn tốt nghiệp trong công tác quản trị hoạt động thanh toán hàng . Trong bản kế hoạch cần nêu rõ: nội dung công việc, ai chịu trách nhiệm thực hiện, khi nào bắt đầu và khi nào kết thúc, tiến độ thực hiện…Trước khi bắt đầu thực hiện kế hoạch thanh toán, nhà quản trị cần tổ chức họp nhóm để phổ biến và giải thích cho các nhân viên tham gia về nội dung và cách thức tiến hành công việc. Trong quá trình hoạch định cần xác định rõ các nội dung như: + Đồng tiền thanh toán: Nên xác định trước đồng tiền thanh toán sao cho thuận lợi nhất cho công ty. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiêng của nước NK, đồng tiền của nước XK hoặc đồng tiền của một nước thứ ba. + Địa điểm thanh toán: địa điểm thanh toán có thể là ở nước XK, nước NK hoặc một nước thứ bai nào đó. + Thời gian thanh toán: Công ty cần xác định rõ thời gian phải tiến hành thanh toán trị giá L/C. Khi thời gian thanh toán càng kéo dài thì càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp NK hơn. Tăng thời gian luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp cần có kế hoạch trước để có thể sẵn sàng thanh toán theo đúng yêu cầu. Đàm phán với đối tác nhằm kéo dài thời gian thanh toán càng dài càng tốt. + Lựa chọn ngân hàng mở L/C: Thực chất là lựa chọn ngân hàng làm thủ tục thanh toán đã được tiến hành từ khâu ký hợp đồng. Lựa chọn ngân hàng căn cứ vào tiêu chí: uy tín ngân hàng, hạn mức tín dụng cho phép, lãi xuất cho vay… + Loại L/C: Được tiến hành từ khâu ký kết hợp đồng. Chọn lựa L/C có ảnh hưởng lớn đến quá trình thanh toán sau này. Nếu trong hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C trả chậm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp NK có khả năng sử dụng tốt hơn nguồn vốn của mình 2.2.2. Tổ chức thực hiện. Quy trình tổ chức thực hiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động NK. Đại Học Thương Mại SV: Ngọc Phương Nhung - Lớp42E6 10 [...]... môi trường tới hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động NK tại công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ 3.2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ 3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ - Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ thành lập ngày... cứu các công trình nghiên cứu trước đó về quản trị thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ như: • • • Hoàn thiện công tác thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại công ty cơ khí Quang Trung- Nguyễn Thu Hằng2005 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động kinh doanh XNK tại công ty cổ phần vật... đồng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ và 35% theo phương thức chuyển tiền đặc biệt đến năm 2009 tỷ trọng số hợp đồng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là 65,22% và phương thức chuyển tiền là 34,78% Qua đó có thể thấy được rằng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch quốc tế của công ty Tây Hồ Vì thế nâng cao hiệu quả quản trị thanh. .. quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động NK tại công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ Sau khi phát phiếu điều tra cho các đối tượng là các cán bộ, công nhân viên của công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ, kết quả điều tra có thể tổng hợp như sau: - Tất cả cán bộ công nhân viên được phỏng vấn đều thống nhất thị trường NK chính của công. .. toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động NK của công ty là rất cần thiết và cần đuợc quan tâm Nhằm vận dụng hết sức linh hoạt các phương thức thanh toán và phương tiện thanh toán quốc tế đối với các bạn hàng, cố gắng xây dựng một quá trình thanh toán an toàn và hiệu quả 3.2.3 Môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong. .. giữa các phòng ban, quản trị nguồn vốn kinh doanh một các có hiệu quả Từ đó từng bước đã khắc phục hạn chế còn tồn tại trong khâu thanh toán quốc tế 3.4 Thực trạng quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ 3.4.1 Hoạch định quá trình thanh toán - Xác định nhu cầu nhập hàng và đối tác thực hiện mua... nội bộ của công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ + Tiến hành thu thập dữ liệu từ các báo cáo hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 từ phòng kế toán + Các dữ liệu liên quan đến thực trạng quản trị thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ từ phòng kinh doanh và phòng kế toán của công ty + Số liệu về tình hình nhân sự của công ty trong những... trong hoạt động NK tại công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ a Môi trường bên trong - Nguồn nhân lực của công ty Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ hiện nay đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao bộ máy lao động cho phù hợp với hoạt động kinh doanh trong tình hình mới, đủ điều kiện gánh vác nhiệm vụ kinh doanh Bên cạnh đó không ngừng bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho... tư và XNK Masimex- Cao Thị Hồng Hạnh- 2007 Tăng cường hiệu lực quản trị hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Unimex Hà Nội- Genexim- Nguyễn Anh Tuấn2008 Đại Học Thương Mại 20 SV: Ngọc Phương Nhung - Lớp42E6 GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên • Luận văn tốt nghiệp Tăng cường hiệu lực quản trị thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty cổ phần đầu. .. kế, thi công giám sát - Phòng kỹ thuật: Chức năng giám sát kỹ thuật, kiểm tra hàng hóa Phụ trách các hoạt động lắp đặt, bảo hành bảo dưỡng sản phẩm 3.2.2 Hoạt động thanh toán của công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ 3.2.2.1 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty khá vững . khăn vướng mắc trong hoạt động quản trị của Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ là hoạt động quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Cũng theo kết quả. hiểu nghiên cứu đề tài: “ Quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Tây Hồ . 1.3. Các mục tiêu nghiên. về quản trị thanh toán quốc tế đặc biệt là quản trị thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. - Tìm hiểu thực tế về quản trị thanh toán quốc tế theo phương thưc tín dụng chứng từ

Ngày đăng: 02/04/2015, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan